ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 25/KH-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 08 tháng 02 năm 2022 |
THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 2074/QĐ-TTG NGÀY 10 THÁNG 12 NĂM 2021 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 06- CT/TW NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 2021 CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG GIA ĐÌNH TRONG TÌNH HÌNH MỚI GIAI ĐOẠN 2021-2030;
Thực hiện Quyết định số 2074/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2021-2030;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai, thực hiện công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh như sau:
1. Mục đích
- Tổ chức, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại Quyết định số 2074/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.
- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức tới hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đối với vị trí, vai trò của gia đình và công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, góp phần quan trọng tạo động lực cho sự phát triển của đất nước, tạo nền tảng để xây dựng xã hội hạnh phúc.
2. Yêu cầu
- Xác định rõ hoạt động của gia đình là trọng tâm của các chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch hằng năm của cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.
- Nội dung kế hoạch phải thiết thực, gắn với trách nhiệm và phát huy vai trò chủ động, tích cực của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp các cấp. Đổi mới nội dung, hình thức triển khai, thực hiện phù hợp với điều kiện chức năng nhiệm vụ của Sở, ngành, đoàn thể và của từng địa phương, đơn vị.
- Bảo đảm sự phối hợp thường xuyên, hiệu quả đúng tiến độ giữa các sở, ban, ngành, UBND huyện, thành phố trong việc kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết, định kỳ báo cáo việc triển khai thực hiện.
a, Tổ chức quán triệt tuyên truyền, phổ biến sâu rộng nội dung và các văn bản hướng dẫn về thực hiện Quyết định số 2074/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 24 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh.
b, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, người đứng đầu trong công tác xây dựng gia đình; truyền thông, vận động, hướng dẫn các hộ gia đình kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững.
c, Đa dạng hóa nội dung và đổi mới hình thức tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật về gia đình, các chuẩn mực, giá trị văn hóa gia đình; kiến thức, kỹ năng xây dựng gia đình hạnh phúc; phòng ngừa rủi ro, ảnh hưởng tiêu cực đến gia đình thông qua các đề án, chương trình, dự án truyền thông sáng tạo, truyền thông số, sản phẩm văn hóa nghệ thuật ca ngợi, tôn vinh giá trị tốt đẹp của gia đình; giới thiệu mô hình mới, kinh nghiệm hay, tấm gương điển hình, tiêu biểu trong xây dựng gia đình hạnh phúc; thí điểm các mô hình hỗ trợ cung cấp dịch vụ gia đình nhằm đáp ứng kịp thời những vấn đề phát sinh của đời sống.
d, Phát huy hiệu quả, thiết thực, tránh bệnh hình thức, thành tích trong xây dựng gia đình văn hóa, thôn, tổ dân phố văn hóa gắn với thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới.
a, Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo ban hành văn bản về công tác xây dựng gia đình; xác định gia đình là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển bền vững của đất nước.
b, Đưa ra mục tiêu xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc lồng ghép vào chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội hằng năm của các cấp, các ngành, các đơn vị, địa phương, bảo đảm phát triển với từng giai đoạn; đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động xã hội hóa trong lĩnh vực gia đình nhằm tối ưu hóa các nguồn lực xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững.
3. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về gia đình.
a, Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về gia đình và công tác gia đình.
b, Xây dựng, trình ban hành và tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược, đề án, chương trình, dự án hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc.
c, Triển khai, xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc trong thời kỳ mới bảo đảm kế thừa, tiếp thu hài hòa các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống và gia đình hiện đại.
d, Tăng cường công tác phối hợp liên ngành nhằm phát huy hiệu quả, đồng bộ trong hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản cho gia đình; trong đó ưu tiên hộ gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình dân tộc thiểu số được tiếp cận, thụ hưởng dịch vụ xã hội thuận lợi, bình đẳng.
4. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về gia đình.
a, Triển khai đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nhân lực làm công tác gia đình các cấp, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, theo hướng tích hợp đa ngành, chú trọng đào tạo chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ.
b, Phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số gia đình và trẻ em nhằm phát huy hiệu quả nguồn nhân lực hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về gia đình ở cơ sở.
c, Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về gia đình, kịp thời hướng dẫn, đề xuất, kiến nghị những phát sinh, bất cập cần điều chỉnh trong công tác gia đình các cấp.
Kinh phí thực hiện bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị; lồng ghép kinh phí từ các chương trình, đề án liên quan và các nguồn tài trợ, viện trợ quốc tế và nguồn huy động hợp pháp khác.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a, Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội hướng dẫn UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện kế hoạch;
b, Triển khai tuyên truyền, vận động việc thực hiện hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới. Đổi mới, đa dạng hóa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về gia đình (tổ chức hội thi, hội diễn, thi sáng tác các tác phẩm văn học nghệ thuật, tranh cổ động, …), biên soạn, nhân bản các sản phẩm truyền thông về gia đình, tài liệu tuyên truyền có nội dung xây dựng và củng cố nền tảng gia đình (như đĩa VCD, DVD chủ đề về xây dựng gia đình hạnh phúc; tài liệu, tờ rơi, xây dựng hệ thống pa - no, áp phích với những thông điệp hay về gia đình …).
d, Tham mưu xây dựng trình UBND tỉnh ban hành Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, Chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trong tình hình mới, Chương trình giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình tỉnh đến năm 2030 sau khi có hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
đ, Rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách, pháp luật liên quan đến công tác gia đình.
e, Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, tổ chức chính trị - xã hội tăng cường công tác liên ngành trong công tác gia đình;
g, Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình các cấp; đổi mới, gắn kết nội dung công tác gia đình với các lĩnh vực liên quan theo hướng tinh gọn, thống nhất, hiệu quả, phù hợp hơn trong tình hình mới (Các lớp tập huấn, tọa đàm, diễn đàn trực tiếp hoặc trực tuyến …)
h, Tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình về xây dựng gia đình hạnh phúc gia đình văn hóa tiêu biểu nề nếp, ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em hòa thuận, đoàn kết, thương yêu nhau.
i, Điều tra, khảo sát, thu thập, thống kê dữ liệu về gia đình.
k, Kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện các quy định pháp luật về gia đình, tổ chức sơ kết 5 năm, tổng kết 10 năm thực hiện kế hoạch, kịp thời hướng dẫn, đề xuất, kiến nghị những phát sinh, bất cập cần điều chỉnh trong công tác gia đình các cấp.
2. Sở Thông tin Truyền thông
a, Nghiên cứu, xây dựng chương trình truyền thông về công tác xây dựng gia đình.
b, Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo, đài của tỉnh và địa phương phản ánh kịp thời, trung thực, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về gia đình và công tác gia đình; nêu gương người tốt việc tốt, điển hình tiên tiến, các mô hình hoạt động có hiệu quả; phê phán các hành vi vi phạm chính sách, pháp luật về gia đình.
3. Sở Y tế: Nghiên cứu, xây dựng chương trình phát triển mạng lưới công tác viên dân số, gia đình và trẻ em ở cơ sở.
4. Sở Giáo dục và Đào tạo:
Chủ trì hướng dẫn các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thực hiện tuyên truyền, giáo dục các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trong gia đình Việt Nam, lồng ghép kiến thức xây dựng gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình phù hợp với các cấp học, bậc học.
5. Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý về gia đình.
6. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, tham mưu hướng dẫn việc ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu khoa học về gia đình, triển khai xây dựng các chương trình, đề án về xây dựng, phát triển hệ gia đình Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc trong tình hình mới.
7. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan trong việc tham mưu và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình dạy nghề, xóa đói, giảm nghèo và lao động việc làm; đảm bảo các chế độ chính sách ưu đãi đối với gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với nước, chính sách bảo trợ xã hội; chính sách bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em, đặc biệt trẻ em trong các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thúc đẩy bình đẳng giới trong gia đình.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư; Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, đưa chỉ tiêu về gia đình vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh hằng năm; phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch, phân bổ kinh phí theo phân cấp ngân sách cho các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố, các xã, phường, thị trấn để thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
9. Sở Nội vụ: Chủ trì tham mưu, hướng dẫn xây dựng cơ chế cho đội ngũ cộng tác viên làm công tác dân số, trẻ em tại cơ sở thực hiện chức năng gia đình.
10. Sở Tài chính: Bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch theo phân cấp ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành; hướng dẫn, kiểm tra các Sở, ngành có liên quan, các địa phương trong việc bố trí và sử dụng các nguồn kinh phí thực hiện Kế hoạch.
11. Công an tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan thực hiện việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các hộ gia đình; chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về gia đình.
12. Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, phóng sự truyền hình những gương điển hình, tiêu biểu, phê phán những gia đình có biểu hiện vi phạm pháp luật, đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về gia đình; Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; các giá trị truyền thống tốt đẹp của Gia đình Việt Nam; vai trò của gia đình trong tình hình mới.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a, Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trên địa bàn phù hợp với các nội dung được giao tại kế hoạch này.
b, Chỉ đạo, lồng ghép các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác gia đình trong triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c, Bố trí nguồn lực của địa phương bảo đảm thực hiện hiệu quả công tác gia đình; củng cố, kiện toàn đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em; nâng cao chất lượng phối hợp trong việc triển khai công tác gia đình ở cấp cơ sở.
d, Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, cập nhật kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ làm công tác gia đình.
đ, Lồng ghép các tiêu chí, hệ giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào quy ước, hương ước ở cộng đồng dân cư.
e, Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, tổ chức sơ kết 05 năm, tổng kết 10 năm theo hướng dẫn của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
14. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Liên đoàn Lao động, Tỉnh đoàn, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh tỉnh:
Phối hợp với chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức liên quan triển khai, thực hiện Kế hoạch này; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên về trách nhiệm xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, phát triển bền vững, vun đắp gìn giữ giá trị gia đình truyền thống tốt đẹp và vận động thực hiện hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
15. Đề nghị ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban Văn hóa - Xã hội của HĐND tỉnh tham gia chỉ đạo và giám sát việc thực hiện kế hoạch.
Căn cứ kế hoạch này, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch triển khai, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, phạm vi quản lý. Định kỳ hằng năm gửi báo cáo về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 05/12 để tổng hợp báo cáo theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.