ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2482/KH-UBND |
Hải Dương, ngày 22 tháng 8 năm 2017 |
Thời gian vừa qua, các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em có xu hướng ngày càng phức tạp, nghiêm trọng. Tại một số địa phương, cơ quan, tổ chức, việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ trẻ em, hướng dẫn, hỗ trợ cha mẹ, gia đình có trẻ em là nạn nhân bị bạo lực, bị xâm hại tình dục chưa được triển khai kịp thời; việc tiếp nhận, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em chưa được ưu tiên, thậm chí kéo dài, khiến các gia đình lo lắng và gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Để công tác bảo vệ trẻ em nói chung, phòng ngừa trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em nói riêng được hiệu quả, kịp thời, giảm tối đa các tổn hại cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 16/5/2017 về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em. Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Quán triệt sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và những nội dung hoạt động nhằm tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực trẻ em, xâm hại trẻ em; đưa ra những giải pháp thực hiện nhiệm vụ được giao một cách khoa học, hợp lý và có lộ trình thực hiện rõ ràng, phù hợp.
2. Đảm bảo tính hệ thống, toàn diện, bền vững và tính khả thi khi xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động.
3. Huy động nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ được giao, ưu tiên nguồn lực cho các vấn đề bức xúc nhất, đảm bảo thực hiện có hiệu quả các mục tiêu phòng, chống bạo lực trẻ em, xâm hại trẻ em.
4. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị.
1 Tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo vệ trẻ em trong Luật Trẻ em năm 2016, Nghị định 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em và các văn bản pháp luật có liên quan để Luật Trẻ em và các quy định được triển khai thực hiện có hiệu quả.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp chính quyền cơ sở, các tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và người dân trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
3. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, đặc biệt về phòng chống bạo lực trẻ em, xâm hại trẻ em cho cha, mẹ, các thành viên gia đình, giáo viên, người chăm sóc trẻ em, người trực tiếp làm việc với trẻ em. Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, tự phòng ngừa bạo lực trẻ em, xâm hại trẻ em.
4. Tăng cường tuyên truyền về Đường dây tư vấn và hỗ trợ trẻ em 18001567 để mọi trẻ em, cá nhân, cơ quan, tổ chức liên hệ miễn phí khi có nhu cầu tìm kiếm thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em Chủ động thông báo, phối hợp với các cơ quan chức năng và Đường dây trong việc tư vấn, can thiệp, hỗ trợ trẻ em bị bạo lực; xâm hại. Thiết lập đầu mối tiếp nhận thông tin, thông báo, tố giác; xác lập cơ chế phối hợp phòng ngừa, xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em tại địa phương.
5. Tăng cường phối hợp liên ngành trong công tác phòng ngừa, giải quyết tình trạng bạo lực, xâm hại trẻ em. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em của các cấp, các ngành, các địa phương và cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em của các cấp.
6. Tăng cường quản lý các cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn thuộc địa phương quản lý. Khuyến khích các tổ chức xã hội, cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em theo quy định của pháp luật.
7. Kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi bạo lực trẻ em, xâm hại trẻ em. Xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, cá nhân che giấu, không thông báo tố cáo vụ việc, hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em; Thực hiện quy trình hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại, bạo lực trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật. Đôn đốc, kiểm tra thanh tra giải quyết xử lý các vấn đề, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em phức tạp được xã hội quan tâm.
8. Chủ động bố trí ngân sách của địa phương và tăng cường huy động nguồn lực xã hội để triển khai có hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em giai đoạn 2016-2020 tỉnh Hải Dương, trong đó thực hiện đồng bộ các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và trợ giúp trẻ em, ưu tiên hỗ trợ cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và thực hiện các mô hình bảo vệ, chăm sóc trẻ em.
1 Tổ chức triển khai, quán triệt tinh thần và nội dung Chỉ thị.
2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về công tác phòng, chống bạo lực trẻ em, xâm hại trẻ em nhằm tạo sự chuyển biến hành động của các cấp, các ngành, đoàn thể, cộng đồng và mỗi gia đình đối với công tác phòng, chống bạo lực trẻ em, xâm hại trẻ em.
3. Tăng cường sự phối hợp, tham gia, đầu tư nguồn lực của các cấp, các ngành, đoàn thể trong việc thực hiện các chính sách, chương trình hành động vì trẻ em nhất là đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại; Phân công cụ thể trách nhiệm phòng ngừa, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em cho các cơ quan, đơn vị, địa phương.
4. Các cấp, các ngành, các địa phương xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Chỉ thị.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực giúp UBND tỉnh thực hiện Kế hoạch này; đôn đốc, kiểm tra các sở ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo vệ trẻ em, đặc biệt là việc phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em và kịp thời can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại; tổng hợp kết quả báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
- Phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã, các tổ chức chính trị-xã hội, các tổ chức xã hội tổ chức thực hiện tốt quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin, thông báo, tố giác nguy cơ, hành vi bạo lực xâm hại trẻ em; triển khai theo thẩm quyền việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã rà soát, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo vệ trẻ em để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi thực hiện quyền trẻ em và thực hiện các mục tiêu liên quan đến bảo vệ chăm sóc trẻ em. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em các cấp, các ngành, các địa phương, nhất là cấp xã phường, thị trấn và cộng tác viên bảo vệ chăm sóc trẻ em ở các thôn, khu dân cư.
- Chỉ đạo công an các cấp, đơn vị chức năng thuộc thẩm quyền nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; rà soát hồ sơ, xử lý dứt điểm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em đang tồn đọng, chưa xử lý kịp thời; kiên quyết xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi bao che, chậm trễ, cố tình kéo dài hoặc không xử lý vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
Hướng dẫn quy trình, biện pháp phòng ngừa, đấu tranh đối với hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các biện pháp điều tra thân thiện đối với trẻ em đặc biệt là trẻ em bị xâm hại tình dục; nâng cao năng lực, kỹ năng cho lực lượng công an các cấp về điều tra, xử lý tội phạm xâm hại trẻ em.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các trường học, các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em; xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh không có bạo lực; thực hiện lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trong thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”; chú trọng việc rèn luyện kỹ năng sống kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường
- Chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý; điều tra, bảo vệ trẻ em.
- Chỉ đạo xây dựng trường học an toàn. Rà soát các tiêu chuẩn trường học đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em; tăng cường giáo dục kiến thức về giới và kỹ năng phòng tránh bạo lực, xâm hại trẻ em cho giáo viên và học sinh
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ưu tiên tiếp nhận, điều trị, tư vấn chăm sóc sức khỏe cho trẻ em bị bạo lực, xâm hại; nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ y tế trong việc chăm sóc, tư vấn sức khỏe đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại; chỉ đạo xây dựng môi trường an toàn cho trẻ em.
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ và trẻ em; chính sách khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ gia đình nghèo; phục hồi chức năng cho trẻ em khuyết tật. Xây dựng đề án củng cố và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho trẻ em.
5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình; hướng dẫn gia đình kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ em, phòng ngừa bạo lực, xâm hại trẻ em, trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các huyện, thị xã, thành phố tổ chức chiến dịch truyền thông trong Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình; Ngày quốc tế xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hóa, dịch vụ vui chơi, giải trí dành cho trẻ em. Tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao phù hợp với lứa tuổi.
- Chỉ đạo các đơn vị, cơ sở kinh doanh du lịch chủ động phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn kịp thời các loại tệ nạn xã hội có liên quan đến trẻ em, phối hợp với các cơ quan chức năng và địa phương làm tốt công tác quản lý các cơ sở, điểm kinh doanh du lịch có liên quan đến trẻ em
6. Sở Thông tin và Truyền thông:
Chỉ đạo các cơ quan báo chí đổi mới các hoạt động truyền thông giáo dục về chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; chú trọng ưu tiên, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em, phòng, ngừa bạo lực xâm hại trẻ em, phát hiện và lên án các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động về thông tin, báo chí, xuất bản (bao gồm xuất bản, in, phát hành xuất bản ấn phẩm), thông tin internet dành cho trẻ em; xử lý nghiêm những hành vi xuất bản các ấn phẩm, sản phẩm thông tin dành cho trẻ em có nội dung đồi trụy, kích động bạo lực.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã (phường, thị trấn), các cơ quan đơn vị triển khai thực hiện các biện pháp bảo vệ trẻ em, xử lý các vụ việc bạo lực xâm hại trẻ em ở địa phương.
- Xử lý nghiêm các cơ quan, tổ chức, cá nhân che giấu, không thông báo, tố giác hành vi bạo lực xâm hại trẻ em hoặc thiếu trách nhiệm trong việc xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Chỉ đạo triển khai thực hiện Luật trẻ em và các văn bản hướng dẫn, ưu tiên bố trí nguồn lực để bảo đảm việc hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực xâm hại.
- Theo dõi, đánh giá và quản lý tốt các hoạt động của các loại hình cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội nuôi dưỡng trẻ em đóng trên địa bàn.
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc để xảy ra tình trạng không xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra trên địa bàn; không kịp thời hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực, xâm hại.
8. Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh:
- Chỉ đạo Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện tiếp nhận giải quyết kịp thời, xử lý nghiêm các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; rà soát hồ sơ, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em để xử lý dứt điểm, không để tồn đọng, kéo dài.
- Chỉ đạo TAND, VKSND cấp huyện phối hợp với các ngành, địa phương có liên quan kịp thời giải quyết những vướng mắc trong công tác điều tra truy tố, xét xử đối với loại tội phạm bạo lực, xâm hại trẻ em.
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên: Tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật về bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn xã hội lên án mạnh mẽ, kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em.
Tiếp nhận, thu thập thông tin về các hành vi, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em, kịp thời chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền để can thiệp, xử lý; tư vấn, tham gia hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em khi bị bạo lực xâm hại theo quy định của pháp luật.
Các Sở, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào nhiệm vụ phân công tổ chức triển khai thực hiện, định kỳ 6 tháng (vào ngày 15/6) và hàng năm (vào ngày 15/12) báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Các ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được phân công, xây dựng chương trình, kế hoạch triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Lao động Thương binh và Xã hội) để hướng dẫn, giải quyết./.
|
KT.
CHỦ TỊCH
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.