ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 244/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 31 tháng 12 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 740/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025;
Căn cứ Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 27/8/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng thoát nghèo giai đoạn 2022 - 2023 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch), cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội đối với công tác chăm sóc người có công với cách mạng.
- Huy động, tập trung các nguồn lực thực hiện trợ giúp hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với mạng thoát nghèo bền vững, có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư tại cộng đồng nơi cư trú.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm giảm nghèo của hộ gia đình người có công với cách mạng vươn lên thoát nghèo bền vững.
2. Yêu cầu
- Cấp ủy, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp chỉ đạo tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch nghiêm túc, đồng bộ, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế. Xác định mục tiêu giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội, trong đó quan tâm chú trọng giảm nghèo đối với hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng, phấn đấu đến cuối năm 2023 không còn hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
- Trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân nghèo của hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng, các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị xã hội các cấp theo sự phân công tập trung triển khai các giải pháp thiết thực, những việc làm cụ thể giúp đỡ về kỹ năng, kiến thức, cách làm, động viên tinh thần... để khơi dậy ý thức tự lực, tự cường của các hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng tự tin, vững vàng vươn lên thoát nghèo bền vững, không có tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước.
- Huy động, lồng ghép và sử dụng triệt để các nguồn lực để triển khai thực hiện hoàn thành mục tiêu kế hoạch đã đề ra.
II. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng: Hộ có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng thuộc diện hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều quy định tại Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ ban hành chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025.
2. Thời gian thực hiện: Năm 2022 - 2023.
III. THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Thực trạng
Theo kết quả rà soát và báo cáo của các huyện, thành phố năm 2022, toàn tỉnh có 163 hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng đầu năm 2022.
STT |
Thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp hằng tháng |
Số hộ |
1 |
Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh |
60 |
2 |
Bệnh binh |
18 |
3 |
Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học |
84 |
4 |
Người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày |
01 |
|
Tổng cộng |
163 |
(Có Danh sách chi tiết kèm theo)
2. Nguyên nhân dẫn đến nghèo
Hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hằng tháng chủ yếu là người cao tuổi, sức khỏe yếu, không có khả năng lao động hoặc có khả năng lao động nhưng năng suất hiệu quả không cao; một số ít hộ con cháu chưa có việc làm ổn định để tăng nguồn thu nhập hoặc có thành viên trong gia đình bị tàn tật không có khả năng lao động. Cụ thể như sau:
+ Do thiếu đất sản xuất: 03/163 hộ, chiếm 1,84%;
+ Do không có vốn sản xuất: 15/163 hộ, chiếm 9,2%;
+ Do không có lao động: 36/163 hộ, chiếm 22,08%;
+ Do không có công cụ, phương tiện sản xuất: 03/163 hộ, chiếm 1,84%;
+ Do không có kiến thức về sản xuất: 22/163 hộ, chiếm 13,49%;
+ Do không có kỹ năng lao động, sản xuất: 04/163 hộ, chiếm 2,45%;
+ Do có người ốm đau, bệnh nặng: 72/163 hộ, chiếm 44,17%;
+ Do các nguyên nhân khác (hộ chỉ có người già, trẻ em, người khuyết tật...): 08/163 hộ, chiếm 4,9%.
Phấn đấu hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025 và Kế hoạch thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang đã đề ra. Đến cuối năm 2023, không còn hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
1. Hỗ trợ theo từng nhóm nguyên nhân nghèo
a) Đối với nhóm hộ nghèo không có đất sản xuất (03 hộ): Ủy ban nhân dân xã, thị trấn rà soát hiện trạng đất sản xuất đồng thời đánh giá các thiếu hụt để có giải pháp hỗ trợ giúp hộ gia đình vươn lên thoát nghèo (Biểu số 1A).
b) Đối với nhóm hộ nghèo không có vốn sản xuất kinh doanh (15 hộ): Tập trung hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hồ sơ vay vốn tín dụng ưu đãi theo nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất kinh doanh từ Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc thông qua hình thức tín chấp của các tổ chức chính trị - xã hội; hướng dẫn kiểm tra mục đích sử dụng nguồn vốn đảm bảo hiệu quả (Biểu số 1B).
c) Đối với nhóm hộ nghèo không có lao động (36 hộ ): Chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, cấp xã; cán bộ đảng viên, người có uy tín trong thôn, tổ dân phố cùng với gia đình dòng tộc hỗ trợ giúp đỡ tham gia lao động sản xuất nâng cao chất lượng cuộc sống cho các hộ gia đình; vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp nhận đỡ đầu, hỗ trợ những hộ nghèo người có công với cách mạng (Biểu số 1C).
d) Đối với nhóm hộ nghèo không có công cụ, phương tiện sản xuất (03 hộ): Hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo người có công với cách mạng được tiếp cận các nguồn vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất kinh doanh. Hỗ trợ tham gia các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, nhân rộng mô hình giảm nghèo, các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất… góp phần nâng cao thu nhập cải thiện đời sống và thoát nghèo bền vững (Biểu số 1D).
đ) Đối với nhóm hộ nghèo không có kiến thức về sản xuất (22 hộ): Ưu tiên hỗ trợ nhóm đối tượng này tham gia vào các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, các lớp đào tạo, nhân rộng mô hình sản xuất; các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật công nghệ áp dụng vào sản xuất, nâng cao thu nhập cải thiện đời sống và thoát nghèo bền vững (Biểu số 1Đ).
e) Đối với nhóm hộ nghèo không có kỹ năng lao động, sản xuất (04 hộ): Ưu tiên hỗ trợ nhóm đối tượng này tham gia học nghề, giáo dục định hướng, đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc thông qua hình thức tư vấn, hỗ trợ trực tiếp đi làm việc tại các công ty trong và ngoài tỉnh để có thu nhập cải thiện đời sống, giúp thoát nghèo bền vững (Biểu số 1E).
g) Đối với nhóm hộ nghèo có người ốm đau, bệnh nặng, tai nạn ….(72 hộ): Ưu tiên thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội đối với hộ nghèo người có công với cách mạng. Vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở địa phương thực hiện giúp đỡ hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng trong sinh hoạt và hỗ trợ về kinh tế giúp hộ nghèo vượt qua những khó khăn trong đời sống (Biểu số 1G).
h) Đối với nhóm hộ nghèo nguyên nhân khác (có người già cả, trẻ em, có người khuyết tật thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội…) (08 hộ): Thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chính sách an sinh xã hội (trợ cấp hằng tháng, bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện…). Huy động các tổ chức chính trị - xã hội ở địa phương, phân công giúp đỡ hộ nghèo người có công với cách mạng trong sinh hoạt và hỗ trợ về đời sống (Biểu số 1H).
(Có Biểu tổng hợp số 01 kèm theo)
2. Hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
a) Hỗ trợ về việc làm (bao gồm nhu cầu việc làm (56 hộ) và người phụ thuộc trong hộ gia đình (98 hộ)): Ủy ban nhân dân xã, thị trấn tổ chức rà soát nhu cầu ngành nghề của các thành viên hộ gia đình người có công nghèo, tổ chức tư vấn, giới thiệu việc làm và đào tạo ngành nghề phù hợp với từng đối tượng, từng địa phương (Biểu số 2A).
b) Hỗ trợ về y tế (bao gồm nhu cầu về dinh dưỡng (05 hộ) và bảo hiểm y tế (22 hộ)): Cơ quan y tế các cấp quan tâm hỗ trợ để các hộ nghèo được tiếp cận với các dịch vụ y tế (Biểu số 2B).
c) Hỗ trợ về giáo dục (bao gồm nhu cầu trình độ giáo dục của người lớn (13 hộ) và tình trạng đi học của trẻ em (03 hộ)): Tuyên truyền vận động, có cơ chế khuyến khích hỗ trợ hộ nghèo có thành viên trong độ tuổi đi học đến trường (Biểu số 2C).
d) Hỗ trợ về nhà ở (bao gồm nhu cầu chất lượng nhà ở (57 hộ) và diện tích nhà ở bình quân đầu người (24 hộ)1): Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, vận động các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước giúp đỡ về nhà ở cho hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, hoặc từ Quỹ “Vì người nghèo” ưu tiên trước hỗ trợ nhà ở đối với các hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng, phấn đấu đến cuối năm 2023 hoàn thành mục tiêu 100% hộ nghèo đảm bảo chất lượng về nhà ở (Biểu số 2D).
đ) Hỗ trợ về nước sinh hoạt và vệ sinh (bao gồm nhu cầu nguồn nước sinh hoạt (27 hộ) và nhà tiêu hợp vệ sinh (64 hộ)): Huy động tối đa nội lực, thực hiện lồng ghép các nguồn vốn để đẩy mạnh cấp nước sinh hoạt (đào giếng, khoan giếng, mắc đường ống nước sinh hoạt…) và xây dựng các nhà vệ sinh (hố xí/nhà tiêu) dựa vào nhu cầu của hộ nghèo, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong các lĩnh vực dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt và vệ sinh nông thôn, góp phần để 100% hộ nghèo được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh, sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, đảm bảo hoàn thành mục tiêu (Biểu số 2Đ).
e) Hỗ trợ tiếp cận thông tin (bao gồm nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thông (33 hộ) và phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin (16 hộ)): Thực hiện tốt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, ưu tiên hỗ trợ phương tiện nghe, nhìn cho các hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông, dịch vụ truy cập Internet, truyền hình cáp, hệ thống phát thanh, truyền hình phấn đấu đến cuối năm 2023 hoàn thành mục tiêu 100% hộ sử dụng dịch vụ viễn thông (Biểu số 2E).
(Có Biểu tổng hợp số 02 kèm theo)
3. Phân công cơ quan, đơn vị giúp đỡ hộ gia đình người có công với cách mạng thoát nghèo
3.1. Phân công phụ trách huyện, thành phố
Phân công thành viên Ban Chỉ đạo phụ trách, theo dõi địa bàn các huyện, thành phố tại Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021- 2025 kèm theo Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày 09/6/2022 của Ban Chỉ đạo các chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025 và Quyết định số 234/QĐ-UBND ngày 21/4/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025.
3.2. Đối với cấp huyện
Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng Kế hoạch giảm nghèo cho hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng giai đoạn năm 2022 - 2023; trong đó phân công các cơ quan, đơn vị, tập trung huy động các nguồn lực giúp đỡ hộ gia đình có thành viên là người có công với cách mạng vươn lên thoát nghèo, phấn đấu đến hết năm 2023 không còn hộ gia đình người có công với cách mạng thuộc hộ nghèo; không để tái nghèo.
Gắn trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc huy động, quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng.
Huy động các cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực có trách nhiệm đối với công tác người có công với cách mạng và Phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, vận động và ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa để quan tâm chăm lo đối với người có công với cách mạng.
Thường xuyên quan tâm, động viên, khích lệ; kịp thời biểu dương khen thưởng các thương binh, bệnh binh và gia đình người có công với cách mạng phát huy truyền thống tốt đẹp, nỗ lực vươn lên, khắc phục khó khăn.
1. Từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.
2. Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã).
3. Từ nguồn ngân sách địa phương.
4. Huy động các nguồn hỗ trợ, giúp đỡ từ các cá nhân, tổ chức; các cơ quan được giao đỡ đầu, các nguồn lực địa phương và huy động từ các nguồn lực hợp pháp khác.
5. Sự tham gia từ vốn góp, ngày công lao động, vật tư... của cộng đồng.
1. Quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 14- CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng; Kế hoạch số 113/KH-UBND ngày 19/12/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc triển khai thực hiện Kế hoạch 151-KH/TU ngày 31/10/2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 14-CT/TW ngày 19/7/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng; Kế hoạch số 127-KH/TU ngày 01/11/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030; Quyết định số 740/QĐ-UBND ngày 02/12/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 377/QĐ-UBND ngày 20/6/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch số 161/KH-UBND ngày 27/8/2022 của của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Đề án giảm nghèo bền vững tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021-2025.
2. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp trong thực hiện nhiệm vụ giảm hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng với các hoạt động cụ thể, thiết thực. Gắn kết quả thực hiện giảm hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng với trách nhiệm của người người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp.
3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về sự hy sinh, đóng góp to lớn của các thế hệ người có công với cách mạng từ đó nâng cao trách nhiệm của các cơ quan đơn vị và cộng đồng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm đồng thuận của các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân; xác định việc chăm lo, thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Ưu tiên giảm nghèo cho hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, thực hiện mục tiêu chung trong Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”.
4. Tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn lập hồ sơ và thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng thoát nghèo giai đoạn 2022-2023.
5. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ đầu tư, các Chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo trong đó ưu tiên đối tượng thực hiện là hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng để từng bước giúp họ có nguồn vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống vươn lên thoát nghèo.
6. Huy động các nguồn lực để hỗ trợ hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng. Phân công các đơn vị, tổ chức, cá nhân theo dõi, giúp đỡ từng địa bàn và từng hộ nghèo thuộc chính sách ưu đãi người có công với cách mạng theo nội dung nhiệm vụ của Kế hoạch gắn kết quả thực hiện với nhiệm vụ phân công.
7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện, gắn với sơ kết, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác triển khai thực hiện giảm hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này.
- Chỉ đạo công tác chi trả trợ cấp ưu đãi hằng tháng đối với người có công với cách mạng và trợ cấp bảo trợ xã hội đầy đủ, kịp thời; thực hiện tốt công tác Đền ơn đáp nghĩa; hướng dẫn, triển khai, tổ chức thực hiện chính sách dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động, trong đó ưu tiên đối với hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch; tổng hợp kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn thuộc lĩnh vực ngành quản lý, phụ trách; ưu tiên lồng ghép nguồn lực từ các nguồn vốn, các chương trình, dự án của ngành để hỗ trợ đầu tư xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt nhằm tăng khả năng tiếp cận nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
Chủ trì chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nghèo; chính sách hỗ trợ nhà tiêu hợp vệ sinh; đảm bảo người nghèo, hộ nghèo được tiếp cận đầy đủ các dịch vụ y tế, tăng mức độ sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phấn đấu hoàn thành mục tiêu theo Kế hoạch.
Chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi về giáo dục đối với học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng theo quy định; có cơ chế khuyến khích, động viên và hỗ trợ thành viên hộ nghèo, hộ cận nghèo trong độ tuổi tích cực đến trường.
Chủ trì, hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng, đảm bảo chất lượng nhà ở và diện tích nhà ở, phấn đấu hoàn thành mục tiêu theo Kế hoạch.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, chỉ đạo thực hiện công tác truyền thông và giảm nghèo về thông tin; đảm bảo cơ sở vật chất về phát thanh, truyền hình, dịch vụ viễn thông để người nghèo có điều kiện tiếp cận thông tin; hỗ trợ phương tiện tài sản tiếp cận thông tin để hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng có điều kiện sử dụng dịch vụ viễn thông và có tài sản tiếp cận thông tin, phấn đấu hoàn thành mục tiêu theo Kế hoạch.
7. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tuyên Quang
Chủ trì, thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi đối với các đối tượng chính sách xã hội, trong đó ưu tiên hỗ trợ nhu cầu vay vốn của các hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, đảm bảo các hộ nghèo được tiếp cận đầy đủ, kịp thời nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh, học nghề, tạo việc làm.
- Tham gia triển khai các nội dung của Kế hoạch liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực chuyên môn của từng sở, ban, ngành quản lý và hộ gia đình được phân công giúp đỡ.
- Tích cực huy động các nguồn lực từ cộng đồng, các tổ chức, cá nhân hoặc nhận đỡ đầu để giúp đỡ các hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng trong lao động sản xuất, cải thiện nhà ở, cải thiện điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và chăm sóc, giúp đỡ các hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không còn sức lao động...
9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và Nhân dân hưởng ứng, tích cực tham gia thực hiện Phong trào “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” Phong trào thi đua “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ người có công với cách mạng”, gắn với Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Vận động các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân và các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia ủng hộ xây dựng Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, Quỹ “Vì người nghèo” các cấp, tạo nguồn để chăm lo, hỗ trợ, giúp đỡ hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo, trong đó ưu tiên hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng làm mới và sửa chữa nhà ở, trong thực hiện Đề án xóa nhà ở tạm, dột nát cho hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2021 - 2025. Phối hợp kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này tại địa phương, đơn vị.
- Thường xuyên phối hợp nắm tình hình, tâm tư nguyện vọng và những khó khăn, vướng mắc của nhân dân nói chung và của hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng khi tổ chức thực hiện Kế hoạch tại địa phương để phối hợp giải đáp thắc mắc và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để được xem xét, giải quyết theo quy định.
10. Các cơ quan thông tin, truyền thông của tỉnh
- Thường xuyên tuyên truyền mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Kế hoạch thực hiện giảm hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng gắn với Phong trào “Toàn dân chăm sóc các gia đình thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng”, ủng hộ Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp.
- Tuyên truyền các hoạt động thiết thực, có ý nghĩa của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp hỗ trợ hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng trên địa bàn tỉnh; nêu gương các hộ nghèo tích cực sản xuất, kinh doanh vươn lên thoát nghèo bền vững; quán triệt phổ biến chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, của tỉnh có liên quan đến kế hoạch giảm nghèo cho hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng.
11. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Trên cơ sở Kế hoạch thực hiện giảm nghèo cho hộ có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố căn cứ tình hình, điều kiện của địa phương, tổ chức huy động, vận động các nguồn lực và ban hành các chính sách đặc thù của địa phương để hỗ trợ hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng thoát nghèo bền vững.
- Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn cấp huyện tham mưu các giải pháp cụ thể triển khai các nội dung hoạt động của Kế hoạch theo từng nhóm đối tượng và các chỉ tiêu tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản; chịu trách nhiệm về kết quả triển khai từng nội dung liên quan đến lĩnh vực của từng cơ quan, đơn vị; quan tâm chú trọng đến nhóm hộ nghèo thiếu lao động, đông người ăn theo, khó khăn tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là các chỉ số có số hộ nghèo thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản để thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Kế hoạch.
- Chỉ đạo sát sao việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp, phân công trách nhiệm giúp đỡ hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng; coi nhiệm vụ hỗ trợ hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.
- Huy động, vận động ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo”, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa và triển khai các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo thu hút người nghèo tham gia, tạo việc làm công thông qua các công trình hạ tầng quy mô nhỏ để hộ nghèo có việc làm, thu nhập, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo bền vững.
- Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động cụ thể, phù hợp hỗ trợ giảm nghèo phấn đấu đến hết năm 2023 không còn hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng trên địa bàn góp phần hoàn thành mục tiêu chung của tỉnh.
- Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban nhân dân cấp xã cập nhật đầy đủ dữ liệu thông tin về hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hằng tháng vào phần mềm quản lý, đảm bảo vận hành, khai thác, sử dụng có hiệu quả.
- Định kỳ 6 tháng, 01 năm (trước ngày 15/6 và 15/12) báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Phòng Người có công tổng hợp) để báo cáo chung kết quả toàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu: Các sở, ban, ngành, các cơ quan, đơn vị liên quan và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
1 Tính đến thời điểm tháng 10/2022, đã thực hiện hỗ trợ làm mới và sửa chữa nhà ở cho 56 hộ nghèo (trong đó làm mới 26 hộ, sửa chữa 30 hộ) với tổng kinh phí hỗ trợ 3.280 triệu đồng (trong đó làm mới 2.080 triệu đồng, sửa chữa 1.200 triệu đồng) từ nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa các cấp và nguồn xã hội hóa của các đơn vị, doanh nghiệp.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.