ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 242/KH-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 21 tháng 9 năm 2021 |
TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH “SÓNG VÀ MÁY TÍNH CHO EM”, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Lễ phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” và Văn bản số 6381/VPCP-KGVX ngày 12/9/2021 của Văn phòng Chính phủ V/v tổ chức phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
Để bảo đảm việc vận động kịp thời, hiệu quả, UBND tỉnh xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, với các nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích
- Triển khai các hoạt động hưởng ứng Chương trình “Sóng và máy tính cho em” (sau đây viết tắt là Chương trình) nhằm vận động, kêu gọi, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan trong hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp và nhân dân trên địa bàn tỉnh thực hiện Chương trình với ý nghĩa xã hội và nhân văn sâu sắc; lan tỏa lòng nhân ái, truyền đi năng lượng tích cực, góp phần xây dựng xã hội tốt hơn trong kỷ nguyên số.
- Hỗ trợ cho học sinh gặp khó khăn trên địa bàn tỉnh máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh (sau đây gọi là thiết bị công nghệ) được kết nối Internet, phục vụ việc học trực tuyến trong tình hình dịch Covid-19 có chiều hướng diễn biến phức tạp.
2. Yêu cầu
- Phát huy ý nghĩa của Chương trình, đáp ứng việc học tập trong điều kiện phòng chống dịch bệnh Covid-19, đồng thời thúc đẩy chuyển đổi số, xã hội số.
- Bảo đảm kịp thời, thống nhất, trách nhiệm, linh hoạt, công khai, minh bạch, bảo đảm đúng đối tượng, không trùng lặp, không sót đối tượng.
- Thực hiện công tác truyền thông và các hình thức kết nối đến tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân về ý nghĩa và tiếp cận Chương trình nhanh chóng, đạt hiệu quả.
1. Vận động hỗ trợ máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh cho học sinh trên địa bàn tỉnh đáp ứng điều kiện học trực tuyến.
- Phát động, vận động, kêu gọi các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân tham gia hỗ trợ thiết bị công nghệ dưới hình thức bằng hiện vật hoặc tiền. Phấn đấu 100% các em học sinh có thiết bị công nghệ, kết nối Internet đáp ứng điều kiện học trực tuyến trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức triển khai, phân bổ các nguồn tài trợ từ trung ương, địa phương bảo đảm phù hợp, đúng đối tượng, không trùng lặp, không sót đối tượng, tránh khiếu kiện.
2. Triển khai hạ tầng, phát triển các nền tảng đáp ứng yêu cầu kết nối phục vụ việc dạy và học trực tuyến
- Triển khai phủ sóng 3G, 4G, lắp đặt cáp quang đến 100% các khu dân cư, thôn, xóm, bản trên địa bàn tỉnh để sẵn sàng kết nối Internet.
- Tăng dung lượng các gói kết nối Internet phục vụ việc dạy, học trực tuyến; xây dựng cơ chế, chính sách miễn, giảm giá tiền lắp đặt, hỗ trợ cước kết nối Internet cho các hộ gia đình có con em là học sinh.
- Cập nhật, công bố các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam được miễn phí kết nối Internet.
Các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị, tổ chức, doanh nghiệp, nhân dân ủng hộ bằng các hình thức dưới đây:
1. Ủng hộ bằng tiền.
2. Ủng hộ bằng thiết bị: máy tính để bàn, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh.
3. Ủng hộ bằng cơ chế, chính sách của các doanh nghiệp viễn thông.
4. Ngân sách Nhà nước, các Quỹ ủng hộ Chương trình theo quy định của pháp luật có liên quan.
IV. ĐỐI TƯỢNG, NGUYÊN TẮC CẤP PHÁT SAU ỦNG HỘ
1. Đối tượng: Học sinh tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh mà gia đình chưa bảo đảm được các điều kiện học trực tuyến (không có thiết bị công nghệ hoặc gia đình không đủ điều kiện kết nối Internet).
2. Nguyên tắc: Hỗ trợ 01 lần/01 học sinh thuộc đối tượng được hỗ trợ.
Thời gian triển khai Chương trình: từ ngày 21/9/2021 đến hết ngày 26/9/2021.
VI. THÔNG TIN ĐẦU MỐI CHƯƠNG TRÌNH
Giao Sở Giáo dục và Đào tạo làm đầu mối tiếp nhận, tài trợ ủng hộ Chương trình. Danh sách Ban tiếp nhận tài trợ Chương trình:
1. Ông Đặng Công Hòa, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, điện thoại: 0983934091
2. Bà Hà Thị Kim Dung, Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục, điện thoại: 0985131568
3. Ông Nguyễn Việt Hà, Phó Trưởng phòng phụ trách phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo, điện thoại: 0983121482
4. Bà Tống Thị Thu, Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo, điện thoại: 0915262928
1. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành, đoàn thể, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai Kế hoạch bảo đảm hiệu quả, đúng quy định.
- Chỉ đạo các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh tổ chức phát triển hạ tầng, đáp ứng nhu cầu kết nối phục vụ việc dạy và học trực tuyến; tham gia ủng hộ Chương trình.
- Cập nhật, công bố các nền tảng dạy học trực tuyến Việt Nam đáp ứng được các điều kiện triển khai Chương trình.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan truyền thông, tuyên truyền mục đích ý nghĩa, các hoạt động của Chương trình.
- Tổng hợp, báo cáo tình hình triển khai Chương trình với Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông và UBND tỉnh theo quy định.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Là đơn vị đầu mối tiếp nhận, phân bổ nguồn lực từ Chương trình đến các đối tượng được hỗ trợ. Mở tài khoản để tiếp nhận tiền mặt do các cơ quan, đơn vị, cá nhân hỗ trợ Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố rà soát, thống kê, cung cấp danh sách học sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh chưa bảo đảm các điều kiện dạy, học trực tuyến (học sinh chưa có thiết bị công nghệ, gia đình chưa có đường truyền Internet), xong trước ngày 22/9/2021.
- Phát động, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cơ sở giáo dục và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Giáo dục và Đào tạo tham gia ủng hộ Chương trình; tổng hợp, đề xuất phân bổ các nguồn tài trợ từ cấp Trung ương theo ngành dọc bảo đảm phù hợp, đúng đối tượng.
- Hướng dẫn khai thác, sử dụng nguồn lực hỗ trợ bảo đảm hiệu quả.
- Theo dõi việc học sinh sử dụng thiết bị công nghệ, đường truyền từ Chương trình; đánh giá, đề xuất, kiến nghị với UBND tỉnh những vấn đề cần thiết.
- Triển khai đến các cơ quan, đơn vị trực thuộc và kết nối thông tin trong việc ủng hộ Chương trình.
- Chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thành phố báo cáo kết quả thực hiện Chương trình, trước ngày 30/9/2021.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
- Chỉ đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức quyên góp, vận động, ủng hộ Chương trình.
- Hỗ trợ kinh phí từ các nguồn do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh quản lý cho Chương trình.
4. Hội Khuyến học tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh
- Chỉ đạo Hội Khuyến học, Hội Chữ thập đỏ các cấp phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức quyên góp, vận động, ủng hộ Chương trình.
- Hỗ trợ kinh phí từ các nguồn do Hội Khuyến học tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh quản lý cho Chương trình.
5. Hiệp Hội doanh nghiệp tỉnh
Tổ chức tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp hưởng ứng phát động của Thủ tướng Chính phủ, của UBND tỉnh để ủng hộ (tiền hoặc thiết bị công nghệ) cho các em học sinh trên địa bàn tỉnh gặp khó khăn chưa bảo đảm các điều kiện để học trực tuyến.
6. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh:
Theo chức năng, nhiệm vụ, triển khai, phối hợp thực hiện Chương trình đảm bảo phù hợp, hiệu quả; vận động, kêu gọi các nguồn lực xã hội ủng hộ, hỗ trợ để thực hiện Chương trình, góp phần hướng tới mục tiêu 100% các em học sinh trên địa bàn tỉnh có thiết bị công nghệ, kết nối Internet đáp ứng điều kiện học trực tuyến.
7. Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng Thông tin - Giao tiếp điện tử tỉnh
- Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của Chương trình “Sóng và máy tính cho em”.
- Tuyên truyền Kế hoạch triển khai chương trình, kêu gọi sự vào cuộc ủng hộ của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhân dân.
- Tuyên truyền chất lượng dạy và học của ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh, đặc biệt dạy và học trực tuyến trong điều kiện dịch Covid-19 có chiều hướng diễn biến phức tạp.
8. UBND các huyện, thành phố
- Chỉ đạo, triển khai Chương trình tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo việc rà soát, tổng hợp nhu cầu học sinh cần hỗ trợ thiết bị công nghệ; thống nhất phân bổ nguồn lực được hỗ trợ trên địa bàn bảo đảm đúng đối tượng, không trùng lặp, không sót đối tượng, tránh phát sinh khiếu kiện.
- Tạo điều kiện, phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin tổ chức triển khai các nội dung Chương trình trên địa bàn.
- Chủ động cân đối, bố trí nguồn lực địa phương, huy động nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, vận động hỗ trợ cho các học sinh thuộc đối tượng, bảo đảm các mục tiêu của chương trình.
9. Các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh
- Chịu trách nhiệm rà soát, xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng, đáp ứng yêu cầu kết nối phục vụ việc dạy và học trực tuyến: phủ sóng 3G, 4G, lắp đặt cáp quang đến 100% các khu dân cư, thôn, xóm để sẵn sàng kết nối Internet xong trước ngày 22/9/2021.
- Nghiên cứu, xây dựng phương án hỗ trợ các gói cước Internet phục vụ việc dạy học trực tuyến của đối tượng được hỗ trợ từ Chương trình và của ngành Giáo dục và Đào tạo trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia ủng hộ nguồn lực (tiền, máy tính, máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh) cho Chương trình.
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo phân loại các thiết bị công nghệ do các tổ chức, cá nhân ủng hộ chương trình; rà soát, sửa chữa các thiết bị còn bảo đảm để phân bổ các đối tượng thực hiện việc dạy, học trực tuyến.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em” trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Giáo dục và Đào tạo) để chỉ đạo, giải quyết kịp thời./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.