ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 24/KH-UBND |
Nghệ An, ngày 13 tháng 01 năm 2023 |
TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2023
Để thực hiện có hiệu quả Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trợ giúp pháp lý; xét đề nghị của Sở Tư pháp tại Tờ trình số 17/TTr-STP ngày 05/01/2023; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch trợ giúp pháp lý năm 2023 trên địa bàn tỉnh Nghệ An với các nội dung cụ thể sau:
1. Mục đích
a) Nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí, bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật của các đối tượng được trợ giúp pháp lý;
b) Tăng cường sự phối hợp của các ngành, các cấp, các tổ chức, đoàn thể để hoạt động trợ giúp pháp lý được triển khai sâu rộng, đáp ứng nhu cầu của người được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước về trợ giúp pháp lý trong năm 2023;
c) Xác định cụ thể các nội dung công việc, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai công tác trợ giúp pháp lý; đảm bảo cung cấp dịch vụ pháp lý kịp thời, có chất lượng theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản pháp luật có liên quan.
2. Yêu cầu
a) Việc thực hiện trợ giúp pháp lý phải đúng phạm vi, đối tượng, nội dung theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và các văn bản liên quan;
b) Công tác trợ giúp pháp lý phải đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị và phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương;
c) Sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn kinh phí được cấp; vụ việc trợ giúp pháp lý phải đảm bảo chất lượng, đúng quy định của pháp luật.
Thực hiện đồng bộ các hình thức trợ giúp pháp lý, trong đó chú trọng thực hiện có hiệu quả hình thức tư vấn pháp luật tại trụ sở, tư vấn tiền tố tụng, đặc biệt là hình thức tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng; đảm bảo 100% đối tượng được trợ giúp pháp lý khi có yêu cầu. Cụ thể:
a) Tư vấn pháp luật: Tăng số lượng và chất lượng các vụ việc TGPL thực hiện bằng hình thức tư vấn pháp luật; đẩy mạnh hoạt động tư vấn tiền tố tụng đảm bảo quyền trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý.
b) Tham gia tố tụng: Tập trung khai thác, thực hiện vụ việc trợ giúp pháp
lý bằng hình thức tham gia tố tụng, đặc biệt là trong lĩnh vực tố tụng hình sự, dân sự và hôn nhân và gia đình; ưu tiên hỗ trợ đối tượng đặc thù là người dưới 18 tuổi, người khuyết tật có khó khăn về tài chính, người dân tộc thiểu số là người nghèo, người cao tuổi, nạn nhân của nạn mua bán người …
c) Đại diện ngoài tố tụng: Theo yêu cầu của đối tượng được trợ giúp pháp lý, Trung tâm cử người thực hiện trợ giúp pháp lý làm đại diện ngoài tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý.
d) Duy trì đường dây nóng về trợ giúp pháp lý để tiếp nhận các thông tin về yêu cầu trợ giúp pháp lý.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Đơn vị phối hợp: các cơ quan tiến hành tố tụng, các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện, cấp xã.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2023.
2. Nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn pháp luật ngoài trụ sở
Thực hiện khảo sát nhu cầu TGPL tại các huyện, thị xã để định hướng nội dung tư vấn pháp luật một cách thiết thực, hiệu quả; đảm bảo triển khai được 10-12 đợt tư vấn pháp luật ngoài trụ sở theo ngân sách địa phương; Xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ việc TGPL đã tiếp nhận, hoàn thiện hồ sơ nghiệp vụ theo đúng quy định.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Đơn vị phối hợp: UBND cấp huyện, cấp xã.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2023.
3. Triển khai các hoạt động truyền thông về TGPL
a) Tổ chức các đợt truyền thông trực tiếp điểm đến người dân, đặc biệt là người dân ở các vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Đơn vị phối hợp: UBND cấp huyện, cấp xã.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2023.
b) Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, các chương trình, phóng sự về TGPL trên các phương tiện thông tin đại chúng. Phối hợp với các cơ quan Báo, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh kịp thời đưa tin phản ánh hoạt động TGPL với các loại hình như tin, bài, ảnh, phóng sự ...
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Đơn vị phối hợp: Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh và các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh thực hiện.
Thời gian thực hiện: Trong năm 2023.
c) Xây dựng tờ gấp, tài liệu pháp luật cấp phát cho các cơ quan đơn vị liên quan và người dân.
Biên soạn, in ấn, phát hành tờ gấp trợ giúp pháp lý, sách bỏ túi trợ giúp pháp lý, cẩm nang pháp luật trợ giúp pháp lý và các tài liệu pháp luật khác về chính sách, pháp luật trợ giúp pháp lý cấp phát cho người dân ở các địa phương, chú ý người dân ở huyện nghèo, xã biên giới, xã đặc biệt khó khăn theo kinh phí được phê duyệt.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Đơn vị phối hợp: UBND cấp huyện, cấp xã.
Thời gian thực hiện: Quý I, II /2023.
d) Công bố và niêm yết danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý trên trang thông tin điện tử Sở Tư pháp và trụ sở của cơ quan tiến hành tố tụng để người được trợ giúp pháp lý biết và lựa chọn khi có nhu cầu.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thời gian thực hiện: Quý I/2023.
4. Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý
a) Kiện toàn thành viên Hội đồng phối hợp liên ngành, Tổ giúp việc Hội đồng phối hợp liên ngành trong hoạt động tố tụng.
b) Xây dựng và thực hiện Kế hoạch hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về TGPL trong hoạt động tố tụng tỉnh năm 2023 nhằm triển khai có hiệu quả Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTC-BTP-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC ngày 29/6/2018 của Liên Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao.
c) Cung cấp mẫu biểu về trợ giúp pháp lý cho các cơ quan tiến hành tố tụng; cung cấp cho cơ sở giam giữ băng ghi âm, đĩa ghi âm có nội dung thông tin về trợ giúp pháp lý.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan tiến hành tố tụng.
Thời gian thực hiện: Quý I, II/2023.
5. Nâng cao chất lượng trợ giúp pháp lý
a) Cử viên chức, người thực hiện trợ giúp pháp lý của Trung tâm tham dự các lớp tập huấn do Bộ Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý, Sở Tư pháp tổ chức.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Thời gian thực hiện: Trong năm 2023.
b) Tổ chức 02 - 04 lớp tập huấn chuyên sâu về nội dung Luật Trợ giúp pháp lý cho đội ngũ người thực hiện trợ giúp pháp lý, người tiến hành tố tụng của các cơ quan tố tụng và cán bộ, công chức thực hiện quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý; Tổ chức các cuộc tọa đàm, trao đổi nhằm khắc phục vướng mắc trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý góp phần nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Thời gian thực hiện: Quý II, III/2023.
c) Tổ chức thẩm định chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do người thực hiện trợ giúp pháp lý thực hiện và đánh giá hiệu quả vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng để xác định vụ việc trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng thành công, hiệu quả.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Thời gian thực hiện: Trong năm 2023.
d) Tổ chức các đoàn học tập kinh nghiệm tại một số Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước nhằm trao đổi nghiệp vụ và học tập mô hình, cách làm hay về công tác trợ giúp pháp lý.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Thời gian thực hiện: Quý II/2023.
d) Triển khai kiểm tra trật tự nội vụ và hoạt động của các Chi nhánh Trợ giúp pháp lý.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Đơn vị phối hợp: Các Chi nhánh của Trung tâm.
Thời gian thực hiện: Quý III/2023.
6. Tham mưu ban hành các kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác trợ giúp pháp lý
Chủ động tham mưu xây dựng các Kế hoạch thực hiện: chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật có khó khăn về tài chính năm 2023; chính sách trợ giúp pháp lý theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; chính sách trợ giúp pháp lý theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; chính sách TGPL theo chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Thời gian thực hiện: Quý I/2023.
7. Công tác tổ chức, hành chính, tổng hợp
a) Kiện toàn tổ chức bộ máy: Sắp xếp lại vị trí việc làm của các viên chức theo nhu cầu công việc khi cần thiết.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Thời gian thực hiện: Trong năm 2023.
b) Đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm: Cử viên chức Trung tâm tham gia khóa đào tạo nghề Luật sư tạo nguồn bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý; cử Trợ giúp viên pháp lý tham gia bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp trợ giúp viên pháp lý hạng II; cử cán bộ, viên chức tham dự các lớp quản lý hành chính, trình độ lý luận sơ cấp, trung cấp, cao cấp; làm quy trình bổ nhiệm các chức danh nghề nghiệp khi viên chức đáp ứng đủ yêu cầu.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Thời gian thực hiện:
- Đào tạo, bồi dưỡng: theo kế hoạch của cơ quan có thẩm quyền;
- Bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp: khi đáp ứng đủ điều kiện.
c) Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong công tác trợ giúp pháp lý; ứng dụng phần mềm dịch vụ hành chính công trực tuyến trong công tác và cập nhật vụ việc trợ giúp pháp lý lên Hệ thống phần mền quản lý của Cục Trợ giúp pháp lý.
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Thời gian thực hiện: Trong năm 2023.
d) Công tác báo cáo, thống kê
Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh).
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Thời gian thực hiện: Theo yêu cầu.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được cấp từ nguồn ngân sách tỉnh; Việc sử dụng, quản lý kinh phí đối với hoạt động trợ giúp pháp lý phải tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán.
1. Trách nhiệm của Sở Tư pháp
- Tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch theo phân công; Chỉ đạo Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện đầy đủ nội dung Kế hoạch bảo đảm tiến độ, chất lượng;
- Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Kế hoạch; đề xuất các giải pháp để thực hiện Kế hoạch có hiệu quả;
- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành có liên quan
- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Thông tin và Truyền thông, Ban Dân tộc tỉnh và các sở, ban, ngành, tổ chức liên quan trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ của mình tiến hành lồng ghép, bổ sung các nội dung của Kế hoạch vào việc triển khai kế hoạch hoạt động năm 2023 của cơ quan, đơn vị mình và phối hợp với Sở Tư pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch này, đồng thời tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đã được UBND tỉnh giao.
- Sở Tài chính cân đối nguồn ngân sách để tham mưu cấp có thẩm quyền cấp kinh phí cho các hoạt động hoạt động trợ giúp pháp lý đã nêu tại Kế hoạch; hướng dẫn sử dụng kinh phí đúng quy định để triển khai hiệu quả.
4. Trách nhiệm của UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo Phòng Tư pháp và UBND cấp xã giải thích quyền được TGPL và giới thiệu các trường hợp thuộc diện được TGPL có nhu cầu đến Trung tâm TGPL nhà nước; phối hợp với Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh tổ chức các hoạt động tuyên truyền về TGPL tại cơ sở có hiệu quả; phản hồi kiến nghị của tổ chức thực hiện TGPL và các hoạt động khác thuộc kế hoạch này.
- Chỉ đạo các phòng, ban liên quan tổ chức thực hiện kế hoạch này ở địa phương và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện.
5. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh: Phối hợp với Sở Tư pháp và Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh triển khai thực hiện Kế hoạch thông qua việc quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung của Luật Trợ giúp pháp lý 2017; chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng thực hiện nghiêm túc công tác phối hợp trợ giúp pháp lý.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp của tỉnh: Quan tâm, tạo điều kiện phối hợp triển khai thực hiện Kế hoạch thông qua việc khuyến khích các hội viên, đoàn viên và nhân dân tham gia hoạt động TGPL bằng hình thức phù hợp, theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý 2017; tích cực phối hợp với Sở Tư pháp, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh thực hiện các nội dung thuộc Kế hoạch.
Trên đây là Kế hoạch triển khai công tác trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Tư pháp (Trung tâm TGPL Nhà nước tỉnh) để tổng hợp trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết.
|
T.M
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.