UỶ BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 237/KH-UBND |
Đồng Tháp, ngày 01 tháng 11 năm 2018 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1. Mục đích
- Phân công nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành tham mưu, xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (sau đây gọi tắt là DNNVV) trên địa bàn Tỉnh.
- Xây dựng đồng bộ các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV giúp phát triển và nâng cao nội lực cho DNNVV trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của Tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các Sở, ngành Tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng các chính sách hỗ trợ DNNVV đảm bảo đồng bộ, thống nhất và có tính khả thi cao.
- Công tác hỗ trợ DNNVV phải đảm bảo công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, đối tượng, nội dung, trình tự, thủ tục theo quy định.
- Đảm bảo về nguồn lực hỗ trợ và thống nhất thực hiện giữa các cấp, các ngành để công tác hỗ trợ thật sự có hiệu quả và đúng trọng tâm.
1. Xây dựng các đề án, chương trình, kế hoạch với những giải pháp, chính sách hỗ trợ cụ thể cho DNNVV theo quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP , cụ thể như sau:
1.1. Hỗ trợ DNNVV chuyển đổi từ hộ kinh doanh.
1.2. Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo.
1.3. Hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị.
1.4. Hỗ trợ thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực.
2. Hình thành, phát triển các cụm công nghiệp, khu chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản tập trung cho DNNVV; cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo:
2.1. Rà soát thực tế quỹ đất thực tế tại các địa phương để hình thành, phát triển các cụm công nghiệp, khu chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản tập trung cho DNNVV; cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
2.2. Đề xuất các chính sách hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho DNNVV tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nói trên theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Hỗ trợ DNNVV.
2.3 Thí điểm thành lập hoặc hỗ trợ, phối hợp với các nhà đầu tư, doanh nghiệp thành lập trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp hoặc khu làm việc chung (định hướng tại các địa phương: thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, huyện Lấp Vò,…) để hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong giai đoạn 2018 - 2020.
2.4. Tổ chức lựa chọn, triển khai thí điểm hỗ trợ DNNVV tham gia ít nhất một cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong các ngành, sản phẩm có thế mạnh của địa phương trong năm 2018.
(Theo Bảng Phân công nhiệm vụ tại Phụ lục 1).
1. Thủ trưởng các Sở, ngành Tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai các nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch
- Yêu cầu các đơn vị được giao chủ trì xây dựng đề án, chương trình, kế hoạch phải đề xuất các chính sách, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện (tham khảo Phụ lục 2 - Khung đề cương xây dựng Đề án hỗ trợ DNNVV theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tổ chức lấy ý kiến chuyên gia, doanh nghiệp trên địa bàn. Hoàn thành trước ngày 30/11/2018 và gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp các nội dung và chính sách liên quan báo cáo UBND Tỉnh để trình Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua trong kỳ họp gần nhất.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Là cơ quan đầu mối trong triển khai thực hiện công tác hỗ trợ DNNVV trên địa bàn Tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan liên quan đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện; định kỳ hàng năm (chậm nhất ngày 31/11) hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo UBND Tỉnh tình hình triển khai thực hiện.
3. Sở Công Thương
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng phương án hình thành, phát triển các cụm công nghiệp, khu chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
- Đề xuất các chính sách hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho DNNVV tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nói trên theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lựa chọn, triển khai thí điểm hỗ trợ DNNVV tham gia ít nhất một cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong các ngành, sản phẩm có thế mạnh của địa phương trong năm 2018.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ vào điều kiện quỹ đất thực tế tại địa phương, chủ trì phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố đề xuất phương án hình thành, phát triển các cụm công nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, khu chế biến nông sản, thUỷ sản, hải sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh để trình Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua.
5. Sở Tài chính
- Căn cứ điều kiện ngân sách địa phương, chủ trì phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu về các chính sách hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp trên địa bàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 11 Luật Hỗ trợ DNNVV, báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh để trình Hội đồng nhân dân Tỉnh thông qua.
- Cân đối và bảo đảm nguồn kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện các nội dung, kế hoạch, Đề án hỗ trợ DNNVV trên địa bàn Tỉnh.
6. Quỹ đầu tư và Phát triển Tỉnh
Đề xuất phương án đầu tư vào DNNVV khởi nghiệp sáng tạo theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật Hỗ trợ DNNVV.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Đồng Tháp, Báo Đồng Tháp, Cổng thông tin điện tử Tỉnh có kế hoạch thông tin tuyên truyền phổ biến pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa bằng nhiều hình thức phù hợp trên các phương tiện thông tin đại chúng.
8. Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.
- Chủ động tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự án khởi nghiệp; hỗ trợ hình thành các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trên địa bàn.
- Uỷ ban nhân dân: thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, huyện Lấp Vò phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương để thí điểm thành lập hoặc hỗ trợ, hợp tác với các nhà đầu tư, doanh nghiệp thành lập trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp hoặc khu làm việc chung để hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong giai đoạn 2018 - 2020.
9. Trong quá trình thực hiện, trường hợp có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ngành Tỉnh, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố gửi báo cáo, kiến nghị về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân Tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận: |
TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh)
TT |
NHIỆM VỤ |
CƠ QUAN CHỦ TRÌ |
CƠ QUAN PHỐI HỢP |
1. |
Xây dựng các Đề án, Chương trình, Kế hoạch với những giải pháp, chính sách hỗ trợ cụ thể cho DNNVV theo quy định tại Nghị định số 39/2018/NĐ-CP của Chính phủ, như sau: |
|
|
1.1. |
Kế hoạch Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Cục Thuế Tỉnh; Sở Công Thương; UBND huyện, thị xã, thành phố |
1.2. |
Đề án Hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo trên cơ sở lồng ghép với nội dung Đề án hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đến năm 2025 theo Quyết định số 844/QĐ-TTg ngày 18/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trung tâm Xúc tiến Thương mại, Du lịch và Đầu tư; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Công Thương. |
1.3. |
Đề án Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị. |
Sở Công Thương |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư; Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Công Thương. |
1.4. |
Hỗ trợ thông tin, tư vấn, phát triển nguồn nhân lực. |
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Công Thương. |
2. |
Hình thành, phát triển các cụm công nghiệp, khu chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. |
Sở Công Thương |
Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND huyện, thị xã, thành phố |
2.1. |
Rà soát quỹ đất thực tế tại các địa phương để hình thành, phát triển các cụm công nghiệp, khu chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản tập trung cho doanh nghiệp nhỏ và vừa; cơ sở ươm tạo, khu làm việc chung dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát quỹ đất. |
2.2. |
Đề xuất các chính sách hỗ trợ giá thuê mặt bằng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp nói trên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. |
Sở Tài chính |
Sở Tài nguyên và Môi trường; Cục Thuế Tỉnh. |
2.3. |
Thí điểm thành lập hoặc hỗ trợ, phối hợp với các nhà đầu tư, doanh nghiệp thành lập trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp hoặc khu làm việc chung (định hướng tại thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, huyện Lấp Vò,…) để hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong giai đoạn 2018 - 2020. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
UBND thành phố Cao Lãnh, thành phố Sa Đéc, huyện Lấp Vò. |
PHỤ LỤC 2: KHUNG HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG ĐỀ ÁN HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 237/KH-UBND ngày 01 tháng 11 năm 2018 của Uỷ ban nhân dân Tỉnh)
I. Mục tiêu của đề án
Xác định mục tiêu và kết quả cụ thể khi xây dựng và triển khai Đề án. Có thể xác định mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể của đề án.
II. Đối tượng và điều kiện hỗ trợ:
1. Đối với Đề án hỗ trợ DNNVV khởi nghiệp sáng tạo.
Đề nghị căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 17 Luật Hỗ trợ DNNVV và Điều 20 Nghị định 39/2018/NĐ-CP để xác định cụ thể đối tượng được hỗ trợ trong Đề án.
2. Đối với Đề án hỗ trợ DNNVV tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị
- Về căn cứ lựa chọn cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị: Đề nghị căn cứ quy định tại Điều 22 Nghị định 39/2018/NĐ-CP để giải trình việc lựa chọn cụm, chuỗi giá trị nào hỗ trợ DNNVV tham gia.
- Sau khi xác định được cụm, chuỗi giá trị hỗ trợ: đề nghị căn cứ Khoản 1 Điều 19 Luật Hỗ trợ DNNVV và Điều 23 Nghị định 39/2018/NĐ-CP để lựa chọn DNNVV tham gia Đề án hỗ trợ.
3. Đối với các đối tượng, điều kiện hỗ trợ không thuộc các quy định nêu trên nhưng vẫn được đề xuất hỗ trợ tại Đề án: Cơ quan chủ trì Đề án cần có giải trình cụ thể lý do lựa chọn và xác định đối tượng hỗ trợ.
III. Trình tự thủ tục lựa chọn đối tượng hỗ trợ, nội dung và nguồn lực thực hiện hỗ trợ
Cơ quan chủ trì Đề án cần quy định chi tiết tại Đề án các nội dung sau:
- Đơn vị đầu mối (thuộc cơ quan chủ trì Đề án) triển khai Đề án.
- Trình tự thủ tục lựa chọn đối tượng hỗ trợ:
+ Quy trình, thủ tục để DN nộp hồ sơ tham gia Đề án (nơi nộp, quy định về bộ hồ sơ, thời gian nộp hồ sơ, hình thức nộp hồ sơ,…);
+ Quy trình lựa chọn (thời gian tối thiểu/tối đa Cơ quan chủ trì Đề án lựa chọn và công bố/thông báo chio DN đủ điều kiện tham gia Đề án; điều kiện và phương thức lựa chọn đối tượng đối tượng tham gia,…).
IV. Nội dung hỗ trợ, nguồn lực và thời gian thực hiện hỗ trợ:
1. Nội dung hỗ trợ:
- Cơ quan chủ trì Đề án bám sát các quy định về hỗ trợ cho từng nhóm đối tượng DNNVV quy định tại Chương IV Nghị định 39/2018/NĐ-CP để xây dựng nội dung hỗ trợ phù hợp. Trường hợp có quy định khác ngoài nội dung hỗ trợ quy định tại Luật Hỗ trợ DNNVV và Nghị định 39/2018/NĐ-CP , Cơ quan chủ trì Đề án cần có dẫn chứng cụ thể căn cứ pha1p lý đối với đề xuất nội dung hỗ trợ đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động hỗ trợ DNNVV.
- Quy trình công bố/thông báo về các nội dung Doanh nghiệp được nhận hỗ trợ; trình tự, thủ tục Doanh nghiệp nhận được các hỗ trợ.
2. Nguồn lực để thực hiện Đề án.
3. Thời gian thực hiện Đề án
V. Cơ chế quản lý thực hiện Đề án:
- Xác định cơ chế điều phối, phối hợp giữa Cơ quan chủ trì Đề án và các cơ quan khác có liên quan;
- Cơ chế kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện Đề án
- Các nội dung khác (nếu có).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.