ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 237/KH-UBND |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 01 năm 2013 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 1110/QĐ-TTG NGÀY 17 THÁNG 8 NĂM 2012 VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 44/2012/QĐ-TTG NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2012 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Thực hiện Quyết định số 1110/QĐ-TTg ngày 17 tháng 8 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Cụ thể hóa các nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ được quy định trong Quyết định số 1110/QĐ-TTg và Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tham mưu Chính phủ chỉ đạo công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố, đảm bảo thống nhất, đồng bộ và có hiệu quả.
2. Tổ chức quán triệt các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và những yêu cầu đối với việc tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy đã được quy định trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho các đơn vị và nhân dân nắm rõ, từ đó nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn thể cán bộ, công nhân viên và nhân dân đối với công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố.
3. Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của từng đơn vị, tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này, trong đó lực lượng Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố phối hợp với các đơn vị xác định rõ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm cần tập trung trong từng giai đoạn, nhằm đạt được mục tiêu chung, cũng như các mục tiêu cụ thể đề ra trong các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, từ đó thực hiện có hiệu quả các mặt công tác, hạn chế thấp nhất thiệt hại do cháy, nổ gây ra.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tổ chức tuyên truyền nội dung, ý nghĩa và tầm quan trọng của Quyết định số 1110/QĐ-TTg và Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ cho các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân biết, để nâng cao nhận thức, trách nhiệm đối với công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Để từ đó nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước trên lĩnh vực PCCC, năng lực và hiệu quả trong công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
2. Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy, Quy hoạch tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, định kỳ sơ, tổng kết rút kinh nghiệm, thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.
3. Hoàn thiện mô hình tổ chức, đầu tư trang bị, phương tiện cho lực lượng PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố; xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa doanh trại cho các đơn vị Cảnh sát PCCC đóng trên địa bàn thành phố. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy trên địa bàn Thành phố ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới.
4. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng PCCC theo quy định của pháp luật về tìm kiếm cứu nạn. Thống nhất phối hợp giữa các lực lượng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thành phố được quy định theo Quyết định số 81/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 12 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc ban hành Quy chế hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ. Đảm bảo sẵn sàng về lực lượng, phương tiện, tổ chức thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin các sự cố, tai nạn và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
1. Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, Đài Truyền hình, Đài Tiếng nói nhân dân thành phố và các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền Quyết định số 1110/QĐ-TTg và Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bằng nhiều hình thức khác nhau như tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; qua hệ thống loa phát thanh,… đến mọi tầng lớp nhân dân.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính căn cứ vào các Đề án, dự án, Quyết định đã được duyệt, lập kế hoạch cấp kinh phí đầu tư cho lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ thực hiện theo tiến độ của Đề án, dự án trên địa bàn thành phố.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy nghiên cứu, tham mưu và có ý kiến đề xuất về chế độ, chính sách đối với lực lượng làm công tác PCCC và cứu nạn, cứu hộ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã ban hành.
4. Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Tổng Công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH Một thành viên tổ chức thực hiện đảm bảo hệ thống giao thông, các dự án về cấp nước chữa cháy đô thị đảm bảo đáp ứng nhu cầu phục vụ chữa cháy trên toàn thành phố.
5. Công an thành phố phối hợp với Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy lồng ghép các nội dung tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn các biện pháp an toàn PCCC, các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ vào các buổi tuyên truyền về an ninh trật tự, các buổi sinh hoạt khu phố, tổ dân phố.
6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện:
a) Phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường tuyên truyền công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ, đặc biệt là Quyết định số 1110/QĐ-TTg và Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ đến mọi người dân nắm rõ. Chỉ đạo việc thành lập và duy trì hoạt động của lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng. 100% đơn vị cấp xã, phường có đội dân phòng, 100% các cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC có đội PCCC cơ sở. Chủ động phối hợp Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tổ chức huấn luyện nghiệp vụ về PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng, đảm bảo lực lượng này hoạt động có hiệu quả.
b) Ủy ban nhân dân quận 5, quận 7, quận 10, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình, quận Thủ Đức, huyện Bình Chánh, huyện Hóc Môn phối hợp với các đơn vị có liên quan đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trụ sở Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ đến năm 2015 đảm bảo tất cả các quận - huyện đều có 01 Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ. Tại những địa bàn quận - huyện đã có Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ cần tiến hành rà soát, nghiên cứu để xây dựng thêm các Đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp nhằm rút ngắn bán kính bảo vệ và nâng cao hiệu quả của việc chữa cháy trên địa bàn quản lý.
c) Tiếp tục đầu tư kinh phí, trang bị dụng cụ phương tiện PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng PCCC cơ sở và dân phòng tại địa phương theo quy định.
7. Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp; Khu Công nghệ cao thành phố:
a) Phối hợp với Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy tăng cường tuyên truyền công tác PCCC và cứu nạn cứu hộ cho người đứng đầu cơ sở và toàn thể cán bộ, công nhân viên đang làm việc trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao trên địa bàn thành phố nắm rõ Quyết định số 1110/QĐ-TTg và Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tổ chức huấn luyện chuyên sâu nghiệp vụ PCCC và cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
b) Tiếp tục đôn đốc các Công ty phát triển hạ tầng Khu chế xuất, Khu công nghiệp duy trì việc đầu tư kinh phí hoạt động cho lực lượng PCCC chuyên trách ở các khu chế xuất, khu công nghiệp; 100% các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao phải có Đội PCCC cơ sở làm việc theo chế độ chuyên trách.
8. Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy:
a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức cho các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch theo các nội dung được phân công. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng Đề án nâng cao năng lực phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới; Dự án quy hoạch ngành phòng cháy chữa cháy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025; Đề án nghiên cứu mô hình hoạt động của lực lượng cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn thành phố; Đề án đào tạo cán bộ Cảnh sát phòng cháy chữa cháy thành phố đến năm 2015.
b) Phối hợp với các lực lượng cứu nạn, cứu hộ của các Bộ, ngành đóng trên địa bàn thành phố và lực lượng thường trực cấp cứu của các trung tâm y tế, bệnh viện để thống nhất công tác phối hợp tham gia xử lý các sự cố, tai nạn trên địa bàn quản lý. Cùng với việc tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC định kỳ hàng năm, tổ chức huấn luyện nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ cho lực lượng PCCC cơ sở, lực lượng dân phòng và lực lượng PCCC chuyên ngành.
c) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính lập dự toán kinh phí triển khai thực hiện các phần việc trong Quyết định số 1110/QĐ-TTg và Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ do kinh phí địa phương đảm nhiệm trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
d) Thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát PCCC theo quy định của pháp luật về tìm kiếm cứu nạn. Lập mới các Đội cứu nạn, cứu hộ tại các Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn, cứu hộ để đảm bảo sẵn sàng về lực lượng, phương tiện, tổ chức thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý thông tin các sự cố, tai nạn và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, cứu hộ theo quy định của pháp luật.
Giao Sở Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy theo dõi, đôn đốc kiểm tra việc triển khai thực hiện của các Sở - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố theo các nội dung của kế hoạch và báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân thành phố theo đúng thời gian quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.