ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 236/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2022 |
XÂY DỰNG TRƯỜNG CÔNG LẬP ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2022-2025
Thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố: số 16/NQ-HĐND ngày 07/12/2020 về phương hướng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 của thành phố Hà Nội; số 18/NQ-HĐND ngày 07/12/2020 về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 cấp thành phố của thành phố Hà Nội; số 20/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; số 21/NQ-HĐND ngày 23/9/2021 về kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025 của thành phố Hà Nội và Danh mục lĩnh vực đầu tư cho vay giai đoạn 2021-2025 của Quỹ đầu tư phát triển thành phố Hà Nội. Thực hiện các Chương trình: số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2030”; số 277/CTr-UBND ngày 05/12/2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025; số 02/CTr-UBND ngày 19/01/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Quyết định số 5199/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2022 của thành phố Hà Nội; Công văn số 510/UBND-KT ngày 22/02/2021 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc hoàn thành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và rà soát nhiệm vụ, nguồn lực đầu tư để hoàn thành chỉ tiêu Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII; Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố về bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021-2025, phân bổ vốn năm 2022 thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng, cải tạo trường công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo và một số dự án xây dựng cơ bản nhiệm vụ chi cấp Thành phố; Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 06/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về đầu tư xây dựng, cải tạo trường công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo.
Căn cứ các thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT, số 18/2018/TT-BGDĐT , số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia với trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, trường mầm non;
Căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2022-2025 của các quận, huyện, thị xã.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành kế hoạch xây dựng trường công lập đạt chuẩn quốc gia thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu chung
- Quán triệt chỉ đạo các cấp tập trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu kinh tế - xã hội tại Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII và các Nghị quyết, Chương trình, Đề án, Kế hoạch của Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố đề ra.
- Đáp ứng yêu cầu chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.
- Đến năm 2025, toàn Thành phố phấn đấu tỷ lệ trường công lập các cấp đạt chuẩn quốc gia từ 80-85%.
2. Mục tiêu cụ thể
- Duy trì, giữ vững nâng cao chất lượng các trường đã đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2016-2020;
- Phấn đấu giai đoạn 2022-2025 công nhận mới tăng thêm từ 432-552 trường công lập đạt chuẩn quốc gia (trong đó, cấp mầm non từ 153-201 trường; cấp tiểu học 163-211 trường; cấp trung học cơ sở 100-119 trường; cấp trung học phổ thông 16-21 trường).
(có phụ lục kèm theo)
- Chỉ tiêu Thành phố giao: Tỷ lệ trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia đến năm 2025 đạt 80-85%.
- Theo kế hoạch số trường mầm non và phổ thông công lập đến hết năm 2025 là 2.400 trường (dự kiến tăng 168 trường so với năm 2021).
- Theo kế hoạch số trường đạt chuẩn quốc gia đến hết năm 2025 là 2.040 trường (dự kiến tăng 552 trường so với năm 2021); Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đến hết năm 2025 là 85,0% (2.040/2.400), năm 2021 là 79%. Đầu năm 2022 thực hiện xóa chuẩn đối với 279 trường chuẩn quốc gia quá hạn công nhận lại, tỷ lệ trường công lập đạt chuẩn quốc gia là 66,7% (1.489/2.232).
1. Tăng cường vai trò lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền
- Xác định công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu quan trọng trong phát triển giáo dục và đào tạo; đồng thời là giải pháp tiên quyết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chất lượng mũi nhọn, đòi hỏi các cấp quản lý tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội trong việc triển khai thực hiện và huy động các nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn với các phong trào xây dựng nông thôn mới ở các địa phương.
- Tiếp tục tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức, hiểu rõ và thực hiện có hiệu quả việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, các tổ chức đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội cần tập trung thực hiện.
- Đối với các quận, huyện, thị xã và các đơn vị trực thuộc đưa nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2022-2025 của địa phương. Chỉ đạo các đơn vị huy động nguồn lực, bố trí đội ngũ thực hiện các nội dung xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Chỉ đạo các xã, thị trấn tập trung nguồn lực xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia gắn liền với xây dựng nông thôn mới.
- Củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo và Đoàn kiểm tra công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cấp quận, huyện, thị xã.
2. Đẩy mạnh công tác truyền thông về công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia
- Tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân và toàn thể xã hội về kết quả công tác xây dựng trường chuẩn trong thời gian qua và lộ trình, các điều kiện cần có để xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trong thời gian tới, nhằm tạo sự đồng thuận, chia sẻ, hỗ trợ đồng hành cùng với ngành Giáo dục và Đào tạo để kết quả xây dựng trường chuẩn quốc gia ngày càng được cao hơn.
- Tăng cường công tác truyền thông, vận động triển khai xây dựng trường chuẩn quốc gia gắn với xây dựng nông thôn mới. Đây là giải pháp quan trọng để mọi tầng lớp nhân dân hiểu được sự cần thiết phải xây dựng trường chuẩn quốc gia. Từ đó có trách nhiệm phối hợp với ngành giáo dục cùng thực hiện, tạo ra sự chuyển biến về nhận thức trong lãnh đạo của địa phương và nhân dân và có nhận thức đúng về việc xây dựng trường chuẩn quốc gia là một yêu cầu cần thiết, tất yếu để nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh trong giai đoạn hiện nay.
3. Thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường, lớp học trên địa bàn Thành phố
- Tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐND ngày 05/4/2012 của Hội đồng nhân dân Thành phố và Quyết định số 3075/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 của Ủy ban nhân dân Thành phố về Quy hoạch mạng lưới trường học thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Xây dựng và cập nhật Quy hoạch mạng lưới trường học vào Quy hoạch Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Tham mưu xây dựng trường học công lập các cấp nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân và đảm bảo công tác phổ cập giáo dục theo quy định.
- Đảm bảo quỹ đất để xây dựng trường học, lớp học các cấp học phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Ưu tiên nguồn kinh phí đầu tư công giai đoạn 2022-2025 để xây dựng mới, cải tạo trường, lớp học tại các điểm quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trên các địa bàn thiếu trường, lớp học; xây dựng Kế hoạch đầu tư trường đạt chuẩn quốc gia, gắn với đầu tư công giai đoạn 2022-2025 và giải quyết tình trạng thiếu trường học, lớp học.
- Ngân sách Thành phố, ngân sách các quận, huyện, thị xã ưu tiên mua sắm trang thiết bị dạy học các cấp, đảm bảo mua sắm thiết bị tối thiểu theo lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa.
- Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đã được đưa vào Kế hoạch giai đoạn 2022-2025; triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để hoàn thành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố, Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 06/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo;
- Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị trường học đồng bộ, hiện đại và đạt chuẩn quốc gia; đảm bảo cuối năm 2025 hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII về chỉ tiêu trường đạt chuẩn quốc gia;
- Các cơ sở giáo dục cân đối nguồn ngân sách, chủ động mua sắm bổ sung sách, học liệu cho thư viện trường học theo Chương trình đổi mới, đảm bảo cho giáo viên, học sinh tham khảo, dạy và học; hàng năm bổ sung sách và học liệu theo lộ trình, đáp ứng đủ cơ số đảm bảo thư viện đạt chuẩn theo quy định. Ngân sách Thành phố và ngân sách quận, huyện, thị xã theo phân cấp đảm bảo mua sắm lần đầu sách giáo khoa của Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
5. Hoàn thiện các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở vật chất trường học
- Rà soát cơ sở vật chất trường học các cấp trên địa bàn Thành phố theo các các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở vật chất, phòng học bộ môn theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT và Thông tư số 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt đối với các trường đăng ký xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia năm 2022 và giai đoạn 2022-2025.
- Hoàn thiện bổ sung cơ sở vật chất đảm bảo các tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về cơ sở vật chất, phòng học bộ môn theo quy định tại các thông tư số 17/2018/TT-BGDĐT , số 18/2018/TT-BGDĐT , số 19/2018/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường tiểu học; đối với trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học và đối với trường mầm non.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn cho các cán bộ, nhân viên làm công tác quản lý, sử dụng, bảo quản hiệu quả trang thiết bị dạy học tại các nhà trường. Thực hiện huy động tối đa điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo tốt công tác dạy và học, gắn với trách nhiệm bảo quản sử dụng có hiệu quả cho từng cán bộ, nhân viên.
6. Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện
- Ngành giáo dục và đào tạo chỉ đạo các cơ sở giáo dục tiếp tục thực hiện có hiệu quả việc đổi mới hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
- Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục gắn với thực tiễn và nghiên cứu khoa học, hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở các cấp học.
- Bám sát tiêu chuẩn về chất lượng giáo dục các cấp học theo quy chế, triển khai đồng bộ các giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở tất cả các cấp học, phấn đấu đạt và vượt tiêu chí của trường học đạt chuẩn quốc gia, đặc biệt là nâng cao tỷ lệ học sinh giỏi, giảm tối đa học sinh yếu, kém.
- Nghiên cứu triển khai các giải pháp kịp thời, hiệu quả nhằm duy trì sỉ số học sinh trên lớp, số lớp trên trường theo quy định của trường học đạt chuẩn quốc gia các cấp học, gắn với việc duy trì và phát huy chất lượng phổ cập giáo dục ở các cấp học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục
- Các quận, huyện, thị xã, Sở Giáo dục và Đào tạo rà soát, đánh giá số lượng, chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý giáo dục theo quy định của trường đạt chuẩn quốc gia đối với từng cấp học; có kế hoạch tuyển dụng, sắp xếp đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ; phân công hợp lý và đảm bảo tỷ lệ giáo viên đứng lớp theo quy định; thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Tiếp tục xây dựng, triển khai kế hoạch bồi dưỡng, tự bồi dưỡng, không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý theo Luật Giáo dục năm 2019 có phẩm chất đạo đức tốt và có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 và đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW.
8. Tăng cường huy động các nguồn lực để thực hiện kế hoạch
Tập trung huy động lồng ghép các nguồn lực; tăng cường huy động nguồn vốn ngân sách cấp huyện và các nguồn huy động hợp pháp khác để đầu tư xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
Để đảm bảo công nhận mới tăng thêm được 432-552 trường công lập đạt chuẩn quốc gia và đến năm 2025 tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia khối công lập đạt từ 80-85%, Ủy ban nhân dân Thành phố giao nhiệm vụ cho các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã thực hiện như sau:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trong việc rà soát, kịp thời bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và các điều kiện khác đáp ứng chuẩn quốc gia đối với các trường được phân cấp quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành trong việc tổ chức đánh giá ngoài để kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia.
- Chủ trì, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố tiến độ và kết quả thực hiện công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, tham mưu tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Tổng hợp hồ sơ các trường đạt chuẩn quốc gia trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét ra quyết định công nhận.
- Phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã làm tốt công tác tuyên truyền thực hiện các nội dung của Kế hoạch.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố kế hoạch ngân sách, lồng ghép các nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường học đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2022-2025;
- Ưu tiên đầu tư các nguồn lực để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, thực hiện quyết liệt để hoàn thành Nghị quyết số 02/NQ-HĐND ngày 08/4/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố, Kế hoạch số 139/KH-UBND ngày 06/5/2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về đầu tư xây dựng, cải tạo trường học công lập để đủ điều kiện đạt chuẩn quốc gia, nâng cấp hệ thống y tế và tu bổ, tôn tạo di tích trong giai đoạn 2022-2025 và các năm tiếp theo;
- Phấn đấu đến cuối năm 2025 hoàn thành Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVII về chỉ tiêu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
- Thẩm định chủ trương các dự án mở rộng, cải tạo, xây dựng trường học mới phải đảm bảo đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất và diện tích theo quy định.
3. Sở Tài chính
- Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, Sở Tài chính phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan, tham mưu trình Ủy ban nhân dân Thành phố bố trí kinh phí sự nghiệp thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch theo phân cấp của Thành phố.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị có liên quan, tham mưu, bố trí nguồn vốn đầu tư xây dựng theo phân cấp của Thành phố; các nguồn vốn huy động hợp pháp khác theo quy định của pháp luật. Bố trí đủ kinh phí để xây dựng các trường đúng quy định về cơ sở vật chất trường học, đảm bảo đủ các trang thiết bị trường học theo quy định trường đạt chuẩn quốc gia.
- Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư đôn đốc công tác giải ngân và tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các quận, huyện, thị xã khi thực hiện Kế hoạch.
- Chỉ đạo Trung tâm mua sắm tài sản công và thông tin tư vấn, tài chính tổ chức đấu thầu mua sắm đảm bảo tiến độ, chất lượng hàng hóa mua sắm thuộc các dự án xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
4. Sở Nội vụ
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc bổ nhiệm, tuyển dụng đội ngũ cho xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia theo quy định hiện hành.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã trong việc tuyển dụng, sắp xếp đội ngũ đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu bộ môn, đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ; phân công hợp lý và đảm bảo tỷ lệ giáo viên đứng lớp theo quy định; thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố tăng cường công tác đào tạo bồi dưỡng đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đảm bảo thực hiện đúng lộ trình quy định, đáp ứng yêu cầu của Luật Giáo dục 2019.
5. Sở Quy hoạch - Kiến trúc
- Phối hợp với các Sở, ngành của Thành phố trong việc thực hiện quy hoạch mạng lưới trường lớp trên địa bàn Thành phố, đảm bảo bố trí đủ diện tích đất để xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
- Chủ trì, tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân Thành phố báo cáo Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy cho phép điều chỉnh quy hoạch trên cơ sở các báo cáo của các quận, huyện, thị xã đối với các dự án trường học không đảm bảo diện tích theo quy định.
- Tham gia kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch của các quận, huyện, thị xã.
6. Sở Xây dựng
- Hướng dẫn công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế và dự toán xây dựng các trường học, nhà lớp học theo quy định pháp luật về xây dựng khi có đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã hoặc Chủ đầu tư các dự án.
- Chủ trì thẩm định theo thẩm quyền các dự án xây mới, sửa chữa, cải tạo có trong Kế hoạch theo đảm bảo tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng hiện hành.
- Tham gia kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện Kế hoạch của các quận, huyện, thị xã.
7. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện quan tâm đầu tư xây dựng trường, lớp học theo chương trình Nông thôn mới; các trường khu vực trong hành lang thoát lũ.
- Chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân các huyện quan tâm công tác đầu tư, cung cấp hệ thống nước sạch cho các nhà trường, đặc biệt là các trường thuộc các huyện khó khăn, xa trung tâm.
8. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành có liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã cập nhật vào Danh mục công trình, dự án thu hồi đất; chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa (nếu có) và Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trình cấp thẩm quyền phê duyệt.
9. Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban ngành trong việc bố trí, đảm bảo nguồn kinh phí thực hiện kế hoạch theo phân cấp ngân sách hiện hành và quy định của pháp luật.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện xây dựng đạt và vượt chỉ tiêu, đảm bảo tiến độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia đối với các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc theo phân cấp quản lý.
- Chỉ đạo quyết liệt, tập trung các nguồn lực, đảm bảo đủ điều kiện công nhận công nhận mới năm 2022 và giai đoạn 2022-2025. Ưu tiên thực hiện đầu tư cho các trường công nhận lại, tiếp đến đầu tư cho trường công nhận mới.
- Có giải pháp bổ sung quỹ đất, phân luồng, phân tuyến tuyển sinh đảm bảo quy mô trường, lớp, số học sinh/lớp, bình quân diện tích đất/học sinh theo quy định để hoàn thành công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia năm 2022 và kế hoạch giai đoạn 2022-2025.
- Tổng hợp báo cáo về Sở Quy hoạch - Kiến trúc đối với những trường không đảm bảo diện tích theo quy định.
Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội yêu cầu các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã nghiêm túc triển khai và thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
KẾ HOẠCH CÔNG NHẬN MỚI TRƯỜNG CÔNG LẬP ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
GIAI ĐOẠN 2022 - 2025
(Kèm theo Kế hoạch số 236/KH-UBND ngày 31/8/2022 của UBND thành phố Hà Nội)
TT |
Quận/Huyện |
Đã thực hiện năm 2021 |
Kế hoạch giai đoạn 2022-2025 |
Ghi chú |
||||
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
Tổng cộng |
||||
|
Tổng cộng |
73 |
194 |
130 |
114 |
114 |
552 |
|
|
Mầm non |
34 |
76 |
45 |
40 |
40 |
201 |
|
|
Tiểu học |
21 |
56 |
54 |
52 |
49 |
211 |
|
|
THCS |
14 |
50 |
28 |
19 |
22 |
119 |
|
|
THPT |
4 |
12 |
3 |
3 |
3 |
21 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Ba Đình |
4 |
1 |
2 |
2 |
3 |
8 |
|
2 |
Ba Vì |
12 |
25 |
10 |
5 |
4 |
44 |
|
3 |
Bắc Từ Liêm |
1 |
3 |
2 |
1 |
3 |
9 |
|
4 |
Cầu Giấy |
0 |
6 |
1 |
0 |
3 |
10 |
|
5 |
Chương Mỹ |
3 |
3 |
10 |
3 |
7 |
23 |
|
6 |
Đan Phượng |
1 |
3 |
0 |
2 |
3 |
8 |
|
7 |
Đông Anh |
7 |
10 |
10 |
19 |
11 |
50 |
|
8 |
Đống Đa |
0 |
3 |
1 |
3 |
2 |
9 |
|
9 |
Gia Lâm |
4 |
4 |
3 |
0 |
1 |
8 |
|
10 |
Hà Đông |
2 |
4 |
5 |
3 |
3 |
15 |
|
11 |
Hai Bà Trưng |
0 |
2 |
3 |
2 |
4 |
11 |
|
12 |
Hoài Đức |
3 |
3 |
3 |
4 |
6 |
16 |
|
13 |
Hoàn Kiếm |
|
1 |
2 |
2 |
0 |
5 |
|
14 |
Hoàng Mai |
1 |
3 |
6 |
10 |
2 |
21 |
|
15 |
Long Biên |
4 |
3 |
5 |
3 |
1 |
12 |
|
16 |
Mê Linh |
3 |
7 |
2 |
3 |
9 |
21 |
|
17 |
Mỹ Đức |
4 |
12 |
4 |
4 |
4 |
24 |
|
18 |
Nam Từ Liêm |
0 |
1 |
1 |
3 |
0 |
5 |
|
19 |
Phú Xuyên |
0 |
13 |
7 |
3 |
2 |
25 |
|
20 |
Phúc Thọ |
2 |
9 |
6 |
3 |
4 |
22 |
|
21 |
Quốc Oai |
2 |
3 |
5 |
3 |
1 |
12 |
|
22 |
Sóc Sơn |
4 |
7 |
5 |
10 |
18 |
40 |
|
23 |
Sơn Tây |
1 |
2 |
2 |
0 |
4 |
8 |
|
24 |
Tây Hồ |
2 |
3 |
1 |
0 |
0 |
4 |
|
25 |
Thanh Oai |
2 |
12 |
5 |
5 |
0 |
22 |
|
26 |
Thanh Trì |
1 |
5 |
3 |
3 |
2 |
13 |
|
27 |
Thanh Xuân |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
5 |
|
28 |
Thạch Thất |
1 |
2 |
6 |
8 |
7 |
23 |
|
29 |
Thường Tín |
0 |
15 |
7 |
3 |
0 |
25 |
|
30 |
Ứng Hòa |
4 |
16 |
8 |
3 |
4 |
31 |
|
31 |
Sở GDĐT |
4 |
12 |
4 |
3 |
4 |
23 |
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.