ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 233/KH-UBND |
Nghệ An, ngày 05 tháng 5 năm 2020 |
Thực hiện Kế hoạch số 227-KH/TU ngày 17/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII) về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện, cụ thể như sau:
- Quán triệt, triển khai và tổ chức thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 227/KH-TU ngày 12/02/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XII) nhằm nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, doanh nghiệp và người lao động về tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.
- Xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích của các bên; hạn chế đến mức thấp nhất việc xảy ra các vụ tranh chấp lao động và đình công không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Các cơ quan, đơn vị, địa phương và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh căn cứ Kế hoạch này cụ thể hóa các nhiệm vụ và giải pháp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới.
1. Thực hiện có hiệu quả và thiết thực công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trong các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp dân doanh bằng nhiều hình thức phù hợp, trực tiếp đến người lao động và người sử dụng lao động.
2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về lao động, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ xây dựng quan hệ lao động; phát huy vai trò tham gia của tổ chức công đoàn, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong việc phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động để đối thoại, thương lượng, giải quyết tranh chấp lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
3. Triển khai thực hiện thường xuyên công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung vào các nội dung như: tuyển dụng, sử dụng lao động, chính sách tiền lương, tiền thưởng, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc, thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể trong doanh nghiệp, nhất là ở những doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động, thường xuyên xảy ra tranh chấp lao động và đình công; thường xuyên theo dõi và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp kéo dài dẫn đến đình công.
4. Đẩy mạnh thực hiện chương trình phát triển đoàn viên và thành lập tổ chức công đoàn ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, nhất là doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động; kiện toàn, củng cố và đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn các cấp, nhất là công đoàn trong các doanh nghiệp.
5. Hỗ trợ, tư vấn cho người lao động thực hiện tốt các quy định của pháp luật về lao động, pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, pháp luật về công đoàn. Triển khai các hoạt động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động; nâng cao đời sống văn hóa, vật chất và tinh thần cho người lao động; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động, Luật Bình đẳng giới...và các văn bản hướng dẫn thi hành; thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động, đổi mới hình thức nội dung và phương pháp tuyên truyền, làm chuyển biến nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người lao động và người sử dụng lao động.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan; UBND các huyện, thành phố, thị xã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội tập trung vào những nội dung vi phạm thường xảy ra tranh chấp; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan thường xuyên theo dõi và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp kéo dài dẫn đến đình công.
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định thay thế Quyết định số 74/2009/QĐ-UBND ngày 13/8/2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định giải quyết đình công không theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
- Tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (viết tắt là BHXH, BHYT, BHTN), nhất là quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người tham gia, đảm bảo cho người lao động tiếp cận được đầy đủ thông tin về chính sách BHXH, BHYT, BHTN; hướng dẫn các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện đúng các chế độ về BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật.
- Triển khai thực hiện và chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội, giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.
- Phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh và Sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát việc thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN; phát hiện và đề nghị xử lý kịp thời các hành vi nợ, gian lận, trốn đóng bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp.
3. Ban Quản lý Khu Kinh tế Đông Nam
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành liên quan triển khai, hướng dẫn thực hiện Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm xã hội, Luật An toàn vệ sinh lao động... và các văn bản hướng dẫn thi hành, tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động, bám sát thực hiện các quy định của pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động, đình công đối với các doanh nghiệp trong khu kinh tế, khu công nghiệp.
- Tổ chức và phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp trong khu kinh tế, các khu công nghiệp.
- Phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh, các ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất với các cấp có thẩm quyền về quy hoạch xây dựng nhà ở, thiết chế văn hóa cho người lao động trong khu kinh tế, các khu công nghiệp; phối hợp với Liên đoàn lao động tỉnh chỉ đạo công tác phát triển đoàn viên và thành lập tổ chức công đoàn đối với các doanh nghiệp trong khu kinh tế, các khu công nghiệp.
Phối hợp các ngành chức năng thường xuyên nắm bắt tình hình về an ninh trật tự các cơ quan, doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp có nhiều lao động, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài. Chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn với các dấu hiệu hoạt động móc nối, lôi kéo, kích động công nhân đình công, lãn công gây phức tạp về an ninh trật tự. Chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ quản lý chặt chẽ cư trú, hoạt động của người nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để chủ động phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự.
Hướng dẫn, tuyên truyền phổ biến Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; phối hợp các Sở, ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo đối với các cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương về tình hình thực hiện sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan phát thanh truyền hình, báo chí trên địa bàn tăng cường tuyên truyền các nội dung, chính sách pháp luật về lao động nhằm nâng cao nhận thức của ngành, các cấp, doanh nghiệp và người lao động về tầm quan trọng của việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới. Qua đó, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các bên, hạn chế các mâu thuẫn phát sinh từ quan hệ lao động, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao đời sống người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã theo mô hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước và các quy định hiện hành.
8. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp đối thoại, lương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.
- Triển khai thực hiện chương trình phát triển đoàn viên công đoàn và thành lập tổ chức công đoàn ở những doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn, nhất là doanh nghiệp dân doanh, doanh nghiệp có sử dụng nhiều lao động; kiện toàn, củng cố và đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn các cấp, nhất là công đoàn trong doanh nghiệp.
- Thúc đẩy hoạt động hỗ trợ, tư vấn pháp luật cho người lao động; chỉ đạo các cấp công đoàn chủ động thực hiện đối thoại tại nơi làm việc và phối hợp tổ chức hội nghị người lao động, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp. Triển khai các hoạt động nâng cao ý thức pháp luật của người lao động, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của người lao động.
9. Các Sở, ban, ngành liên quan
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của ngành tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp thuộc ngành thực hiện đúng, đầy đủ, kịp thời các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của Luật lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công đoàn...
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Chủ trì, phối hợp với công đoàn cùng cấp, các ngành, đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác vận động tuyên truyền phổ biến pháp luật lao động đến với người sử dụng lao động, người lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Tổ chức theo dõi, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật lao động, pháp luật về Bảo hiểm xã hội trong các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn.
- Chủ động nắm chắc tình hình và kịp thời giải quyết các vướng mắc, mâu thuẫn phát sinh trong quan hệ lao động, không để tranh chấp lao động dẫn đến đình công; chủ động giải quyết tranh chấp lao động tập thể xảy ra trên địa bàn theo quy định của pháp luật. Phối hợp với công đoàn cùng cấp vận động thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp; quản lý chặt chẽ việc thành lập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ, mục đích theo quy định của pháp luật.
11. Hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, phổ biến Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và các quy định liên quan đến quan hệ lao động; chủ động nắm bắt các vấn đề nảy sinh trong hoạt động của các doanh nghiệp, hợp tác xã có liên quan đến vấn đề quan hệ lao động; đề xuất cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các giải pháp nhằm tháo gỡ những vướng mắc về cơ chế, chính sách, những tồn tại, khó khăn trong thực hiện chính sách lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, thực hiện quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
- Thúc đẩy các hoạt động đối thoại tại nơi làm việc, thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, cải thiện điều kiện làm việc và chất lượng bữa ăn ca cho người lao động. Triển khai thực hiện các hoạt động thiết thực nâng cao năng lực cho hội doanh nghiệp thực hiện tốt chức năng đại diện người sử dụng lao động để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc phát triển quan hệ lao động.
12. Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Thực hiện tốt các quy định của pháp luật về tuyển dụng lao động, hợp đồng lao động, trả lương, thưởng, trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, trích nộp kinh phí công đoàn và thực hiện các chế độ, nghĩa vụ khác theo quy định, không để xảy ra các trường hợp vi phạm về pháp luật lao động trên địa bàn tỉnh; thực hiện nghiêm các quy định về xây dựng thang lương, bảng lương, định mức lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
- Hỗ trợ tạo điều kiện thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, hoạt động theo đúng quy định của pháp luật và điều lệ; phối hợp với các tổ chức đoàn thể và các cơ quan chức năng liên quan chăm lo cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, giải quyết các tranh chấp lao động ngay tại doanh nghiệp khi mới phát sinh theo đúng quy định.
1. Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các đơn vị liên quan có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch này; báo cáo kết quả thực hiện gửi Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 30 tháng 11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo cấp trên theo quy định.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan theo dõi đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; ngày 15 tháng 12 hàng năm báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.