ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2300/KH-UBND |
Quảng Bình, ngày 15 tháng 10 năm 2021 |
Trong 9 tháng đầu năm 2021, đặc biệt là trong Quý III vừa qua, diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến hầu hết các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trong tỉnh. UBND tỉnh đã triển khai thực hiện quyết liệt nhiều biện pháp để kiểm soát dịch bệnh và đã đạt được những kết quả tích cực như: dịch bệnh được kiểm soát, số ca nhiễm COVID-19 giảm sâu, nhiều địa bàn kết thúc giãn cách xã hội và trở lại trạng thái bình thường mới.
Nhằm hướng đến mục tiêu kiểm soát dịch bệnh COVID-19, sớm phục hồi kinh tế sau đại dịch, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, tạo thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và dự toán NSNN năm 2021, tạo tiền đề để thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm 2021-2025 mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra. Căn cứ Nghị quyết số 107/NQ-CP ngày 11/9/2021 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021, Thông báo số 319-TB/TU ngày 24/9/2021 của Thường trực Tỉnh ủy về tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Bình trong điều kiện mới gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19, nội dung như sau:
Dự báo thời gian tới, diễn biến dịch bệnh trên phạm vi cả nước và trong tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, kéo dài; có thể có nhiều biến chủng vi rút mới, tạo nên nhiều yếu tố khó lường, chưa kiểm soát hết; nguy cơ tiếp diễn tình trạng xâm nhập các ca bệnh COVID-19 vào tỉnh ta từ các ổ dịch trong nước, nhất là người dân về từ các tỉnh thành phía Nam và qua con đường nhập cảnh vẫn là rất lớn.
Tình hình thị trường phục hồi còn chậm, trong khi tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị và tình trạng đình trệ sản xuất, suy thoái toàn cầu vẫn chưa thể khắc phục ngay trong thời gian ngắn và dự báo sẽ tiếp tục ảnh hưởng lớn tới các ngành kinh tế của cả nước nói chung và của Quảng Bình nói riêng, nhất là những ngành, sản phẩm có đầu vào, đầu ra phụ thuộc vào thị trường quốc tế như du lịch, dệt may, chế biến gỗ, nông sản...Làn sóng người lao động di chuyển khỏi các tỉnh, thành phố lớn về quê, đòi hỏi phải giải quyết việc làm, an sinh xã hội cho số lao động này.
Hiện nay, Chính phủ, các tỉnh thành trong cả nước và các cấp, các ngành của tỉnh đang nỗ lực để kiểm soát dịch bệnh, phấn đấu có thể kiểm soát trong cuối năm 2021, khi tiến độ tiêm vắc xin được đẩy nhanh và dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng vào quý II năm 2022. Do đó, việc xác định các mốc thời gian tiêm phủ vắc xin sẽ là yếu tố quyết định chính đến khả năng thực hiện các phương án, kế hoạch phục hồi, phát triển kinh tế.
Trên cơ sở các kịch bản, phương án phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh trong trạng thái mới[1], các sở, ban, ngành địa phương cần triển khai các nhiệm vụ được giao theo các mốc thời gian phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu về phục hồi và phát triển KT-XH đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.
II. QUAN ĐIỂM, MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Quan điểm
Thực hiện quan điểm của Chính phủ chuyển trạng thái từ mục tiêu “không có COVID” sang “thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19” để thực hiện vừa phòng chống dịch có hiệu quả, vừa khôi phục và thúc đẩy phát triển KT-XH.
2. Mục đích
a) Thúc đẩy phục hồi kinh tế trong bối cảnh tỉnh Quảng Bình và cả nước dần kiểm soát được ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
b) Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX), hộ kinh doanh và người dân khôi phục dần và đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, triển khai thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh COVID-19, qua đó góp phần hoàn thành cao nhất mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch năm 2021 và giữ ổn định tăng trưởng kinh tế, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh khi dịch được kiểm soát, tạo đà cho tăng trưởng trong năm 2022.
c) Đề ra kế hoạch rõ ràng để phục hồi sản xuất; phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc áp dụng mô hình sản xuất, kinh doanh, hiệu quả an toàn phòng chống dịch. Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành địa phương liên quan bảo đảm hiệu quả, thực chất trong xử lý các khó khăn, vướng mắc cho DN, HTX, hộ kinh doanh và người dân.
d) Đảm bảo an sinh xã hội, việc làm, chăm lo sức khỏe và đời sống cho người cân.
đ) Đảm bảo công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
3. Yêu cầu
a) Đảm bảo các nguyên tắc: (1) Y tế là trụ cột, là trung tâm; (2) Kinh tế là cơ sở, là nền tảng; (3) Dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; (4) Ổn định chính trị - xã hội là trọng yếu và thường xuyên; (5) Vaccine, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; (6) An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.
b) Chú trọng hiệu quả, lấy DN, HTX, hộ kinh doanh và người dân làm trung tâm phục vụ, đồng thời là chủ thể tham gia phòng, chống dịch.
c) Phát huy, tôn trọng sự chủ động, sáng tạo của DN trong việc triển khai áp dụng các mô hình sản xuất kinh doanh phù hợp; đảm bảo mỗi DN là một “pháo đài” an toàn phòng, chống dịch.
1. Phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19
1.1. Mục tiêu
Để từng bước khôi phục hoàn toàn các hoạt động kinh tế cần phải tạo miễn dịch cộng đồng thông qua đẩy mạnh kế hoạch tiêm sớm và đủ liều vắc xin. Mục tiêu tiêm vắc xin trên địa bàn tỉnh như sau:
- Trong năm 2021, tối thiểu 50% người từ 18 tuổi trở lên được tiêm vắc xin phòng COVID-19; Trường hợp khả năng cung ứng vắc xin tốt, có thể tiêm đủ 2 mũi cho 92% dân số từ 18 tuổi trở lên.
- Đến hết Quý I/2022, trên 70% toàn bộ người dân trong tỉnh được tiêm vắc xin phòng COVID-19, cơ bản tạo được miễn dịch cộng đồng.
1.2. Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
a) Khẩn trương xây dựng kịch bản, phương án phòng, chống dịch COVID-19 của tỉnh trong trạng thái mới để triển khai thực hiện; có tính đến các phương án để thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, bảo đảm phù hợp với tình hình thực tiễn của tỉnh (trong đó chú trọng nội dung huy động y tế tư nhân trong công tác phòng, chống dịch; tăng cường phối hợp, hỗ trợ trong triển khai phòng, chống dịch với 02 tỉnh lân cận Hà Tĩnh, Quảng Trị và các địa phương trong vùng Bắc Trung Bộ).
b) Công tác đánh giá mức độ nguy cơ; truy vết, cách ly, giám sát, xét nghiệm; công tác điều trị, các nhiệm vụ khác để phòng, chống COVID-19 và chăm sóc sức khỏe nhân dân thực hiện theo hướng dẫn của của Bộ Y tế và căn cứ tình hình cụ thể của địa phương để triển khai các biện pháp phòng chống dịch phù hợp. Áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội theo phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể tùy vào tình hình cụ thể.
c) Thực hiện kế hoạch tiêm vắc-xin có hiệu quả, trong đó ưu tiên cho các đối tượng theo Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/02/2021 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vắc xin phòng COVID-19, các đối tượng ưu tiên được bổ sung[2] theo Công văn số 2079/UBND-KGVX ngày 24/9/2021 của UBND tỉnh về việc bổ sung các đối tượng tiêm vắc xin phòng COVID-19; đồng thời căn cứ tình hình dịch COVID-19 và lượng vắc xin được phân bổ để bổ sung các đối tượng: lao động làm việc trong các DN sản xuất, kinh doanh, HTX, hộ kinh doanh, lao động du lịch...
2.1. Mục tiêu
- Tập trung cải cách thực chất các thủ tục hành chính (TTHC); tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ khôi phục, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN, HTX, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19; giảm thiểu tối đa số DN, HTX, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh, chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch COVID-19.
- Chỉ đạo thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, hỗ trợ DN trong sản xuất kinh doanh theo hướng các chính sách thuộc thẩm quyền của tỉnh cần phải triển khai thực hiện ngay, đồng thời cụ thể hóa kịp thời các chủ trương, chính sách của trung ương.
2.2. Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
a) Đẩy mạnh cải cách các TTHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước
- Khẩn trương rà soát, cải cách TTHC theo hướng đơn giản hóa, tiết kiệm chi phí, tạo điều kiện cho DN, HTX, hộ kinh doanh sản xuất, kinh doanh trên tinh thần của Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 12/5/2020 của Chính phủ về ban hành Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025; trong đó chú trọng phương án xử lý vướng mắc do quy định chồng chéo giữa các văn bản quy phạm pháp luật về đầu tư, quy hoạch, đất đai, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, DN...
- Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu kỹ các quy định, chính sách được ban hành[3] để chỉ đạo, hướng dẫn thống nhất, đồng bộ về tận xã, phường, thị trấn để tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho DN, HTX, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch. Khó khăn, vướng mắc ở ngành, địa phương, đơn vị nào thì ngành, địa phương, đơn vị đó kịp thời tháo gỡ, không để tồn đọng, kéo dài thời gian, không đẩy việc lên cấp trên; mọi hoạt động phải có thời hạn cụ thể (trường, hợp cần thiết cần bố trí làm thêm ngoài giờ hành chính), không lãng phí, để thời gian chết, gây thiệt hại cho DN.
- Không ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện trái với quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và của các bộ ngành về lưu thông hàng hóa; Tạm dừng, giãn, hoãn các cuộc kiểm tra, thanh tra DN, HTX, hộ kinh doanh chưa cần thiết đã có trong kế hoạch năm 2021 và tổ chức thực hiện vào thời gian phù hợp sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát; Xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp cán bộ, công chức gây khó khăn, nhũng nhiễu DN, HTX, hộ kinh doanh.
- Đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý và phòng chống dịch bệnh và phục hồi hoạt động KT-XH. Xây dựng phương án tiếp nhận, xử lý hồ sơ qua mạng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho DN, tổ chức, cá nhân thực hiện các TTHC theo các cấp độ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Đẩy mạnh xử lý TTHC, hồ sơ công việc cơ quan hành chính các cấp trên môi trường mạng; phổ biến, nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng ứng dụng công nghệ số, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho cán bộ, công chức, viên chức.
- Xem xét giải quyết kịp thời, đúng quy định các vấn đề liên quan đến tài chính và nhân lực của lực lượng tuyến đầu phòng, chống dịch COVID-19, đặc biệt là đối với các đơn vị y tế.
- Chủ động kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ, các bộ, ngành trung ương các cơ chế, giải pháp ở cấp Trung ương theo ngành, lĩnh vực và địa phương mình quản lý.
b) Xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh trong điều kiện mới
- Đánh giá đầy đủ khả năng của DN, HTX, hộ kinh doanh trong việc đáp ứng yêu cầu an toàn phòng chống dịch khi áp dụng các mô hình: “Một cung đường, hai điểm đến”, “Ba tại chỗ”,... và vận dụng sáng tạo, linh hoạt cách làm hay, mô hình phù hợp với thực tế địa phương để hướng dẫn các DN, HTX, hộ kinh doanh xây dựng phương án sản xuất, lưu thông hàng hóa, đi lại và ăn ở của người lao động bảo đảm an toàn tuyệt đối phòng, chống dịch COVID-19.
- Thông qua phương án sản xuất kinh doanh của các DN trên địa bàn, bảo đảm vừa duy trì sản xuất kinh doanh vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Hạn chế tối đa đóng cửa toàn bộ nhà máy, HTX, hộ kinh doanh nhưng phải an toàn phòng, chống dịch; xem xét có giải pháp chống dịch hợp lý tại các DN, khu công nghiệp đảm bảo không đóng cửa toàn bộ nhà máy, khu công nghiệp khi xuất hiện một vài ca F0.
c) Bảo đảm lưu thông thông suốt, hiệu quả, an toàn
- Tiếp tục thực hiện thống nhất phân luồng vận tải đồng bộ với các địa phương khác trong cả nước, tạo điều kiện để vận chuyển hàng hóa an toàn, thông suốt trên nguyên tắc đơn giản hoá thủ tục, nhanh chóng, thuận lợi, không để xảy ra tiêu cực, làm tăng chi phí của DN, HTX, hộ kinh doanh; không tạo ra các loại giấy phép “con”, các điều kiện cản trở lưu thông hàng hóa, nhưng phải có các giải pháp kiểm soát phòng chống dịch, đặc biệt là tại các khu vực cửa khẩu, cảng biển,...
- Phối hợp chặt chẽ trong quản lý và thống nhất phương án di chuyển của người lao động giữa các địa phương. Triển khai có hiệu quả, kịp thời Quyết định số 1740/QĐ-BGTVT ngày 30/9/2021 của Bộ Giao thông Vận tải hướng dẫn tạm thời về tổ chức hoạt động vận tải hành khách của 5 lĩnh vực (đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không) đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và các Quy định điều chỉnh, thay thế (nếu có).
d) Tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa
- Tăng cường cung cấp thông tin thị trường và xúc tiến thương mại để kết nối cung cầu, gắn sản xuất với lưu thông và tiêu thụ hàng hóa, trong đó chú trọng đến các mặt hàng nông sản. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” theo tinh thần Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư.
- Kết nối chuỗi giá trị và vùng nguyên liệu; kết nối tiêu thụ sản phẩm của tỉnh với các kênh phân phối, hệ thống siêu thị, các DN, thương nhân trong và ngoài tỉnh thông qua các hình thức trực tiếp và trực tuyến, thiết thực, hiệu quả và đảm bảo công tác phòng, chống dịch Covid-19.
- Đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử và sự gắn kết giữa thương mại điện tử với các loại hình hoạt động thương mại truyền thống. Đẩy mạnh kết nối tiêu thụ hàng hóa trên các sàn thương mại điện tử. Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2021 - 2025.
đ) Các giải pháp hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiến cho DN, HTX, hộ kinh doanh
- Các sở, ngành, địa phương theo chức năng quản lý, nhiệm vụ được phân công triển khai kịp thời, đồng bộ các gói chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho DN, HTX, hộ kinh doanh theo các Nghị quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hướng dẫn của các Bộ ngành trung ương theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi, thời gian được áp dụng chính sách cho phù hợp với diễn biến dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh và nguồn huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho phòng, chống dịch COVID-19 để xem xét ban hành hoặc trình HĐND tỉnh ban hành một số chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN, HTX, hộ kinh doanh và hỗ trợ phục hồi KT-XH theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và của Tỉnh[4].
e) Các giải pháp ổn định, phát triển thị trường lao động
- Rà soát, xây dựng phương án hỗ trợ cho các DN tại địa phương, thu hút lực lượng lao động quay trở lại làm việc trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, các cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm duy trì và phát huy tốt các chuỗi sản xuất hiện có (đặc biệt là các DN, cơ sở sản xuất may mặc, chế biến gỗ...).
- Xây dựng phương án hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động từ các địa phương khác trở về (trong đó chú trọng chính sách đào tạo nghề ngắn hạn, tận dụng, nguồn nhân lực là lao động có tay nghề muốn ở lại địa phương).
- Xem xét cho phép áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm, có thể làm thêm nhiều hơn quy định trong tháng (tuy nhiên vẫn đảm bảo không quá tổng thời gian làm thêm trong cả năm theo quy định của pháp luật về lao động) để tạo điều kiện cho các DN tăng ca sản xuất, bảo đảm kịp tiến độ giao hàng, đặc biệt là đối với đơn hàng dệt may xuất khẩu...
- Khẩn trương triển khai các chính sách và chi trả tiền hỗ trợ cho người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 nhanh chóng, kịp thời, đúng quy định. Huy động tối đa các nguồn lực hiện có, nhất là hợp tác công tư để hỗ trợ cho người lao động tại các DN, HTX, hộ kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho người lao động.
- Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tư vấn, giới thiệu việc làm. Về lâu dài, tổ chức phối hợp, kết nối với các tỉnh, thành phố có nhiều khu công nghiệp, khu kinh tế cần tuyển nhiều lao động để kịp thời tư vấn, giới thiệu, giải quyết việc làm cho người lao động.
3. Đẩy mạnh thu hút và giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội
3.1. Mục tiêu
- Tiếp tục tập trung mục tiêu đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 là nhiệm vụ hết sức quan trọng của năm 2021 của các cấp, các ngành, địa phương theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2021. Phấn đấu đến 31/12/2021 đạt tỷ lệ giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2021 theo mục tiêu Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
- Tiếp tục thực hiện linh hoạt, sáng tạo các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh, thực hiện nghiêm 10 cam kết của Lãnh đạo tỉnh tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2021 nhằm thu hút đầu tư có trọng điểm, có hiệu quả phù hợp với tình hình mới.
3.2. Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
a) Đầu tư công:
- Đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc, có hiệu quả các Nghị quyết của Chính phủ, các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Tỉnh ủy, UBND tỉnh về đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2021[5] và các quy định, hướng dẫn có liên quan để chú trọng thực hiện các nhiệm vụ:
+ Ban hành phương án hoạt động xây dựng theo các cấp độ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh.
+ Nắm bắt khó khăn, vướng mắc, các nút thắt trong thị trường nguyên, vật liệu xây dựng để đề xuất tháo gỡ cho các DN, nhà thầu xây dựng.
+ Tiếp tục rà soát các quy định pháp luật liên quan đến các thủ tục về đầu tư công, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công còn bất cập để kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, nhất là các quy định về xây dựng, đất đai, tài nguyên.
- Tổ Công tác về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh chỉ đạo quyết liệt và có kế hoạch, lộ trình cụ thể thúc đẩy thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công, nhất là các dự án quan trọng, cấp bách; phân công cụ thể nhiệm vụ đối với các tổ chức, cá nhân liên quan và các đồng chí lãnh đạo phụ trách; xử lý kịp thời, hiệu quả những vấn đề phát sinh để phấn đấu đạt được mục tiêu giải ngân đề ra của năm 2021 và giai đoạn tiếp theo, trong đó chú trọng:
+ Yêu cầu chủ đầu tư xây dựng kế hoạch giải ngân và cam kết tiến độ giải ngân của từng dự án, trường hợp giải ngân không đạt tiến độ theo cam kết, xem xét điều chuyển vốn cho dự án có tiến độ giải ngân tốt, có nhu cầu bổ sung vốn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, đồng thời xem đây là tiêu chí để đánh giá cán bộ năm 2021; xem xét điều chuyển chủ đầu tư dự án theo thẩm quyền.
+ Tập trung hoàn thành các thủ tục để triển khai nhanh Dự án động lực Đường ven biển và Cầu Nhật Lệ 3 và 08 dự án khởi công mới tại các huyện, thị xã, thành phố đã được giao vốn NSTW năm 2021, phấn đấu giải ngân 100% số vốn bố trí.
b) Thu hút nhà đầu tư:
- Chỉ đạo quyết liệt, giải quyết các khó khăn, vướng mắc để tạo điều kiện cho nhà đầu tư triển khai các dự án trọng điểm đảm bảo tiến độ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là các dự án năng lượng, hạ tầng du lịch, các dự án Khu nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn tỉnh....
- Triển khai kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện các cam kết sau Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2021; tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư cho các DN theo các chương trình, chính sách ưu đãi của Chính phủ và của tỉnh.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư phù hợp với quy định về phòng, chống dịch, hướng tới các nhà đầu tư có thương hiệu, có năng lực, có khả năng triển khai thực hiện dự án và ưu tiên các dự án có mục tiêu góp phần phục hồi kinh tế. Chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết, nhất là hạ tầng, mặt bằng, nguồn nhân lực để chủ động đón bắt thời cơ, thu hút nguồn lực bên ngoài, đón đầu cơ hội từ làn sóng dịch chuyển đầu tư sau đại dịch Covid-19.
4. Phục hồi, phát triển các ngành kinh tế gắn với phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19
4.1. Mục tiêu
- Nông, lâm, ngư nghiệp: Tổ chức thực hiện sản xuất nông nghiệp đảm bảo an toàn, cung ứng đủ lương thực tại chỗ và đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo sản xuất, lưu thông, tiêu thụ nông sản, không làm đứt gãy chuỗi sản xuất nông nghiệp; phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2021 và tiến đến phục hồi, phát triển nông nghiệp gắn với phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Công nghiệp: Xây dựng và hình thành các mô hình DN, khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn trong điều kiện có dịch COVID-19. Từng bước phục hồi và duy trì một số ngành công nghiệp quan trọng (sản xuất điện, nước, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, sản xuất chế biến thực phẩm và nông sản, sản xuất trang phục...) và có một số năng lực mới tăng thêm về lĩnh vực điện, năng lượng tái tạo; cùng với các chính sách của nhà nước được ban hành và hỗ trợ kịp thời cho DN phấn đấu góp phần tăng trưởng công nghiệp trong năm 2021 và các năm tiếp theo.
- Thương mại - Dịch vụ: Đảm bảo các điều kiện cho thương mại - dịch vụ hoạt động trở lại bình thường theo lộ trình; ổn định chỉ số giá tiêu dùng, giá cả và lưu thông hàng hóa trên địa bàn phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất; hỗ trợ tối đa hoạt động thông quan, thúc đẩy xuất nhập khẩu, chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại.
- Du lịch: Trong năm 2021 phấn đấu phục hồi một số hoạt động phục vụ khách du lịch với các điều kiện hạn chế để đảm bảo quy định an toàn phòng, chống dịch COVID-19; giải quyết việc làm và an sinh xã hội trong chiến lược phát triển du lịch bền vững, chuẩn bị sẵn sàng cho việc khôi phục các hoạt động du lịch trong trạng thái bình thường mới, tạo tiền đề để đến hết năm 2022 khôi phục hoàn toàn các hoạt động kinh doanh du lịch, nâng cao năng lực cạnh tranh và thương hiệu của điểm đến Quảng Bình.
4.2. Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
a) Phục hồi, phát triển sản xuất nông nghiệp
- Tích cực triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ và Văn bản số 2193/UBND-KT ngày 05/10/2021 của UBND tỉnh về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia vào chuỗi liên kết tiêu thụ nông, lâm, thủy, sản. Có phương án sản xuất đảm bảo phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong thời kỳ giãn cách xã hội, các tháng cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán 2022.
- Triển khai sản xuất vụ Đông Xuân 2021-2022 phù hợp với từng địa phương, có phương án thu hoạch và tiêu thụ tại chỗ, ưu tiên các giống có lợi thế về thị trường tiêu thụ trong tỉnh. Tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh động vật và đẩy mạnh quy mô tái đàn, khôi phục tổng đàn gia súc, gia cầm. Khuyến khích phát triển các mô hình chế biến các loại thức ăn chăn nuôi hữu cơ bằng công nghệ; chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi.
- Đẩy mạnh tuyên tuyền, động viên người dân tiếp tục duy trì sản xuất trên cơ sở tuân thủ các quy định về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, trong đó tranh thủ thời tiết thuận lợi cuối năm 2021 để tổ chức trồng rừng, khai thác rừng trồng đạt hiệu quả.
- Tiếp tục vận động người dân khai thác và nuôi trồng thủy sản trên cơ sở tuân thủ các quy định về công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, trong đó đẩy mạnh đánh bắt vùng biển xa.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các HTX, trang trại nông nghiệp chuẩn bị sẵn sàng phương án, kế hoạch tiếp tục phục hồi sản xuất, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời giống, vật tư và cung ứng các dịch vụ nông nghiệp chuẩn bị cho mùa vụ tiếp theo; đẩy mạnh liên doanh, liên kết theo Nghị quyết số 59/2019/NQ-HĐND ngày 12/12/2019 của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
b) Phục hồi, phát triển sản xuất công nghiệp
- Khẩn trương triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 03/10/2321 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Đối với công nghiệp sản xuất và phân phối điện: Đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư về sản xuất điện (đặc biệt là Cụm trang trại Điện gió B&T để sớm đưa vào vận hành đúng tiến độ ngày 31/10/2021); Duy trì vận hành phát điện ổn định các nhà máy: Thủy điện Hố Hô, Điện mặt trời Dohwa Lệ Thủy kết hợp duy trì cấp nguồn từ các nguồn điện khác; tiếp tục tập trung chỉ đạo triển khai đảm bảo đúng tiến độ các dự án trọng điểm: Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I và Nhiệt điện Quảng Trạch II; Dự án đường dây 500 KV (mạch 3); Dự án Thủy điện La Trọng, các dự án nguồn, lưới điện khác trong Quy hoạch điện VIII...
- Đối với công nghiệp cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải: Đảm bảo đáp ứng nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất trong điều kiện an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
- Đối với công nghiệp chế biến, chế tạo: Chú trọng xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19. Triển khai các giải pháp để khôi phục sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước được phục hồi sau dịch bệnh; tuyển dụng lao động đảm bảo đủ nhu cầu sản xuất (đặc biệt đối với ngành sản xuất may mặc, chế biến gỗ...). Tích cực tìm kiếm các đơn hàng mới để mở rộng thị trường sản xuất.
c) Phục hồi, phát triển thương mại, dịch vụ
- Chỉ đạo tập trung dự trữ, đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu trong hệ thống các kênh phân phối hàng hóa ở địa phương trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp và mùa mưa bão; chú trọng đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa dịp cuối năm 2021 và phục vụ Tết Nguyên Đán năm 2022. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ hoặc định giá bán hàng hóa bất hợp lý.
- Thường xuyên cập nhật các thông tin, tình hình xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu biên giới cùng các quy định về phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh để kịp thời thòng tin, khuyến cáo tới các DN, HTX, thương nhân có hoạt động xuất khẩu. Hướng dẫn các DN nghiên cứu, tìm hiểu, cập nhật tình hình thị trường xuất khẩu để chủ động thương thảo, ký kết hợp đồng xuất khẩu chính ngạch nhằm hạn chế các rủi ro.
- Chủ động hỗ trợ DN tháo gỡ khó khăn về kho bãi, bảo quản hàng hóa nông sản, dịch vụ vận tải, hậu cân thương mại tại cửa khẩu; tăng cường kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu phòng, chống dịch COVID-19; đảm bảo thông quan xuất khẩu nông sản trong mọi tình huống.
- Các loại hình dịch vụ được cho phép mở cửa hoạt động theo lộ trình, tăng dần tỷ lệ (trong đó, những loại hình dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như rạp chiếu phim, karaoke, massage, quán bar...phải được đánh giá, xem xét thận trọng).
d) Phục hồi, kích cầu phát triển du lịch
- Trước mắt tập trung tiến hành các công tác đảm bảo cho việc khôi phục các hoạt động lưu trú du lịch và chuẩn bị sẵn sàng cho hoạt động của các sản phẩm du lịch, khu, điểm tham quan và dịch vụ lữ hành[6].
- Xây dựng các phương án mở cửa du lịch đi kèm với các phương án đảm bảo công tác phòng, chống dịch. Căn cứ vào diễn biến dịch bệnh để triển khai thí điểm một số sản phẩm du lịch trọn gói theo quy trình khép kín, du lịch theo “luồng xanh”, cho phép các DN du lịch đón khách đã tiêm vắc xin COVID-19; Mở lại theo lộ trình các sản phẩm du lịch phù hợp.
- Ban hành Kế hoạch của UBND tỉnh về kích cầu và phục hồi các hoạt động du lịch, lữ hành; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá và xúc tiến du lịch thông qua ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số.
- Thực hiện xây dựng bộ tiêu chí đánh giá và hướng dẫn du lịch an toàn cho các đơn vị hoạt động du lịch nhằm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tại Kế hoạch số 117/KH-UBND ngày 22/01/2021 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 01-CTr/TU ngày 09/12/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, giai đoạn 2021 - 2025.
5.1. Mục tiêu
- Tổ chức triển khai các giải pháp ổn định, phát triển các lĩnh vực chính trị, văn hóa, an sinh xã hội, môi trường thích ứng với bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 (ngoài những nhiệm vụ thực hiện thường xuyên của ngành) nhằm hỗ trợ và thúc đẩy quá trình phục hồi kinh tế; góp phần đạt được đồng bộ các mục tiêu về phát triển KT-XH.
- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số đồng bộ trên mọi lĩnh vực góp phần nâng cao năng lực phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh cũng như đẩy mạnh tiến độ phục hồi các lĩnh vực kinh tế và ổn định các lĩnh vực đời sống, xã hội.
- Thích ứng, chủ động và linh hoạt trong việc tổ chức các hình thức hoạt động văn hóa - xã hội phù hợp với tình hình, diễn biến của dịch bệnh.
5.2. Các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
a) Đảm bảo an sinh xã hội
- Trước mắt, xây dựng phương án cụ thể trong việc hỗ trợ công dân Quảng Bình đang mắc kẹt, gặp khó khăn tại các tỉnh, thành phố phía Nam; đón công dân về tỉnh theo các đối tượng ưu tiên; quản lý, giám sát công dân tự ý di chuyển về quê. Đồng thời tuyên truyền, vận động công dân Quảng Bình ở các tỉnh, thành phía Nam (đặc biệt là đối tượng trong độ tuổi lao động) yên tâm, tin tưởng vào phương án phòng, chống dịch của chính quyền sở tại, tiếp tục ở lại lao động sản xuất, đồng hành cùng các tỉnh, thành phía Nam vượt qua đại dịch.
- Tiếp tục chỉ đạo tập trung ưu tiên cho công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Triển khai nhanh và có hiệu quả các biện pháp hỗ trợ người dân theo quy định. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng chính sách xã hội đối với người nghèo, các đối tượng chính sách, các đối tượng bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 theo chỉ đạo của UBND tỉnh.
b) Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số đồng bộ trên mọi lĩnh vực thích ứng với điều kiện mới
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai các giải pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch (Ứng dụng PC-Covid, Triển khai ứng dụng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm trực tuyến...). Tăng cường triển khai cài đặt và sử dụng ứng dụng Bảo hiểm xã hội số (VssID); chuẩn bị mọi điều kiện cần thiết để ban hành “giấy thông hành vắc-xin” điện tử.
- Triển khai xây dựng hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến từ huyện đến xã. Đẩy nhanh tiến độ đưa vào khai thác, ứng dụng các dịch vụ đô thị thông minh tại Trung tâm điều hành thông minh IOC tỉnh.
- Tiếp tục phát triển hạ tầng kết nối băng thông rộng chất lượng cao, chú trọng bảo đảm kết nối tại các cơ sở y tế, khu cách ly, KCN, thương mại, du lịch, dịch vụ, cơ quan nhà nước, trường học, nơi tập trung dân cư mật độ cao.
- Trước mắt ưu tiên chuyển đổi số để thúc đẩy phục hồi và phát triển các lĩnh vực giáo dục (Chương trình Sóng và máy tính cho em), du lịch (xúc tiến du lịch), thương mại (đẩy mạnh thương mại điện tử), giao thông (các giải pháp số trong lưu thông hàng hóa, vận tải hành khách), đất đai (hình thức tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp)...
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông, khuyến công về hướng dẫn chuyển giao công nghệ, xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Áp dụng các chính sách hỗ trợ đã ban hành về đổi mới công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sở hữu trí tuệ, năng suất chất lượng... có hiệu quả nhằm góp phần hỗ trợ các DN, HTX, hộ kinh doanh giải quyết khó khăn, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh trong và sau giai đoạn dịch bệnh.
c) Phát triển giáo dục đào tạo
- Triển khai có hiệu quả các Chỉ thị, chỉ đạo của UBND tỉnh[7], trong đó chú trọng đánh giá chặt chẽ, cụ thể đối với từng địa phương để triển khai phương án tổ chức dạy học ứng phó với diễn biến dịch Covid-19 trong năm học 2021-2022 phù hợp với tình hình mới của dịch bệnh. Chú trọng nâng cao chất lượng dạy học; chủ động phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt.
- Triển khai Chương trình “Sóng và máy tính cho em” phù hợp với tình hình của tỉnh, đặc biệt quan tâm học sinh là con em các hộ nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng đặc biệt khó khăn; huy động nguồn lực các nền tảng dạy, học trực tuyến Việt Nam đã được công bố; cước Internet di động, hỗ trợ hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy và học trực tuyến...
d) Tăng cường thông tin - truyền thông
- Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid - 19 trong tình hình mới; chú trọng tuyên truyền về tình hình, khả năng cung ứng vắc xin từ Bộ Y tế; tiếp tục thông tin rộng rãi, kịp thời, chính xác, khách quan về kết quả công tác phòng, chống dịch của tỉnh, tránh những hiểu lầm, hiểu sai, gây hoang mang cho người dân; tuyên truyền thực hiện chuyển đổi số. Tăng cường ngăn chặn, xử lý các thông tin xấu độc, tin giả.
- Biểu dương, khích lệ, động viên, khen thưởng kịp thời các tấm gương tốt, điển hình, cách làm hay, nhất là đối với cán bộ cấp cơ sở, lực lượng tuyến đầu chống dịch.
đ) Phát triển văn hóa và thể thao
- Đến cuối năm 2021, căn cứ tình hình dịch bệnh, tập trung triển khai các hoạt động chiều sâu; nếu điều kiện dịch tễ cho phép sẽ thí điểm tổ chức các hoạt động bề nổi, tập trung đông người ở quy mô thích hợp.
- Sau khi Quảng Bình cơ bản đạt miễn dịch cộng đồng, thực hiện xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa, gia đình và thể thao theo nguyên tắc: “Sống chung với dịch COVID-19” để triển khai có hiệu quả phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương và đời sống văn hóa, tinh thần, thể chất của nhân dân trong tình hình mới.
e) Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
- Hướng dẫn, nâng cao công tác thu gom, xử lý chất thải y tế trong điều kiện dịch bệnh và công tác mai táng đối với bệnh nhân Covid bị tử vong, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, làm tốt công tác cảnh báo, dự báo; chủ động triển khai công tác phòng, chống thiên tai, không để bị động, bất ngờ; Triển khai có hiệu quả phương án ứng phó thiên tai trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tại Quyết định số 3103/QĐ-UBND ngày 29/9/2021 của UBND tỉnh; Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro trên địa bàn tỉnh Quảng Bình tại Quyết định số 3174/QĐ-UBND ngày 05/10/2021 của UBND tỉnh theo các cấp độ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19.
g) Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh và công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế
- Duy trì hoạt động các chốt kiểm soát trên các tuyến quốc lộ, nhà ga, sân bay, biên giới (biển và đất liền) để kiểm tra, giám sát và xử lý y tế, tổ chức phân luồng, chỉ huy, hướng dẫn, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho người, phương tiện ra, vào địa bàn tỉnh. Khai thác, sử dụng kết quả Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác kiểm tra, kiểm soát, tạo điều kiện thuận lợi cho người, phương tiện trong quá trình lưu thông.
- Triển khai có hiệu quả Công văn số 1950/UBND-NC ngày 15/9/2021 của UBND tỉnh về việc thực hiện Công điện số 1118/CĐ-TTg ngày 07/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo an ninh trật tự, phòng, chống cháy, nổ và xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch COVID-19.
- Chủ động lực lượng, phương tiện sẵn sàng cứu nạn, cứu hộ, hỗ trợ nhân dân ứng phó, khắc phục hậu quả trong mùa mưa bão cũng như hỗ trợ nhân dân thu hoạch nông sản đối với địa bàn áp dụng giãn cách xã hội.
- Chú trọng công tác đối ngoại tôn giáo, trao đổi, hướng dẫn các tổ chức, chức sắc tôn giáo phối hợp tốt với các cấp, các ngành thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn, chỉ đạo của các cơ quan chức năng và tổ chức tôn giáo cấp trên.
- Tiếp tục triển khai các hoạt động đối ngoại, trong đó chú trọng làm việc trực tuyến, kết nối với các Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức, hiệp hội DN nước ngoài, các địa phương kết nghĩa để giới thiệu quảng bá hình ảnh của tỉnh nhằm xúc tiến đầu tư, tài trợ và thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác.
1. Tiến độ triển khai và kinh phí thực hiện
a) Tiến độ thực hiện Kế hoạch:
- Giai đoạn 1 (từ khi kế hoạch được ban hành đến hết năm 2021): Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tập trung cần làm ngay, không chủ quan nhưng không quá thận trọng, cứng nhắc, tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu, điều chỉnh để kịp thời giải quyết các khó khăn, vướng mắc.
- Giai đoạn 2 (từ năm 2022 đến hết năm 2023): Đánh giá các nội dung đã triển khai trong giai đoạn 1, rút kinh nghiệm và đề ra các nhiệm vụ tiếp theo trên cơ sở kết quả thực hiện các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 của ngành y tế và các định hướng, giải pháp của Chương trình phục hồi kinh tế bền vững đến năm 2023 của Chính phủ (sau khi Chương trình được phê duyệt), tiến đến khôi phục hoàn toàn các hoạt động kinh tế.
b) Kinh phí thực hiện:
- Kinh phí thực hiện Kế hoạch và các nhiệm vụ từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn kinh phí đóng góp, tài trợ của các tổ chức, cá nhân, các nguồn tài chính hợp pháp khác theo quy định hiện hành.
- Sở Tài chính căn cứ vào điều kiện thực tế của tỉnh, chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu cân đối nguồn lực ngân sách nhà nước cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ DN, HTX, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19.
2. Phân công thực hiện
a) Tổ Công tác đặc biệt của UBND tỉnh tại Quyết định số 3084/QĐ-UBND ngày 27/9/2021 của UBND tỉnh trên cơ sở các nhiệm vụ đã được phân công theo các lĩnh vực khẩn trương xây dựng kế hoạch của từng lĩnh vực để tập trung chỉ đạo thực hiện các lĩnh vực liên quan để đạt kết quả cao nhất.
b) UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập Tổ công tác phục hồi, phát triển KT-XH tại địa phương để tập trung chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả.
c) UBND tỉnh giao Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Trên cơ sở Kế hoạch này, kịp thời cụ thể hóa và xây dựng kế hoạch triển khai của đơn vị, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm hoàn thành các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra. Tập trung chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công nhằm phục hồi, phát triển ngành, lĩnh vực và địa phương mình quản lý; Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ định kỳ hàng tuần (qua Sở Kế hoạch và Đầu tư và Văn phòng UBND tỉnh) để lồng ghép trang báo cáo tình hình KT-XH hàng tuần, hàng tháng phục vụ báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, giao ban của UBND tỉnh và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của lãnh đạo tỉnh.
(Phân công nhiệm vụ các Sở, ngành, địa phương tại Phụ lục đính kèm)
d) Dự kiến thời gian tới, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương sẽ còn ban hành nhiều cơ chế, chính sách, hướng dẫn để phục hồi kinh tế - xã hội, hỗ trợ người lao động..., do đó UBND tỉnh yêu cầu:
- Trên cơ sở Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và các văn bản điều chỉnh, thay thế (nếu có), Sở Y tế chủ trì tham mưu cập nhật, điều chỉnh (nếu cần thiết) Kế hoạch số 2222/KH-UBND ngày 06/10/2020 về phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong tình hình mới phù hợp với tình hình, điều kiện cụ thể của tỉnh đảm bảo vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển KT-XH để các sở, ngành, địa phương có cơ sở điều chỉnh Kế hoạch triển khai của đơn vị mình.
- Các sở, ban, ngành, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, UBND các huyện, thị xã thành phố xây dựng, điều chỉnh, cập nhật Kế hoạch triển khai của đơn vị mình theo các cấp độ “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” ban hành tại Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ, Kế hoạch Phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình trong tình hình mới và các văn bản điều chỉnh, thay thế (nếu có); tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách, hướng dẫn được Trung ương ban hành bổ sung theo ngành, lĩnh vực và địa phương mình quản lý.
3. Hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nghiệp trẻ Quảng Bình, Liên minh Hợp tác xã
- Nắm bắt kịp thời khó khăn, vướng mắc của các DN , HTX để có đề xuất, kiến nghị kịp thời với cơ quan hữu quan tháo gỡ, giải quyết.
- Tiếp tục phát huy hơn nữa vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ DN, HTX, hộ kinh doanh; bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng, hợp pháp của DN, HTX, hộ kinh doanh; đẩy mạnh các hoạt động kết nối, chia sẻ thông tin (đặc biệt là cơ chế, chính sách, các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, tỉnh để các DN, HTX nắm bắt và thực hiện hiệu quả); tăng cường công tác xúc tiến thương mại, đầu tư, đào tạo nhân lực, tư vấn, hỗ trợ các DN, HTX, hộ kinh doanh vượt qua khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.
4. Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh
- Các DN với vai trò là chủ thể của quá trình phục hồi sản xuất kinh doanh, phối hợp chặt chẽ với UBND tỉnh (thông qua các sở, ban, ngành liên quan) và UBND cấp huyện, xã để thống nhất phương án sản xuất, lưu thông hàng hóa, đi lại và ăn ở của người lao động, phương án phải bảo đảm an toàn tuyệt đối phòng, chống dịch COVID-19.
- Phát huy tinh thần tự lực tự cường, chủ động nắm bắt thông tin, nhu cầu thị trường, xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm, hội nhập kinh tế quốc tế trong điều kiện mới.
- Về dài hạn, khuyến khích các DN, tổ chức chủ động tìm kiếm và mua vắc xin để tiêm cho người lao động theo quy định của pháp luật.
5. UBND tỉnh đề nghị Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh phối hợp tuyên truyền, tổ chức thực hiện và giám sát các nội dung của Kế hoạch này.
6. Chủ tịch UBND tỉnh kêu gọi toàn thể các cấp, các ngành trong hệ thống chính trị, cộng đồng DN và nhân dân tỉnh Quảng Bình phát huy bản lĩnh, trí tuệ, khát vọng vươn lên, phát huy tinh thần tự lực, tự cường vượt qua khó khăn, thách thức, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phát triển bền vững, đoàn kết, chung tay, chung sức, đồng hành cùng các cấp, các ngành và nhân dân tỉnh Quảng Bình chiến thắng dịch bệnh, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH đã đề ra, đưa tỉnh Quảng Bình ngày càng phát triển giàu mạnh, văn minh./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHỤC HỒI VÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG BÌNH TRONG ĐIỀU KIỆN MỚI GẮN VỚI PHÒNG, CHỐNG
VÀ KIỂM SOÁT DỊCH BỆNH COVID-19
(Kèm theo Kế hoạch số 2300/KH-UBND ngày 15/10/2021 của UBND tỉnh Quảng Bình)
STT |
Đơn vị chủ trì/Nhiệm vụ |
Đơn vị phối hợp |
Thời hạn hoàn thành |
|
|
||
|
Thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 tại Mục III.1 và đẩy mạnh cải cách các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước tại Mục III.2.2.a nội dung Kế hoạch; đồng thời căn cứ toàn bộ nội dung Kế hoạch để cụ thể hóa và xây dựng kế hoạch triển khai của đơn vị, địa phương theo phân công thực hiện tại Mục IV.2. nội dung Kế hoạch |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên (ban hành KH triển khai trước ngày 20/10/2021) |
|
|
||
|
|
||
- |
Khẩn trương tham mưu triển khai thực hiện Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ ban hành quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Chuẩn bị các phương án vừa chống dịch vừa phòng, chống thiên tai, bao lụt; Chuẩn bị sẵn sàng về địa điểm, trang thiết bị, nhân lực tại các xã, phường, thị trấn để kịp thời triển khai khi nâng mức độ. |
Các sở, ngành và địa phương |
Tháng 10/2021 |
- |
Công tác đánh giá mức độ nguy cơ; truy vết, cách ly, giám sát, xét nghiệm; Công tác điều trị; các nhiệm vụ khác để phòng, chống COVID-19 và chăm sóc sức khỏe nhân dân; |
Các sở, ngành và địa phương |
Tháng 11/2021 |
- |
Tham mưu triển khai thực hiện kế hoạch tiêm vắc-xin theo số lượng được phân bổ |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Chủ trì tham mưu giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho các Doanh nghiệp, nhà đầu tư; chú trọng tham mưu giải quyết thủ tục điều chỉnh tiến độ thực hiện các dự án chậm tiến độ do Covid-19; tham mưu UBND tỉnh giao trách nhiệm các sở, ban, ngành, địa phương có liên quan xử lý một số nội dung còn vướng mắc hoặc chưa được quy định rõ trong quá trình triển khai các thủ tục đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở thương mại; |
Sở Xây dựng, STNMT. Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
- |
Tăng cường các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; Tham mưu triển khai Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa; Tổng hợp kết quả triển khai Kế hoạch của UBND tỉnh thực hiện các cam kết sau Hội nghị xúc tiến đầu tư năm 2021; Tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư cho các DN theo các chương trình, chính sách ưu đãi của Chính phủ và của tỉnh |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
- |
Tham mưu các nhiệm vụ, giải pháp đẩy nhanh vốn đầu tư công; rà soát vướng mắc từng dự án để kiến nghị biện pháp giải quyết; tổng hợp, đề xuất điều chỉnh, điều chuyển kịp thời nguồn vốn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân |
Sở Tài chính, KBNN, các sở, ngành và địa phương; các chủ đầu tư |
Quý IV/2021 |
|
|
||
- |
Đẩy mạnh công tác thu ngân sách trong điều kiện dịch bệnh (chú trọng đề ra các giải pháp chỉ đạo quyết liệt, liên tục, phấn đấu hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2021); Quản lý chặt chẽ chi ngân sách, triệt để tiết kiệm chi thường xuyên; Chủ động sắp xếp, cắt giảm, giãn các nhiệm vụ chi chưa thực sự cần thiết. |
Cục Thuế, Cục Hải quan; Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
- |
Tham mưu cân đối nguồn lực NSNN cho công tác phòng, chống dịch COVID-19, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh phục hồi sản xuất kinh doanh; hỗ trợ người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; Xem xét, tham mưu ban hành các chính sách riêng của tỉnh trên cơ sở cân đối nguồn lực và nguồn huy động đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân cho phòng, chống dịch COVID-19, phù hợp quy định hiện hành |
Các sở, ngành và địa phương (gửi đề xuất thực hiện các chính sách về Sở Tài chính để tổng hợp, xem xét) |
2021-2022 |
- |
Xử lý các vướng mắc phát sinh, rút ngắn thời gian kiểm soát chi, thanh toán cho các công trình, dự án khi có đủ điều kiện giải ngân để đẩy nhanh việc thanh toán kế hoạch đầu tư công năm 2021 |
KBNN tỉnh, Các chủ đầu tư |
Quý IV/2021 |
- |
Nghiên cứu xem xét: (1) Đối với các dự án thực hiện đấu giá tài sản công: Rút ngắn quy trình xây dựng và trình phê duyệt các phương án đấu giá tài sản công; (2) Đối với các án khu nhà ở thương mại, khu đô thị: Rút ngắn thời gian thẩm định giá đất; (3) Tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định, hướng dẫn về quyết toán công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án khu đô thị, khu nhà ở thương mại nhà đầu tư bàn giao cho nhà nước sau khi hoàn thành. (4) Tham mưu đề xuất bổ sung dự toán cho công tác quản lý bảo vệ rừng; (5) Tham mưu đề xuất các cơ chế liên quan đến việc bổ sung kinh phí hỗ trợ dịch vụ công ích thủy lợi |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh hướng dẫn các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh và người lao động thủ tục thực hiện các khoản hỗ trợ quy định tại Nghị quyết số 68/NĐ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg |
Bảo hiểm xã hội tỉnh; Các Sở, ngành, địa phương |
Theo quy định (tập trung thực hiện trong năm 2021) |
- |
Rà soát, xây dựng Phương án hỗ trợ cho các DN tại địa phương thu hút lực lượng lao động quay trở lại làm việc trong các khu công nghiệp, khu kinh tế, các cơ sở sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp nhằm duy trì và phát huy tốt các chuỗi sản xuất hiện có (đối với sản xuất trang phục, chế biến gỗ có phương án trong tháng 10/2021) |
Sở Công thương, Các sở, ngành và địa phương |
Quý IV/2021 |
- |
Các giải pháp về ổn định, phát triển thị trường lao động; Xây dựng Phương án hỗ trợ giải quyết việc làm cho người lao động từ các địa phương khác trở về (trong đó chú trọng chính sách đào tạo nghề ngắn hạn, tận dụng nguồn nhân lực là những lao động đã có tay nghề có nhu cầu ở lại địa phương); Xem xét cho phép áp dụng linh hoạt quy định về giờ làm thêm |
Các sở, ngành và địa phương |
Tháng 10/2021 |
- |
Xây dựng phương án cụ thể trong việc hỗ trợ công dân Quảng Bình đang mắc kẹt tại các tỉnh, thành phố; quản lý, giám sát công dân tự ý di chuyển về quê; tuyên truyền, vận động công dân không tự ý về quê; Tiếp tục chỉ đạo tập trung ưu tiên cho công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân. Đẩy mạnh hoạt động tín dụng chính sách xã hội |
Sở Y tế, Công an tỉnh, Sở TT-TT; Ngân hàng chính sách xã hội; các sở, ngành, địa phương |
Tháng 10/2021 |
|
|
||
- |
Đầu mối hướng dẫn các DN, HTX, hộ kinh doanh xây dựng Kế hoạch sản xuất, lưu thông hàng hóa và tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid -19, bảo đảm vừa duy trì sản xuất kinh doanh vừa bảo đảm an toàn phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế. |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
- |
Tổ chức các hoạt động giao thương, kết nối cung cầu hàng hóa, tham mưu xây dựng các Chương trình xúc tiến thương mại phù hợp với điều kiện dịch bệnh |
SNN&PTNT; Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
- |
Thực hiện các giải pháp chủ yếu để phục hồi, phát triển sản xuất công nghiệp thuộc nội dung kế hoạch và chủ trì theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành và địa phương triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 03/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phục hồi sản xuất tại các khu vực sản xuất công nghiệp trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19 |
BQL KKT, Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
- |
Chỉ đạo tập trung dự trữ, đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu trong hệ thống các kênh phân phối hàng hóa ở địa phương trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp và mùa mưa bão. Xây dựng và triển khai Kế hoạch đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa dịp cuối năm 2021 và phục vụ Tết Nguyên đán năm 2022 |
Cục Quản lý thị trường; Các sở, ngành và địa phương |
Quý IV/2021 |
|
|
||
- |
Thực hiện các giải pháp chủ yếu để phục hồi, phát triển sản xuất nông nghiệp thuộc nội dung kế hoạch và chủ trì theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành và địa phương triển khai có hiệu quả Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày 21/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc thúc đẩy sản xuất, lưu thông, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản trong bối cảnh phòng, chống dịch bệnh COVID-19; |
Các sở, ngành, địa phương |
Thường xuyên |
- |
Triển khai phương án phòng, chống thiên tai theo các cấp độ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 |
Sở TNMT; Sở Xây dựng; Các sở, ngành liên quan |
Quý IV/2021 |
- |
Đẩy mạnh hỗ trợ, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo Nghị định số 83/2020/NĐ-CP |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Triển khai các giải pháp bảo đảm lưu thông thông suốt, hiệu quả, an toàn (chú trọng tập trung thực hiện các giải pháp tại Mục III.2.2.c nội dung Kế hoạch trong Quý IV/2021 - Quý II/2022) |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Phương án hoạt động xây dựng theo các cấp độ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 nhằm tạo điều kiện cho các hoạt động thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh |
Các sở, ngành và địa phương |
Tháng 10/2021 |
- |
Nắm bắt khó khăn, vướng mắc, các nút thắt trong thị trường nguyên, vật liệu xây dựng để đề xuất tháo gỡ cho các doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng; theo dõi sát tình hình thực tế, tổ chức cập nhật thường xuyên, kịp thời giá vật liệu xây dựng làm cơ sở lập, điều chỉnh dự toán công trình. |
Sở Tài chính; Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
- |
(1) Tham mưu UBND tỉnh quy định rõ tiêu chí các khu vực được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đã được đầu tư xây dựng hạ tầng cho người dân tự xây dựng nhà ở, các khu vực bắt buộc phải xây nhà mới được phép kinh doanh; các khu vực không bắt buộc phải xây nhà...; (2) Rà soát các bất cập đối với quy định dành quỹ đất ở tại các dự án khu đô thị, khu nhà ở thương mại để phát triển nhà ở xã hội, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh; (3) Chủ trì, phối hợp các đơn vị có liên quan ban hành quy định về giám sát, quản lý chất lượng, tiến độ; nghiệm thu, bàn giao; khai thác và bảo trì các công trình hạ tầng kỹ thuật thuộc dự án khu đô thị, khu nhà ở thương mại sau khi hoàn thành. |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Hướng dẫn công tác xử lý chất thải y tế, đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong thời gian đang diễn ra dịch bệnh Covid-19. |
Các sở, ngành và địa phương |
Quý IV/2021 |
- |
Tăng cường công tác quản lý khai thác khoáng sản; đất đai; Trong đó thời gian tới chú trọng: (1) Tham mưu UBND tỉnh cho chủ trương về các dự án khoáng sản trên địa bàn tỉnh; (2) Xây dựng quy trình, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất thuê theo Nghị định số 148/2020/NĐ-CP của Chính phủ; (3) Rà soát lại thủ tục định giá đất và việc áp dụng các khu đất tham chiếu chưa phù hợp (khu đất liền kề dùng để tham chiếu không cần phải đầu tư xây dựng nhà trên đất để bán); rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục định giá đất; (4) Linh hoạt điều chỉnh, bổ sung các quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất để phù hợp với điều kiện thực tế và nhu cầu của nhà đầu tư, doanh nghiệp. |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Tiếp tục triển khai mạnh mẽ các biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, miễn, giảm lãi vay.... theo các Nghị quyết của Chính phủ và các Thông tư của của Ngân hàng Nhà nước, chủ trương giảm lãi suất đối với dư nợ cho vay hiện hữu, cho vay mới đã được các TCTD đồng thuận thực hiện; Tăng cường đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp và triển khai các giải pháp của ngành |
Các Tổ chức tín dụng, Các sở, ngành và địa phương |
Theo quy định (tập trung thực hiện trong năm 2021) |
|
|
||
- |
Tăng cường thực hiện Nghị định số 52/2021/NĐ-CP ngày 19/4/2021 của Chính phủ về gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2021; Nghị Quyết 94/2019/QH14 của Quốc hội về khoanh nợ tiền thuế, xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đối với người nộp thuế không còn khả năng nộp ngân sách Nhà nước; Triển khai các giải pháp của ngành nhằm tăng cường thực hiện miễn, giảm thuế phù hợp với quy định |
Sở Tài chính; Các sở, ngành và địa phương |
Theo quy định |
- |
Khẩn trương triển khai kịp thời, có hiệu quả Quyết định 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và các chính sách giãn, giảm, miễn thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất khác (nếu có) |
Sở Tài chính, Sở Công thương, Sở TN-MT, Các sở, ngành và địa phương |
Quý IV/2021 |
|
|
||
- |
Đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ về thông quan hàng hóa và các nhiệm vụ khác thuộc ngành |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Thực hiện hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền diện cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 (Công văn số 5411/BCT-ĐLĐL ngày 06/9/2021 của Bộ Công thương....) |
Sở Công thương; Các sở, ngành và địa phương |
Quý IV/2021 |
|
|
||
- |
Xây dựng phương án phòng, chống dịch hợp lý tại các khu công nghiệp đảm bảo không đóng cửa toàn bộ nhà máy, khu công nghiệp khi xuất hiện một vài ca F0 (chú ý tuân thủ quy định cụ thể về giãn cách, xét nghiệm trong quá trình tổ chức sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; quy định về điều kiện sản xuất và cách thức xử lý khi phát hiện người lao động trong khu, cụm công nghiệp nhiễm COVID-19 chuẩn bị được Bộ Y tế ban hành) |
Sở Y tế; Các sở, ngành và địa phương |
Quý IV/2021 |
- |
Chủ động hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn về kho bãi, bảo quản hàng hóa nông sản, dịch vụ vận tải, hậu cần thương mại tại cửa khẩu; tăng cường kiểm soát chặt chẽ khu vực cửa khẩu phòng, chống dịch COVID-19; đảm bảo thông quan xuất khẩu nông sản trong mọi tình huống (Chỉ thị số 26/CT-TTg) |
Cục Hải quan; Sở NN&PTNT, Sở Công Thương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Chủ trì thực hiện các giải pháp chủ yếu để phục hồi, kích cầu phát triển du lịch |
Các sở, ngành và địa phương |
Quý IV/2021 |
- |
Tham mưu xây dựng các Chương trình xúc tiến du lịch phù hợp với điều kiện dịch bệnh |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách của chính phủ (đặc biệt là các chính sách theo Nghị quyết 68/NQ-CP , Nghị quyết số 116/NQ-CP...) và các giải pháp khác của ngành |
Sở Lao động, TB&XH; Các sở, ngành và địa phương |
2021-2022 theo quy định |
|
|
||
- |
Triển khai các nhiệm vụ về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ (về hướng dẫn chuyển giao công nghệ, xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm) |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Tổng hợp các đề xuất giảm cước viễn thông cho DN, HTX, hộ kinh doanh bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 |
Các công ty viễn thông; Các sở, ngành và địa phương |
Liên tục, kịp thời, hiệu quả |
- |
Tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống dịch Covid - 19 trong tình hình mới; Thực hiện các nhiệm vụ về chuyển đổi số; Đẩy mạnh xử lý TTHC, công việc cơ quan hành chính các cấp trên môi trường mạng; Phổ biến, nâng cao nhận thức và trang bị kỹ năng ứng dụng công nghệ số, bảo đảm an toàn thông tin mang cho cán bộ, công chức, viên chức. |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Thực hiện và chủ trì theo dõi, đôn đốc các Sở, ngành và địa phương triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ về giáo dục và đào tạo (theo các Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 01/9/2021, Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 16/9/2021 của UBND tỉnh) |
Các sở, ngành và địa phương |
2021-2022 |
|
|
||
- |
Triển khai các nhiệm vụ phát triển văn hóa và thể thao trong điều kiện dịch tễ cho phép |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính; công tác tôn giáo; biểu dương, khích lệ, động viên, khen thưởng kịp thời các tấm gương tốt, điển hình, cách làm hay |
Ban Thi đua khen thưởng; Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Tập trung rà soát, thẩm định, và đôn đốc các sở, ban ngành, rà soát, đề xuất sửa đổi các văn bản QPPL để tháo gỡ khó khăn cho DN, HTX, hộ kinh doanh |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Xây dựng phương án tiếp nhận, xử lý hồ sơ qua mạng...nhằm điều kiện thuận lợi cho DN, tổ chức, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính theo các cấp độ thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19 |
TT hành chính công tỉnh; Các sở, ngành và địa phương |
Quý IV/2021 |
|
|
||
- |
Triển khai các nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch COVID-19. |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Triển khai các nhiệm vụ đối ngoại, hội nhập quốc tế, chú trọng làm việc trực tuyến, kết nối với các Đại sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, các tổ chức, hiệp hội DN nước ngoài, các địa phương kết nghĩa để giới thiệu quảng bá hình ảnh của tỉnh nhằm xúc tiến đầu tư, tài trợ và thúc đẩy các lĩnh vực hợp tác khác |
Các sở, ngành và địa phương |
Thường xuyên |
|
|
||
- |
Chuẩn bị kỹ phương án triển khai tiêm diện rộng, quy mô lớn khi lượng vắc xin về nhiều trong các tháng cuối năm theo kế hoạch cung ứng của Bộ Y tế bảo đảm tổ chức tiêm an toàn, đúng tiến độ, đúng đối tượng |
Sở Y tế và các Sở, ngành có liên quan |
Tháng 10/2021 |
- |
Xây dựng phương án thành lập trạm y tế lưu động. Chuẩn bị sẵn sàng về địa điểm, trang thiết bị, nhân lực tại các xã, phường, thị trấn để kịp thời triển khai khi nâng mức độ |
Sở Y tế |
Tháng 11/2021 |
- |
Triển khai các nhiệm vụ về thu hút và giải ngân vốn đầu tư toàn xã hội |
Các chủ đầu tư và nhà đầu tư |
Thường xuyên |
[1] Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh ban hành.
[2] Các lực lượng tham gia phòng, chống dịch Covid - 19 (điều tra dịch tễ; tham gia lấy mẫu xét nghiệm; phục vụ các cơ sở cách ly tập trung; các điểm tiêm chủng, làm việc tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; hỗ trợ trạm y tế lưu động cấp thuốc cho người nhiễm SARS-CoV-2, các tổ/chốt kiểm soát dịch, tổ/đội mai táng, tổ COVID- 19 cộng đồng...); các lái xe vận tải, người giao hàng; đội ngũ giáo viên, nhân viên trong các trường học; các ngư dân; các thương nhân; người kinh doanh dịch vụ thiết yếu trong các chợ, siêu thị, các cửa hàng.
[3] Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 01/07/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/07/2021 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19; Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26/8/2021 của Chính phủ về hỗ trợ DN nhỏ và vừa; Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 của Chính phủ về hỗ trợ DN, HTX, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19; Nghị quyết số 116/NQ-CP ngày 24/9/2021 của Chính phủ và Quyết định số 28/2021/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp; Quyết định 27/2021/QĐ-TTg ngày 25/9/2021 về giảm tiền thuê đất của năm 2021 đối với các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19; các quy định khác có liên quan và các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có).
[4] Như: Hỗ rợ một phần hoặc toàn bộ chi phí xét nghiệm COVID-19 cho người lao động tại các DN, HTX, hộ kinh doanh đóng trên địa bàn thông qua các cơ sở xét nghiệm; hỗ trợ một phần các chi phí liên quan đến dịch tễ cho các DN; giảm mức phí tham quan các khu du lịch; giảm mức phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu, cảng biển loại I và IA trên địa bàn cho các DN, HTX, hộ kinh doanh có hoạt động xuất, nhập khẩu theo tình hình thực tế của dịch COVID-19 và lùi thời gian bắt đầu thu phí tại khu vực cửa khẩu và cảng biển nêu trên đối với địa phương chưa thực hiện thu phí để hỗ trợ giảm chi phí cho DN, HTX, hộ kinh doanh; xem xét hỗ trợ, động viên đội ngũ nhân viên y tế, các lực lượng tham gia tuyến đầu chống dịch; xem xét giải quyết các kiến nghị, đề xuất về gia hạn nợ, miễn, giảm lãi vay Quỹ đầu tư địa phương cho các DN...
[5] số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021, số 45/NQ-CP ngày 05/4/2021, số 63/NQ-CP ngày 29/6/2021; các Nghị quyết Phiên họp Chính phủ thường kỳ; Công điện số 1082/CĐ-TTg ngày 16/8/2021 của Thủ tướng Chính phủ
[6] Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện trang thiết bị, vệ sinh môi trường tại các cơ sở lưu trú, các đơn vị hoạt động du lịch, các địa điểm cung cấp dịch vụ du lịch để sẵn sàng đón, phục vụ khách du lịch; xây dựng kế hoạch kinh doanh, chuẩn bị nhân lực du lịch...
[7] Chỉ thị số 13/CT-UBND ngày 01/9/2021 của UBND tỉnh về thực hiện nhiệm vụ năm học 2021 - 2022 ứng phó với dịch COVID-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo; Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 16/9/2021 của UBND tỉnh về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.