ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2289/KH-UBND |
Lâm Đồng, ngày 29 tháng 4 năm 2016 |
Triển khai văn bản số 97/TCDS-QMDS ngày 21/3/2016 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình về việc thực hiện Chiến dịch 2016, UBND tỉnh Lâm Đồng ban hành Kế hoạch triển khai Chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (SKSS/KHHGĐ) tại các xã đặc biệt khó khăn năm 2016 như sau:
Tăng cường tuyên truyền, vận động, hỗ trợ nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các xã có mức sinh cao, xã có điều kiện giao thông đi lại khó khăn, xã có nhiều đối tượng khó tiếp cận dịch vụ SKSS/KHHGĐ.
Một số mục tiêu cụ thể của Chiến dịch:
1. Triển khai Chiến dịch tại 31 xã thuộc 09 huyện trên địa bàn tỉnh.
2. Trong thời gian Chiến dịch, mỗi xã tham gia đảm bảo thực hiện đạt 50% chỉ tiêu triệt sản; 60% chỉ tiêu đặt dụng cụ tử cung và 60% chỉ tiêu thuốc tiêm và thuốc cấy của tổng chỉ tiêu kế hoạch DS-KHHGĐ năm 2016 được giao cho xã đó.
1. Tại cấp tỉnh:
a) Công tác tuyên truyền, vận động:
- Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ chưa thực hiện các biện pháp KHHGĐ, đối tượng gặp khó khăn trong việc tiếp cận thông tin về sức khỏe sinh sản và các dịch vụ dân số.
- Tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng như: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng, Bản tin sức khỏe của ngành Y tế ... trước, trong và sau Chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức và tạo dư luận ủng hộ việc thực hiện Chiến dịch. Tăng cường số tin, bài và chú trọng việc cập nhật thông tin về kết quả triển khai Chiến dịch của các địa phương trong các chuyên mục, chuyên trang.
- Xây dựng và cung cấp các tài liệu tuyên truyền về SKSS/KHHGĐ, chẩn đoán sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh, giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh cho cộng đồng dân cư.
- Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể cấp tỉnh như: Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh ... chỉ đạo các địa phương tập trung tuyên truyền, vận động hội viên tham gia Chiến dịch.
b) Tổ chức hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật SKSS/KHHGĐ:
- Ngành Y tế tập huấn chuyên môn và giám sát cán bộ thực hiện các tiêu chuẩn kỹ thuật theo hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc SKSS của Bộ Y tế.
- Tăng cường hoạt động của các đội dịch vụ SKSS/KHHGĐ hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật tại các địa bàn khó khăn, địa bàn còn yếu về thực hiện các dịch vụ kỹ thuật SKSS/KHHGĐ theo nhu cầu thực tế của từng địa phương.
c) Hoạt động quản lý và điều hành Chiến dịch:
- Hướng dẫn các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai Chiến dịch; các biểu mẫu báo cáo; kế hoạch và biểu mẫu giám sát nhằm giúp các địa phương thống nhất trong khâu lập và triển khai kế hoạch cũng như giám sát Chiến dịch.
- Chỉ đạo điểm Lễ phát động điểm ra quân Chiến dịch năm 2016 tại huyện Đam Rông vào ngày 27/5/2016.
- Chế độ báo cáo của Chiến dịch bao gồm: Báo cáo kế hoạch; báo cáo sơ, tổng kết; báo cáo tiến độ định kỳ 2 lần/tháng (vào ngày 01 và ngày 15 hàng tháng) và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Trung ương nhằm cập nhật tình hình thực hiện Chiến dịch; báo cáo đánh giá kết quả các hoạt động để chủ động hướng dẫn, điều chỉnh hoạt động của các địa phương cho phù hợp.
- Nguyên tắc báo cáo: Kết quả thực hiện dịch vụ SKSS/KHHGĐ trong Chiến dịch chỉ bao gồm số người mới thực hiện trong những ngày tổ chức Chiến dịch tại xã triển khai. Danh sách những người thực hiện KHHGĐ trong Chiến dịch phải được thống nhất lưu tại trạm Y tế cấp xã để theo dõi, quản lý.
- Hoạt động giám sát: Chi cục Dân số - KHHGĐ giám sát các hoạt động Chiến dịch.
+ Thực hiện giám sát 100% số huyện, thành phố và ít nhất 50% số xã Chiến dịch (tập trung hỗ trợ giám sát các xã còn yếu kém).
+ Nội dung giám sát bao gồm: Công tác chuẩn bị, tiến độ triển khai các hoạt động, chất lượng và kết quả dịch vụ KHHGĐ đến thời điểm giám sát và các hoạt động tuyên truyền tại cơ sở.
+ Tổ chức sơ kết, tổng kết Chiến dịch nhằm động viên, khen thưởng các đơn vị, cá nhân có thành tích xuất sắc.
2. Tại cấp huyện:
a) Xây dựng kế hoạch:
- Lựa chọn địa bàn thực hiện Chiến dịch: 100% số xã đặc biệt khó khăn (theo Quyết định số 447/QĐ-UBDT ngày 19/9/2013 và Quyết định số 73/QĐ-UBDT ngày 29/02/2016 của Ủy ban Dân tộc).
Địa bàn triển khai Chiến dịch cụ thể như sau:
STT |
Tên đơn vị |
Số xã Chiến dịch |
1 |
Lạc Dương |
3 |
2 |
Đức Trọng |
4 |
3 |
Lâm Hà |
2 |
4 |
Đam Rông |
7 |
5 |
Di Linh |
2 |
6 |
Bảo Lâm |
5 |
7 |
Đạ Huoai |
3 |
8 |
Đạ Tẻh |
2 |
9 |
Cát Tiên |
3 |
|
Tổng cộng |
31 |
- Các huyện căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch được giao, tình hình thực tế của địa phương hướng dẫn các xã xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện Chiến dịch. Tổng hợp và xây dựng kế hoạch Chiến dịch toàn huyện gửi về Sở Y tế (Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình) để theo dõi, giám sát, chỉ đạo và tổng hợp báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh.
- Một số nội dung chủ yếu trong việc xây dựng kế hoạch:
+ Số lượng các xã được lựa chọn triển khai Chiến dịch phải đảm bảo số lượng chỉ tiêu tỉnh giao.
+ Tại các xã Chiến dịch được tổ chức trong thời gian 7-8 ngày, gồm các hoạt động chính: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, tư vấn, vận động đối tượng, lập danh sách đối tượng đăng ký thực hiện các dịch vụ trong Chiến dịch; tổ chức cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại xã trong thời gian 3-4 ngày.
+ Chỉ tiêu các gói dịch vụ của xã triển khai Chiến dịch do Sở Y tế phân bổ.
+ Kinh phí cho các hoạt động theo quy định.
+ Kế hoạch huy động cán bộ y tế, trang thiết bị, thuốc thiết yếu.
+ Tiến độ triển khai từng đợt Chiến dịch ở các xã phải đảm bảo tiến độ chung.
+ Kế hoạch phối hợp với Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ các huyện, thành phố và Trung tâm Dân số - KHHGĐ cấp huyện tham gia triển khai và giám sát các hoạt động tại địa bàn Chiến dịch.
b) Công tác tuyên truyền vận động:
Nhằm nâng cao nhận thức và tạo dư luận xã hội ủng hộ việc thực hiện Chiến dịch, các huyện, thành phố đẩy mạnh và tăng cường tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương trong thời gian trước, trong và sau Chiến dịch.
- Hướng dẫn các cơ sở địa bàn Chiến dịch tổ chức truyền thông tại cộng đồng nhằm chuyển tải những thông điệp về Chương trình Dân số - KHHGĐ tới các nhóm đối tượng thông qua nói chuyện chuyên đề, chiếu phim, hoạt động văn nghệ quần chúng, mít tinh, cổ động; khẩu hiệu, pa nô, áp phích, tờ rơi ... Đặc biệt coi trọng hệ thống truyền thanh xã trong tuyên truyền, vận động và cung cấp các bản tin, phát thanh nhiều lần trong thời gian tổ chức Chiến dịch.
- Huy động cộng tác viên dân số và các đoàn thể tại xã tổ chức tuyên truyền, vận động nhóm nhỏ, vận động trực tiếp tại hộ gia đình các đối tượng trong diện vận động thực hiện KHHGĐ và tuyên truyền mất cân bằng giới tính khi sinh, sàng lọc sơ sinh và trước sinh.
- Tăng cường sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể tại các địa phương về công tác tuyên truyền vận động lồng ghép dịch vụ SKSS/KHHGĐ trong Chiến dịch.
- Cấp phát các tài liệu tuyên truyền của Trung ương, của tỉnh về nội dung các gói dịch vụ cho các xã thực hiện Chiến dịch. Hỗ trợ tuyến xã thực hiện tốt các chương trình truyền thông cho Chiến dịch theo hướng dẫn.
c) Tổ chức hỗ trợ dịch vụ kỹ thuật SKSS/KHHGĐ:
- Các địa phương tổ chức thực hiện cung cấp các dịch vụ kỹ thuật trong Chiến dịch theo “Hướng dẫn quốc gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - Kế hoạch hóa gia đình”. Tăng cường hoạt động của các đội dịch vụ lưu động tuyến tỉnh, hỗ trợ kỹ thuật và thực hiện các dịch vụ kỹ thuật tại các địa bàn khó khăn, còn hạn chế về khả năng cung cấp các dịch vụ kỹ thuật chăm sóc SKSS/KHHGĐ.
- Các huyện, thành phố huy động đội dịch vụ KHHGĐ, các cơ sở y tế tổ chức phẫu thuật triệt sản, thực hiện cung cấp các dịch vụ tại các xã trong thời gian triển khai Chiến dịch. Tổ chức đưa đón các đối tượng ở cơ sở đến thực hiện các dịch vụ. Xây dựng phương án đảm bảo thuốc thiết yếu, trang thiết bị, dụng cụ y tế, phương tiện tránh thai phục vụ Chiến dịch đầy đủ và kịp thời.
- Các xã thông báo thời gian, địa điểm tổ chức cung cấp dịch vụ đến các thôn, bản làng và tổ chức cho đối tượng đăng ký nhu cầu thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong Chiến dịch. Phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan của địa phương, tổ chức tuyên truyền vận động và cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong Chiến dịch.
d) Hoạt động quản lý, điều hành Chiến dịch:
- Tổ chức Hội nghị triển khai Chiến dịch cho cấp xã với thành phần tham dự gồm: Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ tuyến huyện, xã do Trưởng Ban Dân số - KHHGĐ tuyến huyện chủ trì.
- Chọn điểm một xã để tổ chức Lễ phát động Chiến dịch tại cấp huyện.
- Chế độ báo cáo của Chiến dịch gồm: Kế hoạch Chiến dịch; Báo cáo sơ kết, tổng kết; Định kỳ báo cáo tiến độ 2 lần/tháng (vào ngày 01 và 15 hàng tháng) kể từ ngày triển khai Chiến dịch tại huyện và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của tỉnh.
- Hoạt động giám sát: Trung tâm Dân số - KHHGĐ cấp huyện xây dựng kế hoạch và thực hiện giám sát ở 100% số xã triển khai Chiến dịch. Nội dung giám sát: Công tác chuẩn bị cho Lễ phát động; công tác tuyên truyền, tư vấn; các chế độ liên quan đến đối tượng và các điều kiện triển khai dịch vụ tại trạm Y tế nhằm phát hiện các khó khăn, vướng mắc của cấp xã để hỗ trợ xử lý.
3. Tại cấp xã:
a) Xây dựng kế hoạch: Căn cứ vào kế hoạch Chiến dịch của cấp huyện và tình hình thực tế của địa bàn, Trạm Y tế tham mưu xây dựng kế hoạch, trình UBND xã phê duyệt để chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể, các trưởng thôn, trưởng khu phố và cộng tác viên của xã thực hiện. Trong đó cần lưu ý:
- Lập danh sách phân nhóm đối tượng tổ chức đăng ký tham gia các gói dịch vụ của Chiến dịch và hướng dẫn đối tượng đến nơi cung cấp dịch vụ.
- Chuẩn bị địa điểm tổ chức khám, tư vấn và thực hiện dịch vụ.
- Kế hoạch thời gian, tuyên truyền, vận động và cung cấp các gói dịch vụ SKSS/KHHGĐ trước, trong và sau Chiến dịch.
- Kế hoạch phối hợp, huy động các ngành, đoàn thể tham gia Chiến dịch.
- Kế hoạch phối hợp với các đội lưu động tỉnh, huyện để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ đến các đối tượng.
b) Công tác tuyên truyền:
- Tuyên truyền vận động trên các kênh truyền thông hiện có của xã.
- Huy động cộng tác viên dân số và các đoàn thể tại xã tổ chức tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình các đối tượng trong diện vận động thực hiện KHHGĐ.
- Tuyên truyền thông qua mít tinh, cổ động, khẩu hiệu, panô, áp phích, tờ rơi ... Đặc biệt coi trọng hệ thống truyền thanh xã trong tuyên truyền, vận động và cung cấp các bản tin, phát nhiều lần trước, trong và sau Chiến dịch.
c) Tổ chức đăng ký và cung cấp dịch vụ:
- Trạm Y tế tổ chức cho đối tượng đăng ký nhu cầu thực hiện dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong thời gian tuyên truyền, vận động trước Chiến dịch.
- Xây dựng kế hoạch và thông báo thời gian, địa điểm tổ chức cung cấp dịch vụ đến các thôn, ấp, bản làng và cộng tác viên để hướng dẫn đối tượng.
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan của huyện tổ chức cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ trong Chiến dịch.
d) Hoạt động quản lý, điều hành Chiến dịch:
- Tổ chức cuộc họp triển khai cho các thành viên cấp xã và Bí thư Chi bộ, trưởng các thôn, khu phố cũng như đội ngũ cộng tác viên.
- Tổng hợp số liệu báo cáo lên cấp huyện theo quy định (Chỉ thống kê những trường hợp thực hiện dịch vụ trong những ngày triển khai Chiến dịch tại cấp xã).
- Tổ chức sơ, tổng kết Chiến dịch tại cấp xã theo quy định.
UBND các huyện, thành phố bố trí kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động triển khai Chiến dịch.
1. Tiến độ triển khai thực hiện Chiến dịch:
- Trong tháng 4/2016: Các huyện, thành phố xây dựng xong kế hoạch gửi về Chi cục Dân số - KHHGĐ để tổng hợp, giám sát và chỉ đạo chung.
- Tập trung triển khai ở 31 xã Chiến dịch: Bắt đầu vào ngày 27/5/2016 kết thúc trước ngày 31/7/2016; báo cáo tổng kết Chiến dịch gửi Sở Y tế (Chi cục Dân số - KHHGĐ) trước ngày 05/8/2016.
2. Nguyên tắc tổ chức triển khai thực hiện Chiến dịch:
- Cấp xã là đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện Chiến dịch.
- Cấp huyện, thành phố: Là cấp điều hành Chiến dịch trực tiếp và hỗ trợ cung cấp kỹ thuật dịch vụ trong thời gian triển khai Chiến dịch tại xã.
- Cấp tỉnh: Chỉ đạo và điều phối các hoạt động hỗ trợ cho Chiến dịch.
- Tăng cường lồng ghép tổ chức các hoạt động của Chiến dịch với các hoạt động khác thuộc chương trình Dân số - KHHGĐ đặc biệt là mô hình nâng cao chất lượng dân số tại địa bàn triển khai Chiến dịch như: Mô hình sàng lọc trước sinh, sơ sinh, mô hình tư vấn khám sức khỏe tiền hôn nhân, mô hình giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.
- Huy động ở mức cao nhất sự tham gia của cộng đồng bao gồm các lực lượng tuyên truyền vận động, lực lượng cung cấp dịch vụ và các tầng lớp nhân dân.
- Huy động các nguồn lực của địa phương cho Chiến dịch. Ưu tiên sử dụng ngân sách của chương trình Dân số - KHHGĐ đã được phân bổ để triển khai.
3. Phân công nhiệm vụ:
a) Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ các cấp trực tiếp chỉ đạo, điều hành Chiến dịch.
b) Sở Y tế:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và UBND các huyện, thành phố thuộc tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch này; giám sát chỉ đạo, tổ chức tổng kết Chiến dịch báo cáo Bộ Y tế và UBND tỉnh theo quy định.
- Giao chỉ tiêu kế hoạch DS - KHHGĐ cho các địa phương thuộc tỉnh.
- Chỉ đạo thực hiện các hoạt động cung cấp dịch vụ KHHGĐ theo nội dung, yêu cầu của Chiến dịch.
- Huy động lực lượng cán bộ, dụng cụ, trang thiết bị và thuốc thiết yếu của địa phương phục vụ Chiến dịch.
c) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế xây dựng chương trình tuyên truyền về nội dung Dân số - SKSS/KHHGĐ; chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác DS - KHHGĐ; vận động nhân dân thực hiện chỉ tiêu giảm sinh và phục vụ văn nghệ với chủ đề Dân số - SKSS/KHHGĐ tại các xã, phường, thị trấn triển khai Chiến dịch.
- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lâm Đồng xây dựng chuyên mục “Nhật ký Chiến dịch” để phản ánh kịp thời các hoạt động của Chiến dịch trên địa bàn tỉnh.
d) UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc:
Căn cứ tình hình thực tế của địa phương và hướng dẫn của Sở Y tế (Chi cục Dân số - KHHGĐ) để xây dựng kế hoạch triển khai Chiến dịch của cấp huyện, thành phố; hướng dẫn cấp xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện Chiến dịch; đồng thời, xem xét bố trí kinh phí để hỗ trợ các hoạt động triển khai Chiến dịch và các đối tượng thực hiện dịch vụ KHHGĐ theo quy định.
e) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh:
- Chỉ đạo các tổ chức thành viên phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch tuyên truyền về công tác Dân số - KHHGĐ; các văn bản của Đảng và Nhà nước về chính sách Dân số - KHHGĐ; vận động hội viên thực hiện chỉ tiêu về dân số, thực hiện các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và huy động lực lượng hưởng ứng Lễ phát động ra quân Chiến dịch theo yêu cầu của từng địa phương./.
Nơi nhận: |
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.