ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2257/KH-UBND |
Khánh Hòa, ngày 23 tháng 3 năm 2021 |
CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG TỈNH KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2021-2025
Căn cứ Luật Trồng trọt ngày 19 tháng 11 năm 2018;
Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch chuyển đổi cây trồng giai đoạn 2021-2025 như sau:
1. Mục đích
Chuyển đổi cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây khác có hiệu quả kinh tế cao hơn phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của địa phương, thích ứng với tình hình biến đổi khí hậu. Hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, tập trung, quy mô lớn đáp ứng yêu cầu liên kết chuỗi giá trị phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
2. Yêu cầu
Việc thực hiện chuyển đổi cây trồng phải đúng theo quy định, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và kế hoạch chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Chuyển đổi cây trồng phải theo vùng để hình thành các vùng sản xuất tập trung, đảm bảo khai thác hiệu quả cơ sở hạ tầng sẵn có phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương. Đối tượng chuyển đổi phải có thị trường tiêu thụ, có lợi thế cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao hơn cây trồng trước chuyển đổi.
Đến năm 2025, toàn tỉnh chuyển đổi cây trồng trên đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm kém hiệu quả sang cây nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao là 5.809 ha. Cụ thể năm 2021 chuyển đổi 1.121 ha; năm 2022 chuyển đổi 1.035 ha; năm 2023 chuyển đổi 1.111 ha; năm 2024 chuyển đổi 1.198 ha; năm 2025 chuyển đổi 1.344ha (chưa kể diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa).
STT |
Địa phương |
Tổng cộng (ha) |
Tiến độ thực hiện theo từng năm (ha) |
||||
2021 |
2022 |
2023 |
2024 |
2025 |
|||
1 |
Huyện Vạn Ninh |
319 |
88 |
62 |
58 |
53 |
58 |
2 |
Thị xã Ninh Hòa |
2.521 |
335 |
414 |
518 |
597 |
657 |
3 |
Huyện Diên Khánh |
466 |
104 |
94 |
94 |
89 |
85 |
4 |
Huyện Khánh Vĩnh |
482 |
101 |
77 |
102 |
101 |
101 |
5 |
Huyện Cam Lâm |
1.028 |
292 |
186 |
143 |
158 |
249 |
6 |
Thành phố Cam Ranh |
153 |
33 |
30 |
29 |
31 |
30 |
7 |
Huyện Khánh Sơn |
840 |
168 |
172 |
167 |
169 |
164 |
|
Tổng |
5.809 |
1.121 |
1.035 |
1.111 |
1.198 |
1.344 |
(Chi tiết đính kèm phụ lục)
1. Giải pháp thông tin tuyên truyền
Tăng cường công tác truyền truyền, vận động, hướng dẫn nông dân thực hiện chủ trương chuyển đổi cây trồng, các quy định, điều kiện, thủ tục, chính sách chuyển đổi cây trồng giai đoạn 2021-2025 đến cán bộ, nhân dân, góp phần triển khai có hiệu quả Kế hoạch này.
2. Giải pháp về chính sách
- Đây là giải pháp hết sức quan trọng, ngoài việc thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn và phát triển hợp tác liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; tỉnh xây dựng và ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù nhằm đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng ở các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn.
- Tiếp tục nghiên cứu, rà soát, điều chỉnh chính sách theo hướng khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hiệu quả, an toàn và bền vững; tiếp tục hoàn thiện và triển khai cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp.
- Hoàn thiện chính sách đất đai theo hướng quản lý chặt chẽ, bảo vệ và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp. Thúc đẩy tích tụ, tập trung đất đai trên cơ sở hình thành thị trường quyền sử dụng đất nông nghiệp, bảo vệ quyền lợi của nông dân. Tạo điều kiện cho nông dân sử dụng linh hoạt đất nông nghiệp để tăng thu nhập.
- Mở rộng mạng lưới hoạt động tín dụng tại các vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn; đa dạng hóa các hình thức cho vay và cung ứng dịch vụ đối với dân cư ở khu vực nông thôn nhằm nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng, tín dụng cho nông dân và doanh nghiệp để vốn tín dụng trở thành một trong các kênh đầu tư quan trọng cho phát triển nông nghiệp.
3. Giải pháp về ứng dụng khoa học công nghệ
- Thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ và ứng dụng khoa học công nghệ trong toàn bộ các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp. Ưu tiên đầu tư cho nghiên cứu, chọn tạo, chuyển giao các giống mới. Ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh, thu hoạch, bảo quản sau thu hoạch để giảm chi phí sản xuất, thất thoát sau thu hoạch, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả kinh tế như: sử dụng các giống năng suất, chất lượng cao, chống chịu sâu bệnh; các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp trên cây trồng (IPM); thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (GAP); áp dụng các giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước,...
- Tăng cường đầu tư, ứng dụng cơ giới hóa trong tất cả các khâu của chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp, phù hợp với điều kiện của từng địa phương, từng loại cây trồng nhằm nâng cao năng suất lao động, giảm tổn thất sau thu hoạch, khắc phục tình trạng thiếu lao động trong sản xuất nông nghiệp, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
- Khuyến khích và hỗ trợ tối đa các doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật phù hợp với cơ chế thị trường. Phát triển thị trường công nghệ nông nghiệp trên cơ sở đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ. Khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư các khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
4. Giải pháp về quản lý, tổ chức sản xuất
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về vật tư nông nghiệp, đảm bảo chất lượng cây giống và các loại vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất.
- Tăng cường công tác xúc tiến thương mại, quảng bá và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm.
- Xây dựng vùng sản xuất theo chuỗi, tạo điều kiện thuận lợi để nông dân và doanh nghiệp gắn kết với nhau trong sản xuất và tiêu thụ nông sản; theo đó sẽ hình thành kênh phân phối nông sản an toàn từ người sản xuất, doanh nghiệp đến các chợ, siêu thị.
- Tăng cường sơ chế, chế biến, sấy khô sản phẩm để nâng cao chất lượng nông sản, tăng tỷ trọng nông sản chế biến.
5. Cơ sở hạ tầng thủy lợi phục vụ chuyển đổi cây trồng
Đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng thủy lợi hồ chứa, hệ thống kênh mương, các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhằm phục vụ tốt việc sản xuất cây trồng chuyển đổi.
6. Giải pháp về nguồn lực
Chủ yếu sử dụng các nguồn vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác để khuyến khích thực hiện công tác chuyển đổi.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn các địa phương thực hiện kế hoạch chuyển đổi cây trồng đảm bảo có hiệu quả; định kỳ 6 tháng báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết quả thực hiện.
- Tập trung đẩy mạnh công tác chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, mô hình chuyển đổi cây trồng có hiệu quả trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật nhằm phục vụ tốt cho sản xuất.
- Chỉ đạo các địa phương, đơn vị tập trung rà soát, nâng cấp hệ thống thủy lợi, kênh mương đảm bảo nguồn nước cung cấp cho các diện tích cây trồng được chuyển đổi; hướng dẫn áp dụng, nhân rộng các mô hình, phương pháp tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nhằm sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn nước tưới, đồng thời nâng cao năng suất của các loại cây trồng tại các diện tích được chuyển đổi.
- Tham mưu triển khai có hiệu quả các cơ chế, chính sách của Trung ương và tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đảm bảo thực hiện tốt và có hiệu quả Kế hoạch.
- Tham mưu UBND tỉnh bổ sung vào Kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa tỉnh Khánh Hòa sau khi Kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn quốc được cơ quan có thẩm quyền ban hành.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan liên quan kiểm tra, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện Kế hoạch chuyển đổi cây trồng giai đoạn 2021-2025 theo đúng quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Nghiên cứu đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách của tỉnh nhằm khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đồng thời tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án sản xuất, chế biến nông sản.
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Ban hành Kế hoạch chuyển đổi cây trồng của cấp huyện trên cơ sở Kế hoạch chuyển đổi của tỉnh; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương và đề nghị của UBND cấp xã.
- Hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ nhu cầu chuyển đổi của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và kế hoạch chuyển đổi của cấp huyện, ban hành kế hoạch chuyển đổi của địa phương.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chủ động điều chỉnh kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương nhưng không làm thay đổi tổng diện tích giai đoạn 2021-2025 của địa phương theo kế hoạch đã phê duyệt và báo cáo về UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phổ biến các quy định về điều kiện, thủ tục, các chính sách chuyển đổi cây trồng nói chung để nông dân biết và thực hiện.
- Tổng hợp báo cáo kết quả chuyển đổi cây trồng về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn định kỳ một năm 02 lần, trước 30/5 và 30/11 hàng năm để Sở Nông nghiệp và PTNT tổng hợp báo cáo theo quy định.
Trên đây là Kế hoạch chuyển đổi cây trồng giai đoạn 2021-2025, trong quá trình triển khai thực hiện, nếu gặp khó khăn, vướng mắc; các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo kịp thời./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT TRỒNG
CÂY HÀNG NĂM, CÂY LÂU NĂM TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 2257/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh
Khánh Hòa)
TT |
Huyện |
Diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm sang cây nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao (ha) |
|||||
Tổng số |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||
1 |
Vạn Ninh |
319 |
88 |
62 |
58 |
53 |
58 |
a |
Trồng cây hàng năm |
0 |
|
|
|
|
|
b |
Trồng cây lâu năm |
319 |
88 |
62 |
58 |
53 |
58 |
2 |
Ninh Hòa |
2.521 |
335 |
414 |
518 |
597 |
657 |
a |
Trồng cây hàng năm |
|
|
|
|
|
|
b |
Trồng cây lâu năm |
2.521 |
335 |
414 |
518 |
597 |
657 |
3 |
Diên Khánh |
466 |
104 |
94 |
94 |
89 |
85 |
a |
Trồng cây hàng năm |
|
|
|
|
|
|
b |
Trồng cây lâu năm |
466 |
104 |
94 |
94 |
89 |
85 |
4 |
Khánh Vĩnh |
482 |
101 |
77 |
102 |
101 |
101 |
a |
Trồng cây hàng năm |
|
|
|
|
|
|
b |
Trồng cây lâu năm |
482 |
101 |
77 |
102 |
101 |
101 |
5 |
Cam Lâm |
1.028 |
292 |
186 |
143 |
158 |
249 |
a |
Trồng cây hàng năm |
30 |
20 |
|
2 |
5 |
3 |
b |
Trồng cây lâu năm |
998 |
272 |
186 |
141 |
153 |
246 |
6 |
Cam Ranh |
153 |
33 |
30 |
29 |
31 |
30 |
a |
Trồng cây hàng năm |
51 |
13 |
9 |
9 |
10 |
10 |
b |
Trồng cây lâu năm |
102 |
20 |
21 |
20 |
21 |
20 |
7 |
Khánh Sơn |
840 |
168 |
172 |
167 |
169 |
164 |
a |
Trồng cây hàng năm |
|
|
|
|
|
|
b |
Trồng cây lâu năm |
840 |
168 |
172 |
167 |
169 |
164 |
|
Tổng cộng |
5.809 |
1.121 |
1.035 |
1.111 |
1.198 |
1.344 |
|
Trồng cây hàng năm |
81 |
33 |
9 |
11 |
15 |
13 |
|
Trồng cây lâu năm |
5.728 |
1.088 |
1.026 |
1.100 |
1.183 |
1.331 |
CHI TIẾT DIỆN TÍCH DỰ KIẾN CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG TRÊN ĐẤT
TRỒNG CÂY HÀNG NĂM, CÂY LÂU NĂM TẠI CÁC ĐỊA PHƯƠNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 2257/KH-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh
Khánh Hòa)
TT |
Địa phương |
Diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm sang cây nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao (ha) |
|||||
Tổng số |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||
1 |
xã Xuân Sơn |
56 |
11 |
11 |
11 |
11 |
12 |
2 |
xã Vạn Hưng |
60 |
34 |
5 |
8 |
6 |
7 |
3 |
xã Vạn Lương |
57 |
11 |
13 |
11 |
11 |
11 |
4 |
xã Vạn Phú |
31 |
7 |
6 |
6 |
6 |
6 |
5 |
xã Vạn Bình |
35 |
6 |
8 |
8 |
5 |
8 |
6 |
xã Vạn Long |
10 |
5 |
5 |
0 |
0 |
0 |
7 |
xã Vạn Phước |
70 |
14 |
14 |
14 |
14 |
14 |
|
Tổng cộng |
319 |
88 |
62 |
58 |
53 |
58 |
TT |
Địa phương |
Diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm sang cây nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao (ha) |
|||||
Tổng số |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||
1 |
xã Ninh Ích |
62 |
4 |
6 |
15 |
17 |
20 |
2 |
xã Ninh An |
55 |
10 |
12 |
11 |
9 |
13 |
3 |
xã Ninh Thân |
65 |
10 |
10 |
15 |
15 |
15 |
4 |
xã Ninh Đông |
50 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
5 |
xã Ninh Hà |
10 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
6 |
xã Ninh Quang |
41 |
6 |
7 |
7 |
10 |
11 |
7 |
xã Ninh Phụng |
6 |
6 |
0 |
0 |
0 |
0 |
8 |
xã Ninh Đa |
26 |
5 |
5 |
5 |
5 |
6 |
9 |
xã Ninh Thọ |
34 |
8 |
7 |
6 |
7 |
6 |
10 |
xã Ninh Tây |
1.355 |
150 |
210 |
270 |
340 |
385 |
11 |
xã Ninh Thượng |
65 |
10 |
10 |
15 |
15 |
15 |
12 |
xã Ninh Xuân |
103 |
16 |
16 |
25 |
25 |
21 |
13 |
xã Ninh Tân |
243 |
24 |
38 |
45 |
59 |
77 |
14 |
xã Ninh Hưng |
110 |
30 |
20 |
20 |
20 |
20 |
15 |
xã Ninh Bình |
38 |
6 |
6 |
8 |
8 |
10 |
16 |
xã Ninh Sơn |
258 |
40 |
56 |
64 |
54 |
44 |
|
Tổng cộng |
2.521 |
335 |
414 |
518 |
597 |
657 |
TT |
Địa phương |
Diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm sang cây nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao (ha) |
|||||
Tổng số |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||
1 |
Thị trấn Khánh Vĩnh |
25 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
2 |
xã Sông Cầu |
33 |
7 |
5 |
7 |
7 |
7 |
3 |
xã Khánh Phú |
48 |
10 |
8 |
10 |
10 |
10 |
4 |
xã Khánh Thành |
26 |
5 |
5 |
6 |
5 |
5 |
5 |
xã Cầu Bà |
30 |
10 |
5 |
5 |
5 |
5 |
6 |
xã Liên Sang |
25 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
7 |
xã Giang Ly |
25 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
8 |
xã Sơn Thái |
38 |
8 |
6 |
8 |
8 |
8 |
9 |
xã Khánh Thượng |
45 |
10 |
5 |
10 |
10 |
10 |
10 |
xã Khánh Nam |
40 |
5 |
5 |
10 |
10 |
10 |
11 |
xã Khánh Trung |
45 |
10 |
5 |
10 |
10 |
10 |
12 |
xã Khánh Đông |
47 |
10 |
7 |
10 |
10 |
10 |
13 |
xã Khánh Bình |
30 |
6 |
6 |
6 |
6 |
6 |
14 |
xã Khánh Hiệp |
25 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
|
Tổng cộng |
482 |
101 |
77 |
102 |
101 |
101 |
TT |
Địa phương |
Diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm sang cây nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao (ha) |
|||||
Tổng số |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||
1 |
xã Thành Sơn |
91 |
20 |
18,5 |
17,6 |
19,9 |
15 |
2 |
xã Sơn Lâm |
115 |
20 |
25 |
20 |
25 |
25 |
3 |
xã Sơn Bình |
55 |
11 |
11 |
11 |
11 |
11 |
4 |
xã Sơn Hiệp |
128 |
31 |
26 |
27 |
22 |
22 |
5 |
TT. Tô Hạp |
95 |
15 |
20 |
20 |
20 |
20 |
6 |
xã Sơn Trung |
110 |
22 |
22 |
22 |
22 |
22 |
7 |
xã Ba Cụm Bắc |
83 |
16,5 |
16,5 |
17 |
17 |
16 |
8 |
xã Ba Cụm Nam |
163 |
32,5 |
33 |
32,5 |
32,5 |
32,5 |
|
Tổng cộng |
840 |
168 |
172 |
167,1 |
169,4 |
163,5 |
TT |
Địa phương |
Diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm sang cây nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao (ha) |
|||||
Tổng số |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||
1 |
xã Diên Phước |
25 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
2 |
xã Diên Thọ |
71 |
12 |
15 |
15 |
14 |
15 |
3 |
xã Diên Sơn |
12 |
3 |
3 |
3 |
3 |
0 |
4 |
xã Diên Lâm |
10 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
5 |
xã Diên Xuân |
38 |
10 |
7 |
7 |
8 |
6 |
6 |
xã Diên Đồng |
160 |
42 |
32 |
32 |
27 |
27 |
7 |
xã Diên Tân |
150 |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
|
Tổng cộng |
466 |
104 |
94 |
94 |
89 |
85 |
TT |
Địa phương |
Diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm sang cây nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao (ha) |
|||||
Tổng số |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||
1 |
xã Cam Thành Bắc |
40 |
4 |
6 |
8 |
10 |
12 |
2 |
xã Cam Tân |
178 |
53 |
20 |
30 |
43 |
32 |
3 |
xã Cam Hiệp Bắc |
60 |
35 |
10 |
5 |
5 |
5 |
4 |
xã Suối Cát |
750 |
200 |
150 |
100 |
100 |
200 |
|
Tổng cộng |
1.028 |
292 |
186 |
143 |
158 |
249 |
TT |
Địa phương |
Diện tích chuyển đổi cây trồng trên đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm sang cây nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao (ha) |
|||||
Tổng số |
Năm 2021 |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 2025 |
||
1 |
xã Cam Thành Nam |
69 |
15 |
14 |
13 |
14 |
13 |
2 |
xã Cam Phước Đông |
44 |
10 |
8 |
8 |
9 |
9 |
3 |
phường Cam Nghĩa |
15 |
3 |
3 |
3 |
3 |
3 |
4 |
Phường Cam Phúc Bắc |
25 |
5 |
5 |
5 |
5 |
5 |
|
Tổng cộng |
153 |
33 |
30 |
29 |
31 |
30 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.