ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2256/KH-UBND |
Ninh Thuận, ngày 13 tháng 6 năm 2017 |
Thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh về “cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030”, Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020, tầm nhìn 2030 (ban hành kèm theo Quyết định số 17/2017/QĐ-UBND ngày 27/02/2017 của UBND tỉnh); Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận gắn với ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2017-2020 và năm 2017, cụ thể như sau:
1. Thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 11/11/2016 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIII về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 cũng như các Nghị quyết có liên quan như: Nghị quyết 03-NQ/TU ngày 01/7/2016 về phát triển kinh tế - xã hội miền núi giai đoạn 2016-2020, Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 10/10/2016 về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao, nhân rộng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 26/10/2016 về phát triển kinh tế biển giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo và Nghị quyết số 73/2016/NQ-HĐND ngày 19/12/2016 của HĐND tỉnh khóa X kỳ họp thứ 3 về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
2. Giao trách nhiệm cụ thể cho các Sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao các nhiệm vụ và giải pháp được đề ra trong Nghị quyết số 09-NQ/TU.
3. Tổ chức giám sát, kiểm tra, đánh giá, khen thưởng kịp thời đối với các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện tốt Nghị quyết 09-NQ/TU.
C. CÁC CHỈ TIÊU CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP
I. Các chỉ tiêu đến năm 2020:
1. Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân đến năm 2020 đạt 7-8%/năm;
2. Cơ cấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 49% (trong nông nghiệp trồng trọt chiếm 68%, chăn nuôi 28,2%, dịch vụ 3,8%, lâm nghiệp 0,3%), thủy sản 51%;
3. Thu hút 2-3 doanh nghiệp quy mô lớn đầu tư ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp;
4. Giá trị sản xuất/ha đất sản xuất chủ động nước tưới đạt khoảng 150 triệu đồng/ha;
5. Có khoảng 50% số xã và 1-2 huyện đạt tiêu chí nông thôn mới;
6. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn tăng khoảng 1,8 lần so với năm 2015; tỷ lệ hộ nghèo nông thôn giảm khoảng 2%/năm;
7. Trồng rừng mới đạt khoảng 3.580 ha (trong đó rừng phòng hộ 1.660 ha và rừng sản xuất 1.920 ha) và chăm sóc rừng trồng đạt khoảng 4.122 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 43%;
8. Dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt khoảng 95%.
II. Các chỉ tiêu năm 2017:
1. Tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 7-8%, trong đó nông, lâm nghiệp tăng 6-7%; thủy sản tăng 8-9%.
2. Giá trị sản xuất/ha đất sản xuất chủ động nước đạt khoảng 118 triệu đồng/ha.
3. Trong năm có khoảng 02 xã đạt chuẩn nông thôn mới.
4. Dân cư nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt khoảng 90%.
5. Trồng rừng mới đạt khoảng 500 ha và giao khoán bảo vệ rừng đạt khoảng 62.130 ha; tỷ lệ che phủ rừng đạt khoảng 42,4%.
I. Giai đoạn 2017-2020:
1. Công tác tuyên truyền: Tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị, doanh nghiệp và nhân dân tích cực tham gia thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu.
a) Các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp thường xuyên phổ biến nâng cao nhận thức và hành động cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo các phòng ban, đơn vị trực thuộc cùng với các cơ quan mặt trận, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự cần thiết cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu để nhân dân biết thực hiện, nhất là khu vực nông thôn.
c) Hội Nông dân tỉnh chỉ đạo các cấp Hội tăng cường tuyên truyền các nội dung chủ yếu của Đề án; vận động nông dân tham gia tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tham gia hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ,... xây dựng Hội Nông dân các cấp là trung tâm nòng cốt trong các phong trào nông dân, phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
d) Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Thuận, Báo Ninh Thuận xây dựng các chuyên mục, chuyên đề và sắp xếp thời lượng hợp lý để phát sóng, đăng báo tuyên truyền về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
Trong năm 2017, mở rộng chương trình “Vấn đề hôm nay” để tập trung tuyên truyền về xây dựng cánh đồng lớn gắn với hình thành các hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất các sản phẩm có lợi thế của tỉnh; về ứng dụng khoa học công nghệ nhất là ứng dụng tưới tiết kiệm nước, sản xuất theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt.
2. Công tác quy hoạch phát triển sản xuất gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan:
- Hoàn thành các quy hoạch như: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030”; điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020; điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2025;
- Xây dựng, trình duyệt Đề án phục hồi và trồng rừng mới ở các lưu vực hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng Chương trình, dự án thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao đối với các sản phẩm đặc thù của tỉnh.
b) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp để xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất các ngành hàng có lợi thế; xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các vùng thiếu nước, vùng nhiễm mặn;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã quy hoạch hoặc rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới gắn với phát triển vùng sản xuất chuyên canh, ứng phó với biến đổi khí hậu.
3. Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân, nông thôn:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan:
- Tham mưu UBND tỉnh trình dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh tại kỳ họp giữa năm 2017;
- Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề án về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh;
- Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh;
b) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan:
- Tham mưu chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân góp vốn bằng đất với doanh nghiệp để tạo quỹ đất hình thành vùng sản xuất quy mô lớn, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp;
- Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách tạo quỹ đất sạch, quản lý khai thác quỹ đất công theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
- Triển khai các phương án ứng phó biến đổi khí hậu, khắc phục các sự cố môi trường, cảnh báo sớm những khu vực có nguy cơ sạt lở, nhiễm mặn,... do nước biển dâng.
c) Sở Kế hoạch Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan:
- Sau khi Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Sở Kế hoạch Đầu tư khẩn trương tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Quyết định 52/2015/QĐ-UBND ngày 17/8/2015 của UBND tỉnh về chính sách đặc thù khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh;
- Xây dựng các dự án kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các chuỗi ngành hàng có lợi thế trong nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao;
- Hàng năm, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ưu tiên đầu tư công cho phát triển hạ tầng sản xuất nông nghiệp tại các vùng chuyên canh ngành hàng có lợi thế, tiềm năng, nhất là hỗ trợ hạ tầng cho các cánh đồng lớn, có liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân và doanh nghiệp;
- Tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho nông nghiệp, nông thôn; cơ chế, chính sách phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia của nhà nước và tư nhân (PPP/PPC).
d) Sở Khoa học và Công nghệ:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Hội đồng tư vấn khoa học và công nghệ của tỉnh tham mưu UBND tỉnh ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm xây dựng, nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp bằng nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ của tỉnh;
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện có hiệu quả Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 12/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020; Kế hoạch số 315/KH-UBND ngày 06/02/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 10/6/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.
e) Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh bố trí, lồng ghép các nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, ngân sách địa phương theo đúng quy trình, quy định để thực hiện Đề án về cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả; trong đó, ưu tiên hỗ trợ công nghệ cao, công nghệ tưới tiết kiệm; thực hành sản xuất nông nghiệp tốt; chuyển đổi lúa nước sang cây trồng cạn; phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn.
g) Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, phù hợp với thực tế, trong đó chú trọng hỗ trợ đào tạo trên cơ sở liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và tổ chức đại diện của nông dân.
4. Chuyển đổi 2.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng cạn có hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan:
- Tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng hàng năm, gắn với liên kết doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm của nhân dân cho các huyện, thành phố;
- Theo dõi, hướng dẫn các địa phương về chuyển đổi sang cây trồng cạn, nhất là cây nho, táo và các cây ăn quả có tiềm năng khác;
- Hướng dẫn các địa phương thành lập các HTX, THT tại vùng chuyển đổi; phối hợp với các địa phương kết nối với các doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết, bao tiêu sản phẩm cho nhân dân;
- Thực hiện có hiệu quả Đề án về chính sách hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
b) Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn, chuyển giao và nhân rộng các mô hình tưới tiết kiệm, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất phù hợp với từng vùng, từng loại cây trồng chuyển đổi.
c) Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan xây dựng bản đồ một số vùng chuyển đổi.
d) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ chỉ tiêu kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng được giao, xây dựng và ban hành Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng cụ thể (khu vực, diện tích, loại cây trồng chuyển đổi,...) cho UBND cấp xã đảm bảo phù hợp với từng vùng, tiểu vùng để mang lại hiệu quả cho nhân dân.
5. Tổ chức lại sản xuất, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình dự án phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn các huyện, thành phố để phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế và lợi thế cạnh tranh của tỉnh;
- Nghiên cứu lựa chọn một số xã có điều kiện thuận lợi triển khai thí điểm xã có sản phẩm chủ lực/đặc thù; kết nối Doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm đặc thù theo mô hình “mỗi làng, mỗi xã một sản phẩm”;
- Xây dựng kế hoạch tổ chức lại nuôi trồng thủy sản theo hướng đầu tư ứng dụng công nghệ cao, cấu trúc khu vực nuôi thành các khu vực nuôi sinh thái, bền vững;
- Tiếp tục tổ chức lại nghề khai thác hải sản theo Đề án tổ chức lại nghề khai thác hải sản gắn với thực hiện các chính sách phát triển thủy sản theo Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 và Nghị định số 89/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ;
- Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế bền vững, hiệu quả, nâng cao đời sống cộng đồng từ việc bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng;
- Xây dựng, tổng kết đánh giá mô hình thí điểm các loại giống cây trồng để xác định khả năng thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, môi trường của tỉnh nhằm bổ sung các giống cây trồng chủ lực;
- Rà soát, củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác gắn với xây dựng nông thôn mới.
b) Sở Khoa học và Công nghệ tiếp nhận, chuyển giao và nhân rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất phù hợp với từng vùng, từng loại cây trồng và khả năng đầu tư của doanh nghiệp, hộ sản xuất.
c) Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:
- Chủ động tìm kiếm, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư từ 2-3 dự án chăn nuôi quy mô lớn tại các khu vực phù hợp trên địa bàn, gắn với việc vận động nhân dân chuyển đổi đất lúa sang trồng cỏ chất lượng cao để phát triển chăn nuôi gia súc;
- Phấn đấu mỗi địa phương có 01 điểm bán sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng để phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm đặc thù của tỉnh;
- Tổ chức nhân rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất phù hợp với từng vùng, từng loại cây trồng và khả năng đầu tư của doanh nghiệp, hộ sản xuất.
6. Phát triển thương hiệu, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nông sản của tỉnh:
a) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan:
- Hỗ trợ xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể các ngành hàng có lợi thế: Tôm giống, nho, táo, tỏi...;
- Hướng dẫn, giám sát việc xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đảm bảo theo đúng quy định nhằm nâng cao thương hiệu các nông sản được chứng nhận của tỉnh.
b) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan hỗ trợ các Doanh nghiệp, HTX, THT,... kết nối, ký kết hợp đồng với các chuỗi siêu thị, doanh nghiệp chế biến nông sản trong và ngoài tỉnh; tham gia các sự kiện, hội thảo, hội chợ, các chương trình xúc tiến thương mại trên cả nước để quảng bá thương hiệu nông sản của tỉnh.
7. Đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung:
UBND các huyện/thành phố chủ động làm việc, mời gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn.
8. Đẩy mạnh xây dựng mô hình sản xuất cánh đồng lớn, phát triển vùng nguyên liệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh gắn với liên kết doanh nghiệp để đảm bảo ổn định đầu ra cho sản phẩm:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh mô hình sản xuất cánh đồng lớn gắn với liên kết doanh nghiệp để hỗ trợ sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nhân dân; tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn nông dân phát triển vùng nguyên liệu hàng hóa hiện có (mía, mì, nho, táo, măng tây xanh, nha đam,...).
b) UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và đơn vị liên quan xây dựng, thực hiện có hiệu quả mô hình thí điểm sản xuất cánh đồng lớn trên địa bàn; trước mắt là thực hiện tốt mô hình thí điểm cánh đồng lớn sản xuất lúa giống trên địa bàn huyện Ninh Phước và mô hình thí điểm cánh đồng lớn sản xuất mía, kết hợp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Bác Ái.
9. Phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh:
UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển 08 chuỗi giá trị sản phẩm từ kết quả Dự án hỗ trợ Tam nông tỉnh; đồng thời, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và đơn vị liên quan rà soát xác định một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp có trị kinh tế, lợi thế của địa phương để phát triển trong thời gian tới.
10. Thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đối với các sản phẩm đặc thù của tỉnh:
Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định để đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh (CPI), tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đồng thời tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đối với các sản phẩm đặc thù có giá trị kinh tế và khả năng cạnh tranh của tỉnh như: Nho, táo, măng tây xanh, nha đam, giống cây trồng, giống thủy sản, chăn nuôi gia súc.
II. Các nhiệm vụ trọng tâm năm 2017:
1. Tập trung đẩy mạnh phát triển, nhân rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ:
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan tập trung đẩy mạnh phát triển, nhân rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh; trước mặt là dự án vùng trồng nho rượu của Công ty TNHH Ladora Farm Ninh Thuận ở xã Mỹ Sơn,...; hoàn thành dự án thành phần xây dựng hạ tầng phục vụ vùng sản xuất rau an toàn An Hải.
2. Phát triển các sản phẩm đặc thù của tỉnh:
- Sở Khoa học và Công nghệ khẩn trương hoàn thành dự án xây dựng tiêu chí và xác định các sản phẩm đặc thù tỉnh Ninh Thuận, qua đó quảng bá thương hiệu sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển mạnh các sản phẩm đặc thù của tỉnh;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố xác định, chọn một số xã/phường/thị trấn có điều kiện thuận lợi để triển khai thí điểm xã có sản phẩm chủ lực gắn với liên kết doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm ổn định cho nhân dân thông qua các HTX, THT, tổ liên kết sản xuất,... trước mắt ưu tiên cho sản phẩm: Nho, táo, măng tây xanh,...
- Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các ngành, địa phương liên quan hỗ trợ xây dựng 02 điểm kinh doanh và giới thiệu quảng bá sản phẩm đặc thù của tỉnh Ninh Thuận trên địa bàn huyện Ninh Phước và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm.
3. Chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng cạn có hiệu quả kết hợp với việc ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước:
UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và đơn vị liên quan tổ chức thực hiện chuyển đổi 1.500 ha đất trồng lúa sang cây trồng cạn có hiệu quả và 44 mô hình tưới tiết kiệm với diện tích 5.835 ha.
4. Xây dựng thí điểm cánh đồng lớn:
- UBND huyện Ninh Phước chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và đơn vị liên quan chỉ đạo triển khai thí điểm cánh đồng lớn sản xuất lúa giống trên địa bàn xã Phước Hậu với diện tích 56ha/103 hộ, gắn với liên kết Doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm ổn định cho nhân dân;
- UBND huyện Bác Ái làm cơ quan đầu mối cùng với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và đơn vị liên quan phối hợp chặt chẽ với Công ty CP Đường Biên Hòa-Phan Rang triển khai thí điểm cánh đồng lớn sản xuất mía, kết hợp ứng dụng công nghệ cao với diện tích 50 - 100 ha trên địa bàn xã Phước Thắng;
- UBND các huyện, thành phố tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn nông dân phát triển vùng nguyên liệu hàng hóa hiện có (mía, mì, nho, táo, măng tây xanh, nha đam,...); nghiên cứu, lựa chọn khu vực phù hợp triển khai thí điểm cánh đồng lớn gắn với liên kết doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho nhân dân, đặc biệt là các sản phẩm đặc thù, có giá trị kinh tế và khả năng cạnh tranh cao.
5. Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh:
- UBND huyện Ninh Phước và Ninh Sơn phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư theo dõi, hỗ trợ Nhà đầu tư hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý để triển khai xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn huyện Ninh Phước, Ninh Sơn;
- UBND các huyện: Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam, Bác Ái, đặc biệt là thành phố Phan Rang-Tháp Chàm chủ động tìm kiếm, mời gọi doanh nghiệp đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn.
6. Phát triển chuỗi giá trị cây trồng, vật nuôi đặc thù:
- UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển 08 chuỗi giá trị sản phẩm từ kết quả Dự án hỗ trợ Tam nông tỉnh;
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, các ngành và đơn vị liên quan rà soát, xác định ít nhất một chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp tiềm năng có trị kinh tế, lợi thế của tỉnh để phát triển trong thời gian tới.
7. Thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp:
- Sở Kế hoạch và Đầu tư xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đối với các sản phẩm đặc thù của tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và đơn vị liên quan tạo quỹ đất để thu hút đầu tư chăn nuôi bò thịt cao sản, bò sữa trên địa bàn, đặc biệt là huyện Ninh Phước và Bác Ái.
1. Căn cứ Kế hoạch này, các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; riêng UBND các huyện, thành phố ban hành Kế hoạch năm 2017 triển khai thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế địa phương và nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này.
Định kỳ tổ chức đánh giá kết quả thực hiện, gửi báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trước ngày 15/12 (riêng UBND các huyện, thành phố gắn báo cáo tình hình thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vào trong báo cáo kinh tế-xã hội của địa phương để tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện trong kỳ kế hoạch).
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo liên ngành cơ cấu lại ngành nông nghiệp tỉnh) theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch, báo cáo UBND tỉnh; tham gia cùng với các Ban của HĐND tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 73/2016/NQ-HĐND.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết kịp thời./.
(Kèm theo các phụ biểu phân công nhiệm vụ và thời gian thực hiện)
|
KT. CHỦ TỊCH |
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP
GẮN VỚI ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Kế hoạch số 2256/KH-UBND ngày 13/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT |
Nội dung |
Các nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
1 |
Công tác tuyên truyền |
Quán triệt Đề án đến các đơn vị thuộc Sở, các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp trong và ngoài tỉnh. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các cơ quan, đơn vị liên quan |
2017-2020 |
Phổ biến nâng cao nhận thức và hành động cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu. |
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các cấp |
||||
Chỉ đạo các phòng ban, đơn vị trực thuộc cùng với các cơ quan mặt trận, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về sự cần thiết cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu. |
UBND các huyện, thành phố |
||||
Chỉ đạo các cấp Hội tăng cường tuyên truyền các nội dung chủ yếu của Đề án; vận động nông dân tham gia tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tham gia hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ,... |
Hội Nông dân tỉnh |
||||
Xây dựng các chuyên mục, chuyên đề và sắp xếp thời lượng hợp lý để phát sóng, đăng báo tuyên truyền về cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. |
- Đài Phát thanh-Truyền hình; - Báo Ninh Thuận; |
||||
2 |
Công tác quy hoạch phát triển sản xuất gắn với ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới |
Hoàn thành rà soát, điều chỉnh, bổ sung “Quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan |
|
Hoàn thành điều chỉnh Quy hoạch thủy lợi ứng phó biến đổi khí hậu đến năm 2020, tầm nhìn 2030. |
Quý Il/2017 |
||||
Điều chỉnh quy hoạch nuôi trồng thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020. |
Quý III/2017 |
||||
Điều chỉnh Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2016-2025. |
Tháng 10/2017 |
||||
Xây dựng Đề án phục hồi và trồng rừng mới ở các lưu vực hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh. |
Quý II/2017 |
||||
Xây dựng Chương trình, dự án thu hút, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển các khu nông nghiệp công nghệ cao đối với các sản phẩm đặc thù của tỉnh. |
Quý III/2017 |
||||
Rà soát, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sản xuất nông nghiệp để xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất các ngành hàng có lợi thế; xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho các vùng thiếu nước, vùng nhiễm mặn. |
UBND huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành và đơn vị liên quan |
Tháng 12/2017 |
||
Chỉ đạo UBND cấp xã quy hoạch hoặc rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông thôn mới gắn với phát triển vùng sản xuất chuyên canh, ứng phó với biến đổi khí hậu. |
2017-2018 |
||||
3 |
Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân, nông thôn |
Tham mưu UBND tỉnh trình dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh quy định chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh tại kỳ họp giữa năm 2017. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
|
Trước ngày 20/6/2017 |
Tham mưu UBND tỉnh ban hành Đề án về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. |
Quý III/2017 |
||||
Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. |
2017-2020 |
||||
Tham mưu chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân góp vốn bằng đất với doanh nghiệp. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành và đơn vị liên quan |
Tháng 6/2018 |
||
Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách tạo quỹ đất sạch, quản lý khai thác quỹ đất công theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh. |
2017-2020 |
||||
Triển khai các phương án ứng phó biến đổi khí hậu, khắc phục các sự cố môi trường, cảnh báo sớm những khu vực có nguy cơ sạt lở, nhiễm mặn,... do nước biển dâng. |
2017-2020 |
||||
Tham mưu UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung Quyết định 52/2015/QĐ-UBND ngày 17/8/2015 của UBND tỉnh. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan |
Sau khi Chính phủ sửa đổi Nghị định 210 |
||
Xây dựng các dự án kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các chuỗi ngành hàng có lợi thế trong nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. |
2017-2020 |
||||
3 |
Triển khai thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân, nông thôn |
Hàng năm, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ưu tiên đầu tư công cho phát triển hạ tầng sản xuất nông nghiệp tại các vùng chuyên canh ngành hàng có lợi thế, tiềm năng, nhất là hỗ trợ hạ tầng cho các cánh đồng lớn, có liên kết sản xuất giữa tổ chức đại diện của nông dân và doanh nghiệp. |
2017-2020 |
||
Tiếp tục rà soát điều chỉnh, bổ sung cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho nông nghiệp, nông thôn; cơ chế, chính sách phát triển các hình thức đầu tư có sự tham gia của nhà nước và tư nhân (PPP/PPC). |
Năm 2017 |
||||
Tham mưu UBND tỉnh ưu tiên thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm xây dựng, nhân rộng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan |
2017-2020 |
||
Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 45/QĐ-TTg ngày 12/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 315/KH-UBND ngày 06/02/2017 của UBND tỉnh. |
2017-2020 |
||||
Tham mưu UBND tỉnh bố trí, lồng ghép các nguồn kinh phí hỗ trợ của Trung ương, ngân sách địa phương theo đúng quy trình, quy định để thực hiện Đề án về cơ chế, chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh. |
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan |
2017-2020 |
||
|
|
Tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh đảm bảo hiệu quả, phù hợp với thực tế, trong đó chú trọng hỗ trợ đào tạo trên cơ sở liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và tổ chức đại diện của nông dân. |
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan |
2017-2020 |
4 |
Chuyển đổi 2.000 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn có hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu gắn với việc ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước. |
Tham mưu UBND tỉnh giao chỉ tiêu kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tưới tiết kiệm nước hàng năm, gắn với liên kết doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm của nhân dân cho các huyện, thành phố. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan |
Trước các vụ sản xuất tối thiểu 1,5 tháng |
Hướng dẫn các địa phương thành lập các HTX, THT tại vùng chuyển đổi; phối hợp với các địa phương kết nối với các doanh nghiệp ký kết hợp đồng liên kết, bao tiêu sản phẩm cho nhân dân. |
2017-2020 |
||||
Thực hiện có hiệu quả Đề án về chính sách hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh. |
2017-2020 |
||||
Hướng dẫn, chuyển giao và nhân rộng các mô hình tưới tiết kiệm, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất phù hợp với từng vùng, từng loại cây trồng chuyển đổi. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành, địa phương liên quan |
2017-2020 |
||
Xây dựng bản đồ một số vùng chuyển đổi. |
Sở Tài nguyên Môi trường |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành, địa phương liên quan |
Quý II/2018 |
||
Xây dựng và ban hành Quyết định giao chỉ tiêu kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tưới tiết kiệm nước cụ thể (khu vực, diện tích, loại cây trồng chuyển đổi,...) cho UBND cấp xã đảm bảo phù hợp với từng vùng, tiểu vùng. |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành và đơn vị liên quan |
Trước các vụ sản xuất tối thiểu 1,5 tháng |
||
5 |
Tổ chức lại sản xuất, chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ |
Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình dự án phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn các huyện, thành phố để phát triển các cây trồng có giá trị kinh tế và lợi thế cạnh tranh của tỉnh. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan |
2017-2020 |
Nghiên cứu lựa chọn một số xã có điều kiện thuận lợi triển khai thí điểm xã có sản phẩm chủ lực/đặc thù; kết nối Doanh nghiệp tham gia chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm đặc thù theo mô hình “mỗi làng, mỗi xã một sản phẩm”. |
2017-2020 |
||||
Xây dựng kế hoạch tổ chức lại nuôi trồng thủy sản theo hướng đầu tư ứng dụng công nghệ cao, cấu trúc khu vực nuôi thành các khu vực nuôi sinh thái, bền vững. |
Quý IV/2017 |
||||
Tiếp tục tổ chức lại nghề khai thác hải sản theo Đề án tổ chức lại nghề khai thác hải sản gắn với thực hiện các chính sách phát triển thủy sản. |
2017-2020 |
||||
Xây dựng các mô hình phát triển kinh tế bền vững, hiệu quả, nâng cao đời sống cộng đồng từ việc bảo vệ, khoanh nuôi và trồng rừng. |
2017-2020 |
||||
Xây dựng, tổng kết đánh giá mô hình thí điểm các loại giống cây trồng để xác định khả năng thích ứng với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, môi trường của tỉnh nhằm bổ sung các giống cây trồng chủ lực. |
2017-2020 |
||||
Rà soát, củng cố, đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác gắn với xây dựng nông thôn mới. |
2017-2020 |
||||
Tiếp nhận, chuyển giao và nhân rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất phù hợp với từng vùng, từng loại cây trồng và khả năng đầu tư của doanh nghiệp, hộ sản xuất. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành, và đơn vị liên quan |
2017-2020 |
||
Chủ động tìm kiếm, mời gọi các doanh nghiệp đầu tư từ 2-3 dự án chăn nuôi quy mô lớn tại các khu vực phù hợp trên địa bàn, gắn với việc vận động nhân dân chuyển đổi đất lúa sang trồng cỏ chất lượng cao để phát triển chăn nuôi gia súc. |
UBND các huyện, thành phố |
Các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan |
2017-2020 |
||
Phấn đấu mỗi địa phương có 01 điểm bán sản phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng để phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm đặc thù của tỉnh. |
2017-2018 |
||||
Tổ chức nhân rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ vào sản xuất phù hợp với từng vùng, từng loại cây trồng và khả năng đầu tư của doanh nghiệp, hộ sản xuất. |
2017-2020 |
||||
6 |
Xúc tiến thương mại, phát triển thị trường |
Hỗ trợ xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể các ngành hàng có lợi thế: Tôm giống, nho, táo, tỏi... |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan |
2017-2020 |
Hướng dẫn, giám sát việc xây dựng, quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể đảm bảo theo đúng quy định nhằm nâng cao thương hiệu các nông sản được chứng nhận của tỉnh. |
2017-2020 |
||||
Hỗ trợ các Doanh nghiệp, HTX, THT,... kết nối, ký kết hợp đồng với các chuỗi siêu thị, doanh nghiệp chế biến nông sản trong và ngoài tỉnh; tham gia các sự kiện, hội thảo, hội chợ, các chương trình xúc tiến thương mại trên cả nước để quảng bá thương hiệu nông sản của tỉnh. |
Sở Công Thương |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan |
2017-2020 |
||
7 |
Đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung |
Làm việc, mời gọi doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn. |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan |
2017-2020 |
8 |
Đẩy mạnh xây dựng mô hình sản xuất cánh đồng lớn, phát triển vùng nguyên liệu hàng hóa gắn với liên kết doanh nghiệp |
Đẩy mạnh mô hình sản xuất cánh đồng lớn gắn với liên kết doanh nghiệp để hỗ trợ sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho nhân dân; tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn nông dân phát triển vùng nguyên liệu hàng hóa hiện có (mía, mì, nho, táo, măng tây xanh, nha đam,...). |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan |
2017-2020 |
Xây dựng, thực hiện có hiệu quả mô hình thí điểm sản xuất cánh đồng lớn trên địa bàn; trước mắt là thực hiện tốt mô hình thí điểm cánh đồng lớn sản xuất lúa giống trên địa bàn huyện Ninh Phước và mô hình thí điểm cánh đồng lớn sản xuất mía, kết hợp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn huyện Bác Ái. |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và đơn vị liên quan |
2017-2020 |
||
9 |
Phát triển các chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp của tỉnh |
UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và đơn vị liên quan xây dựng kế hoạch phát triển 08 chuỗi giá trị sản phẩm từ kết quả Dự án hỗ trợ Tam nông tỉnh; đồng thời, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và đơn vị liên quan rà soát xác định một số chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp có trị kinh tế, lợi thế của địa phương để phát triển trong thời gian tới. |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các ngành và đơn vị liên quan |
2017-2020 |
10 |
Thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đối với các sản phẩm đặc thù của tỉnh |
Nghiên cứu, tham mưu UBND tỉnh ban hành các quy định để đơn giản hóa thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh (CPI), tạo hành lang pháp lý và điều kiện thuận lợi để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; đồng thời tổ chức triển khai các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế cho nông nghiệp, nông thôn. |
Sở Kế hoạch và đầu tư |
Các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan |
2017-2020 |
PHÂN CÔNG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CƠ CẤU LẠI NGÀNH NÔNG NGHIỆP
GẮN VỚI ỨNG PHÓ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NĂM 2017
(Kèm theo Kế hoạch số 2256/KH-UBND ngày 13/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
TT |
Nội dung |
Các nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
1 |
Tập trung đẩy mạnh phát triển, nhân rộng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ |
Khuyến khích các hộ dân liên kết với Công ty TNHH Ladora Farm Ninh Thuận triển khai mở rộng dự án vùng trồng nho rượu của ở xã Mỹ Sơn. |
UBND huyện Ninh Sơn |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành và đơn vị liên quan |
Năm 2017 |
Hoàn thành dự án thành phần xây dựng hạ tầng phục vụ vùng sản xuất rau an toàn An Hải. |
Ban Quản lý Dự án ĐTXD các công trình NN&PTNT |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành, địa phương liên quan |
Năm 2017 |
||
2 |
Phát triển các sản phẩm đặc thù của tỉnh |
Hoàn thành dự án xây dựng tiêu chí và xác định các sản phẩm đặc thù tỉnh Ninh Thuận. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành, địa phương liên quan |
Năm 2017 |
Xác định, chọn một số xã/phường/thị trấn có điều kiện thuận lợi để triển khai thí điểm xã có sản phẩm chủ lực gắn với liên kết doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm ổn định cho nhân dân thông qua các HTX, THT, tổ liên kết sản xuất,... trước mắt ưu tiên cho sản phẩm: Nho, táo, măng tây xanh,... |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND các huyện, thành phố; các Sở, ngành liên quan |
Năm 2017 |
||
Hỗ trợ xây dựng 02 điểm kinh doanh và giới thiệu quảng bá sản phẩm đặc thù của tỉnh Ninh Thuận trên địa bàn huyện Ninh Phước và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm. |
Sở Công Thương |
Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Ninh Phước, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm |
Quý III/2017 |
||
3 |
Chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang các cây trồng cạn có hiệu quả kết hợp với việc ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm nước |
Thực hiện chuyển đổi 1.500 ha đất trồng lúa sang cây trồng cạn có hiệu quả và 44 mô hình tưới tiết kiệm với diện tích 5.835 ha. |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành và đơn vị liên quan |
Năm 2017 |
4 |
Xây dựng thí điểm cánh đồng lớn |
Chỉ đạo triển khai thí điểm cánh đồng lớn sản xuất lúa giống trên địa bàn xã Phước Hậu. |
UBND huyện Ninh Phước |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành và đơn vị liên quan |
Năm 2017 |
Phối hợp chặt chẽ với Công ty CP Đường Biên Hòa-Phan Rang triển khai thí điểm cánh đồng lớn sản xuất mía, kết hợp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn xã Phước Thắng. |
UBND huyện Bác Ái |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành và đơn vị liên quan |
Năm 2017 |
||
Hỗ trợ, hướng dẫn nông dân phát triển vùng nguyên liệu hàng hóa hiện có; nghiên cứu, lựa chọn khu vực phù hợp triển khai thí điểm cánh đồng lớn gắn với liên kết doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm cho nhân dân. |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành và đơn vị liên quan |
Năm 2017 |
||
5 |
Xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh |
Theo dõi, hỗ trợ Nhà đầu tư hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý để triển khai xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn huyện Ninh Phước, Ninh Sơn. |
UBND huyện Ninh Phước và Ninh Sơn |
Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ngành và đơn vị liên quan |
Năm 2017 |
Chủ động tìm kiếm, mời gọi doanh nghiệp đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn. |
UBND các huyện Ninh Hải, Thuận Bắc, Thuận Nam, Bác Ái và thành phố Phan Rang-Tháp Chàm |
Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Kế hoạch và Đầu tư, các ngành và đơn vị liên quan |
Năm 2017 |
||
6 |
Phát triển chuỗi giá trị cây trồng, vật nuôi đặc thù |
Xây dựng kế hoạch phát triển 08 chuỗi giá trị sản phẩm từ kết quả Dự án hỗ trợ Tam nông tỉnh. |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành và đơn vị liên quan |
Năm 2017 |
Rà soát, xác định ít nhất một chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp tiềm năng có trị kinh tế, lợi thế của tỉnh để phát triển trong thời gian tới. |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Khoa học và Công nghệ, các ngành, địa phương liên quan |
Năm 2017 |
||
7 |
Thu hút, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp |
Xúc tiến, kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư các dự án nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ đối với các sản phẩm đặc thù của tỉnh. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành, địa phương và đơn vị liên quan |
Năm 2017 |
Tạo quỹ đất để thu hút đầu tư chăn nuôi bò thịt cao sản, bò sữa trên địa bàn, đặc biệt là huyện Ninh Phước và Bác Ái. |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và PTNT, các ngành liên quan |
Năm 2017 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.