ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 210/KH-UBND |
Bắc Ninh, ngày 07 tháng 6 năm 2018 |
Thực hiện Quyết định số 5886/QĐ-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Chương trình hành động Phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên giai đoạn 2017-2021, UBND tỉnh Bắc Ninh xây dựng Kế hoạch thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện; chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm về bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2017-2021.
2. Mục tiêu cụ thể
a) 100% các cơ sở giáo dục tổ chức tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, nhà giáo và người học về phòng, chống bạo lực học đường.
b) 100% các cơ sở giáo dục tổ chức các hoạt động giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường; rèn kỹ năng sống cho người học.
c) 100% các cơ sở giáo dục công khai kế hoạch và các kênh tiếp nhận thông tin về bạo lực học đường; thực hiện các biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời khi có người học bị tác động bởi bạo lực học đường.
d) 100% các cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai bộ Quy tắc ứng xử văn hóa trong trường học.
đ) 100% các cơ quan quản lý giáo dục trên địa bàn và cơ sở giáo dục có quy chế phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương về phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường.
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống bạo lực học đường
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, chấp hành pháp luật của người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục, trong gia đình và cộng đồng về mối nguy hiểm, hậu quả của bạo lực học đường, thông qua đó nêu cao trách nhiệm trong việc phát hiện, thông báo, tố giác, ngăn ngừa hành vi bạo lực học đường.
- Tuyên truyền, phổ biến lý tưởng cách mạng, chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật liên quan đến đời sống, học tập, việc làm cho người học; tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 31/8/2016 của Tỉnh ủy Bắc Ninh về việc tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, truyền thống văn hóa cho thế hệ trẻ tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2016-2020.
- Tuyên truyền các phong trào thi đua yêu nước, gương người tốt, việc tốt, những tấm gương tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực của đời sống xã hội. Tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến trong công tác phòng, chống bạo lực học đường trên các trang web, cổng thông tin điện tử, các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng dân cư.
2. Đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức giáo dục trong các nhà trường, đơn vị giáo dục
- Tăng cường lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức chấp hành pháp luật của học sinh trong nội dung, chương trình môn học:
+ Đối với giáo dục mầm non: Tích hợp, lồng ghép trong các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non, trường mầm non để hình thành và phát triển ý thức, hành vi, thói quen tốt, phù hợp độ tuổi trong việc thực hiện nội quy, quy định của trường, lớp, gia đình và cộng đồng.
+ Đối với giáo dục phổ thông: Thực hiện nội dung dạy học các môn Đạo đức, Giáo dục công dân trong chương trình sách giáo khoa hiện hành trên cơ sở rà soát, tinh giản những nội dung khó, trùng lặp, chưa thực sự cần thiết đối với học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Lựa chọn các nội dung giáo dục có giá trị và phù hợp đặc điểm tâm sinh lý, tình cảm và sự phát triển của học sinh, của xã hội và thời đại; giáo dục hành vi và chuẩn mực đạo đức; giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật, kỹ năng sống và giá trị sống đúng đắn được quy chuẩn trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
+ Đối với giáo dục thường xuyên: Chú trọng bồi dưỡng lý tưởng cách mạng, truyền thống, lòng tự hào dân tộc; tăng cường giáo dục ý thức tuân thủ pháp luật; lối sống nhân ái bao dung, nghĩa tình, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và quê hương, đất nước.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của các cơ sở giáo dục.
- Trang bị kiến thức, rèn luyện kỹ năng về phòng, chống bạo lực học đường và phòng, chống bạo hành trẻ em cho người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục và gia đình người học.
- Đa dạng các hình thức tổ chức giáo dục phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh; tăng cường các hoạt động tập thể, hoạt động nhóm; tổ chức các sân chơi để các em được giao lưu trao đổi kiến thức, lao động, vệ sinh trường, lớp học, hoạt động xã hội, các hoạt động câu lạc bộ văn hóa, thể thao, các phong trào thi đua trong nhà trường phổ thông.
3. Tăng cường phối hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội
- Phát huy vai trò, trách nhiệm của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục học sinh, cam kết với cơ sở giáo dục về thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc, giáo dục, tạo môi trường tốt nhất góp phần hướng dẫn, quản lý con em học tập, rèn luyện.
- Xây dựng môi trường dân chủ, lành mạnh, thân thiện:
+ Xây dựng và thực hiện có hiệu quả bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục. Hằng năm, cơ sở giáo dục có bản cam kết với cơ quan quản lý cấp trên về việc đảm bảo môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và không có bạo lực.
+ Thực hiện hiệu quả việc các phong trào: “Thi đua Dạy tốt - Học tốt”; “Nhà trường văn hóa - Nhà giáo mẫu mực - Học sinh thanh lịch” trong các cấp học mầm non và phổ thông.
+ Xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện, mỗi trường học có ít nhất một không gian văn hóa gắn với giáo dục lịch sử, truyền thống, ý thức công dân cho học sinh.
+ Tổ chức các hoạt động về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông theo Thông tư số 31/2017/TT-BGDĐT ngày 18/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
+ Tổ chức hiệu quả các hoạt động có tính cộng đồng - xã hội, nhằm tạo cơ hội cho người học được tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, góp phần định hướng thẩm mỹ, lành mạnh, giáo dục kỹ năng sống, hình thành và phát triển nhân cách.
+ Thực hiện các phương pháp giáo dục tích cực, không bạo lực đối với người học.
+ Tổ chức các diễn đàn với hình thức phù hợp để người học, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên được bày tỏ chứng kiến, kiến nghị, sáng kiến, nguyện vọng đối với các cơ sở giáo dục, cơ quan, tổ chức cá nhân.
+ Thường xuyên cung cấp các thông tin về hoạt động của cơ sở giáo dục đến gia đình người học; tổ chức ký cam kết giữa các cơ sở giáo dục với gia đình người học và các tổ chức khác trong việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
- Tăng cường trách nhiệm của chính quyền địa phương và các tổ chức đoàn thể; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cho học sinh và các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh.
- Duy trì hiệu quả công tác phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Công an tỉnh về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh, phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành giáo dục tỉnh Bắc Ninh.
- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể trong việc quản lý, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục.
- Tổ chức đánh giá, rà soát, bố trí đội ngũ cán bộ, nhà giáo, nhân viên phù hợp với chuyên môn, năng lực cá nhân, đảm bảo trong cơ sở cơ sở giáo dục không có cán bộ quản lý, nhà giáo và nhân viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm quy chế chuyên môn nghiệp vụ. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm bạo lực học đường.
- Các cơ sở giáo dục thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên đề nhằm nâng cao đạo đức chuyên nghiệp, đạo đức nhà giáo và việc áp dụng hiệu quả các phương pháp giáo dục tích cực trong nhà trường.
- Tổ chức tập huấn nâng cao khả năng phòng, chống bạo lực học đường cho người học và đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên trong cơ sở giáo dục.
5. Kiểm tra, giám sát và xử lý về bạo lực học đường
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục; phát hiện, phối hợp và xử lý nghiêm những vi phạm liên quan đến bạo lực học đường tại các cơ sở giáo dục.
- Thiết lập các kênh thông tin về bạo lực học đường của cơ sở giáo dục, như: Hộp thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống camera giám sát và các hình thức khác…
- Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục và gia đình người học để tăng cường phối hợp quản lý, xử lý các tình huống liên quan tới bạo lực học đường.
- Xây dựng cơ chế phối hợp, thu thập, phân tích thông tin và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo (Cơ quan Thường trực)
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
- Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý.
- Hướng dẫn công tác tư vấn học đường theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo và chỉ đạo của UBND tỉnh.
- Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, báo cáo viên phụ trách công tác phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục.
- Theo dõi, đôn đốc, phối hợp kiểm tra, đánh giá, tổng hợp kết quả triển khai thực hiện trong phạm vi toàn tỉnh theo từng năm, từng giai đoạn.
- Định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo việc thực hiện kế hoạch về UBND tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
2. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, các ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền các biện pháp can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực. Thiết lập đầu mối thông tin, thông báo, tố giác; cơ chế phối hợp phòng ngừa, xử lý hành vi bạo lực trẻ em tại địa phương; đồng thời chủ động phối hợp kết nối và tăng cường quảng bá Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em trong việc tư vấn, hỗ trợ, can thiệp trẻ em bị bạo lực.
- Phối hợp tổ chức các lớp giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho đối tượng trẻ em và tập huấn kỹ năng bảo vệ trẻ em cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ, người trực tiếp làm việc với trẻ em.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quyền trẻ em theo quy định của pháp luật.
3. Công an tỉnh
- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai Kế hoạch bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trường học, phòng, chống vi phạm pháp luật và phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các vụ việc bạo lực học đường.
- Chỉ đạo triển khai việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan và địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai đấu tranh phòng, chống tội phạm và giáo dục thanh thiếu niên, nhất là đối tượng cá biệt.
4. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Định hướng phát triển các hoạt động văn hóa, quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật của các tổ chức, đơn vị và văn nghệ sỹ; thông qua hoạt động biểu diễn tuyên truyền về chuẩn mực đạo đức, lối sống văn hóa.
- Chỉ đạo, triển khai có hiệu quả Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trong đó đề cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục con, cháu.
5. Các Sở, ban, ngành liên quan
Theo chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung liên quan về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục.
6. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Cụ thể hóa Kế hoạch bằng chương trình hành động cụ thể sát với tình hình của địa phương; bố trí kinh phí thực hiện, xây dựng chính sách khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đảm bảo phù hợp với điều kiện của địa phương; định kỳ sơ kết, đánh giá tình hình thực hiện gửi Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh về kết quả thực hiện.
- Chỉ đạo triển khai việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường theo phân cấp quản lý.
- Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành của địa phương bảo đảm an ninh trật tự, an toàn trong các cơ sở giáo dục; điều tra và xử lý vụ việc bạo lực học đường, gây mất an toàn cho các cơ sở giáo dục theo phân cấp quản lý.
- Chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo có nhiều giải pháp hiệu quả trong công tác phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục.
7. Đề nghị UB MTTQ và các tổ chức thành viên
- Vận động thành viên tích cực tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
- Tổ chức việc kết nối, thu thập thông tin, kiến nghị của các tổ chức và xã hội và của người học chuyển đến các cơ quan nhà nước để góp ý, tư vấn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Trên cơ sở Kế hoạch này, UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đúng mục tiêu, hiệu quả.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc các Sở, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Giáo dục và Đào tạo (cơ quan Thường trực) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.