UỶ BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 210/KH-UBND |
Đồng Tháp, ngày 18 tháng 9 năm 2018 |
Căn cứ Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 01/12/2011 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục, thể thao đến năm 2020; Nghị định số 11/2015/NĐ- CP ngày 31 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định về giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong nhà trường;
Căn cứ Quyết định 1076/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025; Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025, với những nội dung như sau:
I. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT VÀ THỂ THAO TRONG TRƯỜNG HỌC
Toàn tỉnh hiện có 694 trường học mầm non và phổ thông, trong đó: Mầm non (MN): 197 trường (bao gồm cả 11 trường tư thục), Tiểu học (TH): 310 trường, Trung học cơ sở (THCS): 141 trường (bao gồm cả 14 trường Tiểu học - trung học cơ sở), Trung học phổ thông (THPT): 43 trường; trường Đại học, Cao đẳng có 04 trường (01 trường Đại học; 03 trường Cao đẳng).
1. Giáo dục thể chất
- Tỷ lệ trường mầm non, trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình môn học giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục của từng cấp học đạt 100%.
- Tỷ lệ trường mầm non, trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả môn học giáo dục thể chất đạt 100%.
2. Hoạt động thể thao trong trường học
- Tỷ lệ trường phổ thông duy trì thường xuyên việc tổ chức tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ đạt 100%; tổ chức dạy bơi cho học sinh ở các cơ sở giáo dục phổ thông đạt 50%.
- Các trường mầm non chưa được giới thiệu các môn võ thuật cổ truyền Việt Nam; cơ sở giáo dục phổ thông dạy, phổ biến các môn võ thuật cổ truyền Việt Nam đạt 9,96%; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học chưa dạy, phổ biến các môn võ thuật cổ truyền Việt Nam.
- Tỷ lệ học sinh, sinh viên thường xuyên tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa đạt 90%; học sinh, sinh viên đạt tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực theo độ tuổi đạt 97%.
3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học
- Trường mầm non có sân chơi được trang bị đủ thiết bị 181 trường, đạt 91,88%, có sân chơi nhưng chưa đủ thiết bị 16 trường, đạt 8,12%; trường mầm non có phòng học giáo dục thể chất được trang bị đủ thiết bị, đồ chơi vận động tối thiểu cho trẻ em 71 trường, đạt 35,5%, có phòng giáo dục thể chất nhưng trang thiết bị chưa đủ 76 trường, đạt 38,6%, không có phòng giáo dục thể chất 50 trường, đạt 25,4%.
- Trường phổ thông có sân tập luyện thể dục thể thao: 305 trường tiểu học đạt 98,38%, 138 trường THCS đạt 97,87%, 43 trường trung học phổ thông đạt 100%; cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đại học có sân tập, đạt 100%.
- Trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp có phòng học Giáo dục thể chất hoặc Nhà đa năng, Nhà tập đa năng đạt tiêu chuẩn quy định, trong đó: 24 trường TH đạt 7,74% (24/310 trường); 01 trường THCS đạt 0,71% (01/141 trường); 05 trường THPT đạt 11,6% (05/43 trường); cơ sở giáo dục nghề nghiệp đạt 0% (0/07 trường), giáo dục đại học đạt 100% (01/01 trường).
- Các công trình thể thao được ngành Giáo dục và ngành Văn hóa Thể thao Du lịch (VHTTDL) phối hợp khai thác, sử dụng hiệu quả.
4. Giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao
- Tỷ lệ trường (lớp) mầm non có đủ giáo viên theo quy định và được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em đạt 94%.
- Tỷ lệ trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học có đủ giáo viên, giảng viên bảo đảm tiêu chuẩn, trình độ đào tạo theo quy định, được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục thể chất và tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa đạt 100%.
Nhìn chung, thực trạng về giáo dục thể chất và thể thao trong trường học trên địa bàn tỉnh phần lớn các chỉ tiêu có tỷ lệ đạt tương đối cao so với quy định tại Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 17/06/2016 của Thủ tướng Chính phủ.Tuy nhiên một số chỉ tiêu tỷ lệ còn thấp, chủ yếu về cơ sở vật chất phục vụ thể dục, thể thao ở các trường phổ thông.
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục thể chất và thể thao trường học, nhằm tăng cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và hình thành thói quen tập thể dục thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên; gắn giáo dục thể chất, thể thao trường học với giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em, học sinh, sinh viên, đồng thời góp phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng thể thao cho tỉnh nhà.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1 Giai đoạn 2018 - 2020
- Về giáo dục thể chất:
Tiếp tục duy trì 100% trường mầm non, trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học thực hiện đầy đủ nội dung, chương trình môn học giáo dục thể chất trong chương trình giáo dục của từng cấp học; 100% trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thực hiện đổi mới phương pháp dạy và học, đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả môn học giáo dục thể chất.
- Về hoạt động thể thao trường học:
+ Tiếp tục duy trì 100% trường phổ thông thường xuyên tổ chức cho học sinh tập thể dục buổi sáng, tập thể dục giữa giờ và dạy bơi cho học sinh; 50% trường mầm non, 70% trường phổ thông, 50% cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cơ sở giáo dục đại học tổ chức dạy hoặc phổ biến các môn võ thuật cổ truyền Việt Nam.
+ Có 100% học sinh, sinh viên thường xuyên tham gia hoạt động thể thao ngoại khóa, và được đánh giá, xếp loại thể lực theo độ tuổi quy định.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học:
+ Trường mầm non: 100% có sân chơi và 80% trường có phòng học giáo dục thể chất được trang bị đủ thiết bị, đồ chơi vận động tối thiểu cho trẻ em theo quy định.
+ Trường phổ thông: 100% có sân tập luyện thể dục, thể thao (TDTT); có 46 nhà tập đa năng (nhà đa năng hoặc phòng giáo dục rèn luyện thể chất đối với tiểu học) được trang bị đạt tiêu chuẩn quy định. Trong đó, tiểu học 35 trường (11,29%); Trung học cơ sở: 02 trường (1,42%); Trung học phổ thống: (9 trường (20,93%).
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học: 100% có sân tập; có ít nhất 85% trường trung cấp, 90% trường cao đẳng, 100% trường đại học có nhà tập (nhà đa năng) được trang bị đạt tiêu chuẩn quy định; 100% trường đại học đào tạo giáo viên thể dục, thể thao bảo đảm cơ sở vật chất (nhà tập, sân tập), trang thiết bị đạt tiêu chuẩn quy định.
+ Tiếp tục duy trì 100% công trình thể thao trên địa bàn được ngành Giáo dục và ngành VHTTDL phối hợp khai thác, sử dụng hiệu quả.
- Về giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao theo từng cấp học và trình độ đào tạo:
+ Trường (lớp) mầm non: Có đủ giáo viên theo quy định và được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em đạt 100%.
+ Trường phổ thông: Duy trì đủ giáo viên thể dục, thể thao bảo đảm tiêu chuẩn, trình độ đào tạo theo quy định, được bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng về giáo dục thể chất và tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa đạt 100%;
+ Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học có đủ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao và bảo đảm tiêu chuẩn, trình độ đào tạo theo quy định đạt 100%.
- Về chuẩn bị lực lượng, tổ chức và tham gia Hội khỏe phù Đổng toàn quốc lần thứ X vào năm 2020.
+ Năm 2018: Mở 50 lớp thể thao trọng điểm trong các trường phổ thông trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố (đầu tư 09 môn thi đấu HKPĐ).
+ Năm 2019: Từ 50 lớp thể thao trọng điểm tuyển chọn lại còn 18 lớp với 09 môn thi đấu.
+ Năm 2020: Chia làm 02 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Đào tạo vận động viên tham gia thi đấu 12 môn vòng khu vực dự kiến từ tháng 01 đến 4/2020.
Giai đoạn 2: Đào tạo vận động viên tham gia thi đấu 09 môn vòng chung kết dự kiến từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2020.
2.2. Định hướng đến năm 2025
- Về giáo dục thể chất:
Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong các nhà trường; bảo đảm 100% trường mầm non, trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thực hiện đầy đủ, có hiệu quả nội dung, chương trình môn học giáo dục thể chất.
- Về hoạt động thể thao trường học:
+ Bảo đảm 100% học sinh, sinh viên thường xuyên tham gia tập luyện thể dục, thể thao và đạt tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại thể lực theo độ tuổi.
+ Tiếp tục đa dạng hóa các hình thức tổ chức hoạt động thể thao trường học, phát triển câu lạc bộ các môn thể thao; tăng nhanh tỷ lệ trường phổ thông tổ chức dạy bơi, trường mầm non, trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học tổ chức dạy võ thuật cổ truyền Việt Nam cho học sinh, sinh viên cao hơn so với năm 2020.
+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thi đấu thể thao, trong đó chú trọng ở cấp cơ sở, thu hút đông đảo học sinh, sinh viên tham gia.
- Về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học:
+ Tiếp tục tăng cường và chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học, trong đó có ít nhất 90% trường mầm non có phòng học giáo dục thể chất được trang bị đủ thiết bị, đồ chơi vận động tối thiểu cho trẻ em theo quy định; 25% trường tiểu học, 15% trường THCS, 50% trường THPT có nhà tập đa năng đạt tiêu chuẩn quy định.
+ Tăng cường phối hợp để khai thác, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ tập luyện thể dục, thể thao do ngành VHTTDL và ngành giáo dục quản lý.
- Về giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao:
Phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao đạt tiêu chuẩn và trình độ đào tạo để bảo đảm 100% các trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học có đủ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao theo quy định.
(Có phụ lục 1 chi tiết kèm theo)
1. Đẩy mạnh thông tin, truyền thông
1.1. Thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình, nhà trường và xã hội đối với việc phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học.
1.2. Xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn và huy động sự tham gia có hiệu quả của các phương tiện thông tin, truyền thông trong và ngoài tỉnh; tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề về giáo dục thể chất và thể thao trường học.
1.3. Kịp thời biểu dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể triển khai có hiệu quả, đóng góp tích cực cho phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học theo định kỳ và đột xuất khi lập được thành tích xuất sắc.
2. Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục thể chất
2.1. Về mục tiêu, nội dung giáo dục phát triển thể chất và chương trình môn học giáo dục thể chất
a) Thực hiện mục tiêu, nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em theo hướng tích hợp với các hoạt động giáo dục khác trong chương trình giáo dục MN;
b) Đổi mới mục tiêu, chương trình môn học giáo dục thể chất theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm cân đối, thống nhất, linh hoạt, có tính kế thừa và phát triển giữa các cấp học; cung cấp đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho học sinh; hình thành và duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên, gắn với giáo dục đạo đức, xây dựng lối sống lành mạnh, rèn luyện ý chí, phẩm chất phù hợp với đặc điểm thể chất, tâm sinh lý, lứa tuổi và điều kiện cụ thể của học sinh; triển khai thực hiện tốt chương trình giáo dục thể chất theo chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới từ năm học 2019 - 2020.
c) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học bảo đảm hài hòa giữa kiến thức cơ bản và nội dung tự chọn, khuyến khích các môn thể thao truyền thống như võ cổ truyền, trò chơi dân gian, đáp ứng nhu cầu đa dạng và tạo động lực cho học sinh, sinh viên tự rèn luyện thân thể.
d) Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục Cao đẳng, Đại học nên có nội dung dạy bơi, phương pháp phòng chống cứu đuối trong chương trình giảng dạy giáo dục thể chất cho tất cả sinh viên.
2.2. Phương pháp dạy học, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục thể chất
a) Tổ chức giáo dục phát triển thể chất cho trẻ em dưới nhiều hình thức đa dạng, tích hợp nhiều hoạt động, nhằm tạo cho trẻ em sự hứng thú tham gia.
b) Tổ chức nhiều hoạt động vận động, tập luyện và thi đấu thể dục, thể thao phù hợp trên cơ sở sự hứng thú, phát huy tính tự giác, khả năng tự học, tự rèn luyện của học sinh, sinh viên.
c) Đưa việc tổ chức tập thể dục buổi sáng và thể dục giữa giờ thành hoạt động bắt buộc trong nội dung giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trong các cơ sở giáo dục phổ thông.
2.3. Về công tác kiểm tra, đánh giá nội dung giáo dục phát triển thể chất, chương trình môn học giáo dục thể chất
Thực hiện kiểm tra, đánh giá toàn diện công tác giáo dục thể chất đối với từng cấp học và trình độ đào tạo, trong đó chú trọng đánh giá về kỹ năng, năng lực vận động, thái độ, thói quen tập luyện thể dục, thể thao ở trong và ngoài nhà trường của học sinh, sinh viên.
3. Phát triển hoạt động thể thao trường học
3.1. Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động thể thao trường học theo hướng đa dạng, phong phú, phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng địa phương, nhà trường, đặc điểm tâm sinh lý, lứa tuổi và trình độ đào tạo của học sinh, sinh viên. Trong đó tăng cường hỗ trợ và có hình thức, phương pháp triển khai phù hợp đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới của tỉnh.
3.2. Củng cố, phát triển hệ thống thi đấu thể thao các cấp phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, trong đó tập trung vào cấp trường; các giải thi đấu thể thao, ngày hội thể thao kết hợp với sinh hoạt, giao lưu văn hóa đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí của học sinh, sinh viên, đồng thời góp phần phát hiện, bồi dưỡng, đào tạo những học sinh, sinh viên có năng khiếu thể thao bổ sung cho lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao của tỉnh.
3.3. Phát triển các loại hình câu lạc bộ thể dục, thể thao trong trường học; chú trọng phát triển đa dạng các môn thể thao, khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia các hoạt động thể thao ngoại khóa.
3.4. Triển khai phổ cập bơi trong các trường phổ thông; chú trọng các địa phương có nhiều sông, hồ, kênh, rạch...
3.5. Từng bước tổ chức việc dạy và học võ thuật cổ truyền Việt Nam trong các trường phổ thông, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương, từng cấp học và trình độ đào tạo.
4. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học
Sau khi Kế hoạch này được ban hành, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở VHTTDL và các ngành có liên quan thực hiện:
4.1 Xây dựng kế hoạch phát triển cơ sở vật chất (bao gồm cả trang thiết bị, dụng cụ) phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học, phù hợp với quy hoạch phát triển thể dục, thể thao của tỉnh.
4.2. Bố trí, đầu tư xây dựng phòng học giáo dục thể chất, hệ thống sân chơi, trang thiết bị, đồ chơi phát triển vận động cho trẻ em trong các trường MN.
4.3. Đầu tư xây dựng hệ thống sân tập, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và từng bước đầu tư xây dựng nhà tập đa năng cho các cơ sở giáo dục phổ thông ở những nơi có điều kiện.
4.4. Khuyến khích đầu tư xây dựng hệ thống sân tập, nhà tập đa năng, bể bơi, mua sắm trang thiết bị trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Từng bước đầu tư xây mới, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị trong các cơ sở giáo dục đại học đào tạo giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao.
4.5. Tạo điều kiện thuận lợi về quỹ đất và việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất (công trình thể thao) phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học tại các địa phương.
4.6. Hỗ trợ các cơ sở giáo dục phổ thông tại địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học.
4.7. Tăng cường sự phối hợp, hỗ trợ của các cơ sở tập luyện, thi đấu thể thao do ngành thể dục, thể thao quản lý trong công tác giáo dục thể chất và thể thao trường học tại địa phương.
4.8. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc triển khai thực hiện xây dựng, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học.
5. Xây dựng đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao bảo đảm đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn quy định
5.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bảo đảm đủ số lượng và chuẩn hóa đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao tại các trường phổ thông, cơ sở giáo dục nghề nghiệp và cao đẳng.
5.2. Tổ chức thường xuyên, có hiệu quả các hoạt động tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp dạy học cho đội ngũ giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao trong nhà trường, đảm bảo 100% giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao trong nhà trường biết bơi ít nhất 01 kiểu bơi.
6. Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng các cấp
6.1. Tổ chức Hội khỏe Phù Đổng theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Cấp cơ sở: tổ chức hàng năm theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học của Sở Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường học.
b) Cấp huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức 02 năm/lần, thời điểm cụ thể do Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định trong Kế hoạch thời gian năm học.
c) Cấp tỉnh: tổ chức 02 năm/ lần vào năm trước Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc.
6.2. Thông qua các giải thể thao học sinh và Hội khỏe Phù Đổng các cấp, tuyển chọn và huấn luyện lực lượng vận động viên tham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc đáp ứng yêu cầu về đối tượng, điều kiện của Bộ Giáo dục và Đào tạo; đảm bảo năng lực chuyên môn để đạt thành tích theo chỉ tiêu đề ra.
6.3. Huy động hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị, sân bãi và đội ngũ huấn luyện viên, cộng tác viên của ngành VHTTDL tham gia tuyển chọn và huấn luyện lực lượng vận động viên tham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.
7. Hoàn thiện cơ chế, chính sách; đẩy mạnh xã hội hóa
7.1. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý thực sự thuận lợi cho phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học, trong đó chú trọng chế độ, chính sách đối với giáo viên, giảng viên thể dục, thể thao; cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục công lập; chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, khuyến khích thu hút các nguồn lực xã hội trong đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cung cấp trang thiết bị, hỗ trợ đào tạo và tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa.
7.2. Đẩy mạnh triển khai hình thức đối tác công - tư trong đầu tư xây dựng các công trình phục vụ giáo dục thể chất và thể thao trường học; hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở giáo dục ngoài công lập trong quá trình thực hiện.
7.3. Thực hiện lồng ghép một cách phù hợp với các chương trình, kế hoạch, đề án đã được phê duyệt, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch này.
1. Tổng kinh phí 02 giai đoạn (giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2025): 259.686,170 triệu đồng.
1.1. Giai đoạn 2018 - 2020: 60.770,645 triệu đồng.
- Trang bị cơ sở vật chất: 36.620,000 triệu đồng.
- Thay sách giáo khoa và thiết bị dạy học giáo dục thể chất tối thiểu: 16,049 triệu đồng.
- Bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao và cán bộ quản lý: 4.310,640 triệu đồng.
- Hội khỏe Phù Đổng: 19.823,956 triệu đồng.
1.2. Giai đoạn định hướng đến năm 2025 (giai đoạn 2021 - 2025): 189.915,525 triệu đồng.
- Trang bị cơ sở vật chất: 158.656,300 triệu đồng.
- Thay sách giáo khoa và thiết bị dạy học giáo dục thể chất tối thiểu: 34,898 triệu đồng.
- Bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao và cán bộ quản lý: 7.184,400 triệu đồng.
- Hội khỏe Phù Đổng: 33.039,927 triệu đồng.
2. Nguồn vốn thực hiện và khả năng cân đối vốn
2.1. Nguồn vốn
2.1.1. Cơ sở vật chất
- Giai đoạn 2018 - 2020: Ngân sách tỉnh thuộc kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020, vốn sự nghiệp giáo dục và xã hội hóa. Trong đó:
+ Đầu tư trang thiết bị sân chơi cho cấp học mầm non, phòng giáo dục rèn luyện thể chất cho cấp học mầm non và tiểu học từ nguồn vốn đầu tư công trung hạn 2016-2020.
+ Đầu tư trang bị thiết bị sân tập cho các trường phổ thông, sửa chữa 03 nhà tập đa năng của trường THPT Trần Quốc Toản, thành phố Cao Lãnh, THPT thành phố Sa Đéc, THPT , huyện Cao Lãnh Cao Lãnh 1, từ nguồn vốn sự nghiệp giáo dục.
+ Đầu tư 05 nhà tập đa năng cho 01 trường THCS và 04 trường THPT từ nguồn vốn xã hội hóa (kêu gọi đầu tư).
- Giai đoạn 2021 - 2025: Dự kiến từ nguồn vốn Ngân sách tỉnh thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 và xã hội hóa (kêu gọi đầu tư 9/32 số lượng nhà đa năng cho trường THCS và THPT).
2.1.2 Thay sách giáo khoa và thiết bị dạy học giáo dục thể chất tối thiểu; Bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao và cán bộ quản lý; Hội khỏe Phù Đổng
- Giai đoạn 2018 - 2020: Từ nguồn vốn của Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2020 được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp phê duyệt tại Quyết định số 1152/QD-UBND-HC ngày 11/10/2016. Trong đó:
+ Bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao từ mầm non đến THCS từ nguồn vốn sự nghiệp giáo dục của cấp huyện.
+ Thay sách giáo khoa và thiết bị dạy học giáo dục thể chất tối thiểu; Hội khỏe Phù Đổng từ nguồn vốn sự nghiệp giáo dục cấp tỉnh (trong đó kinh phí Hội khỏe Phù Đổng năm 2018, 2019 bổ sung có mục tiêu về cho các huyện, thị xã, thành phố).
- Giai đoạn 2021 - 2025: Dự kiến nguồn vốn sự nghiệp giáo dục cấp tỉnh và cấp huyện như giai đoạn 2018-2020.
2.2. Khả năng cân đối vốn
Thời gian thực hiện |
Dự kiến nguồn vốn đầu tư (triệu đồng) |
|||
Vốn ngân sách tỉnh (dự kiến vốn ngân sách tập trung, xổ số kiến thiết, sự nghiệp giáo dục) |
Vốn ngân sách huyện, thị xã, thành phố |
Vốn XHH |
Tổng vốn |
|
1. Giai đoạn 2018 -2020 |
41.821,685 |
3.948,960 |
15.000,000 |
60.770,645 |
- Năm 2018 |
14.738,965 |
1.316,320 |
|
16.055,295 |
- Năm 2019 |
11.881,493 |
1.316,320 |
6.000,000 |
19.197,813 |
- Năm 2020 |
15.201,227 |
1.316,320 |
9.000,000 |
25.517,547 |
2. Giai đoạn 2021-2025 |
162.633,925 |
6.581,600 |
29.700,000 |
198.915,525 |
3. Tổng 02 giai đoạn |
204.455,610 |
10.530,560 |
44.700,000 |
259.686,170 |
Trong đó:
a. Giai đoạn 2018 - 2020: 60.770,645 triệu đồng
- Đầu tư cơ sở vật chất: 36.620 triệu đồng, trong đó:
+ Ngân sách Tỉnh: 31.740 triệu đồng.
Đã bố trí trong kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 – 2020: 15.855 triệu đồng đầu tư 11 phòng rèn luyện thể chất của MN và 11 nhà đa năng của TH (từ Chương trình Kiên cố hóa trường, lớp học của tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016 - 2022); mua sắm thiết bị bổ sung cho sân chơi, phòng rèn luyện thể chất của MN thuộc các dự án mua sắm thiết bị MN.
Bổ sung vốn sự nghiệp giáo dục 5.765 triệu đồng, để thực hiện mua sắm thiết bị, dụng cụ thể thao cho sân tập với kinh phí 3.365 triệu đồng và đầu tư sửa chữa 03 nhà tập đa năng cho 03 trường THPT với kinh phí 2.400 triệu đồng.
+ Xã hội hóa: 15.000 triệu đồng (Kêu gọi đầu tư 05 nhà tập đa năng cho 01 trường THCS và 04 trường THPT).
- Thay sách giáo khoa và thiết bị dạy học giáo dục thể chất tối thiểu; Bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao và cán bộ quản lý; Hội khỏe Phù Đổng: 24.150,645 triệu đồng, trong đó:
+ Vốn ngân sách cấp tỉnh: 20.201,685 triệu đồng.
+ Vốn ngân sách cấp huyện: 3.948,960 triệu đồng.
- Giai đoạn 2021 - 2025: 198.915,525 triệu đồng, bao gồm:
- Đầu tư cơ sở vật chất: 158.656,300 triệu đồng, trong đó:
Dự kiến vốn ngân sách tỉnh đầu tư công trung hạn 2021 – 2025: 128.956,300 triệu đồng.
Vốn XHH: 29.700 triệu đồng đầu tư 09 nhà đa năng cho cấp THCS và THPT.
- Thay sách giáo khoa và thiết bị dạy học giáo dục thể chất tối thiểu; Bồi dưỡng giáo viên, giảng viên thể dục thể thao và cán bộ quản lý; Hội khỏe Phù Đổng: 40.259,225 triệu đồng, trong đó:
Dự kiến vốn ngân sách cấp tỉnh: 33.677,625 triệu đồng. Dự kiến vốn ngân sách cấp huyện: 6.581,600 triệu đồng.
2.3. Riêng các trường Cao đẳng, Đại học: Nguồn vốn Trung ương đầu tư theo quy định tại Quyết định số 1076/QĐ-TTg.
(Có các phụ lục 2,3,4,5,6 chi tiết kèm theo)
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
1.1. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
1.2. Chủ trì hoặc phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các ngành có liên quan rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung và ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách cần thiết liên quan đến phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học.
1.3. Chủ động phối hợp với các sở, ngành trong quá trình triển khai lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch này với các chương trình, đề án khác liên quan đang thực hiện.
1.4. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ hằng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh việc triển khai thực hiện Kế hoạch; đề xuất điều chỉnh, bổ sung nội dung Kế hoạch nếu cần thiết; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch; tham mưu khen thưởng các cá nhân và tập thể có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện Kế hoạch.
1.5. Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức sơ kết và tổng kết thực hiện Kế hoạch, cụ thể:
- Năm 2019: Tổ chức sơ kết.
- Năm 2020: Tổ chức tổng kết.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
2.1. Tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan.
2.2. Chỉ đạo đơn vị trực thuộc tại các địa phương phối hợp với ngành giáo dục trong việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị do ngành VHTTDL quản lý.
2.3. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình chỉ đạo, quản lý công tác giáo dục thể chất trong trường học và hoạt động thể dục thể thao giai đoạn 2018 - 2020.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hướng dẫn các sở, ngành có liên quan và các huyện, thị xã, thành phố lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về giáo dục thể chất và thể thao trường học vào kế hoạch phát triển ngành, phát triển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương mình; chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh về bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, huy động các nguồn vốn khác để triển khai thực hiện Kế hoạch.
4. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu Ủy ban nhân dân Tỉnh bố trí nguồn vốn sự nghiệp để triển khai thực hiện các nội dung liên quan của kế hoạch; hướng dẫn việc quản lý, sử dụng và quyết toán nguồn kinh phí đúng theo quy định; giám sát việc sử dụng kinh phí đúng mục đích, có hiệu quả.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tiến hành quy hoạch đất dành cho hoạt động thể dục, thể thao trường học trong tổng thể Quy hoạch sử dụng đất của tỉnh trong từng giai đoạn.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
6.1. Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương; bố trí kinh phí, quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học tại địa phương; huy động mọi nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hóa phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương để triển khai thực hiện. Lồng ghép nội dung quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học trên địa bàn trong quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành giáo dục, ngành VHTTDL và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
6.2. Sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả các nguồn kinh phí hỗ trợ của ngân sách trung ương và địa phương cho phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
6.3. Chỉ đạo các trung tâm văn hóa thể dục thể thao huyện, thị xã, thành phố phối hợp với ngành giáo dục khai thác, sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thể dục, thể thao tại địa phương trong phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học.
6.4. Kiểm tra, giám sát và định kỳ hằng năm báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
7. Các sở, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội: có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và theo quy định pháp luật./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.