ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 21/KH-UBND |
Trà Vinh, ngày 29 tháng 4 năm 2020 |
Bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A, Đến nay, bệnh COVID-19 chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin phòng bệnh.
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp lan rộng nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới; Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tuyên bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu. Nước ta tính đến ngày 12/4/2020, cả nước đã có 260 trường hợp nhiễm bệnh COVID-19. Tại tỉnh Trà Vinh, tổng số người được cách ly tập trung là 221. Tổng số người tự cách ly theo dõi sức khỏe tại nhà là 2.686 người, lấy 420 mẫu xét nghiệm, có 03 trường hợp bệnh COVID-19 (từ nước ngoài về đưa vào khu cách ly tập trung, lấy mẫu xét nghiệm phát hiện nhiễm bệnh).
Theo dự báo, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, nếu thực hiện không tốt giải pháp cách ly xã hội, khả năng lây lan ra cộng đồng là rất cao; căn cứ Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng chống dịch COVID-19; Quyết định số 07/QĐ-BCĐQG ngày 30/3/2020 của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch giường cách ly và giường bệnh tại cơ sở y tế để phòng, chống dịch bệnh COVID-19; Công văn số 1769/BYT-KH-TC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn các tiêu chuẩn, định mức giường cách ly tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19; Quyết định số 941/QĐ-BYT ngày 17/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của 01 khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19.
Nhằm chủ động đảm bảo công tác cách ly, điều trị để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 sẵn sàng thu dung cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân bệnh COVID-19 kịp thời theo từng cấp độ dịch bệnh, không để lây lan, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong, trên cơ sở đề xuất của Thường trực Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Trà Vinh (Sở Y tế), Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh ban hành Kế hoạch giường cách ly và giường bệnh tại cơ sở y tế để phòng, chống dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra (COVID-19) trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu chung: Đảm bảo công tác cách ly, điều trị để phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn và sẵn sàng thu dung cách ly, điều trị, cấp cứu bệnh nhân bệnh COVID-19 kịp thời theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh, không để lây lan ra cộng đồng, hạn chế đến mức thấp nhất tỷ lệ mắc và tử vong do dịch bệnh COVID-19.
2. Mục tiêu cụ thể
- Chuẩn bị cơ sở vật chất và nguồn nhân lực tham gia điều trị, phục vụ tại các bệnh viện, khu cách ly tập trung của tỉnh.
- Đảm bảo thuốc thiết yếu, phương tiện bảo hộ, trang thiết bị y tế, hóa chất phục vụ công tác cách ly, điều trị, phòng, chống dịch bệnh COVID-19 không để lây lan trong cộng đồng.
- Thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu các trường hợp mắc bệnh COVID-19.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP: Căn cứ vào tình hình diễn biến dịch bệnh ở từng cấp độ, xác định cơ sở vật chất (số giường bệnh tại bệnh viện, khu cách ly), nguồn nhân lực, thuốc thiết yếu, phương tiện bảo hộ, trang thiết bị y tế, hóa chất đáp ứng nhu cầu điều trị, phục vụ.
1. Cấp độ I: Trong tỉnh có trường hợp bệnh xâm nhập, có ca bệnh từ 01 đến dưới 100 trường hợp.
a) Cơ sở vật chất
- Cơ sở điều trị bệnh: Chuyển Bệnh viện Lao và Bệnh phổi thành Bệnh viện dã chiến số 1, với 100 giường, chức năng thu dung, cách ly, điều trị, cấp cứu người bệnh COVID-19. Các bệnh viện, Trung tâm y tế bố trí khu cách ly tạm thời, tại chỗ với tổng số 335 giường, thu dung, cách ly những người có triệu chứng sốt, ho, khó thở, bệnh hô hấp kèm liên quan yếu tố dịch tễ bệnh COVID-19 hội chẩn chuyển về Bệnh viện dã chiến số 1 điều trị.
- Khu cách ly tập trung: Trường Quân sự (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh), quy mô 200 giường. Các khu cách ly tập trung do UBND các huyện, thị xã, thành phố thành lập quy mô 418 giường, chức năng thu dung, cách ly người đến các huyện, thị xã, thành phố có liên quan yếu tố dịch tễ bệnh COVID-19.
b) Nguồn nhân lực
- Nhu cầu tại Bệnh viện dã chiến số 1: 92 người; trong đó bác sĩ 15, điều dưỡng 37, y sĩ 04, dược sĩ 08, kỹ thuật viên 10, hậu cần (nhân viên khác) 18.
- Nhu cầu phục vụ tại các Khu cách ly tập trung 132 người, gồm lực lượng quân đội 97 người, y tế 12 người, công an 23 người. Tổ chức thành 03 ca trực luân phiên.
c) Cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế, phương tiện bảo hộ, hóa chất khử khuẩn, vật tư y tế
Chủng loại, mặt hàng, số lượng thực hiện theo Quyết định số 941/QĐ-BYT ngày 17/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hanh danh mục trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của Khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19 và hệ thống xét nghiệm Real-Time PCR (gồm máy xét nghiệm, sinh phẩm, cải tạo sửa chữa phòng xét nghiệm và đào tạo sử dụng).
d) Kinh phí: Tổng số 60.647.287.050 đồng (Sáu mươi tỷ, sáu trăm bốn mươi bảy triệu, hai trăm tám mươi bảy ngàn, không trăm năm mươi đồng). Trong đó:
- Kinh phí hoạt động, phụ cấp, tiền ăn (Khu cách ly tập trung và Bệnh viện dã chiến): 3.909.000.000 đồng.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao thiết yếu: 56.738.287.050 đồng.
2. Cấp độ II: Khi có trường hợp bệnh lây nhiễm thứ phát hoặc trong tỉnh số trường hợp nhiễm bệnh COVID-19 từ 100 đến dưới 150 người.
a) Cơ sở vật chất
* Cơ sở điều trị bệnh COVID-19
- Khi có trường hợp bệnh lây nhiễm thứ phát tiếp tục sử dụng cơ sở vật chất, thuốc, trang thiết bị y tế, nhân lực Bệnh viện dã chiến số 1 của cấp độ I.
- Khi số trường hợp nhiễm bệnh COVID-19 tăng lên từ 100 đến 150 người, chuyển Bệnh viện Quân dân y thành Bệnh viện dã chiến số 2 với 50 giường, trong đó ít nhất 05 giường hồi sức cấp cứu thu dung, cách ly điều trị, cấp cứu người bệnh nghi ngờ, dương tính với COVID-19. Triển khai kế hoạch thực hiện điều chuyển, mua sắm bổ sung thuốc, trang thiết bị y tế, phương tiện phòng hộ, vật tư y tế; điều chuyển nhân lực đáp ứng công tác phòng chống dịch bệnh cấp độ II.
- Các cơ sở khám chữa bệnh còn lại thực hiện thu dung, cách ly người bệnh tự đến khám, chữa bệnh, chuyển người bệnh có triệu chứng nghi ngờ và liên quan yếu tố dịch tễ bệnh COVID-19 về các Bệnh viện dã chiến số 1 và số 2 điều trị, cấp cứu.
* Cơ sở cách ly tập trung
- Tiếp tục sử dụng Trường Quân sự (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh), đồng thời thành lập thêm khu cách ly tập trung số 2, với 100 giường tại cơ sở Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (ấp Giồng trôm, xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành).
- Các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục sử dụng khu cách ly tập trung tại địa phương với tổng số 418 giường.
b) Nguồn nhân lực
- Nhu cầu tại Bệnh viện dã chiến số 2: 63 người (lãnh đạo và nhân viên hiện có của Bệnh viện Quân dân y); trong đó: Bác sĩ 16, điều dưỡng 25, dược sỹ 07, kỹ thuật viên xét nghiệm 03, kỹ thuật viên Xquang 03, nhân viên văn phòng 01, nhân viên khác 08.
- Nhu cầu phục vụ trong khu cách ly tập trung số 2: 120 người gồm lực lượng quân đội, công an, y tế, giao thông vận tải (tổ vận chuyển người cách ly). Thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 1769/BYT-KH-TC ngày 31/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc hướng dẫn các tiêu chuẩn, định mức giường cách ly tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19. Tổ chức thành 03 ca trực luân phiên.
c) Cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế, phương tiện bảo hộ, hóa chất khử khuẩn, vật tư y tế
- Sử dụng trang thiết bị hiện có của Bệnh viện Quân dân y và điều chuyển trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện, Trung tâm Y tế để tăng cường cho Bệnh viện dã chiến số 2.
- Sử dụng thuốc kháng vi rút, thuốc kháng sinh, các thuốc hồi sức, dịch truyền, trang thiết bị y tế, cấp cứu và thông thường hiện có tại Bệnh viện Quân dân y; tiếp tục mua cung cấp đầy đủ mặt hàng, số lượng đáp ứng nhu cầu điều trị theo hướng dẫn tại Quyết định số 1344/QĐ-BYT ngày 25/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2.
d) Kinh phí: Tổng số 70.727.989.175 đồng (Bảy mươi tỷ, bảy trăm hai mươi bảy triệu, chín trăm tám mươi chín ngàn, một trăm bảy mươi lăm đồng). Trong đó gồm:
- Kinh phí hoạt động, phụ cấp, tiền ăn (nơi cách ly và bệnh viện dã chiến): 2.404.500.000 đồng.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao thiết yếu: 68.323.489.175 đồng.
3. Cấp độ III: Khi số trường hợp nhiễm bệnh tăng lên từ 150 đến 450 người và dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.
a) Cơ sở vật chất: Tiếp tục sử dụng cơ sở vật chất, nhân lực, thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất, vật tư y tế ở cấp độ II; triển khai thành lập Bệnh viện dã chiến số 3, thực hiện điều chuyển, mua sắm bổ sung thuốc, trang thiết bị y tế, phương tiện bảo hộ; huy động nhân lực, phương tiện chuyển bệnh, xe cấp cứu, vật tư y tế... đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh cấp độ III.
- Cơ sở điều trị bệnh: Thành lập thêm Bệnh viện dã chiến số 3 (sử dụng cơ sở vật chất của Tiểu đoàn 501, xã Nguyệt Hóa, huyện Châu Thành), với 300 giường, chức năng thu dung, cách ly, điều trị người bệnh nghi ngờ, dương tính bệnh COVID-19 (trường hợp bệnh nặng, cấp cứu chuyên về Bệnh viện dã chiến số 1 hoặc số 2).
Các bệnh viện trong tỉnh thu dung, cách ly người bệnh tự đến bệnh viện khám, chữa bệnh, chuyển những người bệnh có triệu chứng nghi ngờ và liên quan yếu tố dịch tễ bệnh COVID-19 về các Bệnh viện dã chiến thu dung, sàng lọc, cách ly, điều trị.
- Cơ sở cách ly tập trung: Gồm 2 khu cách ly tập trung của tỉnh và các khu cách ly tập trung các huyện, thị xã, thành phố, quy mô 818 giường; sử dụng nhà khách Trà Vinh làm khu cách ly tập trung cho cán bộ y tế, bộ đội, công an những người công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 sau thời gian công tác tại bệnh viện dã chiến, khu cách ly tập trung. UBND các huyện, thị xã, thành phố chọn địa điểm bố trí khu cách ly tập trung cho cán bộ, chiến sĩ, nhân viên y tế cách ly tập trung sau thời gian công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.
b) Nguồn nhân lực
- Nhu cầu tại Bệnh viện dã chiến số 3: 117 người; trong đó: Bác sĩ 27 người, điều dưỡng 60, dược sĩ 09, kỹ thuật viên 9, hậu cần (nhân viên khác) 12 người.
- Nhu cầu phục vụ trong các khu cách ly tập trung: 80 người.
c) Cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế, phương tiện bảo hộ, hóa chất khử khuẩn, vật tư y tế: Thực hiện điều chuyển trang thiết bị y tế tại một số bệnh viện, Trung tâm Y tế để trang bị Bệnh viện dã chiến số 3, phục vụ thu dung, sàng lọc, cách ly điều trị bệnh COVID-19; điều chuyển thuốc kháng vi rút, thuốc kháng sinh, các thuốc hồi sức, dịch truyền trang thiết bị y tế, cấp cứu và thuốc thông thường cho Bệnh viện dã chiến số 3; tiếp tục mua cung cấp đầy đủ mặt hàng, số lượng đáp ứng nhu cầu điều trị theo hướng dẫn tại Quyết định số 1344/QĐ-BYT ngày 25/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm đường hô hấp cấp do SARS-CoV-2.
d) Kinh phí: Tổng số 447.728.825.125 đồng (Bốn trăm bốn mươi bảy tỷ, bảy trăm hai mươi tám triệu, tám trăm hai mươi lăm ngàn, một trăm hai mươi lăm đồng). Trong đó gồm:
- Kinh phí hoạt động, phụ cấp, tiền ăn (nơi cách ly và bệnh viện dã chiến): 5.298.300.000 đồng.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao thiết yếu: 442.430.525.125 đồng.
4. Cấp độ IV: Khi số trường hợp nhiễm bệnh tăng lên trên 450 người và dịch lan rộng trong cộng đồng. Tiếp tục sử dụng cơ sở vật chất, nhân lực, thuốc, trang thiết bị y tế..., Bệnh viện dã chiến 1, 2, 3 và các Khu cách ly tập trung của cấp độ III; đồng thời, tăng cường:
a) Cơ sở vật chất
- Cơ sở điều trị bệnh: Sử dụng cơ sở vật chất, thiết bị của ký túc xá Trường Đại học Trà Vinh, thành lập Bệnh viện dã chiến số 4, quy mô 600 giường bệnh.
- Cơ sở cách ly tập trung: Thành lập thêm khu cách ly tập trung 7.000 giường (kê ghế bố) tại Trung tâm Hội nghị tỉnh Trà Vinh (phường 7, thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), chức năng cách ly tập trung những người Việt Nam và người nước ngoài đến Trà Vinh làm việc, cư trú, tạm trú, du lịch có yếu tố dịch tễ liên quan bệnh COVID-19.
b) Nguồn nhân lực
- Nhu cầu tại Bệnh viện dã chiến số 4: 234 người; trong đó: Bác sĩ 67 người, điều dưỡng 124, dược sĩ 15, kỹ thuật viên 12, hậu cần (nhân viên khác) 16.
- Nhu cầu phục vụ trong khu cách ly tập trung: 600 người, gồm các lực lượng quân đội, công an, y tế, trưng dụng thêm cán bộ, công chức, viên chức các Sở, Ban, ngành tỉnh.
c) Cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế, phương tiện bảo hộ, hoá chất khử khuẩn, vật tư y tế: Ngoài việc thực hiện điều chuyển thuốc, trang thiết bị y tế, phương tiện bảo hộ..., đáp ứng cho Bệnh viện dã chiến số 4 triển khai thu dung, cách ly, điều trị người bệnh nghi ngờ, dương tính bệnh COVID-19 (trường hợp bệnh COVID-19 nặng, bệnh cấp cứu chuyển về Bệnh viện dã chiến số 1 hoặc số 2), tiếp tục tổ chức mua bổ sung trang thiết bị y tế, thuốc kháng vi rút, thuốc kháng sinh, các thuốc hồi sức, dịch truyền theo Công văn 104/KCB-NV ngày 01/02/2020 của Cục quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế; Quyết định 941/QĐ-BYT ngày 17/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của 01 khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19.
d) Kinh phí: Tổng số 987.701.907.025 đồng (Chín trăm tám mươi bảy tỷ, bảy trăm lẻ một triệu, chín trăm lẻ bảy ngàn, không trăm hai mươi lăm đồng). Trong đó gồm:
- Kinh phí hoạt động, phụ cấp, tiền ăn (nơi cách ly và bệnh viện dã chiến): 34.896 300.000 đồng.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao thiết yếu: 952.805.607.025 đồng.
5. Cấp độ V: Dịch bệnh lây lan rộng trong cộng đồng với trên 1.000 trường hợp mắc bệnh.
Tiếp tục sử dụng toàn bộ cơ sở vật chất, nhân lực, thuốc, trang thiết bị y tế, vật tư hóa chất..., các Bệnh viện dã chiến 1,2,3,4 của cấp độ IV, để thu dung điều trị cấp cứu tại tất cả bệnh viện trong tỉnh, thực hiện điều chuyển, mua sắm thêm thuốc, trang thiết bị y tế, phương tiện bảo hộ; điều chuyển, huy động nhân lực đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh cấp độ V.
a) Cơ sở vật chất
- Cơ sở điều trị bệnh: Ngoài số giường bệnh điều trị dịch bệnh cấp độ IV, thì huy động sử dụng 40% giường bệnh của các bệnh viện tuyến tỉnh và 50% giường bệnh của các bệnh viện tuyến huyện (khoảng 850 giường), để thực hiện thu dung, điều trị cấp cứu theo quy định tại Nghị định số 129/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ giao chỉ tiêu huy động ngành y tế khi có chiến tranh và tình trạng khẩn cấp.
- Cơ sở cách ly tập trung: Mở rộng các khu cách ly tập trung hiện có, thành lập thêm khu cách ly tập trung tại các ký túc xá của các Trường Cao đẳng, Trường Trung học phổ thông, Trường Dân tộc nội trú, Trường trung học phổ thông cơ sở, khách sạn của tất cả các huyện, thị xã, thành phố thực hiện thu dung cách ly những người nghi ngờ mắc bệnh COVID-19, quy mô 22.000 giường.
b) Nguồn nhân lực
- Nhu cầu tại các khu điều trị cấp cứu ở các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện: Ban giám đốc các bệnh viện, Trung tâm Y tế sử dụng nhân lực tại chỗ bố trí phù hợp yêu cầu thu dung cách ly, điều trị, cấp cứu người bệnh đạt kết quả tốt nhất.
- Nhu cầu phục vụ trong các khu cách ly tập trung: 1.760 người (240 người phục vụ/3.000 giường). Lực lượng như cấp độ IV và huy động thêm đoàn viên thanh niên, sinh viên tự nguyện. Tổ chức thành 03 ca trực luân phiên.
c) Cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế, phương tiện bảo hộ, hoá chất khử khuẩn, vật tư y tế: Sử dụng trang thiết bị y tế thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, các phương tiện phục vụ, phương tiện bảo hộ hiện có tại các bệnh viện, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố.
- Căn cứ diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19, điều động các thiết bị y tế từ các Bệnh viện, Trung tâm Y huyện để đáp ứng điều trị cấp cứu, phục vụ tại các Bệnh viện, các Bệnh viện dã chiến, đồng thời tổ chức mua bổ sung trang thiết bị y tế, thuốc kháng vi rút, thuốc kháng sinh, các thuốc hồi sức, dịch truyền theo Công văn số 104/KCB-NV ngày 01/02/2020 của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế; Quyết định số 941/QĐ-BYT ngày 17/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Danh mục trang thiết bị, vật tư tiêu hao và thuốc thiết yếu của 01 khu vực điều trị cách ly người bệnh COVID-19.
- Tiếp nhận trang thiết bị y tế, vật tư y tế tiêu hao, thuốc từ Bộ Y tế và các nguồn viện trợ hợp pháp khác.
d) Kinh phí: Tổng số 1.575.869.550.550 đồng (Một ngàn năm trăm bảy mươi lăm tỷ, tám trăm sáu mươi chín triệu, năm trăm năm chục ngàn, năm trăm năm mươi đồng). Trong đó gồm:
- Kinh phí hoạt động + phụ cấp + tiền ăn (nơi cách ly và bệnh viện dã chiến): 139.327.000.000 đồng.
- Phương tiện phòng hộ cá nhân, trang thiết bị, thuốc, vật tư tiêu hao thiết yếu: 1.436.542.550.550 đồng.
III. CÂN ĐỐI NGUỒN KINH PHÍ VÀ PHƯƠNG THỨC MUA SẮM
1. Cân đối kinh phí:
1.1. Dự phòng ngân sách địa phương năm 2020 là 171.602 triệu đồng (ngân sách tỉnh 84.993 triệu đồng, ngân sách huyện, xã, thị trấn: 86.609 triệu đồng); được phép sử dụng 50% theo quy định 85.801 triệu đồng; đã sử dụng dự phòng ngân sách tỉnh 71.986 triệu đồng, còn lại 13.007 triệu đồng.
1.2. Quỹ dự trữ tài chính: số dư tại thời điểm 01/01/2020 là 583.088 triệu đồng; được phép sử dụng 70% theo quy định là 408.161 triệu đồng; đã sử dụng 300.000 triệu đồng hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết số 42/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ, còn lại 108.161 triệu đồng.
1.3. Nguồn kinh phí bố trí cho từng cấp độ dịch bệnh
- Cấp độ I: Tổng kinh phí 60.647 triệu đồng; đã chi từ nguồn dự phòng ngân sách tỉnh 53.950 triệu đồng; chi từ nguồn cải cách tiền lương còn thừa chưa sử dụng hết của Bệnh viện đa khoa tỉnh 6.697 triệu đồng.
- Cấp độ II: Tổng kinh phí: 70.728 triệu đồng. Dự kiến nguồn kinh phí: Dự phòng ngân sách tỉnh 13.007 triệu đồng; quỹ dự trữ tài chính 57.721 triệu đồng.
- Cấp độ III: Tổng kinh phí: 447.729 triệu đồng. Dự kiến nguồn kinh phí: Quỹ dự trữ tài chính 50.440 triệu đồng; Trung ương bổ sung mục tiêu 397.289 triệu đồng.
(Ngoài việc hỗ trợ 50% từ ngân sách Trung ương theo Quyết định 437/QĐ-TTg ngày 30/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, Trung ương sẽ hỗ trợ thêm nếu phần kinh phí thiệt hại lớn hơn 50% dự phòng ngân sách địa phương và 70% quỹ dự trữ tài chính).
- Cấp độ IV: Tổng kinh phí: 987.702 triệu đồng. Dự kiến nguồn kinh phí: Trung ương bổ sung mục tiêu: 987.702 triệu đồng.
(Do ngân sách địa phương đã sử dụng hết 50% dự phòng ngân sách địa phương và 70% quỹ dự trữ tài chính).
- Cấp độ V: Tổng kinh phí: 1.576.000 triệu đồng. Dự kiến nguồn kinh phí: Trung ương bổ sung mục tiêu: 1.576.000 triệu đồng.
(Do ngân sách địa phương đã sử dụng hết 50% dự phòng ngân sách địa phương và 70% quỹ dự trữ tài chính).
2. Phương thức mua sắm:
- Căn cứ vào tình hình diễn biến dịch bệnh, ở cấp độ I và II, Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động sử dụng nguồn kinh phí để nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc, phương tiện bảo hộ, hoá chất khử khuẩn, vật tư y tế..., với mặt hàng, số lượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phương thức mua theo quy định do yêu cầu phòng chống dịch bệnh (chỉ định thầu theo quy định của Luật đấu thầu) và chi hỗ trợ cho các lực lượng tham gia phòng chống dịch, tiền ăn cho người bị cách ly theo quy định tại Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng chống dịch COVID-19.
- Khi dịch bệnh diễn biến sang cấp độ III, IV và V, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy sử dụng nguồn kinh phí để tiếp tục nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị y tế, thuốc, phương tiện bảo hộ, hoá chất khử khuẩn, vật tư y tế..., với mặt hàng, số lượng theo hướng dẫn của Bộ Y tế; phương thức mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc, phương tiện bảo hộ, hoá chất khử khuẩn, vật tư y tế...Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập Tổ giúp việc mua sắm theo giá thị trường; chi hỗ trợ cho các lực lượng tham gia phòng chống dịch, tiền ăn cho người bị cách ly, Ủy ban nhân dân tỉnh chủ động thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 29/3/2020 của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng chống dịch COVID-19.
1. Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo tỉnh):
- Tổ chức các hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh theo từng cấp độ, thường trực chống dịch 24/24 giờ, chỉ đạo, huy động nguồn lực, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch trên địa bàn tỉnh.
- Huy động toàn thể hệ thống chính trị, các Sở, Ban, ngành, đoàn thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Tỉnh đoàn,... phối hợp với chính quyền các cấp quyết liệt tham gia phòng, chống dịch bệnh; sử dụng, huy động mọi nguồn lực để phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả.
- Khẩn trương rà soát bổ sung kế hoạch tổng thể, xây dựng các phương án, kịch bản, kế hoạch chi tiết thực hiện từng lĩnh vực, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp, bám sát tình hình để kiểm soát tốt dịch bệnh đạt hiệu quả.
- Chỉ đạo Sở Tài chính chuẩn bị sẵn sàng kinh phí để mua sắm các trang thiết bị y tế, thuốc, hoá chất, vật tư tiêu hao, phương tiện bảo hộ, hậu cần thiết yếu phục vụ công tác khám, chữa bệnh COVID-19 tại các Bệnh viện dã chiến, các Bệnh viện, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các đơn vị tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Xây dựng dự toán đề xuất Chính phủ hỗ trợ theo Quyết định số 437/QĐ-TTg ngày 30/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
- Chỉ đạo kiên quyết, triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh theo nguyên tắc: Ngăn chặn tối đa các nguồn lây nhiễm, nhất là từ nước ngoài, phát hiện sớm các trường hợp nhiễm bệnh, điều tra dịch tễ, phân loại, sàng lọc, cách ly chặt chẽ, khoanh vùng dập dịch, điều trị kịp thời, hiệu quả.
- Xây dựng phương án triển khai các hoạt động duy trì dịch vụ thiết yếu trong trường hợp dịch bệnh lan rộng, đặc biệt trong tình trạng khẩn cấp về dịch bệnh ở cấp độ IV và V. Chỉ đạo triển khai phòng chống dịch bệnh theo từng lĩnh vực, thuộc thẩm quyền quản lý.
- Là cơ quan thường trực, có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức nhân lực, cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc và hóa chất, phương tiện bảo hộ, hậu cần thiết yếu trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19.
- Xây dựng dự toán kinh phí kinh phí mua sắm trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, phương tiện bảo hộ, vật tư y tế trong công tác phòng chống dịch bệnh tại các cơ sở điều trị bệnh COVID-19, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tinh và các đơn vị tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
- Chỉ đạo quyết liệt việc phân luồng, phân tuyến khám, chữa bệnh, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân, có phương án chăm sóc tốt, bảo vệ tốt nhất an toàn cho lực lượng bác sĩ, cán bộ y tế, đặc biệt tại các bệnh viện điều trị người mắc dịch bệnh COVID-19.
- Thực hiện tiếp nhận, thu dung, điều trị, quản lý bệnh COVID-19 tại tỉnh chỉ chuyển bệnh nhân tới tuyến cuối khi có diễn biến nặng vượt năng lực kỹ thuật của bệnh viện tuyến tỉnh. Điều hành các đội cơ động bệnh viện tuyến tỉnh hỗ trợ chuyên môn, chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19 cho các tuyến, tổ chức thường trực 24/24 giờ tất cả ngày nghỉ, ngày lễ.
- Rà soát đánh giá khả năng đáp ứng của các đơn vị để chủ động xây dựng phương án điều trị; tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh mua cấp đủ thuốc, trang thiết bị y tế, hóa chất phương tiện bảo hộ, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch theo từng cấp độ dịch.
- Tăng cường giám sát chùm ca bệnh viêm đường hô hấp cấp có yếu tố dịch tễ liên quan, kịp thời xác minh, tổ chức điều tra phát hiện ổ dịch, khoanh vùng xử lý sớm ổ dịch trong cộng đồng, xử lý triệt để ổ dịch mới.
- Quản lý đối tượng, tổ chức cách ly theo dõi sức khỏe người nhập cảnh vào Việt Nam và người Việt Nam từ nước ngoài trở về, tổ chức khai báo y tế tự nguyện.
- Đánh giá thường xuyên tình hình dịch bệnh để triển khai các biện pháp đáp ứng phù hợp và hiệu quả.
- Chủ trì, phối hợp các Sở, ngành tỉnh có liên quan chuẩn bị sẵn sàng huy động nhân lực bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế, lực lượng sinh viên ngành y, điều dưỡng, xét nghiệm năm cuối tham gia chống dịch. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc lập kế hoạch sẵn sàng cử công chức, viên chức, người lao động tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
- Rà soát các tài liệu chuyên môn trong công tác giám sát, xử lý triệt để ổ dịch, cách ly để kịp thời phù hợp đặc điểm tình hình dịch bệnh.
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm ngặt việc kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo tại cơ sở khám, chữa bệnh theo quy định. Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân, phòng lây nhiễm cho nhân viên y tế trực tiếp tham gia điều tra dịch tễ, lấy mẫu và vận chuyển bệnh phẩm, xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân và những người liên quan khác không để lây nhiễm bệnh cho nhân viên y tế.
- Chủ động chuẩn bị, triển khai kế hoạch mở rộng việc thu dung điều trị bệnh nhân, sẵn sàng thiết lập bệnh viện dã chiến theo từng cấp độ dịch.
- Tổ chức tập huấn chẩn đoán điều trị bệnh COVID-19 cho các cơ sở điều trị.
- Cập nhật các thông điệp, khuyến cáo về phòng, chống dịch bệnh, phổ biến rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Đảm bảo trực đường dây nóng của Sở Y tế để tiếp nhận, cung cấp thông tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng, chống dịch cho người dân.
- Chỉ đạo tổ chức cách ly tại cơ sở cách ly tập trung trong tỉnh đối với những người trở về từ vùng dịch và các Quốc gia trên thế giới, nhũng trường hợp đủ tiêu chuẩn cách ly tập trung.
- Sẵn sàng triển khai thành lập Bệnh viện dã chiến, sẵn sàng phương án tiếp nhận điều trị bệnh.
- Phối hợp chặt chẽ với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế thực hiện công tác ngăn chặn, phát hiện, giám sát cách ly, khoanh vùng đối với những người nhiễm, nghi nhiễm dịch bệnh COVID-19, hạn chế lây lan ra cộng đồng.
- Tổ chức rà soát, lập danh sách người nước ngoài và công dân Việt Nam từ nước ngoài nhập cảnh về nước để các địa phương, đơn vị tiến hành các biện pháp giám sát, tổ chức cách ly và theo dõi sức khỏe theo quy định.
- Đảm bảo an ninh, trật tự xã hội trong quản lý thu dung, cách ly y tế, giám sát các trường hợp về từ vùng dịch, các quốc gia, vùng lãnh thổ.
- Chỉ đạo công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật, các hành vi lừa đảo, trục lợi liên quan đến phòng chống dịch bệnh.
- Phối hợp với chính quyền địa phương triển khai các biện pháp cưỡng chế cách ly y tế đối với các trường hợp chống đối cách ly theo quy định.
- Liên tục theo dõi và xử lý các tổ chức, cá nhân phát tán thông tin sai về tình hình dịch bệnh, ngăn chặn kịp thời các thông tin phóng đại, không chính xác về tình hình dịch bệnh gây hoang mang trong cộng đồng. Chỉ đạo xử lý nghiêm, kể cả xử lý theo pháp luật hình sự các trường hợp đưa tin không đúng sự thật, không khai báo y tế, khai báo không trung thực, trốn tránh, chống đối, không chấp hành biện pháp cách ly y tế, găm hàng tăng giá, gây bất ổn thị trường theo đúng quy định của pháp luật.
5. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tổ chức các nghi lễ và hoạt động tụ tập đông người.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền thông của tỉnh tiếp tục thông tin kịp thời, đầy đủ, công khai, minh bạch về diễn biến dịch; tập trung thông tin về việc khuyến cáo mọi người dân thực hiện nghiêm các biện pháp không tụ tập đông người, chỉ ra đường khi thật sự cần thiết, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang nơi công cộng, tăng cường bảo vệ sức khỏe, thực hiện các khuyến cáo phòng, chống dịch, nhất là đối với người cao tuổi, người có bệnh nền. Khuyến khích và hướng dẫn khai báo y tế tự nguyện, phát hiện sớm và thông báo cho chính quyền về các trường hợp nghi mắc bệnh.
- Tổ chức triển khai và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các lực lượng chức năng truyền thông và các địa phương trong việc thực hiện truyền thông về phòng, chống dịch bệnh, tránh gây hoang mang trong nhân dân và dư luận.
- Phối hợp với ngành y tế thực hiện công tác phòng, chống dịch đạt hiệu quả.
7. Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Cục Quản lý thị trường Trà Vinh kiểm tra, kiểm soát tốt thị trường bảo đảm ổn định trật tự, cung ứng hàng hóa thiết yếu và các hàng hóa phục vụ phòng, chống dịch cho người dân; phát hiện, đấu tranh xử lý các hành vi buôn lậu, đầu cơ, găm hàng, không niêm yết giá hoặc bán giá cao nhằm trục lợi đối với các mặt hàng là vật tư y tế và hàng hóa nhu yếu phẩm.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo, các Trường Đại học, Cao đẳng trong tỉnh
- Chỉ đạo phổ biến thông tin về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch tới học sinh, sinh viên trong tỉnh, huy động các lực lượng này tham gia công tác phòng, chống dịch.
- Chỉ đạo việc cho học sinh, sinh viên nghỉ học hoặc học trực tuyến; triển khai điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020.
- Phối hợp Sở Y tế trưng dụng và chuẩn bị cơ sở trường lớp, bố trí các khu ký túc xá và cơ sở Trường Đại học Trà Vinh, Trường Cao đẳng Y tế Trà Vinh thành lập các khu cách ly tập trung và điều động lực lượng tham gia các khu cách ly tập trung khi có yêu cầu cho công tác phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh COVID-19 theo từng cấp độ dịch.
- Căn cứ tình hình dịch bệnh, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung kinh phí kịp thời đảm bảo công tác triển khai phòng, chống dịch bệnh.
- Chuẩn bị sẵn sàng kinh phí để mua sắm các trang thiết bị y tế, thuốc, hóa chất, vật tư tiêu hao, phương tiện bảo hộ, hậu cần thiết yếu phục vụ công tác khám, chữa bệnh COVID-19 tại các Bệnh viện dã chiến, các Bệnh viện, Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh và các đơn vị tham gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Xây dựng dự toán đề xuất Chính phủ hỗ trợ theo Quyết định số 437/QĐ-TTg ngày 30/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành tỉnh có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xây dựng các kịch bản phát triển kinh tế, xã hội phù hợp tình hình dịch bệnh; kế hoạch tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, đặc biệt các ngành bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống nhân dân.
11. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân các huyện, thị xã, thành phố rà soát, lựa chọn các cơ sở lưu trú du lịch phục vụ việc cách ly người Việt Nam và người nước ngoài từ các nước có dịch nhập cảnh vào Việt Nam lưu trú theo hình thức có trả phí, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để phục vụ khách lưu trú cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
- Giám sát chặt chẽ du khách đến Trà Vinh, các Lễ hội truyền thống.
12. Sở Giao thông vận tải áp dụng chặt chẽ việc kiểm tra y tế và thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa lây lan dịch bệnh trên các phương tiện giao thông công cộng theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
13. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Tổ chức họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện, thường trực chống dịch 24/24 giờ; chỉ đạo, huy động nguồn lực, triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn.
- Tập trung lãnh đạo thực hiện quyết liệt các biện pháp do Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, của tỉnh đề ra, tiếp tục phát huy cả hệ thống chính trị, trách nhiệm người đứng đầu chống dịch tại địa phương.
- Phối hợp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Y tế tổ chức các khu cách ly tập trung của các huyện, thị xã, thành phố thu dung, cách ly, giám sát, sàng lọc ca bệnh COVID-19 tại địa phương, những người trở về từ vùng dịch và các Quốc gia khác.
- Tổ chức cách ly tại nhà, nơi cư trú đối với những người trở về từ các vùng, quốc gia không có dịch, người tiếp xúc gần với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh COVID-19.
- Tổ chức khoanh vùng, phong tỏa khu vực ổ dịch, cách ly y tế toàn bộ vùng dịch tại địa phương, dập dịch triệt để, không để dịch lây lan sang các địa phương khác; đảm bảo an ninh, an toàn trật tự trong vùng cách ly, bảo đảm an sinh xã hội cho người trong vùng cách ly; không tổ chức các hoạt động, sự kiện tập trung đông người tại địa phương.
- Bố trí kịp thời, đủ kinh phí thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương.
14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành, địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, vận động nhân dân phòng, chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh. Vận động nhân dân, nhà hảo tâm hỗ trợ công tác phòng, chống dịch. Giám sát việc thực hiện Kế hoạch này.
Sở Y tế - Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 về Văn phòng Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh hàng ngày.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh, các cơ quan, đơn vị có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ khẩn trương, nghiêm túc xây dựng Kế hoạch riêng của từng ngành để triển khai thực hiện kế hoạch này đạt hiệu quả; báo cáo diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19 hàng ngày trên địa bàn và lĩnh vực phụ trách của Sở, ngành về Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Y tế để tổng hợp, báo cáo theo quy định.
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, vượt thẩm quyền, đề nghị các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.