ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 209/KH-UBND |
Tuyên Quang, ngày 08 tháng 9 năm 2023 |
Thực hiện Quyết định số 17/QĐ-TTg ngày 13/01/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự đối với các bản án, quyết định kinh doanh, thương mại giai đoạn 2023-2028" (sau đây viết là Đề án 17);
Căn cứ Quyết định số 727/QĐ-TCTHADS ngày 27/7/2023 của Tổng cục Thi hành án Dân sự ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi hành án dân sự đối với các bản án, quyết định kinh doanh, thương mại giai đoạn 2023 -2028" của Tổng cục Thi hành án dân sự,
Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích:
1.1. Triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các nhiệm vụ, giải pháp tại Đề án 17 đã đề ra; xác định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện Đề án, bảo đảm hiệu quả, thiết thực.
1.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan Thi hành án dân sự (THADS) của tỉnh, sự phối hợp của các cấp, các ngành nhằm đưa công tác THADS có chuyển biến đột phá về chất lượng, rút ngắn thời gian, giảm thiểu chi phí, bảo đảm tính tuân thủ pháp luật hiện hành, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao tính hấp dẫn, cạnh tranh của nền kinh tế đối với nhà đầu tư, doanh nghiệp; đồng thời góp phần đảm bảo an ninh, trật tự và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
2.1. Bám sát các nhiệm vụ và giải pháp của Đề án, xác định đầy đủ, cụ thể nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp và các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan trong triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh; nêu cao trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai thực hiện nhiệm vụ; bảo đảm tính khả thi, hiệu quả.
2.2. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan; theo dõi, đánh giá tình hình triển khai, thực hiện và kịp thời đôn đốc, hướng dẫn, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra.
III. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ
1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế về THADS và pháp luật khác có liên quan
1.1. Tham gia rà soát, đánh giá tổng thể quy định của Luật THADS, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành, đề xuất giải pháp hoàn thiện, trong đó trọng tâm là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành bản án, quyết định KDTM, đơn giản hóa trình tự, thủ tục, rút ngắn thời gian tổ chức thi hành án, thể chế hóa những nội dung mang tính đặc thù của thi hành án KDTM; kết hợp tổ chức tổng kết 14 năm thi hành Luật THADS.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá quy định của Luật THADS, các văn bản hướng dẫn thi hành, pháp luật liên quan; đề xuất sửa đổi, bổ sung.
- Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch được Bộ Tư pháp phê duyệt.
1.2. Tham gia rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Đấu giá tài sản năm 2016, các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh và các cơ quan khác có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá; đề xuất, kiến nghị.
- Thời gian thực hiện: Theo chỉ đạo của Bộ Tư pháp.
1.3. Tham gia rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của Luật Trọng tài thương mại về thời hiệu thi hành phán quyết trọng tài; về thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài; giải thích đối với phán quyết trọng tài...
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Hội Luật gia tỉnh, Đoàn Luật sư tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Báo cáo kết quả rà soát, đánh giá; đề xuất, kiến nghị.
- Thời gian thực hiện: Khi có đề nghị của Hội Luật gia Việt Nam.
1.4. Tham gia rà soát, đánh giá, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật về phá sản nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến công tác THADS nói chung, thi hành các bản án, quyết định KDTM nói riêng.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Văn bản đề xuất, kiến nghị.
- Thời gian thực hiện: Theo đề nghị của Tòa án nhân dân Tối cao.
1.5. Tham gia góp ý Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số
62/2015/NĐ-CP ngày 18/7/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật THADS; Nghị định số 33/2020/NĐ-CP ngày 17/3/2020 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP, trong đó tập trung sửa đổi, bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục xử lý tài sản thi hành án là cổ phần, cổ phiếu, vốn góp...
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Văn bản tham gia góp ý.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023-2024.
2.1. Hướng dẫn, chỉ đạo, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tổ chức thi hành dứt điểm các vụ việc thi hành án KDTM có điều kiện thi hành, đặc biệt là các vụ việc trọng điểm, giá trị lớn, phức tạp; các vụ việc liên quan đến tín dụng, ngân hàng; các tài sản đã áp dụng biện pháp bảo đảm, kê biên, phong toả, từ đó nâng cao tỷ lệ thi hành xong đối với các bản án, quyết định KDTM trên tổng số có điều kiện thi hành năm sau cao hơn năm trước, góp phần hoàn thành và vượt các chỉ tiêu, nhiệm vụ Tổng cục THADS giao.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Văn bản hướng dẫn, chỉ đạo.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2.2. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả phối hợp giữa cơ quan THADS và các cơ quan có chức năng trong công tác thi hành án, trong đó: Cơ quan tài nguyên và môi trường kịp thời cung cấp thông tin xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án liên quan đến đất đai; cơ quan công an tăng cường phối hợp hiệu quả, chặt chẽ với cơ quan THADS trong công tác bảo vệ cưỡng chế thi hành án, nhất là những vụ việc thi hành án có tính chất phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương, kiên quyết xử lý hình sự đối với những trường hợp cản trở, chống đối việc thi hành án, cố ý không chấp hành án theo quy định pháp luật. Nghiên cứu đề xuất biện pháp xử lý và chế tài áp dụng trong trường hợp các cơ quan chức năng không phối hợp hoặc thiếu trách nhiệm trong việc phối hợp trong công tác thi hành án.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, UBND huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Các văn bản phối hợp, hướng dẫn, chỉ đạo.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
2.3. Đề cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo THADS các cấp trong thi hành án KDTM, nhất là chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý tài sản, đất đai và các cơ quan liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về tài khoản, tài sản, đất đai theo yêu cầu của cơ quan THADS, kịp thời áp dụng các biện pháp bảo đảm, kê biên, phong toả, xử lý tài sản trong quá trình thi hành án KDTM.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các thành viên Ban Chỉ đạo THADS tỉnh, huyện, thành phố và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Văn bản chỉ đạo phối hợp.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
2.4. Tăng cường các biện pháp đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong thi hành án KDTM, kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp cản trở, chống đối, chây ỳ, không chấp hành bản án theo quy định của Bộ luật Hình sự.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Các biện pháp, quyết định xử lý.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
2.5. Tăng cường quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức thẩm định giá, bán đấu giá tài sản trong thi hành án KDTM. Kiểm soát chặt chẽ việc bán đấu giá tài sản trong THADS, trong đó, tăng cường kiểm tra việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản, thông báo công khai việc đấu giá tài sản của cơ quan THADS thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về bán đấu giá tài sản; nghiên cứu triển khai việc đấu giá trực tuyến tài sản thi hành án.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài chính (đối với hoạt động thẩm định giá), Sở Tư pháp (đối với hoạt động bán đấu giá tài sản), Cục Thi hành án dân sự tỉnh (việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản, thông báo công khai việc đấu giá tài sản).
- Cơ quan phối hợp: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra, Kế hoạch kiểm tra/Ban hành Kế hoạch, văn bản triển khai thực hiện các giải pháp nhằm kiểm tra, kiểm soát công tác thẩm định giá, công tác bán đấu giá tài sản trong THADS thông qua Cổng thông tin điện tử quốc gia về bán đấu giá tài sản.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 và các năm tiếp theo.
2.6. Tập trung giải quyết kịp thời, đúng pháp luật ngay từ cơ sở đối với khiếu nại, tố cáo liên quan đến các vụ việc thi hành án KDTM.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Quyết định/Văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
3.1. Vận hành, triển khai phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu điện tử THADS và KDTM; tăng cường cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin, nguồn nhân lực công nghệ thông tin.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Tòa án nhân dân tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông, Công an tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Cơ sở dữ liệu THADS nói chung, trong đó có cơ sở dữ liệu về thi hành án KDTM rõ ràng, công khai minh bạch, dễ tiếp cận để tra cứu, sử dụng, phục vụ tốt công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành.
- Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch tổng thể chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong THADS sau khi được ban hành.
3.2. Phối hợp, trao đổi, tích hợp, đồng bộ hóa giữa cơ sở dữ liệu THADS nói chung với cơ sở dữ liệu, thông tin về tài sản, thu nhập, tài khoản… của doanh nghiệp, người phải thi hành án đang được lưu giữ tại các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về công chứng, bảo hiểm xã hội, đăng ký đất đai, đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký doanh nghiệp,...) để việc tra cứu, khai thác thông tin được dễ dàng, nhanh chóng, tạo điều kiện thuận lợi cho Chấp hành viên trong việc xác minh, áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp cưỡng chế khi tổ chức thi hành các bản án, quyết định KDTM.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tuyên Quang, Công an tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Sở Giao thông vận tải, Sở Thông tin và Truyền thông, Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Quy chế hoặc văn bản phối hợp liên ngành.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 - 2025.
3.3. Minh bạch, công khai các bước thực hiện trong quá trình tổ chức thi hành án như: kết quả xác minh điều kiện thi hành án, kết quả lựa chọn tổ chức thẩm định giá tài sản, kết quả lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản; thực hiện nghiêm việc đăng tải công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành; nghiên cứu cơ chế công khai danh sách các vụ việc chưa có điều kiện thi hành án đã chuyển sổ theo dõi riêng.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh.
- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan liên quan.
- Kết quả đầu ra: Nội dung công khai, minh bạch.
- Thời gian thực hiện: Năm 2023 - 2024.
3.4. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các cơ quan ban ngành trong hệ thống chính trị xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác THADS; tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nhận thức rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc tuân thủ pháp luật, chấp hành các bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền; tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến về thi hành các bản án, quyết định KDTM dành cho doanh nghiệp, tổ chức tín dụng, đội ngũ luật sư... nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác THADS nói chung, công tác thi hành án KDTM nói riêng tại địa phương.
- Cơ quan chủ trì: Cục Thi hành án dân sự tỉnh
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an tỉnh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh tỉnh, Ban Chỉ đạo THADS cấp tỉnh, cấp huyện, Đoàn Luật sư tỉnh và các cơ quan có liên quan.
- Kết quả đầu ra: Kế hoạch, văn bản thông tin, tuyên truyền, phổ biến.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm.
1. Phân công trách nhiệm thực hiện
1.1. Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự tỉnh:
a) Tiếp tục chỉ đạo công tác THADS tại địa phương, xác định công tác THADS là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự tại địa phương; quan tâm chỉ đạo cơ quan THADS, Ban Chỉ đạo THADS cấp huyện tập trung tổ chức thi hành những vụ việc KDTM có giá trị lớn, có khó khăn, phức tạp; chỉ đạo các sở, ban, ngành chuyên môn thực hiện tốt công tác phối hợp với cơ quan THADS, nhất là trong công tác cưỡng chế thi hành án, công tác xác minh điều kiện thi hành án...
b) Căn cứ điều kiện thực tiễn địa phương bố trí kinh phí và ngân sách thực hiện nhiệm vụ của Kế hoạch; khi kết thúc Kế hoạch, báo cáo kết quả thực hiện về cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
1.2. Cục Thi hành án dân sự tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch; sơ kết, tổng kết việc thực hiện, tổng hợp, định kỳ báo cáo theo quy định.
1.3. Sở Tư pháp: Nghiên cứu, rà soát, đánh giá Luật Đấu giá tài sản năm 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành, từ đó đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện các quy định theo hướng công khai, minh bạch hóa việc bán đấu giá tài sản thi hành án, đơn giản hóa thủ tục xác lập quyền sở hữu cho người mua được tài sản đấu giá; cơ chế giám sát, kiểm sát hoạt động đấu giá tài sản; cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá…; phối hợp nghiên cứu đề xuất việc quy định cụ thể những đặc thù trong quá trình bán đấu giá tài sản THADS, thi hành án KDTM.
1.4. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chỉ đạo Văn phòng đăng ký đất đai và các đơn vị trực thuộc kịp thời cung cấp thông tin xác minh điều kiện thi hành án của người phải thi hành án liên quan đến đất đai; thực hiện kết nối điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhằm tạo điều kiện cho việc khai thác, xác minh điều kiện thi hành án trong tổ chức thi hành án KDTM được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác.
1.5. Công an tỉnh: Triển khai việc kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư với các cơ sở dữ liệu chuyên ngành nhằm tạo điều kiện cho việc khai thác, xác minh điều kiện thi hành án trong tổ chức thi hành án KDTM được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác; chỉ đạo công an các đơn vị, địa phương phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với cơ quan THADS trong công tác bảo vệ cưỡng chế thi hành án, nhất là những vụ việc thi hành án KDTM có tính chất phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương; kiên quyết xử lý hình sự đối với những trường hợp cản trở, chống đối việc thi hành án, cố ý chây ỳ, không chấp hành án theo quy định của pháp luật.
1.6. Sở Tài chính: Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức thẩm định giá nhằm kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các sai phạm, góp phần chấn chỉnh công tác thẩm định giá trong lĩnh vực THADS; chỉ đạo phối hợp hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc xử lý tài sản của người phải thi hành án là phần vốn góp, cổ phần, cổ phiếu. Đồng thời, bố trí kinh phí chi thường xuyên trong dự toán ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch theo quy định pháp luật.
1.7. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo các cơ quan thông tấn, báo chí đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông về các nội dung của Đề án; tăng thời lượng thích hợp các chuyên trang, chuyên mục về phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án KDTM.
1.8. Các sở, ban, ngành, cơ quan có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình căn cứ điều kiện thực tiễn phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của Kế hoạch liên quan đến ngành, lĩnh vực mình quản lý.
1.9. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố:
- Đề cao vai trò, trách nhiệm, hiệu quả của Ban chỉ đạo THADS huyện, thành phố trong chỉ đạo thi hành án KDTM, nhất là chỉ đạo việc tổ chức cưỡng chế thi hành các vụ án lớn, phức tạp, có ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với các tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý tài sản, đất đai và các cơ quan liên quan cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin về tài khoản, tài sản, đất đai theo yêu cầu của cơ quan THADS, kịp thời áp dụng các biện pháp bảo đảm, kê biên, phong tỏa, xử lý tài sản trong quá trình thi hành án KDTM.
- Căn cứ điều kiện thực tiễn của địa phương bố trí kinh phí và ngân sách thực hiện nhiệm vụ của Đề án 17; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện với Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh:
2.1. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc khi thi hành các quyết định tuyên bố phá sản (nếu có phát sinh).
2.2. Tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng công tác xét xử án KDTM bảo đảm tính khả thi, trong đó chú trọng việc xem xét, thẩm định tại chỗ trước khi xét xử nhằm xác định chính xác nguồn gốc pháp lý, tình trạng sử dụng, giá trị tài sản... nhằm bảo đảm bản án tuyên được phù hợp, có tính khả thi trên thực tế; chỉ đạo Tòa án các huyện, thành phố thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về chuyển giao bản án, tài liệu liên quan đến tài sản bị kê biên, phong tỏa; kịp thời đính chính, giải thích bản án và các kiến nghị của cơ quan THADS có thẩm quyền.
3. Đề nghị Viện kiểm sát nhân dân tỉnh:
3.1. Tăng cường công tác kiểm sát đối với hoạt động THADS nói chung, thi hành các bản án KDTM nói riêng. Quan tâm, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác THADS; thực hiện kịp thời, có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, xử lý vi phạm nhằm đảm bảo công tác thi hành và việc chấp hành các bản án KDTM theo đúng pháp luật.
3.2. Lãnh đạo, chỉ đạo Viện kiểm sát các huyện, thành phố tăng cường kiểm sát công tác THADS về các bản án KDTM đối với cơ quan THADS, Chấp hành viên; kiểm sát việc gửi bản án KDTM, việc đính chính, giải thích bản án. Đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến thi hành các vụ án KDTM, Viện kiểm sát nhân dân chú trọng hơn nữa trong kiểm sát việc tuân thủ pháp luật khi thực hiện các hoạt động liên quan đến THADS, nhằm phát hiện kịp thời vi phạm, sai sót để ban hành kiến nghị hoặc có biện pháp phù hợp khác xử lý theo quy định của pháp luật; khắc phục hậu quả, phòng ngừa nguyên nhân, điều kiện vi phạm.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch được đảm bảo từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; các nguồn đóng góp, tài trợ hợp pháp khác (nếu có).
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh, kiến nghị về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Cục Thi hành án dân sự tỉnh) để xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.