ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2074/KH-UBND |
Cao Bằng, ngày 09 tháng 7 năm 2018 |
1. Mục đích
Cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án đã được phê duyệt Quyết định số 2468/QĐ-UBND ngày 21/12/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án: Tìm kiếm thị trường tiêu thụ nội địa và xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa của Cao Bằng đặc biệt là các sản phẩm từ lĩnh vực nông lâm nghiệp giai đoạn 2017-2020.
2. Yêu cầu
- Tổ chức quán triệt, tuyên truyền sâu rộng các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án đến các cơ quan, đơn vị, tổ chức, các doanh nghiệp, Hợp tác xã và người dân nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự đồng thuận trong quá trình triển khai thực hiện.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị thực hiện trên các lĩnh vực có liên quan làm cơ sở để đôn đốc, kiểm tra, giám sát, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện.
- Các Sở, Ngành, doanh nghiệp có liên quan trên địa bàn tỉnh cần phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện các nội dung của Đề án.
- Việc thực hiện phải đồng bộ, phát huy thế mạnh các sản phẩm đặc trưng và tìm kiếm được thị trường tiêu thụ nội địa cho các sản phẩm của tỉnh.
1. Xác định các nhóm sản phẩm tiêu thụ cụ thể như sau:
Các sản phẩm Rau an toàn; Cây ăn quả: Quả lê, Quýt; Nhóm sản phẩm lâm sản: Quế, Hồi, Gáo vàng; Nhóm sản phẩm chế biến nông lâm sản: Miến dong, lạp sườn, gạo nếp đặc sản, thạch đen; Cây dược liệu: Hà thủ ô, bạch cập.
2. Về Thị trường tiêu thụ:
2.1. Đối với sản phẩm rau an toàn: Trong giai đoạn từ 2017-2020 tiêu thụ chủ yếu tại thị trường trong tỉnh, có thể lựa chọn một số sản phẩm đặc hữu đi tiêu thụ một số thị trường ngoài tỉnh.
2.2. Đối với sản phẩm quế: phối hợp với doanh nghiệp các tỉnh Lạng Sơn, Yên Bái để kết hợp đầu ra cho các sản phẩm, tận dụng sản phẩm chính là vỏ và các phụ phẩm như lá, vỏ vụn từ cành và gỗ để chiết xuất bột, tinh dầu.
2.3. Đối với cây Hồi: vận động Doanh nghiệp triển khai, xây dựng 01 cơ sở sản xuất, chế biến tinh dầu hồi để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm tại địa phương đồng thời phối hợp với doanh nghiệp các tỉnh Lạng Sơn, thương nhân Trung Quốc để tiêu thụ sản phẩm.
2.4. Đối với cây Gáo vàng, Bạch Cập, Hà Thủ Ô và các cây dược liệu khác: vận động doanh nghiệp xây dựng cơ sở chế biến và liên hệ với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến dược liệu trong và ngoài tỉnh, thông qua các hợp tác xã để phát triển thương hiệu, quảng bá sản phẩm qua các cửa hàng trưng bày sản phẩm, nhà thuốc, Hội Đông y, cơ sở chế biến dược liệu, để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm.
2.5. Nhóm sản phẩm chế biến nông lâm sản: Miến dong, lạp sườn, gạo nếp đặc sản, thạch đen:
- Giai đoạn từ năm 2017-2020: xác định thị trường tiêu thụ tiềm năng và thực tế trước tiên là 53 vạn dân tỉnh Cao Bằng và khách đến công tác, du lịch tại tỉnh Cao Bằng; Đối với một số sản phẩm đặc hữu của tỉnh tiếp tục mở rộng thị trường các tỉnh, thành phố trong nước và thị trường Trung Quốc.
- Giai đoạn sau năm 2020: tiếp tục nghiên cứu, phát triển ra các tỉnh lân cận và các tỉnh thành lớn trong cả nước (Thái Nguyên, Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng) và ngoài nước.
Trong quá trình thực hiện, tiếp tục rà soát, lựa chọn bổ sung thêm một số sản phẩm đặc trưng phát triển tốt đưa vào tiêu thụ thị trường trong và ngoài tỉnh.
3. Xây dựng Thương hiệu (xây dựng chỉ dẫn địa lý; xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm):
- Năm 2018: Hỗ trợ xây dựng bao bì nhãn hiệu sản phẩm, chứng nhận an toàn sản phẩm truy suất nguồn gốc cho 04 sản phẩm gồm: Rau an toàn của thành phố, huyện Hòa An; Gạo Iaponica Nhật tại các huyện Hòa An, Quảng Uyên; Xây dựng nhãn hiệu tập thể nếp hương Bảo Lạc; Nhãn hiệu chứng nhận Lê Đông Khê huyện Thạch An.
- Năm 2019: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận sản phẩm Thạch đen và sản phẩm chế biến từ Gạo nếp.
- Năm 2020: Sản phẩm từ cây Quế, sản phẩm Hà thủ ô, chỉ dẫn địa lý "Cao Bằng" cho sản phẩm trúc sào và chiếu trúc của tỉnh Cao Bằng.
1. Xây dựng thương hiệu
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh bằng nhiều hình thức như tập huấn, viết báo, tin, phóng sự truyền hình... các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, phát triển tài sản trí tuệ. Tra cứu thông tin về sở hữu trí tuệ.
- Tiếp tục hỗ trợ cho việc đăng ký Sở hữu công nghiệp cho các sản phẩm đã được cấp giấy chức nhận theo quy định.
- Hỗ trợ về thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm chủ lực của tỉnh như: Gạo nếp hương của huyện Bảo Lạc; Nếp Ong của huyện Trùng Khánh; Thạch đen và Lê Đông Khê của huyện Thạch An.
- Giấy chứng nhận VietGAP, chứng nhận đủ điều kiện An toàn thực phẩm; truy suất nguồn gốc sản phẩm.
2. Thúc đẩy mô hình liên kết tổ chức sản xuất, chế biến tiêu thụ nông sản.
- Phối hợp, liên kết với các đề án, dự án thuộc Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2016-2020 để phát huy hiệu quả những kết quả của các đề án làm tiền đề cho việc phân phối, lưu thông và xây dựng thương hiệu sản phẩm.
- Hỗ trợ tập huấn quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn, tổ chức Hội nghị khách hàng, tìm kiếm thị trường đối tác, tổ chức Hội nghị ký kết hợp đồng; Hỗ trợ chứng nhận sản phẩm an toàn; Hỗ trợ bao bì, nhãn mác sản phẩm cho doanh nghiệp (hỗ trợ sau đầu tư).
3. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại, khuyến công
- Quảng bá sản phẩm trên thông tin điện tử; Quảng bá và cập nhật thường xuyên thông tin thị trường các sản phẩm cùng loại trên sàn giao dịch điện tử, cổng thông tin điện tử của tỉnh, trang Website của tỉnh, bản tin...
- Tạo điều kiện cho doanh nghiệp, HTX tham gia quảng bá sản phẩm tại các Hội chợ, dự kiến: 20 lượt doanh nghiệp tham gia Hội chợ ngoài tỉnh và 80 lượt doanh nghiệp tham gia Hội chợ trong tỉnh/năm.
- Tổ chức 01 Hội thảo đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển chế biến, xúc tiến thương mại trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ cho 02-04 doanh nghiệp đầu tư máy móc thiết bị chế biến miến dong và sản phẩm gạo đặc sản của tỉnh.
- Khảo sát thị trường, dự báo thị trường: Tiến hành khảo sát thị trường ngay trong tỉnh và thị trường ngoài tỉnh.
4. Xây dựng hệ thống kho và cửa hàng bảo quản giới thiệu sản phẩm
Dự kiến xây dựng 01 kho và Bố trí 01 đến 02 cửa hàng giới thiệu tại Trung tâm thành phố Cao Bằng đồng thời là nơi trung chuyển sản phẩm đi tiêu thụ trong và ngoài tỉnh (vận động doanh nghiệp triển khai thực hiện từ nguồn vốn của Doanh nghiệp).
5. Xây dựng vùng nguyên liệu, mặt bằng nhà máy, cơ sở sản xuất:
Theo Kế hoạch số 396/KH-BCĐ ngày 27/02/2018 của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với nông thôn mới về ban hành kế hoạch thực hiện chương trình tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới năm 2018.
6. Khoa học công nghệ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật
Thực hiện triển khai hiệu quả Nghị quyết số 30/2014/NQ-HĐND ngày 11/12/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và Quyết định số 09/2015/QĐ-UBND ngày 01/4/2015 của UBND tỉnh.
7. Về chính sách
- Tiếp tục phối hợp, lồng ghép với các hỗ trợ của dự án CSSP, ưu tiên đầu tư hỗ trợ cho các sản phẩm chủ lực có hiệu quả. Tiếp tục hỗ trợ từ các chương trình Khuyến công, khuyến nông, sự nghiệp khoa học cho các hộ, cơ sở chế biến và doanh nghiệp.
- Tuyên truyền Nghị quyết số 58/2016/NQ-HĐND ngày 05/8/2016 của HĐND tỉnh ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp, HTX đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
- Ưu tiên các chính sách hỗ trợ nhằm phát huy tiềm lực về đất đai, tài chính, khoa học kỹ thuật, phát triển thị trường nguồn nhân lực thúc đẩy sự liên kết phối hợp giữa nhà quản lý - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp - nông dân để tham gia chặt chẽ và hiệu quả vào lộ trình xây dựng thương hiệu.
8. Về công tác thông tin, tuyên truyền, quảng bá giới thiệu sản phẩm
- Xây dựng các chương trình chuyên đề, chuyên mục về tiêu thụ sản phẩm nội địa và xây dựng thương hiệu để thông qua tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về nâng cao chất lượng của sản phẩm. Biên soạn và in ấn các tờ rơi tuyên truyền về kỹ thuật sản xuất; kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật...
- Phối hợp với các dự án đang triển khai trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, như dự án hỗ trợ kinh doanh cho nông hộ tỉnh Cao Bằng (CSSP), VIE/036 để phát triển các nhóm nông dân "đồng sở thích" đưa thông tin, quảng bá, liên kết các chuỗi sản phẩm giá trị đang được các dự án hỗ trợ thực hiện.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận công tác tuyên truyền, quảng bá “phi truyền thống” như giới thiệu xây dựng các trang Website giới thiệu sản phẩm, liên kết các trang điện tử bán hàng trực tuyến qua mạng, các trang mạng xã hội và các ứng dụng công nghệ hiện đại khác làm phong phú, đa dạng công tác quảng bá và có cách tiếp cận, giới thiệu mới, hấp dẫn, thuận lợi người tiêu dùng trong tỉnh và trên cả nước...
1. Sở Công Thương
- Chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành và địa phương liên quan triển khai thực hiện theo các nội dung của kế hoạch này.
- Chủ trì, phối hợp với đơn vị chức năng tổ chức các Hội chợ cấp tỉnh, huyện và tham gia Hội chợ ngoài tỉnh, Hội chợ cấp vùng, tham gia Hội nghị kết nối cung cầu, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác đầu tư, mở rộng thị trường kết nối cung cầu với các tỉnh bạn.
- Chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các địa phương thực hiện tốt công tác xúc tiến thương mại, công tác khuyến công, tổ chức kết nối chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu thụ sản phẩm cho thị trường trên địa bàn tỉnh và ngoài tỉnh.
- Phối hợp với các ngành có liên quan tham gia tổ chức các Hội nghị tập huấn quy trình sản xuất và chế biến nông sản, Hội nghị khách hàng, khảo sát thị trường ngoài tỉnh, kiểm tra, kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm phát hiện và xử lý vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) trên địa bàn các huyện, thành phố. Kiểm tra việc thực hiện sở hữu trí tuệ nhãn, mác, hạn sử dụng, nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa của các cơ sở sản xuất kinh doanh, hiện tượng kinh doanh hàng quá hạn sử dụng, hàng kém chất lượng, không đảm bảo VSATTP...
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì phối hợp với các ngành và địa phương triển khai thực hiện các quy hoạch, chương trình, dự án về phát triển nông nghiệp đã được phê duyệt, tạo nguồn cung các sản phẩm hàng hóa sạch, an toàn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
- Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan và bố trí kinh phí từ nguồn vốn thuộc dự án VE036 để triển khai các Hội nghị tập huấn quy trình sản xuất và chế biến nông sản, Hội nghị khách hàng, tổ chức đi khảo sát thị trường ngoài tỉnh.
- Kiểm tra, quản lý an toàn các sản phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản... Cấp giấy chứng nhận/xác nhận nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm.
- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền và cung cấp thông tin về kỹ thuật sản xuất: Giống, phân bón, kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch... cho người sản xuất và chế biến. Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị liên quan tổ chức kết nối hình thành chuỗi sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm ổn định, bền vững.
3. Sở Khoa học và Công nghệ
- Tư vấn, hướng dẫn các thủ tục đăng ký sở hữu công nghiệp và hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm và xác lập quyền sở hữu công nghiệp cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thông thường, tập thể cho các sản phẩm đặc trưng như: Gạo nếp ong Trùng Khánh, gạo nếp hương Bảo Lạc...
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Tham mưu cho UBND tỉnh tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư, kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư tìm hiểu nghiên cứu, đề xuất thực hiện đầu tư xây dựng các dự án, danh mục dự án kêu gọi đầu tư của tỉnh vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Cao Bằng.
- Chủ trì thẩm định các chương trình thuộc Đề án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Tổng hợp nhu cầu vốn đề nghị ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư xây dựng kho bảo quản sản phẩm theo lộ trình của Đề án, trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng cơ sở hạ tầng, siêu thị, xúc tiến thương mại, khuyến công, xây dựng thương hiệu...
5. Sở Tài chính
- Tham mưu việc thẩm định đơn giá cho thuê đất nhanh chóng, thuận lợi để các doanh nghiệp, hợp tác xã có điều kiện để triển khai các hạng mục của dự án.
- Căn cứ khả năng cân đối ngân sách địa phương phối hợp với các Sở, ngành liên quan báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện Đề án.
6. Sở Y tế
- Chủ trì tổ chức thanh tra, kiểm tra VSATTP thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với các sở ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra VSATTP theo kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất.
7. Liên minh HTX tỉnh
- Tuyên truyền, giới thiệu, tập hợp các đơn vị thành viên (HTX và các doanh nghiệp vừa và nhỏ) liên kết, phát triển sản xuất các sản phẩm nông sản đặc trưng.
- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất, tư vấn cho các Hợp tác xã và doanh nghiệp xây dựng kho và Trung tâm giới thiệu sản phẩm đặc sản đặc trưng và các sản phẩm của các đơn vị thành viên để khuyến khích, kêu gọi phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã trên địa bàn.
8. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố
8.1. UBND thành phố Cao Bằng
- Phối hợp với Sở Công Thương tổ chức xây dựng các chợ đầu mối, các điểm bán hàng bảo đảm VSATTP trên địa bàn thành phố.
- Tổ chức, phối hợp với các ngành liên quan trong công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về VSATTP tại vùng sản xuất chế biến và tại các chợ Trung tâm.
8.2. UBND các huyện
- Phối hợp với Sở Công Thương huy động các nguồn lực xã hội hóa trong việc xây dựng các kho dự trữ bảo quản sản phẩm đúng tiêu chuẩn.
- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường; triển khai thực hiện các giải pháp hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất, chế biến các sản phẩm sạch, an toàn để cung cấp cho thị trường trên địa bàn tỉnh.
9. Trách nhiệm của các sở, ban ngành liên quan
Chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động, triển khai thực hiện tốt có hiệu quả các nội dung của Đề án, góp phần thực hiện tốt mục tiêu của Đề án.
10. Trách nhiệm của các Doanh nghiệp, Hợp tác xã
Triển khai liên kết sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm, đề xuất các dự án để thực hiện có hiệu quả (lập dự toán kinh phí đầu tư xây dựng các kho bảo quản sản phẩm, dự án thu mua chế biến nông sản đặc sản theo nội dung của Đề án).
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, các Ngành có liên quan, các doanh nghiệp chủ động xây dựng kế hoạch được phân công phụ trách và triển khai thực hiện. Định kỳ hằng năm báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện trước ngày 15/12 (qua Sở Công Thương) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
(Có Phụ lục nội dung công việc và dự kiến kinh phí thực hiện hàng năm theo giai đoạn 2017-2020 gửi kèm theo kế hoạch).
|
CHỦ TỊCH |
Đơn vị: Triệu đồng
TT |
Nội dung công việc |
Thực hiện các năm |
Tổng kinh phí |
Phân theo nguồn |
|||
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
||||
|
TỔNG SỐ |
42 |
1.937 |
6.645 |
6.380 |
15.004 |
|
I |
Nội dung công việc và kinh phí do Sở Công thương thực hiện |
42 |
1.482 |
630 |
630 |
2.784 |
|
1 |
Xây dựng ấn phẩm 02 ấn phẩm x 33 triệu đồng/ấn phẩm |
|
|
33 |
33 |
66 |
Xúc tiến thương mại |
2 |
Thông tin tuyên truyền 02 trang Website x 50 triệu đồng/trang Website |
|
|
50 |
50 |
100 |
Xúc tiến thương mại |
3 |
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Hội chợ trong tỉnh 04 Hội chợ x 6 triệu đồng/Hội chợ |
6 |
6 |
6 |
6 |
24 |
Trung tâm khuyến công, XTTM |
4 |
Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia Hội chợ ngoài tỉnh 04 Hội chợ x 6 triệu đồng/Hội chợ |
6 |
6 |
6 |
6 |
24 |
Trung tâm khuyến công, XTTM |
5 |
Hỗ trợ đăng ký thương hiệu 02 sản phẩm x 35 triệu/SP |
|
|
35 |
35 |
70 |
Trung tâm khuyến công |
6 |
Hỗ trợ thiết bị chế biến miến dong |
30 |
170 |
200 |
200 |
600 |
Nguồn kinh phí Khuyến công, XHH, nguồn khác |
7 |
Hỗ trợ thiết bị chế biến gạo đặc sản |
|
300 |
300 |
300 |
900 |
Nguồn kinh phí Khuyến công, XHH, nguồn khác |
8 |
Xây dựng mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp SP miến và gừng trâu 2 mô hình x 500 triệu đ/mô hình |
|
1.000 |
|
|
1.000 |
Ngân sách TW (nếu được phê duyệt) |
II |
Nội dung công việc và kinh phí do Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện |
|
125 |
205 |
230 |
560 |
|
1 |
Tổ chức Hội nghị tập huấn về quy trình SX và chế biến Nông sản 10 Hội nghị x 25 triệu đ/hội nghị |
|
75 |
75 |
100 |
250 |
Nguồn vốn thuộc dự án VE036 |
2 |
Tổ chức Hội nghị khách hàng 3 Hội nghị x 50 triệu đ/hội nghị |
|
50 |
50 |
50 |
150 |
Nguồn vốn thuộc dự án VE036 |
3 |
Tổ chức đi khảo sát các thị trường ngoài tỉnh 02 Chuyến x 80 triệu đ/chuyến |
|
|
80 |
80 |
160 |
Nguồn vốn thuộc dự án VE036 |
III |
Nội dung công việc và kinh phí do Sở Khoa học và công nghệ thực hiện |
|
30 |
510 |
520 |
1.060 |
|
1 |
Nhãn hiệu hàng hóa: - Năm 2018: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Lê Đông Khê huyện Thạch An. - Năm 2019: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận Thạch đen Cao Bằng |
|
4 |
4 |
|
8 |
Ngân sách tỉnh |
2 |
Kiểu dáng công nghiệp cho 2 SP |
|
6 |
6 |
|
12 |
Ngân sách tỉnh |
3 |
Nhãn hiệu tập thể cho 2 SP - Năm 2018: Xây dựng quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể. "Nếp hương Bảo Lạc" tỉnh Cao Bằng - Năm 2020: Xây dựng nhãn hiệu tập thể "nếp ong Trùng Khánh". |
|
20 |
|
20 |
40 |
Ngân sách tỉnh |
4 |
Nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý "Cao Bằng" cho Sản phẩm trúc sào và chiếu trúc của tỉnh Cao Bằng. |
|
|
500 |
500 |
1.000 |
Ngân sách tỉnh |
IV |
Nội dung công việc và kinh phí do Doanh nghiệp, Hợp tác xã thực hiện |
|
300 |
5.300 |
5.000 |
10.600 |
|
1 |
Xây dựng cửa hàng, kho dự trữ bảo quản sản phẩm Miến, gạo tại thành phố 300 m2/kho, 2 kho |
|
300 |
300 |
|
600 |
Vốn doanh nghiệp 400 tr.đồng; vốn ngân sách tỉnh 200 tr.đồng |
2 |
Xây dựng dự án thu mua, chế biến nông sản đặc sản của Trùng Khánh (Gạo nếp ong, khẩu Pjấng...) |
|
|
5.000 |
5.000 |
10.000 |
Vốn doanh nghiệp và vốn khác |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.