ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2072/KH-UBND |
Hà Nội, ngày 09 tháng 11 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số 906/QĐ-BYT ngày 15/3/2017 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ hướng dẫn số 325/KHTC-TCDS ngày 19/6/2017 của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình về việc hướng dẫn xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2016-2020;
Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ dân số - kế hoạch hóa gia đình cho vị thành niên/thanh niên giai đoạn 2016-2020, cụ thể như sau:
1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và thay đổi hành vi của vị thành niên/thanh niên (VTN/TN) trong việc thực hiện dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ); nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình (CSSKSS/KHHGĐ); huy động được các nguồn lực trong xã hội, sự tham gia tích cực của người dân cùng với ngân sách nhà nước để tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN.
2. Mục tiêu cụ thể
- Nâng cao kiến thức, thái độ và kỹ năng thực hành của VTN/TN về DS-KHHGĐ.
- Tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN.
- Cải thiện môi trường gia đình, xã hội thân thiện đối với VTN/TN.
3. Chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020
- Xây dựng 40 mô hình truyền thông về DS-KHHGĐ, SKSS trong trường học THPT, THCS được cung cấp kiến thức về DS-KHHGĐ, tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
- 55% VTN/TN hiểu biết cơ bản về một số vấn đề DS-KHHGĐ như các biện pháp tránh thai, tác hại của tảo hôn, hôn nhân cận huyết, tư vấn và khám sức khoẻ tiền hôn nhân.
- Giảm 30% số VTN/TN có thai ngoài ý muốn vào năm 2020 so với năm 2016.
- 80% cán bộ truyền thông tham gia Đề án được trang bị kiến thức kỹ năng truyền thông, giáo dục đối với VTN/TN.
- 70% người cung cấp dịch vụ được trang bị kiến thức, kỹ năng cung cấp dịch vụ thân thiện với VTN/TN
- 100% cấp huyện, 50% cấp xã có cơ sở cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ thân thiện với VTN/TN
- 90% cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo tạo môi trường xã hội thân thiện, ủng hộ TN/VTN.
- 50% cha mẹ có con trong tuổi VTN/TN ủng hộ, hướng dẫn, hỗ trợ con cái chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức và tiếp cận, thụ hưởng các dịch vụ DS-KHHGĐ.
II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Phạm vi, địa bàn thực hiện
- Phạm vi thực hiện: Trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
- Địa bàn triển khai: 8/8 huyện; thành phố.
2. Đối tượng
- Đối tượng thụ hưởng: Vị thành niên/thanh niên.
- Đối tượng tham gia: Cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể; cán bộ y tế, dân số; gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội; các cá nhân, tổ chức có liên quan khác.
3. Thời gian thực hiện Đề án: Từ năm 2017 đến năm 2020.
- Năm 2017-2018: Triển khai 20 mô hình trong trường học THCS, THPT; tuyên truyền tư vấn sức khỏe sinh sản cho VTN/TN tại 50 trạm y tế xã; tập huấn kiến thức cho người cung cấp dịch vụ: 01 lớp.
- Năm 2019-2020: Triển khai 40 mô hình trong trường học THCS, THPT; tuyên truyền tư vấn sức khỏe sinh sản cho VTN/TN tại 108 trạm y tế xã; tập huấn kiến thức cho người cung cấp dịch vụ: 01 lớp.
III. NHIỆM VỤ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU
1. Truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi
1.1. Lồng ghép với các hoạt động truyền thông DS-KHHGĐ
- Lồng ghép vào các hoạt động truyền thông của hệ thống y tế - dân số như: Truyền thông nhóm, nói chuyện chuyên đề hoặc lồng ghép sinh hoạt với các câu lạc bộ sẵn có tại địa bàn; lồng ghép trong các cuộc họp thôn bản, tổ dân phố, các hoạt động văn hóa cộng đồng; tư vấn, thăm hộ gia đình về hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, lợi ích của khám sức khỏe tiền hôn nhân, cho VTN/TN.
- Tăng cường truyền thông DS-KHHGĐ cho VTN/TN trên các chuyên trang, chuyên mục, bài viết, phóng sự về VTN/TN của các cơ quan truyền thông đại chúng, nhất là trên các trang thông tin điện tử (mạng xã hội, trang web, facebook,...). Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ...tổ chức các hoạt động truyền thông đặc thù cho các nhóm đối tượng về các chuyên đề DS- KHHGĐ.
- Tiếp tục thực hiện việc giáo dục giới tính, bình đẳng giới, DS-KHHGĐ thông qua việc lồng ghép các nội dung vào các môn học, cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân.
1.2. Hoạt động truyền thông chuyên biệt
Mô hình truyền thông chuyên biệt cho VTN/TN được xác định là việc giáo dục, truyền thông về kiến thức và kỹ năng thực hành về DS-KHHGĐ cho VTN/TN. Tính chuyên biệt được thể hiện thông qua:
- Người làm truyền thông, tư vấn: Ngoài kiến thức chuyên môn và kỹ năng truyền thông về DS-KHHGĐ cần có kiến thức về tâm sinh lý của VTN/TN, kỹ năng tiếp cận, làm việc với VTN/TN, bảo đảm tính riêng tư, bảo mật, đồng cảm, tế nhị, bình đẳng, không phán xét đối với VTN/TN. Người thực hiện các hoạt động truyền thông chuyên biệt cũng có thể là chính các VTN/TN, những người đồng đẳng, những thành viên trong gia đình, nhà trường.
- Các mô hình truyền thông, phương thức, tài liệu truyền thông, tài liệu đào tạo, tập huấn: Được thiết kế, xây dựng, thực hiện phù hợp với từng nhóm tuổi VTN/TN, nhóm đối tượng VTN/TN.
- Các hoạt động truyền thông chuyên biệt bao gồm:
+ Truyền thông thông qua gia đình
Tổ chức các hoạt động truyền thông chuyên biệt nhằm cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng thực hành về DS-KHHGĐ của VTN/TN cho các bậc làm cha làm mẹ, ông bà, anh chị trong gia đình của VTN/TN để từ đó họ có kiến thức, kỹ năng giáo dục VTN/TN về DS-KHHGĐ.
Thành lập các câu lạc bộ, hội nhóm sinh hoạt chuyên biệt cho các đối tượng là các bậc làm cha làm mẹ, ông bà, anh chị của VTN/TN.
+ Truyền thông phối hợp
Phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động truyền thông giáo dục về DS-KHHGĐ cho học sinh, sinh viên. Xây dựng và nhân rộng các mô hình/góc truyền thông giáo dục cho VTN/TN do giáo viên được trang bị kiến thức, kỹ năng về DS-KHHGĐ chủ trì thực hiện.
Phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, các tổ chức xã hội..., xây dựng và nhân rộng các góc thân thiện với VTN/TN; tổ chức các hoạt động truyền thông đặc thù cho các thành viên của các đoàn thể, thanh niên lao động tham gia sinh hoạt, tìm hiểu các chuyên đề DS-KHHGĐ và tổ chức các cuộc thi kiến thức, thi tìm hiểu về các vấn đề DS-KHHGĐ nhằm tăng sức khỏe người lao động, tăng khả năng tái tạo sức lao động.
Tập trung truyền thông giáo dục cho VTN/TN đang học tại các trường THCS, THPT trên địa bàn về giới tính, chăm sóc SKSS/KHHGĐ thông qua hình thức sinh hoạt ngoại khóa.
2. Củng cố, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ thân thiện với VTN/TN
2.1. Lồng ghép với các hoạt động cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ
- Mở rộng và hoàn thiện mạng lưới cung cấp phương tiện tránh thai, dịch vụ DS/SKSS/KHHGĐ bảo đảm tính sẵn có, an toàn, thuận tiện, thân thiện cho VTN/TN
- Hướng dẫn các nhà cung cấp dịch vụ DS/SKSS/KHHGĐ bảo đảm bí mật, tính riêng tư khi cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ cho VTN/TN.
- Cung cấp thông tin và kiến thức cho các nhà cung cấp dịch vụ DS/SKSS/KHHGĐ để tư vấn thân thiện về sức khỏe tiền hôn nhân, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tật bẩm sinh của trẻ cho VTN/TN trước khi kết hôn.
2.2. Hoạt động cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ chuyên biệt
- Thử nghiệm xây dựng điểm cung cấp dịch vụ thân thiện kiểu mới với VTN/TN như: Góc thân thiện, điểm dịch vụ thân thiện cho VTN/TN tại cơ sở. Các mô hình điểm cung cấp dịch vụ thân thiện được thiết kế, xây dựng, thực hiện phù hợp với từng nhóm tuổi VTN/TN, nhóm đối tượng VTN/TN.
- Nhân viên cung cấp dịch vụ được được đào tạo các kiến thức, kỹ năng để tiếp cận với VTN/TN một cách thân thiện, kín đáo, tôn trọng sự riêng tư của VTN/TN, cư xử đúng mực.
3. Xây dựng và thử nghiệm các mô hình truyền thông về DS- KHHGĐ, SKSS cho VTN/TN trong nhà trường
- Lồng ghép nội dung giáo dục giới tính, bình đẳng giới, DS-KHHGĐ vào các môn học, cấp học.
- Hỗ trợ xây dựng và duy trì chuyên trang, chuyên mục về giáo dục giới tính, bình đẳng giới, DS-KHHGĐ trên website hoặc trang facebook của trường.
- Xây dựng và duy trì các “góc thân thiện” trong nhà trường:
+ Góc thân thiện đặt tại thư viện hoặc phòng sinh hoạt chung: Cung cấp các tài liệu về giáo dục giới tính, hôn nhân, gia đình, các kiến thức về DS-KHHGĐ, chăm sóc SKSS.
+ Góc thân thiện online: Ngoài việc cung cấp các tài liệu liên quan đến DS-KHHGĐ, góc thân thiện online còn có thể giải đáp trực tiếp các thắc mắc của học sinh đảm bảo sự thân thiện, kín đáo và hiệu quả.
- Tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức về các vấn đề DS-KHHGĐ online (thông qua website hoặc trang facebook của nhà trường) hoặc tổ chức dưới dạng các cuộc thi, hội diễn...
- Tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tư vấn, tuyên truyền về DS- KHHGĐ cho đội ngũ giáo viên, giáo dục viên đồng đẳng trong nhà trường.
1. Tạo môi trường gia đình, xã hội thân thiện với VTN/TN
- Tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với các hoạt động của Kế hoạch thực hiện Đề án đối với VTN/TN.
- Vận động, huy động các già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng tham gia truyền thông về DS-KHHGĐ, thay đổi quan niệm tích cực với VTN/TN, ủng hộ VTN/TN được chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức và kỹ năng thực hiện các dịch vụ DS-KHHGĐ và giáo dục lối sống lành mạnh cho VTN/TN.
- Cung cấp thông tin cho các bậc cha mẹ, ông bà, anh chị của VTN/TN về lợi ích của việc bảo đảm cho VTN/TN được chủ động tìm hiểu thông tin, kiến thức và kỹ năng thực hiện các dịch vụ DS-KHHGĐ.
- Tăng cường xã hội hóa trong việc cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN (bao gồm tiếp thị xã hội và thị trường).
2. Hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
- Tổ chức hội thảo, nói chuyện chuyên đề về thực trạng kiến thức của VTN/TN trong công tác DS-KHHGĐ có sự tham gia của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành, đoàn thể.
- Cung cấp kiến thức cho giáo viên dạy môn sinh học, giáo dục công dân trong các Trường PTCS, PTTH; nhân viên y tế tại các cơ sở y tế tư nhân; cộng tác viên dân số thôn bản, tổ dân phố để tư vấn thân thiện về sức khỏe tiền hôn nhân, tác hại của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống và các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh tật bẩm sinh của trẻ cho VTN/TN trước khi đăng ký kết hôn.
- Đào tạo, tập huấn trang bị kiến thức về tâm lý, đặc điểm phát triển sinh lý, thể chất của VTN/TN; các kỹ năng truyền thông, tư vấn đối với VTN/TN; chính sách pháp luật DS-KHHGĐ đối với VTN/TN; các quy định chuyên môn, quy trình thực hiện dịch vụ DS-KHHGĐ.
- Tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ tư vấn, cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ các cấp về kiến thức cập nhật, các loại dịch vụ, quy trình dịch vụ, các thủ tục cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN và đặc điểm phát triển tâm, sinh lý, thể chất của lứa tuổi VTN/TN; kỹ năng làm việc thân thiện, kín đáo, cư xử đúng mực, tôn trọng sự riêng tư của VTN/TN; thời giờ cung cấp dịch vụ linh hoạt, các cơ chế phù hợp...
3. Tổ chức, quản lý và điều hành
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác DS-KHHGĐ cho VTN/TN, coi công tác này là một nội dung trọng tâm trong chương trình, kế hoạch công tác thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền.
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN bao gồm những cán bộ trong hệ thống DS-KHHGĐ và các cơ quan tổ chức có liên quan trong việc phối hợp thực hiện.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN tại tất cả các cơ sở cung cấp dịch vụ, cung cấp kiến thức cho những người cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ; nâng cao chất lượng hệ thống hậu cần, đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời, thân thiện và phù hợp dịch vụ DS/SKSS cho VTN/TN.
Từ nguồn ngân sách Trung ương; nguồn ngân sách địa phương; nguồn Chương trình mục tiêu y tế - dân số và các nguồn vốn hợp pháp khác.
1. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; ban hành theo thẩm quyền các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện.
- Thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, tổng hợp báo cáo kết quả, tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan xây dựng các mô hình truyền thông chuyên biệt, lồng ghép các nội dung giáo dục về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN/TN vào chương trình giáo dục trong và ngoài nhà trường.
3. Sở Tài chính
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đảm bảo kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật Ngân sách.
4. Tỉnh đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan xây dựng và nhân rộng các mô hình, góc thân thiện với VTN/TN; lồng ghép các nội dung giáo dục về dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN/TN vào chương trình hoạt động của tổ chức đoàn trên địa bàn tỉnh.
5. Các sở, ban, ngành khác
Phối hợp với Sở Y tế triển khai, thực hiện Kế hoạch theo chức năng nhiệm vụ được phân công.
6. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể tỉnh
Phối hợp với các ngành, các cấp, tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân tích cực hưởng ứng, thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác DS-KHHGĐ nói chung và công tác tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ cho VTN/TN nói riêng.
7. UBND các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện tăng cường tư vấn và cung cấp dịch vụ DS-KHHGĐ cho VTN/TN trên địa bàn; huy động, lồng ghép các nguồn lực, khai thác lợi thế của địa phương trong thực hiện Kế hoạch.
- Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn và Trung tâm DS-KHHGĐ xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch thuộc phạm vi quản lý.
Căn cứ nội dung Kế hoạch này, các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện thành phố triển khai thực hiện; định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo kết quả thực hiện về Sở Y tế (qua Chi cục Dân số - KHHGĐ) để tổng hợp, báo cáo./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.