ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 199/KH-UBND |
Hà Tĩnh, ngày 09 tháng 6 năm 2022 |
Căn cứ Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn 2022-2025, Văn bản số 1907/BYT-DP ngày 15/4/2022 của Bộ Y tế về việc xây dựng Kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn năm 2022-2025 trên địa bàn tĩnh Hà Tĩnh (sau đây viết tắt là Kế hoạch) như sau:
1. Mục tiêu chung: Tăng cường kiểm soát các yếu tố nguy cơ gây bệnh, đẩy mạnh các biện pháp dự phòng, phát hiện sớm và quản lý điều trị để hạn chế sự gia tăng tỷ lệ người tiền bệnh, mắc bệnh, tàn tật và tử vong sớm do các bệnh tim mạch, ung thư, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản (sau đây gọi chung là bệnh không lây nhiễm) và các bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, trầm cảm, sa sút trí tuệ và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác (sau đây gọi chung là rối loạn sức khỏe tâm thần) nhằm góp phần bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của tĩnh trong thời gian tới.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2025:
* Mục tiêu 1: Củng cố và nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể các cấp, thực hiện tốt các chính sách về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
Chỉ tiêu:
- 100% Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã có kế hoạch và đảm bảo cho công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần từ nguồn lực của địa phương.
- Triển khai, áp dụng đầy đủ các quy định, chính sách liên quan đến công tác, hoạt động kiểm soát yếu tố nguy cơ, dự phòng bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
* Mục tiêu 2: Giảm thiểu tối đa các hành vi nguy cơ chính gây mắc các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
Chỉ tiêu:
- 100% Trạm Y tế xã, phường, thị trấn và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện truyền thông phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
- Ít nhất 80% người từ 13 tuổi trở lên được truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá, rượu, bia, bảo đảm dinh dưỡng hợp lý, tăng cường vận động thể lực phù hợp; 90% người từ 40 tuổi trở lên được truyền thông, cung cấp thông tin, hướng dẫn để biết theo dõi sức khỏe, phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
- Giảm tỷ lệ sử dụng rượu, bia đến mức nguy hại ở nam giới từ 18 tuổi trở lên còn dưới 35%; giảm tỷ lệ sử dụng rượu, bia ở người từ 13 đến 17 tuổi còn dưới 20%.
- Giảm tỷ lệ hút thuốc ở nam giới từ 15 tuổi trở lên còn dưới 22,4%.
- Giảm tỷ lệ tiêu thụ muối trung bình của người từ 18 tuổi trở lên còn dưới 07 gam/người/ngày.
- 85% người trưởng thành có hoạt động thể lực ít nhất 30 phút/ngày.
* Mục tiêu 3: Tăng tỷ lệ phát hiện, quản lý điều trị, chăm sóc người mắc các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
Chỉ tiêu:
- Ít nhất 80% người phát hiện bị thừa cân, béo phì được thực hiện các biện pháp tư vấn kiểm soát thừa cân, béo phì phù hợp; 80% người phát hiện nguy cơ tim mạch được thực hiện các biện pháp quản lý điều trị dự phòng theo quy định; 50% người từ 18 tuổi trở lên được sàng lọc và can thiệp giảm tác hại cho người có nguy cơ sức khỏe do uống rượu, bia.
- Ít nhất 60% người trưởng thành, trong đó 90% người từ 40 tuổi trở lên được đo huyết áp 1 lần/năm để phát hiện sớm tăng huyết áp; 70% số người mắc tăng huyết áp được phát hiện; 60% số người được phát hiện tăng huyết áp được quản lý, điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.
- Ít nhất 80% người từ 40 tuổi trở lên được khám sàng lọc bằng phiếu đánh giá nguy cơ/hoặc xét nghiệm đường máu 1 năm/lần để phát hiện sớm đái tháo đường; 60% số người mắc bệnh đái tháo đường (được phát hiện và 60% số người phát hiện bệnh được quản lý điều tộ theo hướng dẫn chuyên môn; 40% người tiền đái tháo đường được phát hiện và 50% số phát hiện được can thiệp dự phòng điều trị theo hướng dẫn chuyên môn.
- Ít nhất 60% người từ 40 tuổi trở lên được khám sàng lọc định kỳ 1 lần/năm để xác định nguy cơ bệnh hô hấp mạn tính; 50% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng và 50% số người phát hiện bệnh được quản lý điều trị thẹo hướng dẫn chuyên môn; 50% người bệnh hen phế quản được phát hiện ở giai đoạn trước khi có biến chứng và 50% số người phát hiện bệnh được điều trị đạt kiểm soát hen, trong đó 20% đạt kiểm soát hoàn toàn.
- Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc ung thư vú theo hướng dẫn sàng lọc, 40% số người mắc được phát hiện ở giai đoạn sớm.
- Ít nhất 40% người thuộc đối tượng sàng lọc được định kỳ sàng lọc một số rối loạn sức khỏe tâm thần theo hướng dẫn sàng lọc từng bệnh; phát hiện được ít nhất 70% người mắc tâm thần phân liệt và động kinh, 50% người mắc trầm cảm, 30% người bị sa sút trí tuệ và một số rối loạn tâm thần khác; quản lý điều trị ít nhất 80% người bệnh tâm thần phân liệt, 70% người bệnh động kinh và 30% người bệnh trầm cảm đã được phát hiện.
* Mục tiêu 4: Phát triển, nâng cao năng lực của cả hệ thống chính trị, nhất là ngành y tế để bảo đảm cung cấp dịch vụ phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
Chỉ tiêu:
- Nâng cao năng lực Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật; các bệnh viện, trung tâm y tế để triển khai thực hiện dự phòng, phát hiện, chẩn đoán và quản lý điều trị bệnh ung thư.
- 100% Bệnh viện đa khoa/Trung tâm Y tế có giường bệnh tuyến huyện triển khai khám, chẩn đoán, quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản theo quy định.
- 100% Trạm Y tế cấp xã thực hiện khám bệnh, chữa bệnh có ít nhất 3 nhóm thuốc điều trị bệnh tăng huyết áp, 2 nhóm thuốc điều trị bệnh đái tháo đường và có thuốc thiết yếu cho điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản theo danh mục quy định; 100% Trạm y tế thực hiện dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị tăng huyết áp, đái tháo đường và các bệnh không lây nhiễm khác theo quy định. Lồng ghép quản lý bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần với quản lý sức khỏe hộ gia đình.
- 100% huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là huyện) có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh; 30% huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc cho người bệnh trầm cảm và 50% huyện có cơ sở y tế thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người mắc một số rối loạn sức khỏe tâm thần khác.
- 100% Trạm y tế cấp xã thực hiện quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh; 30% Trạm y tế cấp xã quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh trầm cảm.
- 100% cán bộ y tế thực hiện công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần các tuyến được đào tạo, tập huấn về dự phòng, giám sát, phát hiện, quản lý, chẩn đoán, điều trị bệnh theo quy định.
* Mục tiêu 5: Nâng cao năng lực hệ thống giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và các yếu tố nguy cơ
Chỉ tiêu:
- 100% Trung tâm Y tế tuyến huyện tổ chức khám sàng lọc, tầm soát, kết hợp với các dữ liệu giai đoạn 2016-2021 để tiến hành điều tra, khảo sát và công bố số liệu về các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh không lây nhiễm 5 năm/1 lần.
- 100% Trạm y tế cấp xã thực hiện trao đổi thông tin hai chiều chặt chẽ giữa Trạm y tế với Trung tâm y tế/Bệnh viện đa khoa tuyến huyện trong việc chuyển gửi bệnh nhân từ trạm y tế đến trung tâm y tế/bệnh viện đa khoa và ngược lại để chẩn đoán, theo dõi, chăm sóc và điều trị bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường.
- 100% đơn vị ghi nhận ung thư thực hiện thu thập và hằng năm báo cáo số liệu chuẩn hóa về mắc mới ung thư và các thông tin liên quan.
- 100% trạm y tế xã và các cơ sở y tế liên quan thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin và thống kê báo cáo đầy đủ kết quả dự phòng, phát hiện, quản lý điều trị và nguyên nhân tử vong do các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định.
- 100% cán bộ đầu mối giám sát, thống kê báo cáo các tuyến được tập huấn về giám sát, quản lý thông tin, thống kê báo cáo bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định.
1. Tăng cường công tác quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành
1.1. Kiện toàn Ban Chỉ đạo (ĐCĐ) bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân các cấp (bổ sung chức năng, nhiệm vụ phòng, chống các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần).
1.2. Sở Y tế và các sở, ban, ngành cấp tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định, hướng dẫn về phòng, chống yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần và tổ chức triển khai thực hiện.
1.3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã và các xã, phường, thị trấn hàng năm chủ động xây dựng kế hoạch, đưa vào chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và chỉ đạo thực hiện, ưu tiên bố trí nguồn lực để đạt được các mục tiêu của địa phương trên cơ sở các mục tiêu, chỉ tiêu chung của tỉnh.
1.4. Tăng cường phối hợp, lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
- Ngành Y tế phối hợp với ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai các hoạt động phòng, chống yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm cho học sinh trong trường học bao gồm: Trang bị cơ sở vật chất, sân bãi, thiết bị thể dục, thể thao để đảm bảo môi trường an toàn và tăng cường hoạt động thể chất cho học sinh; truyền thông nâng cao sức khỏe, thực hiện trường học không khói thuốc, giáo dục dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe, quản lý sức khỏe học sinh.
- Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh triển khai các hoạt động chăm sóc, quản lý sức khỏe, phòng chống bệnh không lây nhiễm cho người lao động trong các doanh nghiệp, cơ quan hành chính sự nghiệp.
- Lồng ghép hoạt động phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần với các dự án, chương trình khác có liên quan đang được triển khai, thực hiện trên địa bàn.
2. Giải pháp về cơ chế, chính sách
- Tăng cường thực thi các quy định của pháp luật về kiểm soát yếu tố nguy cơ và thúc đẩy các yếu tố tăng cường sức khỏe để phòng, chống bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần.
- Quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm Luật, các chính sách, quy định về phòng, chống tác hại của thuốc lá và phòng, chống tác hại của rượu, bia.
- Thực hiện tốt các chính sách, quy định về bảo đảm dinh dưỡng hợp lý cho người dân: quy định về ghi nhãn dinh dưỡng bắt buộc trên sản phẩm thực phẩm để công bố thông tin về hàm lượng muối, đường, chất béo và các thành phần liên quan khác; quy định về kiểm soát, quản lý việc quảng cáo, kinh doanh, cung cấp các thực phẩm, đồ uống không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là các sản phẩm dành cho trẻ em, học sinh; chính sách áp thuế đối với đồ uống có đường; chính sách khuyến khích sản xuất, cung cấp và tiêu thụ các thực phẩm giảm natri, đường và chất béo không có lợi cho sức khỏe.
- Tạo điều kiện cho người dân tiếp cận, sử dụng không gian công cộng, cơ sở luyện tập thể dục, thể thao; phát triển giao thông công cộng, giao thông phi cơ giới để khuyến khích, thúc đẩy người dân sử dụng nhằm tăng cường vận động thể lực; các quy định, hướng dẫn mức độ, loại hình vận động thể lực cho người dân ở cộng đồng, tại nơi làm việc; hướng dẫn kê đơn vận động thể lực cho người mắc một số bệnh không lây nhiễm.
- Chủ động, tích cực hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế trong nghiên cứu, đào tạo và huy động nguồn lực, hướng dẫn phối hợp công - tư để tăng cường cung cấp dịch vụ dự phòng, chăm sóc, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần tại nhà, tại cộng đồng và tại cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- Phổ biến, vận động các cấp, các ngành, đoàn thể và nhân dân thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
- Khuyến cáo nhân dân thực hiện các hành vi có lợi: Dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực, ăn giảm muối, đường, chất béo, không hút thuốc lá, không lạm dụng rượu bia, không lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật.
- Cung cấp kiến thức cơ bản để phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
- Tăng cường giáo dục kỹ năng sống và tư vấn tâm lý, truyền thông về phòng bệnh không lây nhiễm và chăm sóc sức khỏe tâm thần thông qua các chương trình, hoạt động giáo dục phù hợp cho trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục.
- Xây dựng, triển khai nhân rộng các mô hình nâng cao sức khỏe trong trường học, ở nơi làm việc và tại cộng đồng để thực hiện các nội dung của Chương trình Sức khỏe Việt Nam về phòng, chống bệnh không lây nhiễm; khuyến khích phát triển mô hình doanh nghiệp áp dụng các giải pháp khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm thực phẩm giảm natri, đường và chất béo không có lợi cho sức khỏe.
- Xây dựng và phổ biến các tài liệu truyền thông, chú trọng các tài liệu, thông điệp truyền thông về phòng, chống tác hại của rượu, bia; tăng cường vận động thể lực; chế độ dinh dưỡng cân đối và hợp lý, giảm ăn muối, hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường, chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa.
4.1. Cung cấp dịch vụ sàng lọc phát hiện sớm bệnh
- Triển khai cung cấp các dịch vụ khám sàng lọc, kiểm tra sức khỏe, đo các chỉ số và thực hiện các biện pháp để phát hiện sớm bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần cho người dân, ưu tiên người từ 40 tuổi trở lên và người có nguy cơ cao.
- Tổ chức các hình thức sàng lọc thường xuyên khi người dân đến sử dụng dịch vụ tại các cơ sở y tế, đặc biệt tại Trạm y tế cấp xã; sàng lọc lồng ghép trong chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên tại cơ sở giáo dục, trong khám bệnh nghề nghiệp cho người lao động tại cơ quan, tổ chức và khám quản lý sức khỏe cho người cao tuổi; sàng lọc trong hoạt động thăm hộ gia đình, sàng lọc khi khám thai cho phụ nữ có thai. Tổ chức các chương trình, hoạt động sàng lọc, kiểm tra sức khỏe tại cộng đồng phù hợp với yêu cầu, điều kiện của địa phương.
4.2. Theo dõi, tư vấn, dự phòng cho người nguy cơ cao và tiền bệnh
- Triển khai lập hồ sơ để theo dõi, tư vấn, dự phòng cho người thừa cân, béo phì, người tiền bệnh và người có nguy cơ cao mắc các bệnh không lây nhiễm và một số rối loạn sức khỏe tâm thần; quản lý người có nguy cơ tim mạch; tư vấn, cai nghiện thuốc lá; sàng lọc và can thiệp giảm tác hại do uống rượu, bia.
- Tổ chức các hình thức theo dõi, tư vấn, dự phòng lồng ghép trong quản lý, chăm sóc sức khỏe trẻ em, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục; quản lý sức khỏe người lao động tại các cơ quan, tổ chức; quản lý sức khỏe người cao tuổi và quản lý, theo dõi sức khỏe người dân tại cơ sở y tế và tại cộng đồng.
4.3. Quản lý điều trị và chăm sóc cho người mắc bệnh
- Thực hiện chẩn đoán, điều trị các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo phân tuyến kỹ thuật.
- Duy trì triển khai quản lý điều trị và chăm sóc người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen phế quản; lập hồ sơ, quản lý cấp thuốc điều trị cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh và trầm cảm tại trạm y tế xã theo quy định.
- Thực hiện kê đơn dinh dưỡng, vận động thể lực, tư vấn tâm lý và thay đổi lối sống cho người mắc bệnh không lây nhiễm; chăm sóc giảm nhẹ, trị liệu tâm lý cho người bệnh ung thư tại cơ sở y tế và tại nhà; chăm sóc, phục hồi chức năng, tái thích ứng cộng đồng xã hội cho người bệnh rối loạn sức khỏe tâm thần tại cộng đồng và tại các cơ sở trợ giúp xã hội theo quy định.
5.1. Tăng cường năng lực các cơ sở y tế
- Tăng cường, củng cố năng lực, nhân lực của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, các bệnh viện, trung tâm y tế và mạng lưới y tế cơ sở để phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
- Phát triển, củng cố năng lực, nhân lực các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
+ Tăng cường năng lực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đa khoa, chuyên khoa tuyến tỉnh để cung cấp dịch vụ chẩn đoán, điều trị toàn diện, chuyên sâu các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần theo phân tuyến kỹ thuật để hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến y tế cơ sở.
+ Củng cố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện để chẩn đoán, quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm; khám, quản lý điều trị một số rối loạn sức khỏe tâm thần; tham gia khám sàng lọc, chăm sóc giảm nhẹ, phòng, chống ung thư; hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật về khám, quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh tại trạm y tế xã và tại cộng đồng theo quy định.
5.2. Nâng cao năng lực dự phòng, phát hiện và quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần
- Tổ chức tập huấn, tập huấn lại về dự phòng, chẩn đoán, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần gắn với đào tạo liên tục: Phát triển, củng cố mạng lưới các cơ sở y tế tuyến tỉnh đủ năng lực tổ chức tập huấn, tập huấn lại cho cán bộ y tế tuyến huyện, xã liên quan về dự phòng, phát hiện sớm, chẩn đoán, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm và các rối loạn sức khỏe tâm thần theo quy định.
- Triển khai định kỳ, thường xuyên hoạt động giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho trạm y tế xã theo hình thức cầm tay chỉ việc do tuyến tỉnh, huyện thực hiện.
- Bảo đảm trang thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong chẩn đoán, điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần tại các bệnh viện.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, bảo đảm các điều kiện thiết yếu cho triển khai hoạt động dự phòng, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm tại trạm y tế xã, bao gồm: thực hiện đầy đủ các quy định về cấp giấy phép hoạt động và chứng chỉ hành nghề; phân công nhiệm vụ, giao chỉ tiêu chuyên môn làm cơ sở cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện; bảo đảm danh mục chuyên môn kỹ thuật, thuốc, trang thiết bị, xét nghiệm, vật tư và các quy định về tài chính, bảo hiểm y tế.
5.3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần
- Kết nối liên tục, chia sẻ thông tin giữa các tuyến để bảo đảm theo dõi sức khỏe, tình trạng bệnh tật của cá nhân một cách liên tục. Đảo đảm bảo mật các thông tin về sức khỏe của người dân.
- Tích hợp các nội dung vào hệ thống quản lý thông tin để phục vụ cho phát hiện bệnh sớm, quản lý bệnh và thống kê báo cáo, quản lý thông tin, số liệu.
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo, tập huấn và khám chữa bệnh từ xa (telemedicine).
- Triển khai các phần mềm, ứng dụng trên điện thoại thông minh để giúp người dân tự đánh giá nguy cơ mắc bệnh, thay đổi hành vi lối sống, giúp người bệnh và người chăm sóc tự quản lý bệnh tại gia đình.
6.1. Phát triển, nâng cao năng lực hệ thống giám sát, quản lý thông tin
- Tiếp tục cập nhật các chỉ số về bệnh không lây nhiễm; triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thông tin, thống kê báo cáo về bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn về giám sát bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần cho cán bộ y tế các tuyến từ tỉnh đến cơ sở.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý các thông tin, số liệu; định kỳ công bố các thông tin, số liệu về yếu tố nguy cơ, bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức
6.2. Triển khai các hoạt động giám sát
- Giám sát yếu tố nguy cơ: Định kỳ tổ chức điều tra, khảo sát để thu thập, theo dõi, đánh giá thực trạng và chiều hướng các yếu tố nguy cơ phổ biến của bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
Thực hiện các đợt khám sàng lọc phát hiện bệnh kết hợp điều tra, nghiên cứu bổ sung những chỉ số về tỷ lệ mắc bệnh và yếu tố nguy cơ bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
- Giám sát tử vong: Thu thập và phân tích số liệu về nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm và báo cáo nguyên nhân tử vong do rối loạn sức khỏe tâm thần.
Triển khai thu thập, thống kê nguyên nhân tử vong do bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần trên cơ sở thu thập thông tin từ hệ thống thống kê báo cáo tử vong của trạm y tế xã. Tăng cường năng lực, hoàn thiện công cụ, quy trình, nâng cao chất lượng thống kê, ghi chép, chẩn đoán nguyên nhân tử vong của trạm y tế xã để phục vụ cho giám sát tử vong.
- Giám sát mắc bệnh: Triển khai ghi nhận ung thư để định kỳ cập nhật, công bố các số liệu chuẩn hóa về ung thư.
Lập kế hoạch để phát triển mạng lưới, tăng cường chất lượng của các đơn vị ghi nhận ung thư; phát triển các đơn vị ghi nhận ung thư dựa trên quần thể.
- Giám sát đáp ứng của hệ thống y tế: Định kỳ, thường xuyên thu thập, báo cáo các thông tin, số liệu về kết quả hoạt động và đáp ứng của hệ thống y tế trong phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
Áp dụng công nghệ thông tin trong thống kê, báo cáo; định kỳ tổng hợp số liệu thống kê báo cáo về kết quả dự phòng, sàng lọc, phát hiện, quản lý điều trị bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần từ các trạm y tế xã và cơ sở y tế trên toàn tỉnh.
Kinh phí thực hiện Kế hoạch phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần giai đoạn năm 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước (tập trung cho hoạt động kiểm soát yếu tố nguy cơ, dự phòng, giám sát, phát hiện sớm các bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần); nguồn thu từ bảo hiểm y tế, viện phí; nguồn xã hội hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác.
1. Sở Y tế:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Kế hoạch này.
- Có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch tại các địa phương, đơn vị.
- Hàng năm, xây dựng kế hoạch chi tiết, chỉ đạo các đơn vị trong ngành tổ chức thực hiện và báo cáo kết quả về Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân tỉnh trước ngày 15/12.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh lồng ghép các nguồn vốn đầu tư phát triển để bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tài chính
- Hàng năm, căn cứ vào khả năng ngân sách, tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện Kế hoạch vào chi thường xuyên sự nghiệp y tế báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Phối hợp Sở Y tế hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý và sử dụng kinh phí, thực hiện Kế hoạch theo quy định.
4. Bảo hiểm xã hội tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các sở, ban, ngành, đoàn thể, tổ chức có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục lồng ghép tuyên truyền, giáo dục và triển khai thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường công tác tư vấn học đường; tổ chức các hoạt động nâng cao thể lực cho trẻ em, học sinh nhằm nâng cao sức khỏe, phòng bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
6. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh: Phối hợp với Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp triển khai thực hiện các hoạt động phát hiện, dự phòng, quản lý bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần, lồng ghép trong chăm sóc, quản lý sức khỏe người lao động.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế tổ chức hoạt động truyền thông; chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông ưu tiên đăng tin, bài, thời lượng phát sóng hợp lý để tuyên truyền phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Sở Y tế và các sở, ngành liên quan tăng cường quản lý, thanh tra, giám sát bảo đảm môi trường làm việc nâng cao sức khỏe cho người lao động; giám sát việc tổ chức khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện sớm, quản lý điều trị và phục hồi chức năng cho người lao động mắc bệnh không lây nhiễm, rối loạn sức khỏe tâm thần.
9. Các sở, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan: Căn cứ các nội dung tại Quyết định số 155/QĐ-TTg ngày 29/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai xây dựng kế hoạch, giải pháp để triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả và bền vững; đồng thời có trách nhiệm phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện Kế hoạch này.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Căn cứ Kế hoạch của tỉnh, xây dựng kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương mình; bố trí kinh phí để triển khai thực hiện Kế hoạch; chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, hiệu quả.
11. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên: chỉ đạo, tuyên truyền, vận động các tổ chức Hội, hội viên và nhân dân tham gia thực hiện Kế hoạch; đồng thời phối hợp chặt chẽ với ngành Y tế và các cơ quan liên quan trong việc thực hiện xã hội hóa công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm và rối loạn sức khỏe tâm thần.
Yêu cầu Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã triển khai thực hiện kịp thời, hiệu quả; định kỳ báo cáo kết quả về Sở Y tế trước ngày 30/11 hàng năm để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế theo quy định./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.