ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1979/KH-UBND |
Tây Ninh, ngày 11 tháng 9 năm 2019 |
Thực hiện Quyết định số 1506/QĐ-LĐTBXH ngày 31/10/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Kế hoạch thực hiện kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác bảo vệ trẻ em, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:
1. Bảo đảm triển khai kịp thời, hiệu quả kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 324/TB-VPCP ngày 29/8/2018 của Văn phòng Chính phủ và Quyết định số 1506/QĐ-LĐTBXH ngày 31/10/2018 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh.
2. Xác định cụ thể nội dung công việc và trách nhiệm của các cơ quan, ban ngành từ tỉnh tới cơ sở trong việc triển khai thực hiện về công tác bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh.
1. Rà soát, hoàn thiện pháp luật, chính sách thực hiện quyền trẻ em; tạo lập cuộc sống an toàn cho trẻ em: Kiến nghị xây dựng chính sách, pháp luật về đảm bảo thực hiện các quyền trẻ em, tư pháp thân thiện đối với trẻ em và người chưa thành niên; chính sách về y tế, giáo dục, bảo trợ xã hội, tư vấn, trợ giúp pháp lý đối với trẻ em.
2. Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan chuyên môn và các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, đặc biệt là cấp xã về công tác trẻ em và thực hiện 25 quyền trẻ em; giáo dục kỹ năng; vận động xã hội về bảo vệ trẻ em và thực hiện các quyền trẻ em, theo quy định của pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em; tạo lập cuộc sống an toàn cho trẻ bằng các hình thức phù hợp. Thường xuyên giáo dục đạo đức lối sống gia đình, nhà trường thay đổi phương pháp giáo dục trẻ em phù hợp theo từng lứa tuổi và điều kiện thực tế; trang bị hướng dẫn các thành viên trong gia đình, giáo viên, học sinh về các kiến thức kỹ năng bảo vệ trẻ em phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường; thực hiện trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, lôi kéo trẻ em vào các hoạt động tội phạm và cản trở việc thực hiện các quyền của trẻ em.
3. Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, nhà trường thay đổi phương pháp giáo dục trẻ em; hướng dẫn các thành viên trong gia đình, giáo viên, học sinh kiến thức, kỹ năng phòng, chống tai nạn thương tích, kỹ năng bảo vệ trẻ em; phòng, chống bạo lực gia đình, bạo lực học đường; thực hiện trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em qua tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111.
4. Tăng cường nguồn lực, nâng cao năng lực cho công tác bảo vệ trẻ em; tạo thêm không gian vui chơi cho trẻ (công viên, cây xanh, sân chơi và các thiết chế văn hóa phù hợp).
5. Tăng cường trách nhiệm, hiệu quả hoạt động của ban điều hành Chương trình bảo vệ trẻ em và lực lượng cộng tác viên trẻ em, đảm bảo việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ 25 quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật, chính sách về bảo vệ trẻ em.
6. Nâng cao hiệu quả các Phong trào “Toàn dân chăm sóc, bảo vệ và giáo dục trẻ em” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
7. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác trẻ em theo hướng nâng cao trách nhiệm của gia đình, nhà trường và cộng đồng dân cư; khuyến khích sự đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để xây dựng công trình phúc lợi cho trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; hỗ trợ chỉnh hình cho trẻ em khuyết tật, vận động các tổ chức, cá nhân đỡ đầu giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và trẻ em dân tộc thiểu số.
8. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, kịp thời ngăn chặn, phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm người có hành vi bạo lực xâm hại trẻ em; bảo đảm lợi ích tốt nhất cho trẻ em.
1. Ngân sách Nhà nước.
2. Nguồn xã hội hóa.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp liên ngành của Ban điều hành công tác trẻ em cấp tỉnh; tổ chức các lớp tập huấn, truyền thông nâng cao năng lực thực thi pháp luật về trẻ em; giáo dục kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, xâm hại, bạo lực trẻ em cho đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em từ cấp tỉnh đến cơ sở, cho phụ huynh, người chăm sóc trẻ, người trực tiếp làm việc với trẻ em tại các cơ sở nuôi dưỡng trẻ em. Cùng với đó, phát triển hệ thống bảo vệ trẻ em tại cộng đồng; củng cố, kiện toàn đội ngũ và phát huy vai trò của cộng tác viên trẻ em trong việc thực hiện trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em.
- Tập huấn giảng viên nòng cốt về thực hiện Kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị xâm hại theo Nghị định số 56/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em.
- Vận động nguồn lực xã hội và quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực thông qua Quỹ bảo trợ trẻ em để trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương. Tổ chức Diễn đàn trẻ em các cấp để xem xét và giải quyết những vấn đề, kiến nghị được trẻ em quan tâm; chọn đại diện trẻ em tham gia Diễn đàn trẻ em quốc gia.
- Duy trì hoạt động thu thập thông tin, theo dõi, đánh giá việc thực hiện Luật Trẻ em, pháp luật, chính sách, mục tiêu, chỉ tiêu về trẻ em tại địa phương. Thực hiện tốt việc xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em theo Quyết định số 06/QĐ-TTg , ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh Kế hoạch triển khai Đề án vận động nguồn lực xã hội hỗ trợ chăm sóc trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc triển khai Kế hoạch này; tổng hợp tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục, nhà trường trên địa bàn tỉnh thực hiện đồng bộ các biện pháp bảo vệ trẻ em trong nhà trường; tăng cường giáo dục kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học, cha mẹ và học sinh; chủ động phát hiện các trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại, thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện việc xử lý, điều tra bảo vệ trẻ em. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật tại các nhà trường, đặc biệt là trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ để kịp thời chấn chỉnh, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em, học sinh trong môi trường giáo dục.
3. Sở Y tế: Chỉ đạo, hướng dẫn hệ thống y tế cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ khẩn cấp cho trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực; nâng cao năng lực, kỹ năng cho cán bộ y tế cơ sở về chăm sóc, tư vấn sức khỏe đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại...
4. Đề nghị các ngành Công an, Tòa án, Viện kiểm sát tăng cường công tác điều tra truy tố, xét xử các hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em đảm bảo nghiêm minh của pháp luật.
5. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên thực hiện chính sách pháp luật về trẻ em. Đồng thời phát hiện can thiệp và đề nghị xử lý các hành vi xâm hại trẻ em.
6. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
- Thành lập, kiện toàn, xây dựng quy chế hoạt động Ban điều hành trẻ em cấp huyện; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã thành lập Ban bảo vệ trẻ em xã, phường, thị trấn theo hướng dẫn của Cục Bảo vệ chăm sóc Trẻ em Bộ Lao động - Thương binh Xã hội tại Công văn số 709/ BVCSTE-BVTE ngày 18/11/2018; xây dựng kế hoạch hằng năm tổ chức thành lập các đoàn kiểm tra, giám sát đánh giá việc thực hiện bảo vệ trẻ em, phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, phòng, chống đuối nước cho trẻ em.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã khẩn trương bố trí người làm công tác bảo vệ trẻ em trong số công chức cấp xã hoặc người hoạt động không chuyên trách thuộc quyền quản lý theo Công văn số 2805/LĐTBXH-TE ngày 15/7/2019 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
- Chú trọng công tác tập huấn nâng cao năng lực thực thi pháp luật; kỹ năng cho cán bộ làm công tác trẻ em, bố trí nguồn lực bảo vệ chăm sóc trẻ em.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương căn cứ nội dung kế hoạch, xây dựng kế hoạch cụ thể của ngành, địa phương gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 20/9/2019, định kỳ hàng năm báo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) trước ngày 01/12.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.