ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1950/KH-UBND |
Ninh Thuận, ngày 07 tháng 5 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI, SẮP XẾP, TỔ CHỨC LẠI MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP HỌC VÀ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN ĐỐI VỚI CƠ SỞ GIÁO DỤC CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN GIAI ĐOẠN 2024-2025
Căn cứ Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019;
Căn cứ Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 8, khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”;
Căn cứ Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 17/4/2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ công chức, viên chức;
Căn cứ Nghị quyết số 19-NQ-TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành trung ương khóa XII;
Căn cứ Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 4/6/2019 của Chính phủ về tăng cường huy động các nguồn lực của xã hội đầu tư cho phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2025;
Căn cứ Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường mầm non;
Căn cứ Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ Trường tiểu học;
Căn cứ Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Căn cứ Thông tư số 19/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục mầm non công lập (Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT);
Căn cứ Thông tư số 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hướng dẫn về vị trí việc làm, cơ cấu viên chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong cơ sở giáo dục phổ thông và các trường chuyên biệt công lập (Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT);
Căn cứ Công văn số 826/BGDĐT-CSVC ngày 29/02/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên;
Căn cứ Chương trình hành động 181-CTr/TU ngày 21/2/2018 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp;
Thực hiện Công văn số 5001-CV/TU ngày 10/01/2024 của tỉnh ủy về sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên trên địa bàn tỉnh,
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai, sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2024-2025 như sau:
I. THỰC TRẠNG
1. Kết quả thực hiện (từ tháng 11/2021 đến tháng 12/2023)
- Tổng số trường mầm non công lập là 63 trường, trong đó có 132 điểm lẻ; so với năm 2021 giảm 01 trường, tăng 03 điểm lẻ, so với năm 2018 giảm 23 điểm lẻ đạt tỷ lệ 19,5% và giảm 9 cơ sở đạt tỷ lệ 12,5%.
- Tổng số trường tiểu học là 125 trường, trong đó có 48 điểm lẻ, so với năm 2021 giảm 10 trường, tăng 01 điểm lẻ, so với năm 2018 giảm 6 điểm lẻ đạt tỷ lệ 11,1% và giảm 27 trường đạt tỷ lệ 17,8%.
- Tổng số trường THCS là 61 trường (trong đó có 17 trường liên cấp TH- THCS) và có 10 điểm lẻ, so với năm 2021 giảm 04 điểm lẻ, so với năm 2018 tăng 10 điểm lẻ và giảm 3 trường đạt tỷ lệ 4,7%.
- Tổng số trường THPT là 20 trường (trong đó có 05 trường liên cấp THCS-THPT), so với năm 2021 tăng 01 trường do tổ chức lại trường THCS Trần Hưng Đạo trực thuộc UBND TP.PRTC thành trường THCS, THPT Trần Hưng Đạo trực thuộc Sở GDĐT, so với năm 2018 tăng 02 trường.
2. Khó khăn, hạn chế:
- Biên chế được giao cho ngành giáo dục hiện nay còn thiếu so với định mức quy định nên chưa đáp ứng được mục tiêu và nhiệm vụ giao
- Khó khăn trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, nguyên nhân là do dồn các điểm trường lẻ về trường chính, số lượng học sinh tăng, một số trường phổ thông đạt chuẩn quốc gia nay sáp nhập phải chờ công nhận lại.
- Địa bàn huyện có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đa số là đồng bào dân tộc thiểu số nên việc sắp xếp quy mô lớp học (số lượng học sinh/lớp đông) gây khó khăn cho giáo viên trong công tác giảng dạy, hướng dẫn học sinh.
- Cơ sở vật chất trường lớp tuy được tập trung đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia, mở rộng dạy học 2 buổi/ngày, tổ chức các hoạt động thực hành thí nghiệm cũng như các hoạt động giáo dục khác theo yêu cầu đổi mới, trang thiết bị ở các trường chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.
- Công tác quy hoạch lại các cơ sở giáo dục công lập theo Nghị quyết 19 tại một số địa phương chưa thực hiện tốt (quy hoạch chưa phù hợp, thiếu tính khoa học, chưa có tính chiến lược, chưa gắn với với quy mô phát triển dân số, chậm triển khai); Vẫn còn tình trạng lớp ghép; một số đơn vị có tỷ lệ học sinh/lớp thấp, tỷ lệ giáo viên/lớp chưa phù hợp với yêu cầu phát triển. Hiệu suất sử dụng tài sản công ở một số điểm trường lẻ chưa phù hợp với mục đích đầu tư, cơ sở vật chất tại nhiều điểm trường lẻ đã xuống cấp vẫn chưa có ngân sách để duy tu, bảo dưỡng.
- Giảm trường nhưng điểm lẻ (hoặc cơ sở cũ) vẫn còn sử dụng dạy học, vì để bảo đảm khoảng cách các em đi đến trường, điểm trường chính chưa bảo đảm diện tích đất, chưa có kinh phí đầu tư phòng học, phòng chức năng tập trung tại 01 điểm trường;
- Việc sáp nhập hình thành trường liên cấp gây một số bất cập: công tác quản lý của nhà trường đối với trường liên cấp khó khăn (do sự khác biệt về tâm sinh lý lứa tuổi giữa các cấp học; giờ học của các cấp học khác nhau; sinh hoạt chuyên môn của giáo viên các cấp khác nhau);
- Các trường sau khi sáp nhập với mô hình trường PTDTBT, khó khăn lớn nhất là thiếu phòng nội trú hoặc phòng nội trú chưa đảm bảo diện tích tối thiểu, trong khi số lượng học sinh đông (trường PTDTNT Pi Năng Tắc);
- Việc triển khai xây dựng Khu Đô thị mới Cà Ná tại xã Phước Diêm còn chậm, không kịp để xây dựng mới cơ sở vật chất cho Trường THCS Trương Văn Ly, phục vụ công tác sắp xếp các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn xã Cà Ná, Phước Diêm.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
a) Quán triệt sâu sắc các văn bản của Trung ương, của tỉnh về công tác rà soát, sắp xếp, tổ chức lại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận và quyết tâm chính trị cao trong nhận thức và hành động của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị và nhân dân trên địa bàn tỉnh về hoạt động của các cơ sở giáo dục công lập;
b) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch số 362/KH-UBND ngày 25/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Triển khai rà soát, sắp xếp, tổ chức lại mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2021-2025;
2.Yêu cầu
a) Việc thực hiện sắp xếp, sáp nhập, tổ chức lại phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật và tình hình thực tế địa phương, đơn vị.
b) Trong quá trình sắp xếp, sáp nhập, tổ chức lại phải đảm bảo hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị không bị gián đoạn, xáo trộn; sau sáp nhập, sắp xếp, kiện toàn hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn; tập trung huy động, phát huy tiềm năng đội ngũ và cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có.
c) Các cơ sở sở giáo dục sau sắp xếp phải có tổ chức bộ máy phù hợp, cơ cấu đội ngũ quản lý, giáo viên, nhân viên gắn với vị trí việc làm theo tinh thần Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT và Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT .
d) Việc giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên sau khi sắp xếp, kiện toàn bộ máy, thực hiện tinh giản biên chế theo đúng quy định và đảm bảo quyền lợi cho đối tượng.
3. Nguyên tắc sắp xếp, tổ chức lại cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên
- Đảm bảo đúng 5 nguyên tắc mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn tại Công văn số 826/BGDĐT-CSVC ngày 29/02/2024 (đính kèm)[1].
- Thực hiện đúng tinh thần chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại văn bản số 5001-CV/TU ngày 10/01/2024.
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khi xây dựng Đề án sáp nhập, tổ chức lại phải có ý kiến của Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Nội vụ và Sở Giáo dục và Đào tạo).
II. NHỮNG NHIỆM VỤ GIẢI PHÁP CHỦ YÊU
Ngoài 6 nhiệm vụ, giải pháp Kế hoạch số 362/KH-UBND ngày 25/01/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh, bổ sung nhiệm vụ giải pháp trong 2 năm còn lại.
a) Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về mục đích, yêu cầu, nội dung lộ trình điều chỉnh tổ chức, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên công lập góp phần cụ thể hóa và hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu của Nghị quyết số 19-NQ/TW và Chương trình hành động số 29-CTr/TU.
b) Thực hiện công tác dự báo, khảo sát cụ thể, có đánh giá tác động toàn diện đến các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn trước và sau khi tổ chức sắp xếp lại; bảo đảm tốt chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ sở mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên công lập trên địa bàn.
c) Sắp xếp lại biên chế, bộ máy của các đơn vị trường được sáp nhập hoặc tổ chức lại theo đúng các quy định hiện hành.
d) Tiếp tục đầu tư, bổ sung, trang bị cơ sở vật chất kỹ, xây dựng cơ chế tài chính. Có kế hoạch cụ thể, đúng quy định việc sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất sau khi thực hiện xếp trường, điểm trường tránh lãng phí.
đ) Đổi mới cơ chế tài chính, đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ về tài chính cho một số trường học hội đủ điều kiện theo quy định (phấn đấu xây dựng 02 trường tự chủ về tài chính để tổng kết đánh giá làm cơ sở nhân rộng);
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của các cấp, các ngành
a) Sở Giáo dục và Đào tạo
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch rà soát sắp xếp mạng lưới trường lớp; tổng hợp, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện theo từng quý, năm để điều chỉnh, bổ sung kịp thời các vấn đề phát sinh. Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh và tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy kết quả thực hiện theo quy định.
- Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, các cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện điều chỉnh lại quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 theo tinh thần Quyết định số 1319/QĐ-TTg ngày 10/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
- Rà soát, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ biên chế các cấp học ngành giáo dục và đào tạo đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế biên chế được cấp có thẩm quyền giao hằng năm và định mức biên chế theo vị trí việc làm quy định tại Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT , Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Thường xuyên hoặc đột xuất báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả thực hiện Kế hoạch này theo quy định.
b) Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp chi cho công tác duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa chống xuống cấp trường, lớp học theo quy định và phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn các địa phương, cơ quan, đơn vị có liên quan về việc sử dụng, bàn giao, thanh lý (tăng, giảm) tài sản sau khi sáp nhập điểm trường lẻ theo phân cấp quản lý.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2025 - 2030 cho công tác đầu tư, tổ chức, sắp xếp lại các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh.
d) Sở Nội vụ
- Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trình Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh phân bổ biên chế cho các địa phương, đơn vị theo định mức quy định hiện hành của nhà nước và thực tiễn phát triển giáo dục tại địa phương.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị, địa phương nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng biên chế được giao, đảm bảo phù hợp với vị trí việc làm được cấp có thẩm quyền phê duyệt, gắn với thực hiện tinh giảm biên chế theo quy định;
- Phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc triển khai sắp xếp, sáp nhập các cơ sở sở giáo dục theo lộ trình; tham mưu cho các cấp có thẩm quyền việc phân công, bố trí số cán bộ, giáo viên cho những cơ sở sáp nhập hoặc giải quyết chế độ đối với công chức, viên chức dư thừa sau khi sáp nhập (nếu có);
- Hướng dẫn, thẩm định việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo theo quy định.
đ) Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án, công trình trong ngành giáo dục theo đúng định mức quy định chuẩn quốc gia.
e) Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các ngành có liên quan hướng dẫn Ủy ban nhân dân huyện, thành phố quản lý quỹ đất không còn nhu cầu sử dụng sau khi sắp xếp lại các điểm cơ sở giáo dục; hướng dẫn Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng đất xây dựng mới, mở rộng cơ sở giáo dục theo định hướng phát triển; hướng dẫn các tổ chức sử dụng đất cơ sở giáo dục lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
g) Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình và các cơ quan thông tấn, báo chí địa phương, Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh có kế hoạch tuyên truyền cho Nhân dân và cộng đồng biết về mục đích, ý nghĩa công tác này. Đưa tin kịp thời và thường xuyên về tiến độ thực hiện, các điển hình, phổ biến kinh nghiệm về triển khai kế hoạch sắp xếp mạng lưới trường, lớp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025.
h) Các Sở, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan
- Căn cứ chức năng nhiệm vụ theo quy định, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện kế hoạch theo yêu cầu.
- Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy hướng dẫn Ban Tuyên giáo các huyện, thành ủy và các cơ quan báo, đài trên địa bàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, Nhân dân tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch này.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phổ biến, vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia thực hiện và giám sát quá trình thực hiện Kế hoạch này.
2. Trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp xã, huyện, thành phố
- Củng cố, kiện toàn lại Ban chỉ đạo cấp huyện, thành phố, xã, phường;
- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương để nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong cán bộ, đảng viên, giáo viên và Nhân dân về chủ trương sắp xếp lại mạng lưới trường, lớp và giáo viên.
- Chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền cơ sở, các cơ quan chuyên môn thuộc phạm vi quản lý bám sát chủ trương của tỉnh để phối hợp với ngành giáo dục và đào tạo tổ chức, thực hiện việc sắp xếp theo đúng lộ trình được duyệt. Xây dựng phương án sắp xếp cho phù hợp với đặc thù của mỗi địa phương, chủ động xử lý các tình huống phát sinh hoặc báo cáo lên cơ quan có thẩm quyền biết chỉ đạo giải quyết.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý triển khai, rà soát tuyển dụng, quản lý, sử dụng hiệu quả biên chế được sử dụng theo lộ trình tinh giảm biên chế đến năm 2026 được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đặc biệt là số biên chế giáo viên bổ sung theo Quyết định của Ban Tổ chức Trung ương đã được HĐND tỉnh, UBND tỉnh phân bổ cho các đơn vị, địa phương.
- Quy hoạch dài hạn về quỹ đất cho phát triển giáo dục; trước mắt, có kế hoạch mở rộng quỹ đất đáp ứng yêu cầu phát triển theo hướng chuẩn quốc gia cho các cơ sở giáo dục;
- Lập phương án sắp xếp, quản lý, sử dụng, bàn giao (nếu có) các tài sản do sáp nhập.
- Tích cực huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị một cách đồng bộ; rà soát, sắp xếp hợp lý đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên; thực hiện có hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục.
- Chủ động giải quyết các tình huống để việc sắp xếp được triển khai đúng kế hoạch và đạt hiệu quả cao;
- Báo cáo tiến độ, kết quả thực hiện đề án/kế hoạch về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu phát sinh những khó khăn vướng mắc vượt khả năng và thẩm quyền, các đơn vị báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Sở Giáo dục và Đào tạo) để xem xét, quyết định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
PHỤ LỤC 1
TIÊU
CHÍ SẮP XẾP, MẠNG LƯỚI TRƯỜNG, LỚP
(Đính kèm Kế hoạch số 1950/KH-UBND ngày 07 tháng 5 năm 2024)
1. Nguyên tắc sắp xếp
a) Đảm bảo phù hợp các quy định
- Tiêu chuẩn cơ sở vật chất thực hiện theo Thông tư 13/2020/TT-BGDĐT , Thông tư 14/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020, Thông tư 16/2022/TT-BGDĐT ngày 22/11/2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Tiêu chuẩn về quy mô trường, lớp thực hiện theo Điều lệ trường học: Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020, Thông tư 28/2020/TT- BGDĐT ngày 04/9/2020, Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020, Thông tư 03/2023/TT-BGDĐT ngày 6/2/2023, Thông tư 04/2023/TT-BGDĐT ngày 23/2/2023, Thông tư 05/2023/TT-BGDĐT ngày 28/2/2023, Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT ngày 6/01/2023.
- Tiêu chuẩn về định mức giáo viên thực hiện theo vị trí việc làm: Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT và Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023.
- Tiêu chuẩn về Diện tích đất, bán kính phục vụ của các cơ sở giáo dục , quy mô dân số thực hiện theo Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021; Quyết định 2585/QĐBKHCN ngày 23/8/2011.
b) Đảm bảo tính khoa học, linh hoạt, kế thừa, ổ định lâu dài và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương
Việc sắp xếp dẫn đến tăng/giảm trường, lớp học, biên chế, tổ chức, bộ máy, cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên, nhân viên phải thực hiện trên cơ sở định mức do nhà nước quy định.
b) Không để tồn tại nhiều trường, điểm trường có quy mô nhỏ, manh mún, cơ sở vật chất không đảm bảo an toàn, không đạt chuẩn quốc gia v.v;
c) Sáp nhập các trường có quy mô nhỏ ở cùng địa bàn cấp xã; các trường tiểu học có quy mô dưới 10 lớp, xem xét thành lập trường liên cấp; các xã có 2 đến 3 trường tiểu học, xem xét sáp nhập thành một trường nhưng phải đảm bảo đủ điều kiện CSVC, đội ngũ giáo viên;
d) Những trường, điểm trường sau khi sắp xếp lại nếu thừa về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo, nhân viên thì có kế hoạch điều chỉnh trong phạm vi quản lý của địa phương, đơn vị;
đ) Việc sáp nhập để hình thành trường liên cấp (Tiểu học, THCS) phải có kế hoạch phân thành các khu vực riêng biệt để thuận lợi trong việc quản lý, tổ chức dạy học tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của mỗi cấp học;
e) Không sáp nhập các cơ sở giáo dục mầm non với các cơ sở giáo dục phổ thông và không sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên với trường phổ thông;
g) Chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai, cơ sở vật chất tại những điểm trường được chuyển đi đảm bảo phù hợp với quy hoạch, hiệu quả, tránh lãng phí.
2. Điều kiện sáp nhập, chia tách, tổ chức lại
Phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021-2030 và định hướng đến năm 2050 theo Quyết định số 1319/QĐ-TTg ngày, cụ thể như sau:
- Điều kiện sáp nhập: Một trường có quá nhiều điểm trường lẻ; điểm trường lẻ gần với trường chính, giao thông đi lại thuận lợi, dân cư tập trung; trường chính có đủ cơ sở vật chất để tiếp nhận học sinh ở điểm trường lẻ; không làm tăng biên chế, tăng chi ngân sách.
- Điều kiện chia tách, tổ chức lại: Những trường có số lớp vượt quá quy định của nhà nước; việc tổ chức lại chỉ thực hiện ở khu vực dân cư đông, những trường hiện tại quá định mức mà không thể tiếp nhận thêm học sinh vào học.
3. Quy định về khoảng cách; số lớp/trường; số học sinh, giáo viên/lớp; diện tích/phòng học
a) Cấp học mầm non:
- Mỗi xã, phường ít nhất 01 trường,
- Số lớp tối đa/trường: 20 nhóm,lớp/trường;
- Số lớp tối thiểu 9 nhóm,lớp/trường (các xã thuộc vùng khó khăn tối thiểu 5 nhóm,lớp) ;
- Bán kính từ nhà học sinh đến trường ở thành phố, thị trấn, ngoại thành, nông thôn là ≤ 1 km; miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn ≤ 2 km;
- Đối với nhóm trẻ: số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ: từ 3- 12 tháng tuổi 15 trẻ; từ 13-24 tháng tuổi 20 trẻ; từ 25-36 tháng tuổi 25 trẻ.
- Đối với lớp mẫu giáo: Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo: từ 3- 4 tuổi: 25 trẻ; từ 4-5 tuổi: 30 trẻ; từ 5 - 6 tuổi: 35 trẻ;
- Đối với nhóm trẻ: bố trí tối đa 2,5 gv/nhóm trẻ; đối với lớp mẫu giáo học 2 buổi/ngày: bố trí tối đa 2,2 gv/lớp.
- Diện tích tối thiểu 12 m2/trẻ; đối với các khu đô thị miền núi, khu vực trung tâm các đô thị có quỹ đất hạn chế cho phép tối thiểu 10 m2 (tổng diện tích không nhỏ hơn 24m2 với nhóm trẻ, 36m2 với lớp mẫu giáo). Tối thiểu 1 lớp (nhóm)/1 phòng.
- Khuyển khích chuyển đổi trường mầm non, mẫu giáo sang tư thục
b) Cấp học tiểu học:
- Mỗi xã, phường ít nhất 01 trường; không quá 03 trường/01 xã, phường.
- Số lớp tối đa/trường: 30 lớp/trường;
- Số lớp tối thiểu 10 lớp/trường (các xã thuộc vùng khó khăn có quy mô tối thiểu 05 lớp);
- Số điểm trường: không quá 05 điểm trường (các xã thuộc vùng khó khăn có thể bố trí không quá 8 điểm trường)
- Bán kính từ nhà học sinh đến trường ở khu vực thành phố, thị trấn ≤ 0,5 km; ngoại thành, nông thôn ≤ 1 km, miền núi, vùng đặc biệt khó khăn ≤ 2 km);
- Mỗi lớp không quá 35 học sinh; đối với dạy 1 buổi/ngày được bố trí biên chế không quá 1,20 gv/lớp; đối với dạy 2 buổi/ngày được bố trí biên chế không quá 1,50 gv/lớp;
- Diện tích 10 m2/học sinh (đối với các khu đô thị miền núi, khu vực trung tâm các đô thị có quỹ đất hạn chế cho phép tối thiểu 8 m2/ học sinh); Phòng học 1,35 m2/học sinh (1,5 m2/hs nếu kết hợp nghỉ trưa); tối thiểu 1 lớp/1phòng học.
c) Cấp học THCS:
- Số lớp tối đa/trường: 45 lớp;
- Số lớp tối thiểu/trường: 8 lớp.
- Không quá 02 điểm trường, mỗi điểm trường không ít hơn 03 lớp.
- Tối đa không quá 45 học sinh/lớp.
- Không quá 1,9 giáo viên/lớp (đối với trường DTNT, DTBT bố trí không quá 2,2 giáo viên/ lớp);
- Diện tích 10 m2/học sinh (đối với các khu đô thị miền núi, khu vực trung tâm các đô thị có quỹ đất hạn chế cho phép tối thiểu 8 m2/ học sinh); Phòng học 1,5 m2/học sinh; Đảm bảo tối thiểu 0,6 phòng/lớp.
d) Cấp TH,THCS
- Số lớp tối đa/trường: 45 lớp;
- Số lớp tối thiểu/trường: 9 lớp.
- Không quá 5 điểm trường (đối với các xã thuộc vùng khó khăn không quá 08 điểm trường). Có phân khu riêng biệt cho từng cấp học.
e) Cấp THPT và THCS,THPT
- Số lớp tối đa/trường: 45 lớp;
- Số lớp tối thiểu/trường: 15 lớp.
- Tối đa không quá 45 học sinh/lớp.
- Không quá 2,25 giáo viên/lớp (đối với trường DTNT bố trí không quá 2,4 giáo viên/ lớp; trường chuyên không quá 3,1 giáo viên/lớp);
- Diện tích 10 m2/học sinh; Đảm bảo tối thiểu 0,6 phòng/lớp.
PHỤ LỤC 2
DANH
MỤC CÔNG VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH RÀ SOÁT SẮP XẾP, TỔ CHỨC LẠI TRƯỜNG
LỚP VÀ GIÁO VIÊN TRONG NĂM 2024 VÀ 2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(Đính kèm Kế hoạch số 1950/KH-UBND ngày 07 tháng năm 2024)
TT |
Nôi dung công việc |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
1 |
Sở Giáo dục và Đào tạo |
|
|
|
|
Rà soát đánh giá việc tổ chức lại các trường THPT; mô hình các trường liên cấp, đề xuất giải pháp khắc phục những bất cập, hạn chế phát sinh (nếu có). |
Sở GDĐT |
Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan |
Năm 2025 |
|
Hoàn thành việc xây dựng Đề án vị trí việc làm cho các cơ sở sở giáo dục công lập theo tinh thần Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT và Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT ngày 30/10/2023. |
Sở GDĐT |
Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan |
Năm 2024 |
|
Rà soát tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung phân bổ biên chế các cấp học |
Sở GDĐT |
Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan |
Theo KH hàng năm |
|
Báo cáo sơ kết việc thực hiện Đề án phát triển đội ngũ giáo viên , cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018. |
Sở GDĐT |
Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan |
Tháng 4/2024 |
|
Đổi mới cơ chế tài chính, đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ về tài chính cho một số trường học hội đủ điều kiện theo quy định (phấn đấu xây dựng 02 trường tự chủ về tài chính để tổng kết đánh giá làm cơ sở nhân rộng); |
Sở GDĐT |
Sở Nội vụ và các đơn vị có liên quan |
Năm 2024 |
2 |
07 huyện, thành phố |
|
|
|
|
Tổ chức Hội thảo, Hội nghị đánh giá một cách toàn diện đúng thực chất những mặt được và chưa được, nhất là những hạn chế, bất cập phát sinh sau khi triển khai sắp xếp mạng lưới trường, lớp học và đội ngũ giáo viên từ năm 2018-2023. |
UBND các huyện, thành phố |
Các sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan |
Tháng 5/2024 |
|
Đẩy mạnh triển khai thực hiện kế hoạch tinh giản biên chế sự nghiệp năm 2024,2025 |
UBND các huyện, thành phố |
Các sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan |
Năm 2024,2025 |
|
Rà soát, quy hoạch dài hạn về quỹ đất để phát triển quỹ đất để phát triển giáo dục địa phương trên cơ sở chuyên đề tích hợp 27- Quyết định 1319/QĐ-TTg ngày 10/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ. |
UBND các huyện, thành phố |
Sở TN&MT, Sở XD, Sở Nội vụ, Sở GDĐT và các đơn vị có liên quan |
Tháng 9/2024 |
|
Bố trí nguồn vốn ngân sách huyện, thành phố và các nguồn lực hợp pháp để đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở giáo dục để đạt chuẩn Quốc gia nhất là các trường nằm trong lộ trình sắp xếp. |
UBND các huyện, thành phố |
Sở Tài chính, Sở KH&ĐT, Sở GDĐT và các đơn vị có liên quan |
Năm 2024,2025 |
2.1 |
Huyện Ninh Sơn |
|
|
|
|
Năm học 2024-2025: Sáp nhập trường TH Nha Hố vào Trường TH Nhơn Sơn A. |
UBND huyện |
Sở Nội vụ, GDĐT và các đơn vị có liên quan |
Tháng 8/2024 |
2.2 |
Huyện Ninh Phước |
|
|
|
|
Năm học 2023-2024: Sáp nhập TH Chung Mỹ vào TH Mỹ Nghiệp thành trường TH Mỹ Nghiệp, Chung Mỹ. |
UBND huyện |
Sở Nội vụ, GDĐT và các đơn vị có liên quan |
Tháng 8/2024 |
|
Năm học 2024-2025: Sáp nhập TH Hòa Thủy vào TH Thành Tín thành trường TH Thòa Thủy, Thành Tín. |
UBND huyện |
Sở Nội vụ, GDĐT và các đơn vị có liên quan |
Tháng 8/2024 |
|
Năm học 2025-2026: Sáp nhập TH Chất Thường vào TH Hoài Nhơn thành trường TH Chất Thường, Hoài Nhơn. |
UBND huyện |
Sở Nội vụ, GDĐT và các đơn vị có liên quan |
Tháng 8/2025 |
2.3 |
Huyện Ninh Hải |
|
|
|
|
Năm học 2023-2024: (1) Sáp nhập điểm lẻ Tân An vào Trường Tiểu học Khánh Hội; (2) Sáp nhập điểm lẻ Phước Nhơn 1 vào Trường Tiểu học và THCS Mai Thúc Loan; |
UBND huyện |
|
Tháng 8/2024 |
|
Năm học 2024-2025: Sáp nhập một phần số lượng học sinh tuyển vào lớp 6 từ Trường THCS Lương Thế Vinh sang Trường THPT Phan Chu Trinh thành Trường liên cấp THCS, THPT Phan Chu Trinh. |
UBND huyện |
Sở Nội vụ, GDĐT và các đơn vị có liên quan |
Tháng 8/2025 |
|
Năm học 2025-2026: Sáp nhập Trường TH Vĩnh Hy với Trường THCS Nguyễn Văn Linh hình thành Trường TH và THCS Nguyễn Văn Linh; |
UBND huyện |
Sở Nội vụ, GDĐT và các đơn vị có liên quan |
Tháng 8/2025 |
2.4 |
Huyện Thuận Nam |
|
|
|
|
Trường THCS Trương Văn Ly (Dự án Khu Đô thị mới Đầm Cà Ná tại xã Phước Diêm). Chuyển đổi cơ sở của Trường THCS Trương Văn Ly (cũ) thành Trường Tiểu học Thương Diêm. |
UBND huyện |
Các đơn vị có liên quan |
Tháng 8/2025 |
|
Năm học 2024-2025 Sáp nhập Trường TH Hiếu Thiện và Trường THCS Võ Văn Kiệt thành Trường TH và THCS Võ Văn Kiệt |
UBND huyện |
Sở Nội vụ, GDĐT và các đơn vị có liên quan |
Tháng 8/2025 |
2.5 |
Huyện Bác Ái |
|
|
|
|
Năm 2024-2025: sáp nhập Trường TH Phước Bình A với Trường PTDTBT TH Phước Bình B thành trường PTDTBT TH Phước Bình A |
UBND huyện |
Sở Nội vụ, GDĐT và các đơn vị có liên quan |
Tháng 8/2025 |
2.6 |
Huyện Thuận Bắc |
|
|
|
|
Sáp nhập điểm lẻ Bà Râu 1 về điểm lẻ Bà Râu 2 (MG Lợi Hải) |
UBND huyện |
|
Tháng 8/2024 |
2.7 |
Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm |
|
|
|
|
Xây dựng Đề án trường liên cấp TH, THCS trọng điểm (xin chủ trương, bố trí quỹ đất và đầu tư). |
UBND thành phố |
Các Sở, ban ngành, đoàn thể và các đơn vị có liên quan |
Tháng 8/2025 |
[1] (1) Bảo đảm phù hợp các quy định; (2) Bảo đảm tính khoa học, linh hoạt, kế thừa, ổn định lâu dài và phù hợp với điều kiện thực tế địa phương; (3)Tạo thuận lợi cho người dân; (4) Bảo đảm nâng cao chất lượng; (5) Bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.