ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 195/KH-UBND |
Cần Thơ, ngày 15 tháng 9 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030”;
Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030” trên địa bàn thành phố Cần Thơ, cụ thể như sau:
a) Tuyên truyền sâu rộng và triển khai kịp thời, có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 22 tháng 9 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030”. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc cụ thể hóa Quyết định số 1600/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
b) Tích cực ứng dụng những thành tựu mới trong nghiên cứu, phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh của tỉnh, phát huy tiềm năng của doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia nghiên cứu, tiếp nhận ứng dụng và chuyển giao công nghệ quy mô công nghiệp nhằm tăng số lượng, giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
a) Xác định các nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành và UBND quận, huyện nhằm triển khai hoàn thành các nội dung yêu cầu tại Quyết định số 1600/QĐ-TTg.
b) Phát huy tối đa mọi nguồn lực, triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đề ra.
Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương theo chuỗi giá trị, bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng cao phục vụ phát triển kinh tế công nghiệp; nâng cao tiềm lực, hiệu quả nghiên cứu, làm chủ công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến từ các nguyên liệu chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành phố trong cả nước; nâng cao năng lực tự chủ về công nghệ sinh học trong ngành Công Thương, tạo điều kiện thuận lợi phát triển doanh nghiệp công nghệ sinh học và sản xuất sản phẩm mới, an toàn, cung ứng cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
a) Đến năm 2025
- Chuyển giao ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến theo hướng hiện đại hóa thiết bị, đổi mới công nghệ và nâng cấp về quy mô, trong đó tập trung phát triển các công nghệ đạt trình độ quốc tế phục vụ sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công nghệ từ các nguồn nguyên liệu chủ lực của Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Qua đó giúp giảm giá thành sản xuất sản phẩm tối thiểu 25% so với công nghệ đang được ứng dụng tại các doanh nghiệp.
- Ứng dụng và tiếp nhận, chuyển giao công nghệ; cung cấp các giải pháp chính sách, kỹ thuật tiên tiến trong sản xuất và kinh doanh theo chuỗi giá trị, bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường tiếp cận nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Từng bước phát triển đồng bộ thị trường các sản phẩm công nghiệp sinh học ngành Công Thương, chú trọng hệ thống quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm tra, kiểm định, truy xuất nguồn gốc gắn liền với hệ thống phân phối nội địa và xuất khẩu bằng công nghệ sinh học.
- Tiếp nhận ứng dụng và chuyển giao công nghệ quy mô công nghiệp nhằm tăng số lượng, giá trị sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp từ các công nghệ được tạo ra của Đề án. Phát triển, tăng tối thiểu 10% số lượng doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, tiến tới hình thành ngành công nghiệp sinh học ngành Công Thương.
b) Đến năm 2030
- Tiếp tục tổ chức đào tạo nguồn nhân lực đủ trình độ làm chủ công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới, công nghệ tiên tiến ở quy mô công nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế.
- Triển khai các giải pháp chính sách, kỹ thuật sản xuất tiên tiến mang tầm quốc tế trong nghiên cứu hoàn thiện sản phẩm, mẫu mã công nghiệp, sản xuất và kinh doanh, hình thành hệ thống các doanh nghiệp công nghiệp sinh học theo chuỗi giá trị, bền vững, tuần hoàn, thân thiện với môi trường tiếp cận nền tảng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Tiếp nhận, ứng dụng, chuyển giao công nghệ tiên tiến tiếp cận nền tảng công nghệ hiện đại thế giới, có khả năng ứng dụng sản xuất quy mô công nghiệp, thúc đẩy ngành công nghiệp sinh học ngành Công Thương phát triển mạnh mẽ. Hình thành và phát triển số lượng doanh nghiệp công nghiệp sinh học ngành Công Thương tăng thêm tối thiểu 50% so với giai đoạn 2021 - 2025.
1. Công tác tuyên truyền về phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương
Tuyên truyền sâu rộng và triển khai kịp thời, có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp được xác định trong Quyết định số 1600/QĐ-TTg và nội dung Kế hoạch này đến cán bộ công chức, viên chức, người lao động, lãnh đạo doanh nghiệp và người dân trên địa bàn thành phố.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, cung cấp thông tin cho các cơ quan báo, đài Trung ương, địa phương và hệ thống Đài Truyền thanh cơ sở tăng cường thông tin tuyên truyền các nội dung liên quan về phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
2. Triển khai phổ biến cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương
a) Phổ biến triển khai văn bản quy phạm pháp luật nhằm thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng, làm chủ công nghệ, từng bước hình thành công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố;
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương; Sở Khoa học và Công nghệ.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ban ngành thành phố; UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
b) Triển khai các cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích nghiên cứu phát triển, làm chủ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến ngành Công Thương;
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: Sở Kế hoạch và Đầu tư; các sở, ban ngành thành phố; UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
c) Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký xác lập và khai thác quyền sở hữu công nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng cho sản phẩm, dịch vụ công nghiệp sinh học; hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến; hỗ trợ chuyển giao, nhập khẩu công nghệ và bí quyết công nghệ, phát triển thị trường công nghệ tiên tiến.
- Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành thành phố; UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: 2022-2030.
3. Xây dựng, phát triển tiềm lực công nghiệp sinh học ngành Công Thương
a) Tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho đội ngũ quản lý, công nhân tại các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ để làm chủ công nghệ được chuyển giao, nâng cao khả năng tiếp nhận công nghệ và tự chủ triển khai hoạt động sản xuất.
- Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành thành phố; UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: 2022-2030.
b) Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức, xây dựng đội ngũ chuyên gia về triển khai thị trường, quản trị doanh nghiệp công nghiệp sinh học trong quá trình đánh giá công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến; cử cán bộ tham gia các khóa đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu về công nghệ sinh học thông qua các chương trình hợp tác với các quốc gia tiên tiến, phát triển về công nghệ sinh học, công nghiệp sinh học.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành thành phố; UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: 2022-2030.
c) Triển khai các hoạt động hỗ trợ, kết nối các tổ chức, doanh nghiệp (công lập, tư nhân), nhà khoa học trong nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm của Đề án; thực hiện chức năng dịch vụ phân tích, thẩm định công nghệ, sản phẩm của Đề án trên cơ sở đặt hàng của doanh nghiệp, sở, ban, ngành.
- Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành thành phố; UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: 2022-2030.
4. Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ công nghiệp sinh học ngành Công Thương
- Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm trong nông, lâm, thủy sản với các nhóm chủ yếu:
+ Sản phẩm giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản;
+ Sản phẩm phân hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sản phẩm xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi,...;
+ Sản phẩm sinh học phục vụ bảo quản chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản;
+ Vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi; thuốc thú y sinh học; kít sử dụng cho chuẩn đoán, quản lý dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy sản và kiểm soát dư lượng các chất cấm;
+ Thiết bị, dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm trong lĩnh vực y dược với các nhóm chủ yếu:
+ Các loại vắc-xin phòng bệnh cho người trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và các vắc-xin khác phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
+ Sản phẩm giống dược liệu, hoạt chất từ dược liệu, sản xuất và bảo quản dược liệu; thuốc sinh học, thuốc kháng sinh, sản phẩm sinh học, sản phẩm kháng thể phục vụ điều trị bệnh ở người;
+ KIT phục vụ sàng lọc, chuẩn đoán, giám định bệnh ở người;
+ Các loại thực phẩm chức năng phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu;
+ Thiết bị, dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm sinh học trong lĩnh vực y dược.
- Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp sinh học sản xuất sản phẩm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường với các nhóm chủ yếu:
+ Các chế phẩm xử lý chất thải trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản;
+ Sản phẩm xử lý chất thải y tế; sản phẩm xử lý chất thải trong công nghiệp và sinh hoạt;
+ Thiết bị, dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất các sản phẩm sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
a) Phối hợp với Bộ Công Thương triển khai ứng dụng và phát triển các công nghệ sinh học trong lĩnh vực ngành Công Thương ở quy mô công nghiệp, tập trung vào các công nghệ theo chuỗi công nghệ khép kín, sản xuất tuần hoàn đối với từng nhóm nguyên liệu chủ yếu ngành công thương.
- Đơn vị thực hiện: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành thành phố; UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: 2022-2030.
b) Ứng dụng và phát triển các công nghệ sinh học trong lĩnh vực ngành Công Thương ở quy mô công nghiệp, tập trung vào các công nghệ theo chuỗi công nghệ khép kín, sản xuất tuần hoàn đối với từng nhóm nguyên liệu chủ yếu ngành nông nghiệp.
- Đơn vị thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành thành phố; UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: 2022-2030.
c) Ứng dụng và phát triển các công nghệ sinh học trong lĩnh vực ngành Công Thương ở quy mô công nghiệp, tập trung vào các công nghệ theo chuỗi công nghệ khép kín, sản xuất tuần hoàn đối với từng nhóm nguyên liệu chủ yếu ngành y tế.
- Đơn vị thực hiện: Sở Y tế.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành thành phố; UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: 2022-2030
d) Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nhận chuyển giao công nghệ mới trong và ngoài nước,... trong lĩnh vực công nghệ sinh học nhằm định hướng phát triển các doanh nghiệp công nghệ sinh học. Tập trung hỗ trợ các đề tài, dự án, đề án nhằm nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ nguồn, công nghệ cốt lõi trong lĩnh vực công nghiệp nhẹ, công nghiệp nặng, năng lượng, thương mại.
- Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, các sở, ban ngành thành phố; UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: 2022-2030
e) Triển khai các biện pháp quản lý, hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp công nghiệp sinh học, các tổ chức, cá nhân liên quan thuộc mọi thành phần kinh tế tăng cường đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sinh học, ứng dụng rộng rãi và có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới để sản xuất, kinh doanh và dịch vụ các sản phẩm, hàng hóa chủ lực do công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến.
- Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Đơn vị phối hợp: Sở Công Thương, các sở, ban ngành thành phố; UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: 2022-2030
f) Phát triển các chế phẩm sinh học trong công tác bảo vệ môi trường: tuyên truyền, vận động việc ứng dụng chế phẩm sinh học trong công tác bảo vệ môi trường (trong việc xử lý chất thải rắn, nước thải,...); tuyên truyền, ứng dụng công nghệ sinh học trong quan trắc và đánh giá chất lượng môi trường.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành thành phố; UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: 2022-2030
5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp sinh học ngành Công Thương
a) Chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện các đề tài, dự án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển và ứng dụng, chuyển giao công nghệ, dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến giữa đơn vị khoa học và công nghệ, doanh nghiệp trong nước với các đối tác (viện, trường,...) ở các nước có nền công nghệ sinh học tiên tiến trên thế giới;
- Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành thành phố; UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: 2022-2030
b) Hỗ trợ các doanh nghiệp chủ động hợp tác và tiếp nhận, chuyển giao công nghệ sản xuất công nghiệp sản phẩm công nghệ sinh học tiên tiến từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tổ chức các hội thảo, hội nghị,... nhằm kết nối cung cầu về công nghệ sinh học giữa các doanh nghiệp, tổ chức nghiên cứu và chuyên gia nhằm thúc đẩy hợp tác, ứng dụng, chuyển giao để phát triển sản phẩm.
- Đơn vị thực hiện: Sở Khoa học và Công nghệ.
- Đơn vị phối hợp: các sở, ban ngành thành phố; UBND quận, huyện.
- Thời gian thực hiện: 2022-2030.
1. Hàng năm, trên cơ sở Kế hoạch này và dự toán chi tiết để thực hiện nhiệm vụ do các sở, ban ngành, địa phương lập; Sở Tài chính có trách nhiệm tham mưu UBND thành phố cân đối, bố trí kinh phí theo quy định của Luật Ngân sách và các quy định hiện hành để thực hiện.
2. Kinh phí thực hiện kế hoạch được huy động từ các nguồn ngân sách Nhà nước (chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên); các nguồn tài trợ, viện trợ, nguồn huy động hợp pháp khác từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
a) Chủ trì tổ chức, triển khai, theo dõi, tổng hợp, phối hợp với các sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan triển khai các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Đề án;
b) Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính và các sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương hướng dẫn theo quy định;
c) Chủ động phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ doanh nghiệp ươm tạo công nghệ về công nghệ sinh học;
d) Định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch của sở, ban ngành và các đơn vị có liên quan, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố và Bộ Công Thương theo quy định.
a) Phối hợp với các đơn vị tổng hợp, cân đối và đề xuất bố trí kinh phí chi đầu tư phát triển để thực hiện Đề án theo quy định của Luật Đầu tư công, Luật ngân sách Nhà nước và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về đầu tư công.
b) Phối hợp với Sở Công Thương xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương theo quy định.
Cân đối ngân sách, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí thực hiện Đề án “Phát triển công nghệ sinh học ngành Công Thương đến năm 2030” theo quy định.
a) Tổng hợp, trình cấp thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ từ nguồn ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ theo quy định;
b) Chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi đối với việc hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu công nghệ sinh học hiện đại trong sản xuất, kinh doanh sản phẩm công nghiệp sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, hỗ trợ chuyển giao, nhập khẩu công nghệ và bí quyết công nghệ, phát triển thị trường công nghệ tiên tiến từ nước ngoài và các quy định có liên quan đến sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp sinh học ngành Công Thương.
c) Tạo điều thuận lợi, hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp ươm tạo công nghệ về công nghệ sinh học; hỗ trợ doanh nghiệp khai thác Chương trình phát triển tài sản trí tuệ và sàn giao dịch công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phối hợp với Sở Công Thương hỗ trợ các tổ chức, cá nhân trong việc phát triển nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, thủy, hải sản, thức ăn chăn nuôi và các sản phẩm, công nghệ khác liên quan thuộc Kế hoạch này.
Phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan triển khai các hoạt động thực hiện Kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành công thương đến năm 2030”.
7. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế và các đơn vị có liên quan có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này.
8. Ủy ban nhân dân quận, huyện
Phối hợp với Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan triển khai các hoạt động thực hiện kế hoạch hành động thực hiện Đề án “Phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030”.
9. Đề nghị các doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến công nghiệp sinh học ngành Công Thương
Chủ động phối hợp với các sở, ban ngành thành phố và Ủy ban nhân dân quận, huyện để được hỗ trợ, tham gia thực hiện các nội dung của Kế hoạch này.
1. Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan, ban ngành thành phố và đơn vị có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể các nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch này. Định kỳ hàng năm (trước 30 tháng 11 hàng năm) hoặc đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân thành phố, gửi báo cáo đánh giá kết quả triển khai thực hiện về Sở Công Thương để tổng hợp, báo cáo Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân thành phố theo quy định.
2. Quá trình tổ chức thực hiện có phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh kịp thời về Sở Công Thương để tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố điều chỉnh, bổ sung, bảo đảm việc thực hiện kế hoạch đồng bộ và có hiệu quả./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.