ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 194/KH-UBND |
Tân Phú, ngày 12 tháng 7 năm 2021 |
Căn cứ Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND ngày 04 tháng 5 năm 2020 của Ủy ban nhân dân Thành phố về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND ngày 17 tháng 5 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố và bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật quy định phân loại chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ quận Tân Phú lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025;
Căn cứ Chương trình số 06-CTr/QU ngày 22/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ quận Tân Phú về giảm thiểu rác thải nhựa, phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận giai đoạn 2020 - 2025.
Ủy ban nhân dân (UBND) quận Tân Phú xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận Tân Phú giai đoạn 2020 - 2025 như sau:
1. Mục tiêu:
- Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp về bảo vệ môi trường (BVMT); đẩy mạnh công tác triển khai, thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn nhằm tăng cường tái chế, tái sử dụng.
- Giảm gánh nặng chi phí xử lý CTRSH và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý nhà nước về quản lý CTRSH.
- Huy động sự tham gia của các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, đoàn viên và hội viên của các tổ chức đoàn thể, người dân trên địa bàn quận trong các hoạt động triển khai, tuyên truyền, vận động các cá nhân, tổ chức thực hiện hiệu quả việc phân loại CTRSH tại nguồn.
2. Yêu cầu:
- Các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở y tế công lập, cơ sở giáo dục công lập phải gương mẫu, tích cực và đi đầu trong việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn tại cơ quan, đơn vị, nơi làm việc, học tập.
- Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (nằm ngoài khu công nghiệp Tân Bình), các cơ quan, tổ chức (chủ nguồn thải ngoài hộ gia đình), hộ gia đình và cá nhân phát sinh CTRSH có trách nhiệm phân loại CTRSH tại nguồn để thuận lợi cho việc tái sử dụng, tái chế và xử lý.
- Mỗi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc phân loại CTRSH tại nguồn ngay khi có phát sinh nham giảm gánh nặng chi phí xử lý CTRSH và nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý nhà nước về quản lý CTRSH.
- Các chương trình, hoạt động thực hiện kế hoạch đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí và đảm bảo lộ trình thực hiện phù hợp, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và hình thành thói quen, ý thức tự giác hạn chế tối đa sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần, phân loại CTRSH tại nguồn ở từng cá nhân, hộ dân và ngoài hộ dân.
- Đảm bảo không để lẫn CTRSH sau phân loại trong quá trình thu gom vận chuyển.
- Đảm bảo chi tiêu và lộ trình thực hiện theo quy định của thành phố.
- Thực hiện lồng ghép kết hợp với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của quận; đưa tiêu chí về phân loại CTRSH tại nguồn đối với hộ gia đình vào đánh giá khu phố, tổ dân phố, khu dân cư và gia đình văn hóa.
- Năm 2021:
+ Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến ý nghĩa, lợi ích của việc phân loại CTRSH tại nguồn; trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân và chủ nguồn thải về thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn; phổ biến, hướng dẫn cách thức thực hiện phân loại CTRSH đến từng người dân, hộ dân và ngoài hộ dân trên địa bàn 11 phường.
+ Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong công tác phổ biến, tuyên truyền, hướng dẫn đến từng hộ gia đình, chủ nguồn thải và người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức; hình thành thói quen phân loại CTRSH tại nguồn, góp phần BVMT trong việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị trên địa bàn quận.
+ Triển khai thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn quận.
+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá (định kỳ, đột xuất) hiệu quả công tác tuyên truyền, thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn tại UBND 11 phường.
* Phấn đấu đạt tỷ lệ phân loại tối thiểu 50% đối tượng hộ dân và ngoài hộ dân đang triển khai thực hiện đúng phân loại CTRSH tại nguồn.
- Năm 2022: Đạt tỷ lệ tối thiểu 60%.
- Năm 2023: Đạt tỷ lệ tối thiểu 70%.
- Năm 2024: Đạt tỷ lệ tối thiểu 80%.
- Năm 2025: Đạt tỷ lệ trên 80%.
- Nội dung tuyên truyền:
+ Tuyên truyền các văn bản pháp luật quy định về phân loại CTRSH tại nguồn; các văn bản chỉ đạo, chủ trương, kế hoạch triển khai của UBND thành phố và UBND quận.
+ Tuyên truyền mục tiêu, ý nghĩa, lợi ích của việc phân loại CTRSH tại nguồn; trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân và chủ nguồn thải về thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn nhằm nâng cao nhận thức, từng bước hình thành thói quen của người dân, chủ nguồn thải, góp phần BVMT và xây dựng nếp sống văn minh đô thị.
+ Xây dựng chương trình giáo dục về môi trường với nội dung và thời lượng phù hợp với nhận thức của từng lứa tuổi tại các cấp học.
+ Kịp thời biểu dương những tổ chức, cá nhân, tổ dân phố, khu phố, khu dân cư thực hiện tốt việc phân loại CTRSH tại nguồn, qua đó tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng những mô hình triển khai hiệu quả và cách làm hay.
- Hình thức thực hiện:
+ Tuyên truyền trên loa tại các địa phương (trung tâm thương mại - siêu thị, chợ,...); trang thông tin điện tử quận; bản tin phường, khu phố,...
+ Truyền thông qua các buổi họp khu phố, tổ dân phố...
+ Đưa nội dung phân loại CTRSH tại nguồn vào trong trường học: các giờ giảng trên lớp, các hoạt động ngoại khóa, các hội thi,...
+ Tuyên truyền qua các ấn phẩm, tài liệu, tờ rơi, tờ gấp,...
+ Vận động sự tham gia cộng đồng trong việc phân loại CTRSH tại nguồn.
Tùy theo tình hình thực tế, phòng ban liên quan, UBND phường áp dụng các hình thức tuyên truyền phù hợp, hiệu quả.
- Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên liên tục trong thời gian triển khai thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.
- Căn cứ vào tình hình thực tế thực hiện điều chỉnh, bổ sung phương thức, tần suất tuyên truyền phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm.
* Thời gian thực hiện: Tổ chức triển khai thực hiện và hoàn thành các nội dung công tác được nêu tại Mục II.2.1 trong quý 3 năm 2021.
2.3. Phân loại, lưu giữ, chuyển giao CTRSH:
2.3.1 Phân loại CTRSH:
- CTRSH (không bao gồm chất thải cồng kềnh, chất thải nguy hại) phát sinh từ hộ gia đình, chủ nguồn thải được phân loại thành 02 (hai) nhóm như sau:
+ Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế: là nhóm chất thải được tái sử dụng hoặc sử dụng trực tiếp hoặc qua sơ chế thành nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất.
+ Nhóm còn lại: chất thải không thuộc Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế.
Danh mục chất thải của Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế và Nhóm còn lại được hướng dẫn tại Phụ lục đính kèm.
- Khuyến khích phân loại cụ thể từng loại chất thải thuộc Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế như: giấy, nhựa, kim loại, cao su, thủy tinh và các loại chất thải khác có giá trị tái chế.
2.3.2 Lưu giữ CTRSH:
- Tùy thuộc vào điều kiện và nhu cầu, cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải CTRSH tự trang bị bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu chứa (thùng) để lưu giữ riêng biệt từng nhóm chất thải sau phân loại. Bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu chứa (thùng) phải đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Bảo đảm lưu giữ an toàn, vệ sinh chất thải, không làm rơi vãi hoặc rò rỉ nước rác.
+ Thiết bị lưu chứa (thùng) có nắp đậy, bao bì (túi) phải được buộc kín.
- Khuyến khích cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải sử dụng thiết bị lưu chứa (thùng) chuyên dùng để lưu chứa Nhóm còn lại nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh môi trường và mỹ quan.
- Khuyến khích sử dụng đồng bộ thiết bị lưu chứa (thùng) có màu xanh lá cây để chứa Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế trong trường hợp sử dụng màu sắc để phân biệt với Nhóm còn lại.
- Khuyến khích dán nhãn hoặc sơn/in ấn trực tiếp ở phía ngoài bao bì (túi) hoặc thiết bị lưu chứa (thùng) để phân biệt loại chất thải. Nội dung trên nhãn dán hoặc nội dung được sơn/in ấn có dòng chữ “NHÓM CÒN LẠI”, “NHÓM CÓ KHẢ NĂNG TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ” hoặc thay thế bằng ký hiệu đối với “NHÓM CÓ KHẢ NĂNG TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ”.
- Khuyến khích sử dụng túi thân thiện môi trường (ví dụ: túi dễ phân hủy sinh học) để chứa CTRSH sau phân loại. Hạn chế, tiến tới không sử dụng túi ni lông khó phân hủy để chứa CTRSH sau phân loại theo chương trình, kế hoạch và hướng dẫn của cơ quan nhà nước.
2.3.3 Phương thức chuyển giao CTRSH sau phân loại:
- Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải CTRSH chuyển giao CTRSH trực tiếp cho Chủ thu gom, vận chuyển CTRSH.
- Việc chuyển giao CTRSH phải tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều 16 của Nghị định số 38/2015/NĐ-CP và một số điều được chỉnh sửa, bổ sung tại Nghị định số 40/2019/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 12/2019/QĐ-UBND và một số điều được chỉnh sửa, bổ sung tại Quyết định số 09/2021/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố hoặc các quy định pháp luật điều chỉnh, thay thế quy định này.
a) Đối với Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế:
- Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải CTRSH bán hoặc cho Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế cho Chủ thu gom, vận chuyển CTRSH hoặc tổ chức, cá nhân thu mua chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý và xử lý có chức năng phù hợp.
- Khuyến khích chuyển giao Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế cho các đơn vị có chức năng để tái chế.
- Chủ nguồn thải CTRSH được lưu giữ, chuyển giao chung Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế phát sinh từ hoạt động sinh hoạt chung với các loại chất thải có khả năng tái chế phát sinh từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cho cơ sở tái sử dụng, tái chế, đồng xử lý và xử lý có chức năng phù hợp.
- Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải CTRSH được chủ động vận chuyển Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế trực tiếp đến trạm trung chuyển CTRSH. Trong đó:
+ Yêu cầu Đơn vị quản lý, vận hành trạm trung chuyển cung cấp hợp đồng chứng minh Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho cơ sở tái sử dụng, tái chế có chức năng phù hợp theo quy định; cung cấp biên nhận khối lượng chất thải đã tiếp nhận của cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải CTRSH. Chủ nguồn thải CTRSH lưu giữ hợp đồng, biên nhận này tại đơn vị.
+ Trạm trung chuyển CTRSH có bố trí khu vực riêng để lưu giữ Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế và có dòng chữ “KHU VỰC LƯU GIỮ NHÓM CÓ KHẢ NĂNG TÁI SỬ DỤNG, TÁI CHẾ” và ký hiệu .
b) Đối với Nhóm còn lại:
- Cá nhân, hộ gia đình chuyển giao Nhóm còn lại cho Chủ thu gom, vận chuyển CTRSH theo khung giờ va tần suất thu gom do Ủy ban nhân dân phường xác định.
- Chủ nguồn thải CTRSH có thể tự thỏa thuận với Chủ thu gom, vận chuyển CTRSH đề chuyển giao Nhóm còn lại hoặc chuyển giao theo khung giờ và tần suất thu gom do Ủy ban nhân dân phường xác định.
- Trường hợp có phát sinh đột xuất khối lượng lớn chất thải của Nhóm còn lại và cần chuyển giao ngay nhưng không trùng với khung giờ, tần suất do Ủy ban nhân dân phường xác định: cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải CTRSH chủ động liên hệ, thỏa thuận với Chủ thu gom, vận chuyển CTRSH để được tổ chức thu gom ngay; không để CTRSH trước cửa nhà, vỉa hè, cống thoát nước và nơi công cộng làm mất vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.
2.3.4 Phương thức thu gom:
- Chủ thu gom, vận chuyển sử dụng loa, chuông hoặc hình thức thông báo khác đã được thỏa thuận với cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải khi đến lấy CTRSH. Chủ thu gom, vận chuyển CTRSH đảm bảo thu gom riêng biệt các nhóm chất thải sau phân loại.
- Chủ thu gom, vận chuyển CTRSH có thể thu gom cùng lúc các nhóm chất thải sau phân loại. Chủ thu gom, vận chuyển CTRSH phải đảm bảo phương tiện thu gom có thiết bị lưu giữ riêng các nhóm chất thải sau phân loại bên trong phương tiện thu gom; không được treo, móc chất thải ở bên ngoài phương tiện.
2.3.5 Tần suất thu gom tại nguồn:
- Tùy vào đặc điểm dân cư từng khu vực, điều kiện cung ứng dịch vụ thực tế và ý kiến của cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải, UBND phường quy định tần suất thu gom phù hợp:
+ Đối với khu vực đông dân cư và trong khu công nghiệp: tần suất thu gom tối thiểu 01 ngày/lần.
+ Đối với khu vực dân cư thưa thớt: tần suất thu gom tối thiểu 01-02 ngày/lần.
- Cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải CTRSH có thể thỏa thuận tăng tần suất thu gom và trả thêm chi phí dịch vụ này cho chủ thu gom, vận chuyển. Thỏa thuận này được thống nhất trong hợp đồng cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn giữa các bên.
- Trường hợp cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải không có điều kiện chuyển giao CTRSH cho chủ thu gom, vận chuyển CTRSH theo đúng thời gian quy định thì tổ trưởng khu phố chủ trì lập danh sách, báo cáo UBND phường giải quyết. UBND phường xác định thời gian chuyển giao CTRSH và vị trí đặt thùng để lưu chứa, thu gom tập trung chất thải của các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải này. Dung tích thùng chứa tùy thuộc vào số lượng cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải đăng ký sử dụng và khối lượng CTRSH phát sinh. Các cá nhân, hộ gia đình và chủ nguồn thải phải trả mức giá dịch vụ tương tự các đối tượng theo quy định về giá dịch vụ do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành để được cung ứng dịch vụ này. UBND phường làm việc với các chủ thu gom vận chuyển cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn để thực hiện thu gom CTRSH phát sinh tại vị trí này, trong trường hợp các chủ thu gom vận chuyển cung ứng dịch vụ thu gom tại nguồn không thực hiện công tác này thì các vị trí đặt thùng được xem như điểm tập kết CTRSH và được đưa vào nội dung đấu thầu, đặt hàng cung ứng dịch vụ vận chuyển CTRSH trên địa bàn quản lý của UBND quận.
- Tùy vào đặc điểm của mỗi khu vực dân cư, UBND phường chủ trì, phối hợp với chủ thu gom, vận chuyển CTRSH và đại diện của các cá nhân, hộ gia đình, chủ nguồn thải (tổ trưởng tổ dân phố/tổ trưởng khu phố/ban quản lý chung cư) xác định thời gian và phương thức chuyển giao CTRSH phù hợp với hiện trạng và quy định của nhà nước.
1. Phòng Tài nguyên và Môi trường:
- Là cơ quan thường trực, điều phối hoạt động chung của Kế hoạch này; theo dõi tiến độ, những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo, đề xuất UBND quận giải quyết hoặc tham mưu UBND quận kiến nghị UBND thành phố, Sở TNMT xem xét, giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và UBND 11 phường thực hiện:
+ Đối với công tác phân loại CTRSH tại nguồn: Lập dự toán kinh phí thực hiện Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn chuyển Phòng Tài chính - Kế hoạch để thẩm định.
+ Chuẩn bị, cung cấp các tài liệu tuyên truyền Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn; in và phát hành phiếu bướm, nhãn phân loại, băng rôn, poster, sổ tay hướng dẫn phân loại CTRSH tại nguồn (nội dung, hình thức theo quy định, hướng dẫn của UBND thành phố, Sở TNMT) gửi các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc quận và UBND 11 phường để phục vụ công tác tuyên truyền.
+ Đưa nội dung tuyên truyền về phân loại CTRSH tại nguồn trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
+ Phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể quận và UBND 11 phường tổ chức các hoạt động truyền thông, hội thi tuyên truyền Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
+ Chủ động (hoặc trên cơ sở đề xuất của UBND phường) tham mưu đề xuất UBND quận xem xét bố trí thêm các thùng rác công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, hộ dân thải bỏ rác sinh hoạt phân loại theo quy định.
+ Theo dõi, đôn đốc các ban, ngành, đoàn thể và UBND 11 phường triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp, đề xuất UBND quận khen thưởng, tuyên dương các tổ chức, cá nhân có thành tích tốt trong quá trình thực hiện.
+ Kịp thời cập nhật, tham mưu và triển khai thực hiện các chỉ tiêu của Thành phố có liên quan công tác phân loại CTRSH tại nguồn.
+ Định kỳ tham mưu UBND quận tổ chức sơ kết, tổng kết kết quả thực hiện Chương trình cho Ban Thường vụ Quận ủy.
+ Tổng hợp, tham mưu Thường trực UBND quận báo cáo kết quả thực hiện Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn quận cho Quận ủy, Sở TNMT định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.
+ Theo dõi, cập nhật, kịp thời triển khai, hướng dẫn thực hiện Quy trình kỹ thuật thu gom CTRSH tại nguồn do Sở TNMT ban hành và các quy định, hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về phân loại chất thải rắn tại nguồn.
+ Theo dõi, cập nhật, kịp thời tham mưu UBND quận triển khai quy định cụ thể số lượng, thành phần nhóm chất thải có khả năng tái sử dụng, tái chế theo lộ trình sau khi UBND Thành phố ban hành quy định.
+ Tiếp tục theo dõi, cập nhật, tham mưu UBND quận điều chỉnh, bổ sung nội dung, chỉ tiêu thực hiện... và lộ trình thực hiện cụ thể theo từng năm, từng giai đoạn, đảm bảo tính hệ thống theo chủ trương, chính sách, theo chỉ tiêu và lộ trình thực hiện của thành phố.
+ Đề xuất cử cán bộ, công chức cấp quận và phường tham gia các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý chất thải rắn.
2. Phòng Tài chính - Kế hoạch:
Hàng năm, phối hợp với Phòng TNMT và các đơn vị có liên quan lập dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, đề án, phong trào BVMT trong lĩnh vực quản lý CTRSH trên địa bàn quận gửi Sở Tài chính xem xét, trình UBND thành phố bố trí kinh phí thực hiện theo Luật Ngân sách nhà nước.
3. Văn phòng Hội đồng nhân dân và UBND quận:
Phối hợp Phòng TNMT đăng nội dung thông tin tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử quận về Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
Hỗ trợ UBND 11 phường triển khai nội dung Kế hoạch đến các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn quận, tuyên truyền, vận động các chủ nguồn thải thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.
-Tổ chức triển khai Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn đến cán bộ, công chức, giáo viên các trường học trên địa bàn quận và thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn trong các hoạt động của trường.
- Thông báo đến các lớp mẫu giáo, trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở chủ động phổ biến, tuyên truyền, lồng ghép nội dung phân loại CTRSH tại nguồn trong các buổi truyền thông, giáo dục về BVMT tại trường để học sinh cùng gia đình thực hiện tốt.
- Phối hợp với Phòng TNMT thực hiện “Chương trình giáo dục truyền thông về BVMT trong trường học”, đưa nội dung thực hiện Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn vào tiêu chí đánh giá Trường học xanh.
6. Phòng Văn hóa và Thông tin, Trung tâm Văn hóa - Thể dục thể thao quận:
Chủ trì, phối hợp các phòng ban liên quan và UBND 11 phường thực hiện:
- Tuyên truyền trên Trang thông tin điện tử quận và hướng dẫn Ban biên tập bản tin phường tuyên truyền những nội dung trọng tâm của Chương trình; kịp thời giới thiệu, nhân rộng các mô hình, giải pháp hiệu quả và cách làm hay, các gương điển hình thực hiện tốt hoạt động phân loại CTRSH tại nguồn của tổ chức, cá nhân, khu phố, tổ dân phố (trên cơ sở thông tin do Phòng TNMT, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận, UBND 11 phường cung cấp).
- Đề xuất và thực hiện treo băng rôn tuyên truyền tại nơi công cộng, các tuyến đường điểm, Trung tâm Hành chính quận; thực hiện xe loa phát thanh lưu động tuyên truyền về việc thực hiện Chương trình tại các tuyến đường, khu dân cư trên địa bàn quận.
- Phối hợp với UBND 11 phường vận động và tạo điều kiện cho các Trung tâm thương mại - siêu thị, chợ, trường học, các cơ sở y tế, cơ quan, đơn vị trên địa bàn quận tuyên truyền trên màn hình Led, treo băng rôn, phướn tuyên truyền về Chương trình.
Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát môi trường, Cảnh sát giao thông..., Công an 11 phường chủ trì, phối hợp với UBND 11 phường và các phòng, ban liên quan thực hiện:
- Xử lý các chủ nguồn thải không phân loại CTRSH tại nguồn; các tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về thu gom, vận chuyển CTRSH,... theo quy định tại Điều 20 của Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Xử lý các phương tiện xe thu gom, vận chuyển rác không đảm bảo về an toàn giao thông, vệ sinh môi trường khi lưu thông trên đường.
- Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi phá rối, phá hoại tài sản, đe dọa tính mạng người khác theo quy định của pháp luật. Xây dựng kế hoạch cụ thể bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho đơn vị được UBND phường chọn thay thế lực lượng thu gom rác dân lập (do không đáp ứng thời gian thu gom, phương tiện thu gom,... theo quy định của Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn).
8. Đội Quản lý trật tự đô thị quận:
Hỗ trợ UBND 11 phường và các đơn vị có liên quan trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn.
Hỗ trợ UBND 11 phường triển khai nội dung Chương trình đến các cơ sở y tế, tuyên truyền, vận động các chủ nguồn thải thực hiện Chương trình.
10. Hội Liên hiệp Phụ nữ quận:
Tổ chức triển khai Chương trình phân loại CTRSH tại nguồn đến Hội Liên hiệp Phụ nữ 11 phường, các Chi hội phụ nữ khu phố, tổ dân phố.
11. Các cơ quan, đơn vị trực thuộc quận:
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý của đơn vị, tổ chức phổ biến Chương trình, tuyên truyền, vận động công chức, viên chức, các chủ nguồn thải ngoài hộ gia đình tham gia thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.
12. Ủy ban nhân dân 11 phường:
- Tổ chức đánh giá bất cập, hiệu quả của phương án thu gom; chủ động điều chỉnh phương án thu gom cho phù hợp với thực tế và báo cáo Phòng TNMT về việc điều chỉnh. Chịu trách nhiệm về hiệu quả tổ chức thu gom CTRSH sau khi phân loại trên địa bàn phường.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Chương trình đến các chủ nguồn thải trên địa bàn phường thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn, đảm bảo tất cả chủ nguồn thải trên địa bàn phường được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan và lực lượng thu gom.
- Trong năm 2021, UBND 11 phường đồng loạt triển khai phân loại CTRSH tại nguồn.
- Quản lý tốt lực lượng thu gom rác dân lập (LLTGRDL) trên địa bàn phường; vận động, kiểm tra và giám sát sự tuân thủ của lực lượng thu gom đối với các quy định về thu gom CTRSH sau khi phân loại; vận động lực lượng thu gom này tham gia phối hợp cùng chính quyền địa phương ghi nhận, theo dõi, đánh giá và báo cáo UBND phường định kỳ hàng tháng tình hình, kết quả thực hiện phân loại CTRSH của các chủ nguồn thải; cung cấp thông tin các chủ nguồn thải không thực hiện, thực hiện phân loại CTRSH không đúng quy định để kịp thời có hướng dẫn giải quyết.
- Làm việc cụ thể với LLTGRDL và yêu cầu có cam kết cùng tham gia thực hiện Chương trình. Trong trường hợp lực lượng thu gom không thực hiện theo quy định (không đáp ứng thời gian thu gom, phương tiện thu gom, ... theo quy định của Chương trình) mặc dù UBND phường đã tổ chức vận động, nhắc nhở bằng biên bản từ 03 lần trở lên, UBND phường chủ động phối hợp với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận đề nghị Công ty TNHH MTV Môi Trường Đô Thị thành phố (gọi tắt là Công ty MTĐT) thay thế, tạm thời tổ chức thu gom chất thải sau phân loại của Chương trình, thông báo đến Ban điều hành khu phố, Tổ dân phố và các chủ nguồn thải về việc thay đổi lực lượng thu gom này; đồng thời phối hợp với Ban QLDAĐTXDKV quận tham mưu UBND quận kinh phí hỗ trợ Công ty MTĐT trong thời gian UBND phường chọn lực lượng thu gom mới.
- Cung cấp thông tin cho Công an quận, Công an phường để có biện pháp bảo đảm an toàn cho lực lượng thu gom của Công ty MTĐT, lực lượng thu gom mới, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân có hành vi phá rối, phá hoại tài sản, đe dọa tính mạng công nhân của Công ty MTĐT và các hành vi vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
- Rà soát, lập danh sách lực lượng thu gom trên địa bàn phường (thông tin về tổ chức, cá nhân của đơn vị thu gom, người trực tiếp thu gom, số tuyến thu gom, thời gian thu gom, phương tiện thu gom vận chuyển CTRSH, số lượng chủ nguồn thải và mức phí thu của từng tuyến thu gom), cung cấp cho Phòng TNMT, Công an quận, Công an phường để tổng hợp, theo dõi (tiếp tục theo dõi, cập nhật và báo cáo khi có sự thay đổi về thông tin, số liệu).
- Chủ động khảo sát, lập danh sách các vị trí đề xuất bố trí thêm các thùng rác công cộng để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, hộ dân thải bỏ rác sinh hoạt phân loại theo quy định, gửi Phòng TNMT tổng hợp, trình UBND quận.
- Giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị gửi Phòng TNMT giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình.
- Chịu trách nhiệm về hiệu quả phân loại CTRSH tại nguồn trên địa bàn phường.
13. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận, các cơ quan, ban ngành, đoàn thể quận và phường tuyên truyền, vận động sâu rộng trong mọi tầng lớp Nhân dân và trong đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị tích cực thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn.
14. Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực quận:
- Phối hợp với UBND phường trong việc đề nghị Công ty MTĐT tạm thời tổ chức thu gom chất thải sau phân loại của Chương trình thay thế LLTGRDL không thực hiện theo quy định (không đáp ứng thời gian thu gom, phương tiện thu gom,... theo quy định của Chương trình); đồng thời tham mưu UBND quận kinh phí hỗ trợ Công ty MTĐT trong thời gian UBND phường chọn lực lượng thu gom mới.
- Phối hợp, hỗ trợ theo đề nghị của UBND phường đối với các nội dung công tác liên quan đến hoạt động thu gom vận chuyển CTRSH sau phân loại của LLTGRDL (đánh giá hiện trạng, sắp xếp hệ thống thu gom tại nguồn, thời gian thu gom, phương tiện thu gom, lộ trình thu gom,...).
15. Công ty TNHH MTV Môi Trường Đô Thị thành phố (đơn vị trúng thầu, đang thực hiện gói thầu quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom và vận chuyển CTRSH trên địa bàn quận):
- Tuân thủ các quy định về thiết bị lưu chứa, phương tiện thu gom, phương án thu gom, thời gian và địa điểm thu gom và phương án vận chuyển CTRSH sau khi phân loại; tổ chức triển khai thực hiện thu gom CTRSH sau khi phân loại, đảm bảo vận chuyển riêng từng loại chất thải sau khi phân loại đến các Khu xử lý chất thải của thành phố theo điều phối của Sở TNMT.
- Trong quá trình thực hiện tiếp nhận CTRSH tại các điểm hẹn, điểm tập kết chất thải, hỗ trợ kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của LLTGRDL đối với các quy định về thu gom CTRSH sau phân loại; ghi nhận, theo dõi, đánh giá và báo cáo UBND phường định kỳ hàng tháng về kết quả thực hiện của lực lượng này; cung cấp thông tin cụ thể cho UBND phường các trường hợp không thực hiện, thực hiện không đúng quy định về phân loại CTRSH tại nguồn để kịp thời có biện pháp giải quyết.
- Hỗ trợ tổ chức thu gom chất thải sau phân loại của Chương trình thay thế LLTGRDL không thực hiện theo quy định (không đáp ứng thời gian thu gom, phương tiện thu gom,... theo quy định của Chương trình) theo đề nghị của UBND phường.
- Thực hiện cung cấp các thông tin liên quan đến hoạt động thu gom CTRSH của đơn vị (thông tin của tổ chức, cá nhân hoạt động thu gom CTRSH, của người trực tiếp thu gom, tuyến thu gom, thời gian thu gom, phương tiện thu gom vận chuyển CTRSH, số lượng chủ nguồn thải và mức phí thu của từng tuyến thu gom) gửi UBND phường.
- Trong quá trình thực hiện thu gom CTRSH, kiểm tra, giám sát sự tuân thủ của các chủ nguồn thải đối với các quy định về phân loại, thu gom CTRSH tại nguồn; ghi nhận, theo dõi, đánh giá và báo cáo UBND phường định kỳ hàng tháng về kết quả thực hiện của các chủ nguồn thải; cung cấp thông tin cụ thể cho UBND phường các trường hợp không thực hiện, thực hiện không đúng quy định về phân loại CTRSH tại nguồn để kịp thời có biện pháp giải quyết.
- Tuân thủ các quy định về thiết bị lưu chứa, phương tiện thu gom, phương án thu gom, thời gian và địa điểm thu gom và phương án vận chuyển CTRSH sau khi phân loại.
1. Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể quận và UBND 11 phường căn cứ nội dung kế hoạch chủ động xây dựng, ban hành Kế hoạch áp dụng cho từng cơ quan, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao, trong đó phải đáp ứng một số yêu cầu cụ thể:
- Gương mẫu, tích cực và đi đầu trong việc thực hiện phân loại CTRSH tại nguồn và bố trí thùng rác phân loại ngay tại công sở, nơi làm việc theo đúng quy định; rác thải nhựa và các loại rác thải khác có khả năng tái chế không để lẫn với rác thải còn lại; sử dụng bao bì tự hủy, bao bì thân thiện môi trường (nếu có) để chứa chất thải rắn sau phân loại tại công sở, nơi làm việc.
- Thực hiện truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị về phân loại CTRSH tại nguồn.
2. Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện:
Căn cứ vị trí, chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị và nhiệm vụ được phân công theo Kế hoạch, các đơn vị thực hiện chế độ báo cáo định kỳ gửi về Phòng TNMT, cụ thể như sau:
- UBND 11 phường: thực hiện báo cáo định kỳ hàng tháng (trước ngày 05 của tháng kế tiếp), hàng năm (trước ngày 20/10).
- Các ban ngành, các cơ quan có liên quan: thực hiện báo cáo định kỳ hàng quý (trước ngày 10 của tháng 3, 6, 9 và 12), hàng năm (trước ngày 20/10).
- Phòng TNMT: tổng hợp, báo cáo định kỳ hàng tháng (trước ngày 10 của tháng kế tiếp), quý (trước ngày 15 của tháng 3, 6, 9 và 12) và hàng năm (trước ngày 01/11) trình UBND quận để báo cáo Sở TNMT.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn trên địa bàn quận Tân Phú giai đoạn 2020 - 2025, đề nghị các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân 11 phường căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị và theo nội dung được phân công tại kế hoạch, chủ động tổ chức, phối hợp triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khó khăn kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân quận (thông qua Phòng TNMT) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
DANH MỤC MỘT SỐ CHẤT THẢI RẮN ĐIỂN HÌNH PHÁT SINH TỪ HOẠT
ĐỘNG SINH HOẠT CỦA CON NGƯỜI
(kèm theo Kế hoạch số 194/KH-UBND
ngày 12 tháng 7 năm
2021 của Ủy ban nhân dân quận Tân Phú)
1. Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế (*)
Stt |
Tên chất thải |
Phương pháp xử lý |
1 |
Nhóm giấy thải: tạp chí, giấy báo các loại; bìa thư; sách, tập; hộp, dĩa, ly giấy; carton;... |
Tái sử dụng, tái chế |
2 |
Nhóm nhựa thải: các loại nhựa có ký hiệu tái chế trên sản phẩm hoặc trên bao bì chứa sản phẩm (như: bao bì gói thực phẩm, chai lọ nhựa, ống hút, hộp xốp đựng thực phẩm, tô nhựa, chén nhựa, ly nhựa,...) |
|
3 |
Nhóm kim loại thải: sắt, nhôm, thép, đồng, vỏ lon bia, vỏ lon nước ngọt, vỏ lon đồ hộp, dây điện, lưỡi dao, lưỡi lam, kéo,... |
|
4 |
Nhóm cao su thải: vỏ xe, dép, săm lốp,... |
|
5 |
Nhóm thủy tinh thải: vỏ chai bia, vỏ chai nước ngọt, vỏ chai đựng thực phẩm, kiếng vỡ,... |
|
6 |
Các nhóm chất thải khác có khả năng tái sử dụng, tái chế. |
|
(*) Tùy thuộc điều kiện thị trường và công nghệ xử lý, Thành phố sẽ thực hiện cập nhật định kỳ về thành phần của Nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế.
2. Nhóm còn lại
Stt |
Tên chất thải |
Phương pháp xử lý |
1 |
Các loại chất thải còn lại không bao gồm nhóm có khả năng tái sử dụng, tái chế |
Phân loại, compost, đốt, chôn lấp hợp vệ sinh |
3. Nhóm chất thải rắn cồng kềnh
Stt |
Tên chất thải |
Phương pháp xử lý |
1 |
Tủ, bàn |
Tái chế, đốt, chôn lấp hợp vệ sinh
|
2 |
Giường, nệm |
|
3 |
Ghế salon |
|
4 |
Tranh lớn |
|
5 |
Gốc cây, thân cây và nhánh cây có chiều dài hơn 30 hoặc/và đường kính hơn 20 cm |
|
6 |
Chậu cây bằng sành sứ |
|
7 |
Bồn tắm, bồn rửa mặt |
4. Nhóm chất thải nguy hại
Stt |
Tên chất thải |
Phương pháp xử lý |
1 |
Bóng đèn đã qua sử dụng |
Tái chế, đốt, hóa rắn và chôn lấp an toàn |
2 |
Bình xịt côn trùng, vỏ bình gas mini |
|
3 |
Chai, lọ đựng hóa chất, dầu nhớt |
|
4 |
Dầu nhớt thải |
|
5 |
Pin các loại |
|
6 |
Ắc quy thải |
|
7 |
Thiết bị điện tử gia dụng |
|
8 |
Nhiệt kế |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.