ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 191/KH-UBND |
Quảng Ninh, ngày 14 tháng 8 năm 2019 |
Thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 10/5/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh Về tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiểm soát, xử lý phương tiện ô tô quá tải, quá khổ, vi phạm kích thước thành thùng xe; Kế hoạch năm an toàn giao thông 2019 của Ủy ban an toàn giao thông Quốc Gia; Kế hoạch số 43/KH-UBND ngày 21/02/2019 năm An toàn giao thông 2019 của UBND tỉnh Quảng Ninh. Để tiếp tục tăng cường thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 37-CT/TU ngày 10/6/2015 của Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch “tăng cường công tác quản lý hoạt động xe chở hàng quá tải, vi phạm kích thước thùng xe với nội dung như sau:
1. Tăng cường quản lý tải trọng phương tiện, trong đó tập trung vào 2 loại phương tiện: Phương tiện có kích thước thành thùng không phù hợp theo Thông tư số 42/2014/TT-BGTVT ngày 15/9/2014 quy định về thùng xe của xe tự đổ, xe xi téc, xe tải tham gia giao thông đường bộ và phương tiện tự ý cơi nới thành, thùng.
2. Hạn chế việc làm hư hỏng kết cấu đường giao thông, đặc biệt các tuyến đường có cấp thiết kế nhỏ, mặt đường không chịu tải trọng lớn; Tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên các tuyến đường, khu vực thực hiện dự án công trình.
3. Nâng cao ý thức của lái xe, chủ xe về chấp hành tải trọng, không vận chuyển quá tải, không xếp hàng lên xe quá tải trọng cho phép của phương tiện và cầu đường, không tự ý cơi nới thành thùng xe.
4. Yêu cầu các chủ dự án, đơn vị vận tải không sử dụng phương tiện vi phạm quá tải để đảm bảo tiến độ vận tải, thi công các công trình; đơn vị thi công phải chủ động số lượng phương tiện đáp ứng phù hợp yêu cầu của công trình.
5. Các lực lượng chức năng tổ chức tuần tra, giám sát các phương tiện hoạt động vận tải từ các dự án, khai trường đến các tuyến đường, cảng bến mỏ vật liệu và ngược lại; kiên quyết xử lý tất cả các xe vi phạm trên các tuyến đường và tại các cảng bến, khai trường, nơi đỗ dừng phương tiện; cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức nào để phương tiện vi phạm trong địa bàn phụ trách sẽ bị xử lý trách nhiệm.
1. Tăng cường quản lý, xử lý các phương tiện hoạt động chở quá tải, vi phạm kích thước thùng xe trên các tuyến đường thuộc tỉnh; tập trung các biện pháp quản lý tại các dự án như: phương tiện hoạt động phục vụ dự án phải được quản lý chặt chẽ toàn bộ hành trình điểm đi, điểm đến về tải trọng, ngày giờ hoạt động, điểm đấu nối với quốc lộ, đường tỉnh; dự án sử dụng đường nội bộ bị hư hỏng phải cam kết làm hoàn trả nguyên trạng. Kiên quyết không để phương tiện của dự án chở quá tải, cơi nới thùng xe, chạy quá tốc độ, không đảm bảo vệ sinh môi trường; đơn vị thi công hoặc đơn vị vận chuyển phải cam kết nếu vi phạm sẽ bị đình chỉ hoạt động.
2. Quản lý chặt chẽ việc bốc xếp hàng hóa, vật liệu, khoáng sản ngay từ điểm xuất phát; các cảng, bến kho bãi, các mỏ vật liệu kiên quyết không bốc xếp lên phương tiện quá tải trọng cho phép, khi phát hiện quá tải yêu cầu đơn vị bốc xếp tự hạ tải trước khi lưu hành. Khi các lực lượng chức năng phát hiện xử lý phương tiện chở hàng của đơn vị quá tải ngoài việc xử lý phạt tiền theo quy định, trường hợp tái phạm UBND tỉnh yêu cầu thu hồi giấy phép kinh doanh, vận chuyển và tạm đình chỉ hoạt động. Đối với việc khai thác đất (hoặc đất đào nền móng phải đổ đi) khi phát hiện xe quá tải yêu cầu hạ tải tại chỗ; Chủ tịch UBND xã, phường, chủ dự án phải chịu trách nhiệm.
3. Các lực lượng chức năng tổ chức tuần tra, phát hiện xử lý kiên quyết ngay từ điểm xuất phát của phương tiện chở hàng, các tuyến đường có xe vận chuyển phải được tổ chức quản lý kiểm soát tải trọng theo phân công, cụ thể:
- Tuyến đường cấp xã, huyện: UBND cấp huyện phân công.
- Tuyến đường tỉnh: Thanh tra giao thông.
- Tuyến quốc lộ: Lực lượng Cảnh sát giao thông.
4. Tăng cường xử lý tại các trạm cân cố định, lưu động.
Lực lượng Thanh tra giao thông phối hợp với các lực lượng chức năng khác tăng cường xử lý kiên quyết vi phạm về tải trọng, quá khổ. Nâng cao tính chấp hành pháp luật giao thông tạo ý thức không được chở quá tải trọng quy định, nêu vi phạm sẽ bị xử lý bất kỳ trên hành trình nào.
5. Cơ quan thông tin đại chúng phải tăng cường thời lượng phát sóng, đưa tin bài tuyên truyền việc triển khai chuyên đề, chấp hành các quy định về vận tải, trọng tải, kích thước cho phép và nội dung kế hoạch.
1. Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng
1.1. Yêu cầu nhà thầu lập phương án vận tải đất, vật liệu (chủ đầu tư ký xác nhận phương án) và trình UBND cấp huyện chấp thuận. Nội dung phương án vận chuyển đất, vật liệu cần thể hiện các nội dung cụ thể như sau:
- Tuyến vận chuyển: điểm đi, đến; đơn vị bốc xếp; điểm đấu nối với đường quốc lộ, đường tỉnh;
- Khối lượng từng loại: đất, đá, cát... (vật liệu phải xác định nguồn gốc)
- Phương tiện: Danh sách chi tiết số lượng phương tiện (biển kiểm soát, tên chủ phương tiện, trọng tải theo đăng kiểm);
- Thời gian: Thực hiện từ ngày.... đến ngày..../tháng.../năm...; giờ vận chuyển trong ngày; ngày, giờ hoạt động trong tuần.
- Đối với công trình có khối lượng vận chuyển > 5000m3, chủ đầu tư có Logo từng xe (thể hiện tên dự án).
1.2. Tổ chức cho nhà thầu thi công cam kết về sử dụng phương tiện vận chuyển tại công trình: (i) không chở quá tải trọng theo đăng kiểm của phương tiện và tải trọng thiết kế của cầu đường; (ii) không cơi nới kích thước thành, thùng xe; nếu vi phạm sẽ dừng thi công hoặc chấm dứt hợp đồng,
1.3. Giao Ban quản lý dự án tổ chức giám sát việc thực hiện sử dụng xe của đơn vị thi công; tuyệt đối không xác nhận khối lượng thực hiện do xe vi phạm về chở quá tải, xe không có trong phương án; có biện pháp kiểm soát không để các phương tiện vi phạm kích thước thành thùng vận chuyển vật liệu, thiết bị quá tải vào các công trường. Công bố rộng rãi xe, doanh nghiệp vi phạm. Khi nhà thầu cố tình vi phạm chủ đầu tư phải quyết định dừng thi công của đơn vị vi phạm.
2. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
2.1. Phê duyệt phương án vận chuyển đất, vật liệu cho các dự án triển khai trên địa bàn; gửi phương án đã được phê duyệt cho lực lượng Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông và Ban An toàn giao thông tỉnh giám sát, xử lý (trừ dự án có khối lượng vận chuyển các loại < 1000m3).
2.2. Giao trách nhiệm cho UBND các xã, phường, các phòng, ban, đơn vị chức năng hướng dẫn, giám sát việc khai thác đất, vật liệu trên địa bàn. Tổ chức kiểm tra các chủ dự án trên địa bàn về việc kiểm soát xe phục vụ công trình, nếu phát hiện xe quá tải tại dự án phải dừng đơn vị thi công.
2.3. Chỉ đạo lực lượng chức năng kiểm soát, xử lý các phương tiện chờ quá tải tại các mỏ đất, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa, trên các tuyến đường địa phương quản lý; đối với xe vi phạm kích thước thành, thùng xử lý ngay tại nơi phát hiện (kể cả khi xe không chở hàng tại các điểm đỗ, dừng); Tổ chức phương tiện, thiết bị lưu động để cắt bỏ tại chỗ phần cơi nới thành, thùng khi phát hiện.
2.4. Phân công, giao cụ thể cho cá nhân, tổ chức quản lý từng khu vực mỏ, dự án, tuyến đường; để xảy ra vi phạm về xe chở quá tải, vi phạm kích thước thùng xe, bốc xếp quá tải lên xe xảy ra khu vực nào thì người đứng đầu đơn vị phụ trách khu vực đó chịu trách nhiệm.
3. Sở Giao thông vận tải
3.1. Chấp thuận phương án đảm bảo giao thông tại khu vực nút giao giữa tuyến đường vận chuyển từ khai trường, dự án đấu nối với đường tỉnh, quốc lộ.
3.2. Chỉ đạo đơn vị đăng kiểm hướng dẫn việc điều chỉnh lại kích thước thành, thùng, đăng kiểm lại tải trọng đối với các xe có kích thước không phù hợp với Thông tư số 42/2014/TT-BGTVT ngày 15/9/2014 của Bộ GTVT.
3.3. Chủ trì, phối hợp UBND địa phương chấp thuận cho đơn vị thi công về phương án vận chuyển đất, vật liệu (kể cả việc chấp thuận đấu nối với các tuyến đường bộ và giám sát việc thực hiện) đáp ứng nhu cầu của công trình do ngành quản lý.
3.4. Chỉ đạo Cảng vụ thủy nội địa giám sát chặt chẽ về trọng tải của hàng, vật liệu khi bốc xếp lên phương tiện vận tải bằng đường bộ tại các cảng, bến thủy nội địa, kiên quyết không để xe chở quá tải rời khu vực kho bãi thuộc địa phận quản lý và phải chịu trách nhiệm về trọng tải của phương tiện khi rời kho bãi.
3.5. Nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của các phương tiện khu vực triển khai các dự án thông qua hệ thống Tuần đường của các đơn vị quản lý đường; Chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông kiểm soát chặt chẽ, xử lý nghiêm các vi phạm quá tải, vi phạm kích thước thùng xe tại nơi xuất phát hoặc trên các tuyến đường tỉnh do Sở Giao thông vận tải quản lý. Thu hồi phù hiệu, giấy phép kinh doanh vận tải của doanh nghiệp với các lỗi vi phạm về điều kiện kinh doanh được quy định tại Thông tư 10/2015/TT-BGTVT , ngày 15/4/2015 của Bộ Giao thông vận tải Quy định trách nhiệm và xử lý vi phạm trong hoạt động vận tải bằng xe ô tô. Đối với hành vi chở quá tải mà phương tiện đó có thùng xe vi phạm Thông tư số 42/2014/TT-BGTVT ngày 15/9/2014 của Bộ Giao thông vận tải do lực lượng chức năng xử phạt, buộc phải thực hiện điều chỉnh thùng xe theo đúng quy định hiện hành, đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện ra tham gia giao thông (các lực lượng chức năng xử phạt hành vi này chỉ trả giấy phép lái xe khi có đăng kiểm lại theo quy định).
3.6. Tăng cường các hoạt động của Trạm cân cố định và Trạm cân lưu động theo quy định. Khẩn trương hoàn thiện hệ thống hạ tầng cân lưu động trên tuyến.
4. Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc, Ban Quản lý Khu kinh tế
4.1. Chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh vận tải thuộc phạm vi quản lý, kiên quyết không sử dụng xe hoán cải, cơi nới thùng hàng để vận chuyển than và các loại hàng hóa, vật liệu từ các điểm mỏ, cảng, các cơ sở công nghiệp... tham gia giao thông.
4.2. Thực hiện tuyên truyền, giám sát, xử lý nghiêm các chủ phương tiện vi phạm về quá tải trọng, kích thước thành thùng xe, đặc biệt người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý phương tiện thuộc phạm vi quản lý.
4.3. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu các doanh nghiệp sản xuất thuộc phạm vi quản lý nếu hợp đồng vận tải với đơn vị, cá nhân sử dụng xe hoán cải, cơi nới thùng hàng...để vận chuyển than, đá đá và các loại hàng hóa, vật liệu từ các điểm mỏ, cảng, bến, các cơ sở công nghiệp của doanh nghiệp.
5. Công an tỉnh.
5.1. Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát giao thông và Công an các địa phương triển khai quyết liệt các biện pháp tuần tra kiểm soát, phát hiện xử lý nghiêm các phương tiện vi phạm về chở quá tải trọng, vi phạm kích thước thành thùng xe trên các tuyến quốc lộ; tăng cường công tác điều tra cơ bản về các cảng biển, kho bãi, mỏ vật liệu, nơi tập kết hàng hóa; có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời các vi phạm.
5.2. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng Thanh tra chuyên ngành, lực lượng chức năng của địa phương xử lý các vi phạm đối với chủ phương tiện, đơn vị bốc xếp, các đối tượng liên quan khác. Đối với vi phạm tự ý cải tạo kết cấu, hình dáng, buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng an toàn kỹ thuật ban đầu của xe và đăng kiểm lại trước khi đưa phương tiện tham gia giao thông;
5.3. Chủ động phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông và các đơn vị chức năng triển khai công tác tuyên truyền, vận động để lái xe, chủ xe, chủ hàng, các doanh nghiệp... hiểu rõ các quy định của pháp luật về lĩnh vực này để có ý thức tự giác chấp hành. Thông báo danh sách các vi phạm của cá nhân, tổ chức với Sở Giao thông vận tải để phối hợp xử lý kiên quyết toàn bộ hành vi vi phạm.
5.4. Nghiên cứu áp dụng thực hiện xử phạt bằng hình ảnh giám sát đối với các xe vi phạm về chở quá kích thước quy định và cơi nới thành, thùng.
6. Ban An toàn giao thông tỉnh
6.1. Công tác tuyên truyền:
- Phối hợp Trung tâm thông tin truyền thông, Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh và UBND các địa phương đưa hình ảnh vi phạm lên thông tin đại chúng; chuyển hình ảnh tới lực lượng chức năng có thẩm quyền để xử phạt nguội.
- Phối hợp với UBND các huyện thị xã, thành phố tuyên truyền tại địa bàn phường, xã vận động chủ xe tự tháo dỡ phần cơi nới; đối với xe có kích thước không phù hợp với Thông tư số 42/2014/TT-BGTVT ngày 15/9/2014 của Bộ Giao thông vận tải, doanh nghiệp cần chủ động điều chỉnh lại thùng xe phù hợp theo quy định;
- Tuyên truyền vận động đơn vị bốc xếp hàng cam kết không bốc xếp hàng quá tải lên phương tiện tại các bến cảng, mỏ vật liệu (nếu cố tình vi phạm đề nghị cơ quan có thẩm quyền dừng hoạt động, thu hồi giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp);
6.2. Kiểm tra việc thực hiện của các lực lượng chức năng tại các địa bàn, các dự án, mỏ vật liệu, cảng bến; thống kê đơn vị chức năng còn để phương tiện vi phạm trên địa bàn, tuyến đường được phân công quản lý; báo cáo, đề xuất với UBND tỉnh; Thông tin trên truyền thông số phương tiện, doanh nghiệp vi phạm.
1. Căn cứ nhiệm vụ được phân công, Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng phương án triển khai và tổ chức thực hiện, phân công cụ thể nhiệm vụ, trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân; thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ.
2. Ngoài triển khai các nhiệm vụ thường xuyên, đột xuất theo kế hoạch công tác và chỉ đạo của cơ quan cấp trên; Công an tỉnh chủ trì thành lập tổ công tác liên ngành chủ động, đột xuất tổ chức các đợt kiểm tra, xử lý các vi phạm tại các khu vực có lưu lượng xe ô tô tải vận chuyển đất, vật liệu xây dựng gia tăng; đợt 1 triển khai ngay trong tháng 8/2019, báo cáo kết quả thực hiện (đợt 1) vào ngày 31/8/2019.
3. Trước ngày 20 hàng tháng, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty Đông Bắc, Ban quản lý Khu kinh tế báo cáo UBND tỉnh kết quả xử lý vi phạm về xe chở quá tải, xe vi phạm kích thước thùng (qua Ban An toàn giao thông tỉnh).
4. Ban An toàn giao thông tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc triển khai, tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch này hàng tháng, hàng quý (tại hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tỉnh)./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.