ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1906/KH-UBND |
Kon Tum, ngày 20 tháng 6 năm 2022 |
Thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2022 và Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 16 tháng 5 năm 2022 của Tỉnh ủy Kon Tum về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các Sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Kon Tum (DDCI) năm 2022 như sau:
1. Mục đích
- Nâng cao hiệu quả trong chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh đến cấp sở, ban, ngành và cấp huyện; rút ngắn khoảng cách từ chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh đến thực thi ở cấp sở, ban, ngành và cấp huyện.
- Tạo kênh thông tin tin cậy, rộng rãi và minh bạch để nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành và cấp huyện; trên cơ sở đó, đánh giá công tác điều hành của các sở, ban, ngành và cấp huyện trong năm 2022.
- Tiếp tục tạo sự thi đua về chất lượng điều hành kinh tế giữa các Sở, ban, ngành và cấp huyện từ đó tạo động lực cải cách một cách quyết liệt, đồng bộ trong việc nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến nhà đầu tư, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã; tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực.
- Cung cấp công cụ hỗ trợ công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo tỉnh. DDCI là công cụ giúp nắm bắt kịp thời và phản ánh đầy đủ, khách quan về hiện trạng môi trường kinh doanh tại tỉnh, qua điều tra DDCI để hỗ trợ công tác hoạch định và thực thi chính sách tại tỉnh.
- Xác định những điểm nghẽn trong công tác giải quyết thủ tục hành chính, song cũng giúp nhận diện những mô hình hay, cách làm tốt để nhân rộng trên địa bàn của tỉnh.
2. Yêu cầu
Công tác triển khai việc đánh giá phải đảm bảo nghiêm túc, khách quan. Kết quả đánh giá phải được tổng hợp phân tích mang tính khoa học và đánh giá một cách đầy đủ, công khai, minh bạch có trách nhiệm và bảo đảm quy định.
1. Đối tượng được đánh giá
Đối tượng được đánh giá gồm 2 nhóm đối tượng sau:
- Nhóm các Sở, ban, ngành gồm 12 đơn vị: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Công thương, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Thông tin và truyền thông, Sở Giao thông Vận tải, Ban Quản lý Khu kinh tế, Cục Thuế tỉnh, Bảo hiểm xã hội tỉnh, Thanh tra tỉnh.
- Nhóm các huyện, thành phố gồm 10 đơn vị: Thành phố Kon Tum, huyện Đăk Tô, huyện Đăk Glei, huyện Kon Plông, huyện Đăk Hà, huyện Ngọc Hồi, huyện Sa Thầy, huyện Tu Mơ Rông, huyện Kon Rẫy và huyện Ia H’Drai.
2. Phạm vi khảo sát
- Các doanh nghiệp (DN), hợp tác xã (HTX) và hộ kinh doanh (HKD) đang triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
- Số lượng dự kiến khảo sát khoảng 1.200 doanh nghiệp, 600 hộ kinh doanh, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh. Số lượng thu về dự kiến khoảng 450 đơn vị bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh đang hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh.
3. Chỉ số đánh giá
DDCI của tỉnh Kon Tum năm 2022 gồm có 8 chỉ số thành phần:
(1) Tính minh bạch; (2) Tính năng động; (3) Chi phí thời gian; (4) Chi phí không chính thức; |
(5) Cạnh tranh bình đẳng; (6) Hỗ trợ doanh nghiệp; (7) Thiết chế pháp lý; (8) Vai trò người đứng đầu; |
(Chi tiết tiêu chí của từng chỉ số thành phần theo Phụ lục đính kèm)
Trên cơ sở 8 chỉ số thành phần như trên, việc đánh giá, xếp hạng sẽ chia làm 2 nhóm: Nhóm các sở, ban, ngành và Nhóm cấp huyện.
Bên cạnh các đánh giá về 8 chỉ số thành phần như trên, DDCI Kon Tum năm 2022 sẽ có các câu hỏi đánh giá về hiệu quả của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sau Covid-19; đánh giá hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của các cơ quan chính quyền tại tỉnh.
4. Phương pháp thu thập dữ liệu khảo sát
Khảo sát DDCI 2022 sẽ được triển khai bằng nhiều hình thức như sau:
- Khảo sát trực tuyến: Thông qua hệ thống khảo sát online. Doanh nghiệp có thể đánh giá trực tuyến trực tiếp trên hệ thống hoặc gián tiếp email, zalo.
- Khảo sát qua thư, đây là hình thức khảo sát chính. Bên cạnh đó tùy điều kiện thực tế, đơn vị thực hiện khảo sát của tỉnh có thể tiến hành khảo sát trực tiếp để tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã.
5. Tiến độ thực hiện: Dự kiến từ tháng 6 năm 2022 đến tháng 12 năm 2022, cụ thể như sau:
- Xây dựng Kế hoạch triển khai đánh giá Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các Sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Kon Tum năm 2022: Tháng 6 năm 2022.
- Tổ chức lựa chọn đơn vị tư vấn và Ký kết hợp đồng thực hiện việc tư vấn khảo sát, đánh giá DDCI của tỉnh năm 2022: Tháng 7 năm 2022.
- Lập kế hoạch, chuẩn bị triển khai và huấn luyện, đào tạo các đơn vị khảo sát: Tháng 7 năm 2022.
- Tiến hành khảo sát, thu thập phiếu khảo sát: Tháng 7 năm 2022 đến tháng 8 năm 2022.
- Nhận phiếu khảo sát và xử lý, tổng hợp dữ liệu: Tháng 9 năm 2022 đến tháng 10 năm 2022.
- Xây dựng báo cáo DDCI Kon Tum năm 2022: Tháng 11 đến trước ngày 10 tháng 12 năm 2022.
- Công bố kết quả DDCI Kon Tum năm 2022: Tháng 12 năm 2022.
6. Kinh phí thực hiện
Từ nguồn ngân sách tỉnh cấp tại Quyết định số 1168/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon Tum về giao chi tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2022.
1. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Xây dựng dự toán kinh phí trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Ký kết hợp đồng với Đơn vị tư vấn để hoàn thiện Bộ chỉ số; mẫu phiếu khảo sát, phương án khảo sát, phương án tính điểm để đánh giá DDCI trên địa bàn tỉnh năm 2022.
- Lựa chọn đơn vị khảo sát và giám sát, đôn đốc quá trình triển khai khảo sát, đảm bảo phiếu khảo sát đạt chất lượng và số lượng theo yêu cầu.
- Phối hợp với Đơn vị tư vấn và các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thiện phương án cụ thể để đưa các nội dung khảo sát vào Bộ chỉ số và tiêu chí đánh giá cho phù hợp theo từng giai đoạn và tình hình thực tế của tỉnh.
- Chủ trì hoàn thiện DDCI của tỉnh.
2. Sở Tài chính: Đóng góp ý kiến hoàn thiện bộ chỉ số, thẩm định kinh phí thực hiện kế hoạch.
3. Cục thuế tỉnh, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh: Cung cấp danh sách đối tượng được khảo sát đang hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách.
4. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo, hướng dẫn Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Kon Tum, Báo Kon Tum đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông về việc triển khai đánh giá DDCI của tỉnh; kịp thời đưa tin trong quá trình khảo sát, điều tra, lấy ý kiến của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh về Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp Sở, ban ngành và cấp huyện của tỉnh.
5. Các Sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Các sở, ban, ngành được đánh giá tổng hợp danh sách DN, HTX, HKD có liên hệ công việc, thực hiện thủ tục hành chính, tìm hiểu thông tin… trong 2 năm theo mẫu và cung cấp cho Trung tâm Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ khởi nghiệp Kon Tum để phục vụ công tác triển khai khảo sát DDCI.
- Tuyên truyền, phổ biến về DDCI của tỉnh trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh và các cổng thông tin điện tử thành phần.
- Phổ biến, nâng cao nhận thức về ý nghĩa và sự cần thiết của việc thực hiện khảo sát, đánh giá DDCI trong cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của cơ quan, đơn vị; đóng góp ý kiến để hoàn thiện DDCI của tỉnh; phối hợp với đơn vị tư vấn và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch đánh giá DDCI năm 2022 của tỉnh.
6. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ khởi nghiệp của tỉnh
Là đơn vị đầu mối triển khai khảo sát ý kiến doanh nghiệp đánh giá năng lực điều hành kinh tế các Sở, ban ngành và cấp huyện năm 2022; phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành công tác khảo sát (Đơn vị tư vấn hỗ trợ, đào tạo để Trung tâm Xúc tiến Đầu tư và Hỗ trợ khởi nghiệp tỉnh có thể triển khai công tác khảo sát đảm bảo chất lượng).
7. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Kon Tum, Hội doanh nhân trẻ tỉnh Kon Tum, Liên Minh Hợp tác xã tỉnh Kon Tum
Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Kon Tum, Hội doanh nhân trẻ tỉnh Kon Tum, Liên Minh Hợp tác xã tỉnh Kon Tum phối hợp triển khai khảo sát ý kiến doanh nghiệp, hợp tác xã đánh giá năng lực điều hành kinh tế các sở, ban ngành và cấp huyện năm 2022; phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành công tác khảo sát.
8. Bưu điện tỉnh Kon Tum
Bưu điện tỉnh phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai khảo sát ý kiến doanh nghiệp đánh giá năng lực điều hành kinh tế các Sở, ban ngành và cấp huyện năm 2022, hoàn thành đúng tiến độ và bảo đảm chất lượng.
9. Đơn vị tư vấn
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan hoàn thiện bộ chỉ số và tiêu chí đánh giá; mẫu phiếu khảo sát, phương án khảo sát, phương án tính điểm.
- Tư vấn, đào tạo các đơn vị có liên quan của tỉnh có thể triển khai công tác khảo sát đảm bảo chất lượng.
- Thực hiện công tác phân tích, đánh giá các cơ quan, đơn vị liên quan từ phiếu khảo sát của tỉnh.
- Chuyển giao kết quả tính điểm và xếp hạng các dữ liệu có liên quan cho cơ quan chủ trì theo hợp đồng (gồm: báo cáo đầy đủ và báo cáo tóm tắt kết quả DDCI năm 2022).
- Tiếp tục tư vấn hoàn thiện DDCI.
Trên đây là Kế hoạch triển khai Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành và địa phương tỉnh Kon Tum (DDCI) năm 2022, đề nghị các đơn vị, địa phương theo nhiệm vụ được giao chủ động triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CỦA TỪNG CHỈ SỐ THÀNH PHẦN DDCI KON
TUM 2022
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 1906/KH-UBND ngày 20/6/2022 của Ủy ban nhân
dân tỉnh)
1. Tính minh bạch |
1. Khả năng tiếp cận thông tin của sở, ban, ngành/địa phương. 2. Tính hữu ích của thông tin trên website của các sở, ban, ngành/địa phương với doanh nghiệp. 3. Kịp thời cung cấp thông tin, văn bản khi doanh nghiệp yêu cầu. 4. Mức độ đầy đủ, rõ ràng của nội dung thông tin trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính hoặc công việc có liên quan tới các đơn vị. |
2. Tính năng động |
1. Các sở, ban, ngành/địa phương linh hoạt trong khuôn khổ pháp luật nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp. 2. Phản ứng của các sở, ban, ngành/địa phương trong việc giải quyết những vấn đề mới phát sinh. 3. Kịp thời nắm bắt và có phương án xử lý những bất cập, vướng mắc của doanh nghiệp trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình. 4. Phản ứng của các sở, ban, ngành/địa phương trong việc giải quyết những bất cập, vướng mắc của doanh nghiệp ngoài phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình. |
3. Vai trò người đứng đầu |
1. Dám quyết/dám làm và dám chịu trách nhiệm. 2. Có hành động cụ thể và thiết thực để giải quyết các vấn đề của doanh nghiệp. 3. Lắng nghe và tiếp thu góp ý của doanh nghiệp. 4. Trong cơ quan không có hiện tượng "Cấp trên bảo cấp dưới không nghe". |
4. Chi phí thời gian |
1. Trong năm, các sở, ban, ngành và địa phương thực hiện thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp bao nhiêu lần. 2. Sự tuân thủ nội dung thanh tra, kiểm tra theo quyết định thanh tra, kiểm tra. 3. Ảnh hưởng việc thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp 4. Hiện tượng đùn đẩy công việc tại các đơn vị. 5. Mức độ tuân thủ đúng quy định về thời gian khi giải quyết thủ tục hành chính. 6. Doanh nghiệp không cần phải đi lại nhiều lần để hoàn tất các thủ tục hành chính liên quan. |
5. Chi phí không chính thức |
1. Tỷ lệ % doanh nghiệp có trả chi phí không chính thức. 2. Hiện tượng nhũng nhiễu là phổ biến khi giải quyết thủ tục hành chính hoặc các công việc liên quan tại các sở, ban, ngành/địa phương. 3. Công việc sẽ đạt hiệu quả hơn sau khi chi trả chi phí không chính thức. 4. Sự giảm bớt về chi phí không chính thức mà doanh nghiệp phải chi trả. |
6. Cạnh tranh bình đẳng |
1. Sự ưu ái, ưu tiên dành cho các doanh nghiệp sân sau và doanh nghiệp thân hữu. 2. Sự ưu ái, ưu tiên dành cho các doanh nghiệp lớn. 3. Sự ưu ái, ưu tiên dành cho các doanh nghiệp sân sau và doanh nghiệp thân hữu gây khó khăn cho doanh nghiệp. 4. Sự ưu ái, ưu tiên dành cho các doanh nghiệp lớn. |
7. Hỗ trợ doanh nghiệp |
1. Tần suất tổ chức các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp 2. Chất lượng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp. 3. Tần suất tổ chức các chương trình trao đổi thông tin, đối thoại doanh nghiệp. 4. Việc giải quyết vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp trong và sau các buổi đối thoại, trao đổi thông tin. 5. Mức độ quan tâm của sở, ban, ngành và địa phương tới doanh nghiệp nhỏ và vừa |
8. Thiết chế pháp lý |
1. Văn bản pháp luật đã ban hành trong năm được đánh giá tốt và có tính thực thi cao 2. Công tác truyền thông và phổ biến văn bản pháp luật 3. Thực thi văn bản pháp luật nghiêm minh, theo đúng quy trình, quy định. 4. Giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại của doanh nghiệp thỏa đáng. 5. Cơ chế đảm bảo công bằng, minh bạch trong giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại. 6. Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp phản ánh, kiến nghị, khiếu nại hành vi sai trái. |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.