ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 190/KH-UBND |
Hà Giang, ngày 15 tháng 7 năm 2022 |
Ngày 23 tháng 12 năm 2021 Ban Thường Vụ Tỉnh ủy Hà Giang ban hành Nghị quyết số 23-NQ/TU về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030. Để triển khai thực hiện Nghị quyết, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai, tổ chức thực hiện với những nội dung cụ thể như sau:
1. Mục đích:
- Cụ thể hoá và thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Ban Thường Vụ Tỉnh ủy Hà Giang về phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
2. Yêu cầu:
- Xây dựng kế hoạch triển khai cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp với điều kiện thực tiễn tại các huyện, thành phố.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các cơ quan, đơn vị, UBND các huyện, thành phố nhằm hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết đã đề ra.
1. Công tác quán triệt, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật:
1.1. Các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội từ tỉnh đến cơ sở quan tâm hơn nữa vai trò lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp quy hoạch phát triển đô thị trong hoạch định và tổ chức thực hiện phát triển kinh tế - xã hội, xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm cần tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và huy động sự tham gia của cả hệ thống chính trị, tổ chức, cá nhân nhất là các tầng lớp nhân dân.
1.2. Các đồng chí Bí thư cấp ủy, các đồng chí đứng đầu chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo làm tốt công tác lập Quy hoạch xây dựng; Chương trình phát triển đô thị (hồ sơ khu vực phát triển đô thị); quy chế quản lý kiến trúc đô thị đảm bảo tiến độ, chất lượng. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu trong quản lý quy hoạch, trật tự xây dựng, trật tự đô thị.
1.3. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, công chức, viên chức học tập, quán triệt thực hiện nghiêm: Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Chỉ thị số 932/CT-UBND , ngày 17/5/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 08/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang; Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 10/6/2020 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 08/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- Phổ biến, quán triệt sâu rộng, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, định hướng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của tỉnh về quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị, nâng cao nhận thức về quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển đô thị, nhất là xây dựng đô thị theo hướng đô thị thông minh, đô thị xanh gắn với không gian, cảnh quan, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong xây dựng đời sống văn hóa, văn minh đô thị ở các khu đô thị.
- Công bố công khai đầy đủ, kịp thời các đồ án quy hoạch xây dựng, Chương trình phát triển đô thị (hồ sơ khu vực phát triển đô thị), quy chế quản lý kiến trúc đô thị theo quy định để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, tổ chức thực hiện và giám sát việc quản lý thực hiện quy hoạch đô thị; nâng cao ý thức trách nhiệm của tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư về trật tự kỷ cương trong xây dựng và quản lý đô thị.
- Phát huy vai trò giám sát của nhân dân trong hoạt động quản lý đô thị của chính quyền; nhân rộng các mô hình tự quản; tổ chức thực hiện tốt phong trào “xây dựng nếp sống văn minh đô thị” sâu rộng và hiệu quả.
- Tăng cường sự phối hợp thường xuyên, liên tục giữa các cấp, các ngành, các đơn vị liên quan trong suốt quá trình tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch xây dựng; Chương trình phát triển đô thị (hồ sơ khu vực phát triển đô thị); quy chế quản lý kiến trúc đô thị để đảm bảo đạt hiệu quả cao nhất trong công tác thẩm định, phê duyệt.
1.3. Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2.1. Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố:
- Bám sát quy hoạch, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh để tập trung triển khai lập quy hoạch xây dựng vùng huyện, quy hoạch phân khu đô thị, quy hoạch chi tiết đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch phân khu chức năng... theo nhiệm vụ được giao tại Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 10/6/2020 của UBND tỉnh Hà Giang về việc thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TU ngày 08/11/2019 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị và trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Hà Giang, đảm bảo đồng bộ, thống nhất có trọng tâm, trọng điểm, có tính kế thừa, phát huy những kết quả đã có, có tính khả thi cao.
- Lựa chọn đơn vị tư vấn có năng lực và chuyên môn sâu (đặc biệt là có uy tín trong nước) để lập Quy hoạch xây dựng; Chương trình phát triển đô thị (hồ sơ khu vực phát triển đô thị); quy chế quản lý kiến trúc đô thị. Thực hiện chặt chẽ, đúng quy định, trình tự, thủ tục lập, thẩm định quy hoạch (nhất là khâu thẩm định); công tác lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị phải được thực hiện đồng bộ, kịp thời và có chất lượng; huy động sự tham gia của các nhà nghiên cứu, chuyên gia có kinh nghiệm đối với những quy hoạch quan trọng... nhằm tạo ra sản phẩm quy hoạch có chất lượng cao, có tầm nhìn, bền vững, đặc trưng, có giá trị thu hút đầu tư.
- Tham mưu lập, thẩm định, phê duyệt Chương trình phát triển đô thị tỉnh Hà Giang đến năm 2035 phù hợp với Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- 100% các đô thị được lập, thẩm định, phê duyệt: Chương trình phát triển đô thị (hồ sơ khu vực phát triển đô thị); quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 10/6/2020 của UBND tỉnh Hà Giang.
2.2. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và UBND các huyện, thành phố:
- Đẩy nhanh tiến độ lập kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2021- 2025 trình Chính phủ phê duyệt; lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm đảm bảo phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch chuyên ngành khác để thuận lợi cho việc phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn.
- Công khai, minh bạch quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030, kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện trên Cổng thông tin điện tử tỉnh và Trang thông tin điện tử của Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thành phố.
- Hướng dẫn UBND huyện, thành phố rà soát, điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 cấp huyện cho phù hợp với Quy hoạch tỉnh Hà Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý kịp thời đối với các tổ chức để lấn, chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích theo quy định của pháp luật.
Thời gian thực hiện: Hàng năm và định kỳ theo quy định.
2.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì tham mưu UBND tỉnh phương án phân bổ kế hoạch đầu tư công hàng năm cho nhiệm vụ lập quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị đảm bảo phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các quy định tại Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư công để các sở, ngành, các đơn vị liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai theo Theo Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 10/6/2020 của UBND tỉnh Hà Giang.
Thời gian thực hiện: Theo Kế hoạch số 134/KH-UBND ngày 10/6/2020 của UBND tỉnh Hà Giang.
- Chủ trì xây dựng danh mục kêu gọi đầu tư hàng năm đối với các dự án thuộc lĩnh vực hạ tầng - đô thị (Khu dân cư, khu đô thị mới, khu liên hợp thể thao, công viên, các dự án hạ tầng đô thị khác) tại thành phố Hà Giang và tại trung tâm các đô thị trên địa bàn tỉnh theo quy hoạch.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành đơn vị liên quan nghiên cứu, xây dựng tham mưu UBND tỉnh ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích thu hút các nhà đầu tư triển khai các dự án phát triển hạ tầng đô thị, ưu tiên các công trình cấp nước sinh hoạt, thoát nước, xử lý nước thải, xử lý chất thải rắn, nghĩa trang ...
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2.4. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư triển khai các nhiệm vụ do UBND tỉnh giao Sở Kế hoạch và đầu tư.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
2.5. UBND các huyện, thành phố:
- Quản lý chặt chẽ hoạt động san đào đất đồi, san lấp mặt bằng và đất trồng lúa tạo mặt bằng trên địa bàn đảm bảo tuân thủ quy định và hướng dẫn chung của tỉnh.
- Xây dựng, ban hành kế hoạch thực hiện hàng năm, xác định lộ trình, danh mục các nhiệm vụ cần triển khai, phù hợp với khả năng huy động nguồn lực nhằm hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết đã đề ra, trong đó đó cần tập trung vào một số nội dung chính, bao gồm:
+ Đối với UBND thành phố Hà Giang: Chỉ đạo tổ chức xây dựng kế hoạch, tập trung đầu tư xây dựng, phấn đấu thành phố Hà Giang đến năm 2025 đạt tiêu chí đô thị loại II.
+ Đối với UBND các huyện: Chỉ đạo tổ chức rà soát, tập trung mọi nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật đối với đô thị trên địa bàn quản lý, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thiện cơ bản các tiêu chí chưa đạt.
- Đen 31/12/2025: Toàn tỉnh có 24 đô thị được công nhận, gồm:
+ 01 đô thị loại II (nâng loại thành phố Hà Giang từ đô thị loại III lên đô thị loại II).
+ 03 đô thị loại IV (Thị trấn Việt Quang giữ nguyên loại IV; Nâng loại thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Yên Minh từ đô thị loại V lên đô thị loại IV)
+ 20 đô thị loại V (Thị trấn Vĩnh Tuy; Xã Hùng An; Xã Tân Quang; Thị trấn Yên Bình; Thị trấn Cốc Pài; Thị Trấn Vinh Quang; Thị trấn Yên Phú; Thị Trấn Tam Sơn; Thị Trấn Đồng Văn; Thị trấn Phố Bảng; Thị trấn Mèo Vạc; thành lập mới 09 đô thị - trung tâm xã gồm: Quang Minh, Thanh Thủy, Việt Lâm, Mậu Duệ, Thông Nguyên, Nà Trì, Quyết Tiến, Xuân Giang, Tân Bắc).
- Đến 31/12/2030: Toàn tỉnh có 29 đô thị được công nhận gồm:
+ 01 đô thị II - thành phố Hà Giang.
+ 01 đô thị loại III (nâng loại thị trấn Việt Quang từ đô thị loại IV lên đô thị loại III);
+ 03 đô thị loại IV (thị trấn Vị Xuyên, thị trấn Yên Minh giữ nguyên đô thị loại IV; nâng loại thị trấn Đồng Văn từ đô thị loại V lên đô thị loại IV);
+ 24 đô thị loại V (thị trấn Vĩnh Tuy; Xã Hùng An; xã Tân Quang; thị trấn Yên Bình; thị trấn Cốc Pài; thị Trấn Vinh Quang; thị trấn Yên Phú; thị Trấn Tam Sơn; thị trấn Phố Bảng; thị trấn Mèo Vạc; xã Quang Minh, Thanh Thủy, xã Việt Lâm, xã Mậu Duệ, xã Thông Nguyên, xã Nà Trì, xã Quyết Tiến, xã Xuân Giang, xã Tân Bắc; thành lập mới 05 đô thị - trung tâm xã có tốc độ đô thị hóa cao gồm: xã Kim Ngọc, xã Bạch Đích, xã Minh Ngọc, xã Pả Vi, xã Đồng Yên).
- Nghiên cứu quy hoạch và phát triển các khu đô thị mới theo các tuyến đường giao thông trọng điểm, các khu du lịch, các khu, cụm công nghiệp theo hướng xây dựng đô thị thông minh, đô thị xanh gắn với không gian, cảnh quan, bản sắc văn hóa, tiện ích, chất lượng để thu hút đông dân cư.
- Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện, những khó khăn, vướng mắc của các quy hoạch đô thị đã lập, trọng tâm là quy hoạch chung của các huyện, thành phố, quy hoạch các khu dân cư, khu đô thị mới ... để có giải pháp chấn chỉnh, xử lý, khắc phục những hạn chế, yếu kém, vi phạm trong quá trình quản lý, thực hiện quy hoạch.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật liên quan đến phát triển đô thị. Đầu tư xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải đô thị, hạ tầng kỹ thuật điện, viễn thông, thu gom xử lý chất thải ... đảm bảo đồng bộ, chất lượng, ưu tiên ngầm hóa hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện, viễn thông ở các khu đô thị, khu dân cư mới, khu dân cư tập trung, có kế hoạch, lộ trình thực hiện ở các khu còn lại.
- Đẩy mạnh xã hội hóa, nhất là theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm trong việc cải tạo, nâng cấp đường ngõ, thôn bản, tổ dân phố, các công trình thể thao, văn hóa.
Thời gian thực hiện: Hàng năm.
1. Nguồn kinh phí:
- Ngân sách nhà nước: Ngân sách Trung ương, Ngân sách tỉnh, Ngân sách huyện;
- Vốn xã hội hoá và các nguồn vốn khác.
2. Giao cho các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan căn cứ nhiệm vụ được giao tại kế hoạch, hàng năm xây dựng kế hoạch và dự toán cụ thể trình cấp thẩm quyền xem xét, quyết định theo khả năng cân đối nguồn lực.
1. Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm lập, ban hành kế hoạch chi tiết (trước 30/7/2022) để thực hiện các nội dung nhiệm vụ được giao, chịu trách nhiệm đối với lĩnh vực phân công phụ trách (đồng thời gửi Văn phòng UBND tỉnh, Sở Xây dựng để tổng hợp, theo dõi).
2. Chế độ báo cáo: định kỳ hằng năm, các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố được phân công báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Xây dựng làm cơ sở báo cáo UBND tỉnh.
3. Sở Xây dựng có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này và tổng hợp báo cáo định kỳ hàng năm kết quả thực hiện về UBND tỉnh.
Trong quá trình thực hiện chủ động đề xuất, tham mưu thay đổi, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp cho phù hợp tình hình thực tế, nếu phát sinh khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Xây dựng để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.