ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 03 tháng 02 năm 2023 |
HỖ TRỢ THANH NIÊN TỈNH THANH HÓA KHỞI NGHIỆP, GIAI ĐOẠN 2023 - 2030
Căn cứ Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ Thanh niên khởi nghiệp” giai đoạn 2022 - 2030; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch hỗ trợ thanh niên tỉnh Thanh Hóa khởi nghiệp, giai đoạn 2023 - 2030 (sau đây gọi là Kế hoạch), với những nội dung sau:
1. Mục đích
- Tuyên truyền, phổ biến về những nội dung quan trọng tại Quyết định số 897/QĐ-TTg ngày 26/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ; cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp, đồng thời xác định một số nhiệm vụ trọng tâm và cơ chế phối hợp để tạo sự chuyển biến rõ nét trong công tác hỗ trợ thanh niên tỉnh Thanh Hóa khởi nghiệp.
- Nâng cao nhận thức, kỹ năng cho cán bộ Đoàn, Hội, đoàn viên thanh niên trên địa bàn tỉnh đối với công tác hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, tiềm năng sáng tạo của đoàn viên thanh niên; thúc đẩy hiện thực hóa các ý tưởng, mô hình sản xuất, kinh doanh của đoàn viên thanh niên; tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên; góp phần vào quá trình thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định đời sống văn hóa, chính trị, xã hội của tỉnh.
- Thúc đẩy, cổ vũ, khuyến khích và xây dựng tinh thần khởi nghiệp; kích thích sự sáng tạo, tư duy năng động, truyền nguồn cảm hứng kinh doanh, khơi dậy và ươm mầm những ý tưởng khởi nghiệp, đam mê, khát vọng làm giàu chính đáng trong đoàn viên thanh niên.
- Thu hút sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức kinh tế, xã hội đối với các ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo của đoàn viên, thanh niên; đồng thời, phát huy vai trò đồng hành của tổ chức Đoàn với đoàn viên thanh niên trên con đường lập thân, lập nghiệp.
2. Yêu cầu
- Đoàn thanh niên chủ trì, phối hợp các sở, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp nhằm tăng cường nguồn lực hỗ trợ đoàn viên, hội viên, thanh niên tiếp cận, hình thành và hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp.
- Xác định lộ trình, tiến độ công việc cụ thể, có đánh giá, kiểm tra từng năm, từng giai đoạn. Các cấp bộ Đoàn tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương ban hành chương trình/kế hoạch thực hiện; sơ kết, tổng kết việc thực hiện.
- Các hoạt động của Đoàn thực hiện Kế hoạch phải được triển khai thực chất, thường xuyên, bền vững, hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí.
1. Giai đoạn 1: Từ 2023 - 2025
- 100% cán bộ Đoàn, Hội và trên 80% đoàn viên thanh niên được tuyên truyền nâng cao nhận thức về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, trong lĩnh vực phát triển kinh tế, việc làm, khởi nghiệp.
- 100% cán bộ Đoàn, Hội chuyên trách các cấp làm công tác hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được bồi dưỡng kiến thức nền tảng về khởi nghiệp, về công tác hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
- 100% các huyện, thị, thành đoàn và đoàn trực thuộc hàng năm có hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khởi nghiệp, chuyển đổi số cho thanh niên.
- Tổ chức 26 lớp tập huấn về khởi sự doanh nghiệp cho đoàn viên thanh niên; 26 lớp tập huấn nâng cao kỹ năng, phương pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cho đội ngũ cán bộ Đoàn, Hội chuyên trách các cấp phụ trách công tác hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp; 26 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho đoàn viên thanh niên.
- Xây dựng 20 phóng sự tuyên truyền về tấm gương, câu chuyện thanh niên khởi nghiệp; xây dựng chuyên trang khởi nghiệp trên trang tin điện tử website Tuoitrethanhhoa.vn.
- Xây dựng điểm 16 mô hình thanh niên khởi nghiệp; hỗ trợ thành lập 26 câu lạc bộ thanh niên phát triển kinh tế, hợp tác xã, tổ hợp tác thanh niên.
- Hỗ trợ ít nhất 1.500 thanh niên khởi nghiệp, trong đó có ít nhất 100 thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Có ít nhất 300 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh được thành lập mới do thanh niên làm chủ, trong đó có ít nhất 200 doanh nghiệp được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
- Đề xuất tăng nguồn vốn vay thuộc chương trình ưu đãi hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp đạt 100 tỷ đồng.
- Định kỳ hàng năm tổ chức các cuộc thi: Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp; Dự án khởi nghiệp sáng tạo trong đoàn viên thanh niên; tổ chức Ngày hội Thanh niên khởi nghiệp.
- Hàng năm hỗ trợ duy trì ít nhất 03 xã triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và có sản phẩm của thanh niên đạt chuẩn OCOP.
2. Giai đoạn 2: Từ 2026 - 2030
- 100% cán bộ Đoàn, Hội chuyên trách các cấp làm công tác hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được bồi dưỡng kiến thức nền tảng về khởi nghiệp, về công tác hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp.
- 100% các huyện, thị, thành đoàn và đoàn trực thuộc hàng năm có hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức về khởi nghiệp, chuyển đổi số cho thanh niên.
- Ít nhất 500 doanh nghiệp do thanh niên làm chủ được tư vấn, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
- Hỗ trợ 2.500 thanh niên khởi nghiệp, trong đó có ít nhất 150 thanh niên khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
- Thành lập Hội đồng tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp cấp tỉnh.
- Hàng năm hỗ trợ duy trì ít nhất 03 xã triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và có sản phẩm của thanh niên đạt chuẩn OCOP.
- Hỗ trợ thành lập 25 loại hình CLB thanh niên phát triển kinh tế, hợp tác xã, tổ hợp tác thanh niên.
- Tổ chức 02 Ngày hội thanh niên Thanh Hóa khởi nghiệp gắn với tuyên dương các điển hình thanh niên tiên tiến (02 năm/lần).
- Định kỳ hàng năm tổ chức các cuộc thi: Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp; Dự án khởi nghiệp sáng tạo trong đoàn viên thanh niên.
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
- Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về khởi nghiệp, phát triển kinh doanh; vai trò của thanh niên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của tỉnh.
- Tuyên truyền trực quan bằng hình ảnh, phát tờ rơi, pano, áp phích tuyên truyền về nghề nghiệp, việc làm.
- Tuyên truyền trên báo chí, phát thanh, truyền hình: Xây dựng các phóng sự “Tuổi trẻ Thanh Hóa khởi nghiệp đổi mới sáng tạo”; các chuyên trang, chuyên mục khởi nghiệp cùng thanh niên, giới thiệu và quảng bá sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên; thường xuyên đưa các tin, bài viết mô hình, điển hình trong thanh niên, sinh viên về khởi nghiệp, lập nghiệp đăng tải trên hệ thống báo chí, phát thanh, truyền hình Trung ương, địa phương và chuyên mục truyền hình Tuổi trẻ Lam Sơn.
- Tuyên truyền trên internet, mạng xã hội: Làm các video clip, infographic,... theo các chuyên đề truyền thông về khởi nghiệp trên mạng xã hội; ứng dụng và phát huy hiệu quả công nghệ số trong tuyên truyền; xây dựng chuyên mục tuyên truyền về khởi nghiệp trên website: Tuoitrethanhhoa.vn.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về khởi nghiệp lồng ghép trong các chương trình hoạt động Đoàn - Hội, các buổi sinh hoạt chi đoàn, chi hội, câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm giúp đoàn viên thanh niên có nhận thức đúng về vấn đề khởi nghiệp, lập nghiệp.
- Phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kiến thức khởi nghiệp, lập nghiệp cho đoàn viên, thanh niên, hội viên tập trung theo từng khối đối tượng, vùng, miền như: Tập huấn kiến thức khởi nghiệp sáng tạo, quản lý vốn vay, quản trị doanh nghiệp; tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên vùng nông thôn, miền núi lồng ghép trong các chương trình hoạt động lớn của Đoàn, như: Tháng Thanh niên, Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè hằng năm; tập huấn kỹ năng, nâng cao nhận thức về khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên; tập huấn kiến thức, kỹ năng tư vấn, hỗ trợ khởi nghiệp, tham mưu, tham vấn chính sách khởi nghiệp cho cán bộ Đoàn, Hội các cấp phụ trách công tác khởi nghiệp.
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý tài chính, kế toán, thuế, hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, cho thanh niên mới khởi nghiệp.
- Phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, dạy nghề và giới thiệu việc làm cho thanh niên, đặc biệt là bộ đội xuất ngũ, phạm nhân trong độ tuổi thanh niên sắp mãn hạn tù.
- Tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu giữa các chuyên gia, doanh nhân thành đạt với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp; các buổi nói chuyện chuyên đề về khởi nghiệp trong thanh niên; tổ chức cho đoàn viên thanh niên đi tham quan, học tập kinh nghiệm thực tế các mô hình thanh niên phát triển kinh tế, mô hình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo điển hình tại các địa phương trong và ngoài tỉnh.
- Tổ chức diễn đàn, đối thoại giữa các doanh nhân trẻ, thanh niên với lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành có liên quan để doanh nhân, thanh niên có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ, bày tỏ nguyện vọng của bản thân với các cơ quan quản lý nhà nước về chính sách khởi nghiệp, góp phần thúc đẩy việc hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp, thanh niên trong khởi nghiệp, lập nghiệp, sản xuất, kinh doanh.
- Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng, tư vấn cho thanh niên khởi nghiệp về các nghiệp vụ xuất nhập khẩu, cung cấp thông tin về các thị trường quốc tế; tổ chức các chương trình tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã thanh niên áp dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ sản phẩm.
- Thành lập và phát huy vai trò của Hội đồng tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp. Các hoạt động tư vấn, hỗ trợ đối với từng đối tượng thanh niên tập trung vào các nội dung cụ thể như sau:
+ Thanh niên nông thôn: Hỗ trợ phát triển các tổ hợp tác và hợp tác xã, hình thành các câu lạc bộ khởi nghiệp nông nghiệp; hỗ trợ vay vốn; tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ; hướng dẫn các hình thức liên kết hợp tác trong phát triển kinh tế.
+ Thanh niên đô thị: Hỗ trợ lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực khởi nghiệp, lập nghiệp; thành lập các doanh nghiệp ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đại.
+ Sinh viên: Thông tin về môi trường kinh doanh, các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp; hướng dẫn kỹ năng lập dự án kinh doanh; hỗ trợ đi thực tế tại các doanh nghiệp, tổ chức giao lưu với doanh nhân thành đạt để học hỏi kỹ năng quản trị, điều hành; hỗ trợ các ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, tìm kiếm nhà đầu tư.
+ Doanh nhân trẻ khởi nghiệp: Tư vấn pháp lý, tham vấn chính sách, tiếp cận thông tin; cập nhật kỹ năng quản trị, điều hành; đổi mới công nghệ, ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, phù hợp với quy mô, năng lực của doanh nghiệp, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ chức ngày hội thanh niên khởi nghiệp lập nghiệp gắn với trưng bày, giới thiệu sản phẩm khởi nghiệp, lập nghiệp tiêu biểu của thanh niên các địa phương trong tỉnh.
- Tổ chức cuộc thi Ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp, tìm kiếm ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp trong thanh niên, sinh viên, qua đó tổ chức thẩm định, sàng lọc và kết nối các nhà đầu tư, hỗ trợ hiện thực hóa các ý tưởng, mô hình.
- Định kỳ hàng năm tổ chức diễn đàn Thanh niên Thanh Hóa khởi nghiệp hoặc hội thảo Giải pháp hỗ trợ thanh niên Thanh Hóa khởi nghiệp, lập nghiệp, qua đó đề xuất, kiến nghị về cơ chế, chính sách cần thiết hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.
- Vận động và hướng dẫn thành lập các câu lạc bộ “Thanh niên khởi nghiệp”, câu lạc bộ “Chủ trang trại trẻ”, câu lạc bộ “Nhà nông trẻ”, tổ hợp tác, hợp tác xã thanh niên; phát huy vai trò của các cá nhân tiêu biểu sản xuất kinh doanh giỏi, có uy tín trong xã hội trực tiếp làm Chủ nhiệm câu lạc bộ.
- Xét chọn các mô hình tiêu biểu, hoạt động có hiệu quả để tiến hành xây dựng điểm, hỗ trợ và từng bước nhân rộng ở các địa phương như: “Thanh niên khởi nghiệp”, “Hợp tác xã Thanh niên” hoặc tổ hợp tác thanh niên...
- Rà soát các ý tưởng, mô hình đạt giải từ các cuộc thi, hội thi khởi nghiệp, lựa chọn mô hình tiêu biểu và có hình thức hỗ trợ (chuyển giao tiến bộ KHKT, vốn vay, hỗ trợ cây, con giống, hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm, tư vấn hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, bảo hộ thương hiệu sản phẩm) xây dựng thành mô hình điểm thanh niên khởi nghiệp. Cử cán bộ có chuyên môn hỗ trợ, giám sát quá trình triển khai thực hiện mô hình điểm và báo cáo kết quả định kỳ.
- Vận động, giới thiệu cho các doanh nghiệp, câu lạc bộ, hội viên thanh niên tham gia vào các Hội chợ Thương mại trong và ngoài tỉnh để quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp, thành viên câu lạc bộ…đến người tiêu dùng.
5. Tổ chức tuyên dương điển hình thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
- Định kỳ tổ chức biểu dương, tôn vinh thanh niên làm kinh tế giỏi lồng ghép trong Lễ Tuyên dương Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác và các chương trình của Đoàn - Hội nhằm cổ vũ, động viên tinh thần sáng tạo của thanh niên, doanh nhân trẻ tiêu biểu trong khởi nghiệp, lập nghiệp.
- Xét chọn và đề cử thanh niên, doanh nhân trẻ tiêu biểu, hoạt động hiệu quả tham gia các Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt, Sáng tạo trẻ, Lương Định Của do Trung ương Đoàn, Trung ương Hội LHTN Việt Nam tổ chức; đồng thời nhân rộng các mô hình, cách làm sáng tạo của thanh niên tham gia phát triển kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế.
6. Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, các nhà đầu tư
- Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp tiếp cận các nguồn vốn, hỗ trợ tài chính thông qua các chương trình, chính sách ưu đãi cho thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp của Chính phủ, của tỉnh, địa phương.
- Tăng cường hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất kinh doanh do đoàn viên thanh niên, hội viên làm chủ thông qua nguồn vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, UBND tỉnh quản lý; nguồn vốn Ngân hàng Chính sách xã hội; nguồn vốn từ Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp do Tỉnh đoàn quản lý và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Quản lý, vận hành Quỹ hỗ trợ thanh niên Thanh Hóa khởi nghiệp, kết nối các nguồn vốn hỗ trợ khởi nghiệp, vốn tín dụng cho khởi nghiệp. Trên cơ sở nhu cầu về vốn và khảo sát các ý tưởng, mô hình của thanh niên để hỗ trợ, hướng dẫn thủ tục cho vay và giải ngân các nguồn vốn trên.
- Hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên về các thủ tục, quy trình vay vốn, cách thức xây dựng dự án, hồ sơ vay vốn.
- Giai đoạn 2023 - 2025: Dự kiến mỗi năm không quá 1 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2026 - 2030: Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2023 - 2025, Sở Tài chính tham mưu bố trí kinh phí cho phù hợp với khả năng cân đối ngân sách địa phương.
1. Tỉnh đoàn Thanh Hóa
- Chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai chương trình theo từng giai đoạn và hàng năm; chủ trì phối hợp với các sở, ngành và các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp của Kế hoạch.
- Chỉ đạo hướng dẫn các huyện, thị, thành đoàn và đoàn trực thuộc xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai các hoạt động của Kế hoạch tại địa phương, đơn vị.
- Lập dự toán kinh phí tổ chức thực hiện gửi về Sở Tài chính thẩm định, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện theo quy định.
- Hàng năm, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch; kịp thời đề xuất, kiến nghị các vấn đề phát sinh, cần điều chỉnh với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Tham mưu tổ chức đánh giá sơ kết, tổng kết Kế hoạch; đề xuất biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích nổi bật trong triển khai, thực hiện tại các địa phương, đơn vị.
2. Sở Tài chính: Thẩm định dự toán kinh phí của Kế hoạch do Tỉnh đoàn đề xuất; trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kinh phí cho Tỉnh đoàn triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch đảm bảo đúng quy định.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Phối hợp với Tỉnh đoàn trong tổ chức thực hiện kế hoạch, hỗ trợ, hướng dẫn về hồ sơ, thủ tục thành lập doanh nghiệp, thành lập hợp tác xã cho thanh niên khởi nghiệp.
4. Sở Khoa học và Công nghệ
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Tỉnh đoàn để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch đảm bảo đạt hiệu quả.
Hướng dẫn, hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; kết nối mạng lưới chuyên gia tư vấn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp theo các ngành nghề, lĩnh vực; phối hợp giới thiệu, kết nối các dự án khởi nghiệp của thanh niên có tiềm năng tăng trưởng cao với các tổ chức ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp.
5. Sở Nội vụ: Hỗ trợ, phối hợp với Tỉnh đoàn trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch; đánh giá rút kinh nghiệm theo từng giai đoạn về việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với Tỉnh đoàn để tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch đảm bảo đạt hiệu quả; triển khai các giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp cho thanh niên, học sinh, sinh viên trong các cơ sở giáo dục, đào tạo.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp hỗ trợ các hoạt động nâng cao năng lực công nghệ thông tin; nâng cao nhận thức và năng lực chuyển đổi số cho thanh niên phục vụ quá trình khởi nghiệp.
8. Sở Công thương: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị có liên quan hỗ trợ phát triển các kênh phân phối và tiêu thụ sản phẩm khởi nghiệp của thanh niên.
9. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp triển khai, hỗ trợ các ý tưởng khởi nghiệp, các mô hình khởi nghiệp của thanh niên trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu.
10. Sở Tư pháp: Hỗ trợ tư vấn pháp lý cho thanh niên khởi nghiệp, doanh nghiệp do thanh niên làm chủ.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Phối hợp với Tỉnh đoàn hỗ trợ triển khai các hoạt động đào tạo, nâng cao năng lực khởi nghiệp cho thanh niên nông thôn; chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho đoàn viên, thanh niên nông thôn trong xây dựng các mô hình khởi nghiệp, phát triển kinh tế.
12. Ngân hàng Chính sách xã hội chi nhánh Thanh Hóa: Hàng năm, căn cứ vào kết quả giải thưởng cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp trong đoàn viên thanh niên và danh sách các mô hình thanh niên khởi nghiệp có nhu cầu vay vốn do Tỉnh đoàn cung cấp, Ngân hàng Chính sách xã hội phối hợp cùng với các cấp bộ đoàn cơ sở thẩm định các dự án đủ điều kiện được vay vốn để Tỉnh đoàn làm cơ sở trình UBND tỉnh hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay, cũng như làm căn cứ phân giao chỉ tiêu nguồn vốn kịp thời cho các đơn vị giải ngân.
13. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa
- Phối hợp chặt chẽ với Tỉnh đoàn, các sở, ban, ngành trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch.
- Tích cực tham gia công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, doanh nhân và các tổ chức khác giúp đỡ, đỡ đầu, hỗ trợ kinh phí để thực hiện các ý tưởng, dự án khởi nghiệp khả thi.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường công tác đào tạo, góp phần hỗ trợ phong trào thanh niên khởi nghiệp.
14. Các cơ quan báo chí của tỉnh
Phối hợp với Tỉnh đoàn tăng cường công tác tuyên truyền việc thực hiện Kế hoạch hỗ trợ thanh niên tỉnh Thanh Hóa khởi nghiệp, giai đoạn 2023 - 2030.
15. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chỉ đạo các ngành chức năng ở địa phương phối hợp với Đoàn thanh niên cùng cấp xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đảm bảo hiệu quả, đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Bố trí ngân sách và tăng cường huy động các nguồn lực hỗ trợ kinh phí để Đoàn thanh niên cùng cấp triển khai thực hiện Kế hoạch tại địa phương.
- Định kỳ hàng năm, gửi báo cáo tình hình kết quả thực hiện Kế hoạch về Tỉnh đoàn; tổ chức sơ kết, tổng kết và gửi báo cáo về Tỉnh đoàn theo Kế hoạch để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.