ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 3 năm 2014 |
Thực hiện Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt và tổ chức thực hiện các Đề án tại Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa XI); Quyết định 3508/QĐ-UBND ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành kế hoạch triển khai thực hiện các Đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật”; Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2013 - 2016”, với những nội dung cụ thể như sau:
1. Huy động sự phối hợp của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, phát huy sáng kiến và tính chủ động sáng tạo của mỗi tổ chức thành viên, tạo nên sức mạnh tổng hợp để tuyên truyền pháp luật sâu rộng đến từng người dân; góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của mỗi người dân, tạo nếp sống tự quản theo pháp luật trong cộng đồng dân cư; từng bước hạn chế mọi hành vi vi phạm pháp luật; giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh.
2. Tổ chức thực hiện Đề án nhằm tiếp tục nâng cao kỹ năng tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và vận động nhân dân chấp hành pháp luật của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các Ban công tác Mặt trận và các tổ chức thành viên ở cộng đồng khu dân cư.
3. Phấn đấu đến hết năm 2016, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, người đứng đầu các tổ chức thành viên Mặt trận cấp xã; Ban công tác Mặt trận, chi hội, chi đoàn các tổ chức thành viên ở cộng đồng khu dân cư trên địa tỉnh được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật.
4. Tiếp tục xây dựng, phát huy và nhân rộng mô hình “Nhóm nòng cốt”, các “Câu lạc bộ pháp luật”, các “Điểm sáng” về chấp hành pháp luật ở xã, phường, thị trấn để tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật; phấn đấu đến năm 2016 mỗi xã, phường, thị trấn ở các huyện, thị xã, thành phố có ít nhất một mô hình hoạt động hiệu quả.
5. Việc thực hiện Đề án phải lấy khu dân cư làm địa bàn tổ chức thực hiện và lồng ghép việc nâng cao chất lượng cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, các phong trào thi đua do Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân phát động. Từng bước xây dựng nội dung, cơ chế phối hợp hiệu quả giữa Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên với các cơ quan chức năng trong công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân chấp hành pháp luật.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nội dung:
a) Tập trung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phát động các phong trào chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư.
b) Tiếp tục xây dựng, phát huy và nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả của các “Nhóm nòng cốt”, các “Câu lạc bộ pháp luật”, các “Điểm sáng về chấp hành pháp luật” tại xã, phường, thị trấn.
c) Vận động nhân dân tham gia tích cực các phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; phòng, chống tội phạm; phòng, chống tham nhũng; giám sát việc thực quy chế dân chủ, công tác hòa giải và việc thực hiện quy ước, hương ước tại địa bàn cơ sở.
d) Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng kiến thức pháp luật, kỹ năng tập hợp, tuyên truyền vận động nhân dân cho Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các tổ chức thành viên.
2. Giải pháp thực hiện
a) Tiếp tục phát động phong trào chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng chương trình kế hoạch cụ thể về nội dung tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư. Theo đó, các tổ chức thành viên của Mặt trận tổ chức phát động phong trào thi đua chấp hành pháp luật trong đoàn viên, hội viên của mình và cộng đồng dân cư.
- Phát huy vai trò gương mẫu chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, đảng viên và cá nhân tiêu biểu ở cộng đồng dân cư, khả năng tập hợp, vận động nhân dân chấp hành pháp luật ở Ban công tác mặt trận, Chi hội, Chi đoàn của các tổ chức thành viên.
- Công nhận cộng đồng dân cư chấp hành pháp luật gắn với cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư" và được lồng ghép với các phong trào thi đua của từng tổ chức thành viên.
- Tiếp tục tổ chức phát động đến các hộ gia đình, cá nhân ký cam kết không vi phạm pháp luật, nêu cao gương người tốt, việc tốt trong việc chấp hành pháp luật, kiên quyết đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật.
- Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật gắn với việc thực hiện hương ước, quy ước nhằm phát huy hiệu lực của hương ước, quy ước ở cộng đồng khu dân cư.
- Lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật vào nội dung, chương trình hoạt động tại các trung tâm văn hóa, nhà văn hóa, tụ điểm sinh hoạt văn hóa, câu lạc bộ văn hóa, đội thông tin lưu động, câu lạc bộ pháp luật.
- Tăng cường các hình thức tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt khu dân cư, sinh hoạt câu lạc bộ thông qua "Nhóm nòng cốt"; tiếp tục xây dựng tủ sách pháp luật; biên tập và phát hành tờ rơi, tờ gấp pháp luật đến từng khu dân cư; tổ chức các cuộc, hội thi tìm hiểu pháp luật.
- Tiếp tục đẩy mạnh các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả như: Tuyên truyền miệng, tuyên truyền thông qua mạng lưới truyền thanh cơ sở, lồng ghép tuyên truyền trong lễ hội, phát tờ rơi, tờ gấp, sinh hoạt tổ nhân dân...
b) Tiếp tục xây dựng và nhân rộng lực lượng nòng cốt vận động nhân dân chấp hành pháp luật ở khu dân cư
- Đối với các huyện đã xây dựng được mô hình “Nhóm nòng cốt”, “Câu lạc bộ pháp luật” tiếp tục nhân rộng; các huyện chưa xây dựng được mô hình “Nhóm nòng cốt” thì tiến hành xây dựng mô hình điểm để tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tại cộng đồng dân cư, bao gồm: Ban công tác Mặt trận, Chi hội Nông dân, Chi hội Phụ nữ, Chi đoàn Thanh niên, Chi hội cựu chiến binh, Chi hội Người cao tuổi và người có trình độ, uy tín tại khu dân cư (thôn, làng, bản, khu phố, tổ dân phố...). Mỗi “Nhóm nòng cốt” ở khu dân cư có từ 5 - 10 người tùy theo quy mô dân số và địa bàn.
- Tại các địa bàn khu dân cư xây dựng mô hình điểm về chấp hành pháp luật cần tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm sau:
+ Địa bàn thành thị xây dựng mô hình điểm về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội...
+ Địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số xây dựng mô hình điểm về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng, hôn nhân và gia đình...
+ Địa bàn nông thôn ven đô thị xây dựng mô hình điểm về chấp hành pháp luật trong lĩnh vực đất đai, giao thông, hòa giải tại cộng đồng...
c) Tổ chức hội nghị tập huấn, trao đổi rút kinh nghiệm
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh tổ chức tập huấn bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp và các Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư. Hàng năm, hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc cấp xã, Ban Công tác Mặt trận xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, trao đổi rút kinh nghiệm nhằm đánh giá công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, trọng tâm là đánh giá việc xây dựng các mô hình điểm, cách thức hoạt động của các “Nhóm nòng cốt”, “Câu lạc bộ pháp luật” ở khu dân cư nhân ra diện rộng.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các huyện, thị xã, thành phố tổ chức tập huấn cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn và các khu dân cư được chọn làm điểm để triển khai thực hiện Đề án; cung cấp tài liệu pháp luật thiết yếu có liên quan trực tiếp đến việc tổ chức thực hiện Đề án ở cộng đồng khu dân cư.
d) Kết hợp việc thực hiện Đề án với phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
Việc thực hiện các chương trình quốc gia về phòng, chống tội phạm, ma túy, xóa đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường, y tế; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới...công tác tiếp dân, xử lý đơn thư khiếu nại tố cáo, hòa giải ở cơ sở của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân để tuyên truyền, tư vấn pháp luật cho các đoàn viên, hội viên và nhân dân. Huy động sự tham gia của đông đảo nhân dân trong việc thực hiện các nội dung của Đề án với phương châm “Nhà nước hỗ trợ, nhân dân vận động, nhân dân tự nguyện thực hiện”.
đ) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội phối hợp chặt chẽ với các Sở, ban, ngành có liên quan, chính quyền địa phương tổ chức thực hiện các nội dung của Đề án, lựa chọn cán bộ có năng lực, uy tín, hiểu biết về pháp luật làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; thường xuyên kiện toàn, củng cố nâng cao chất lượng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật trong hệ thống Mặt trận và các tổ chức thành viên của Mặt trận.
e) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn, đôn đốc việc triển khai Đề án; tăng cường trao đổi thông tin giữa Trung ương với địa phương, giữa địa phương với địa phương nhằm phát huy tối đa tính hiệu quả của Đề án.
a) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh
- Xây dựng kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện Đề án hàng năm và trong từng giai đoạn.
- Chủ trì, phối hợp với các tổ chức thành viên, tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật trong đoàn viên, hội viên trong hệ thống của mình bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, lựa chọn nội dung tuyên truyền cho phù hợp với từng đối tượng, thời gian để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao.
- Phối hợp với Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Sở Tư pháp tổ chức biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở cộng đồng dân cư.
- Phối hợp với các ban, ngành cấp tỉnh tổ chức kiểm tra nắm bắt tình hình thực hiện công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư tại một số địa bàn phân công.
- Hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Đề án tại cộng đồng dân cư.
- Lập dự toán kinh phí thực hiện Đề án trong từng năm và từng giai đoạn, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.
- Gắn việc thực hiện Đề án với việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với việc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
b) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh
- Sở Tư pháp: Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo việc biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở cộng đồng dân cư, tập trung các nguồn lực làm chuyển biến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật ở một số lĩnh vực, một số địa bàn trọng điểm.
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Tăng cường chỉ đạo xây dựng và phát triển hệ thống thiết chế văn hóa ở cơ sở; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, tập trung vào những địa bàn xây dựng mô hình điểm thực hiện các Đề án gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
- Sở Thông tin và Truyền thông: Tăng cường, nâng cao chất lượng hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở, tăng cường tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật cho toàn dân thông qua các loại hình sách, báo, tạp chí điện tử và các trang thông tin điện tử khác.
- Sở Tài chính: Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh hướng dẫn các địa phương, các cơ quan liên quan về cơ chế quản lý tài chính trong quá trình thực hiện Đề án.
- Hội Nông dân tỉnh: Phối hợp các cơ quan tham gia Đề án tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, hội viên, nông dân; phát huy vai trò nòng cốt của Hội Nông dân trong việc nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư nông thôn; lồng ghép tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật với hoạt động của câu lạc bộ nông dân với pháp luật, phong trào nông dân sản xuất giỏi, nông dân xây dựng nông thôn mới...
- Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh: Tăng cường phổ biến giáo dục pháp luật cho đoàn viên, thanh niên; phát huy vai trò nòng cốt của thanh niên trong công tác phòng, chống ma túy, tệ nạn xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện Luật hôn nhân và gia đình, Luật Nghĩa vụ quân sự...Gắn việc thực hiện Đề án với đẩy mạnh phong trào “Thanh niên tình nguyện thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
- Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho hội viên và gia đình hội viên; phát huy vai trò nòng cốt của Hội Liên hiệp Phụ nữ trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, xây dựng gia đình văn hóa, phòng chống bạo lực gia đình, buôn bán phụ nữ, trẻ em...
- Hội cựu chiến binh tỉnh: Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật trong hội viên và gia đình hội viên; phát huy vai trò nòng cốt của Hội cựu chiến binh trong việc nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật ở cộng đồng dân cư; gắn việc thực hiện Đề án với đẩy mạnh phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”.
c) UBND các huyện, thị xã, thành phố
UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào Kế hoạch này phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh; chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí nguồn kinh phí để tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch thực hiện Đề án tại địa phương.
d) Ủy ban MTTQ các huyện, thị xã, thành phố
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm phối hợp với chính quyền, các tổ chức thành viên của Mặt trận xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Đề án và hướng dẫn Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện Đề án tại địa phương, lập dự toán kinh phí hàng năm và từng giai đoạn trình UBND cùng cấp phê duyệt.
- Giai đoạn I (năm 2013 và 2014): Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện Đề án; lựa chọn địa bàn tiếp tục xây dựng và nhân rộng mô hình làm điểm; tổ chức các nội dung của Đề án; tổ chức tập huấn cho cán bộ Mặt trận làm công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật từ tỉnh đến Ban công tác Mặt trận; kiểm tra việc thực hiện Đề án, tổ chức sơ kết thực hiện chỉ đạo điểm, xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án từ năm 2015 đến 2016.
- Giai đoạn II (năm 2015 đến hết năm 2016): Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua thực hiện Đề án, tập trung tuyên truyền, nhân rộng các mô hình điểm; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Đề án; tổng kết đánh giá việc thực hiện Đề án trên địa tỉnh.
3. Kinh phí triển khai kế hoạch thực hiện Đề án
a) Kinh phí triển khai kế hoạch thực hiện Đề án được đảm bảo từ ngân sách địa phương theo quy định về phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và nguồn kinh phí Trung ương hỗ trợ cho địa phương để triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
Việc lập kinh phí chi tiết hàng năm được thực hiện theo đúng quy định của Luật ngân sách Nhà nước trên cơ sở nội dung kế hoạch thực hiện Đề án đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
b) Cơ quan chủ trì kế hoạch thực hiện Đề án; các Sở, ngành, tổ chức đoàn thể có thể huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ từ các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước để triển khai thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2013 - 2016”; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ Trưởng ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.