ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 19/KH-UBND |
Long Xuyên, ngày 12 tháng 7 năm 2010 |
Căn cứ công văn số 1829/BTNMT-KH ngày 24 tháng 5 năm 2010 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn xây dựng kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) và năm 2011 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.
Căn cứ điều kiện thực tế trên địa bàn tỉnh An Giang, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2011 và 5 năm (2011 - 2015), cụ thể như sau:
A. Đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu năm 2010
I. Nhiệm vụ được giao năm 2010
Số TT |
Tên nhiệm vụ |
Kinh phí thực hiện |
Mức độ hoàn thành (%) |
01 |
Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2009 - 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1618/QĐ-UBND ngày 28/7/2009 của UBND tỉnh AG |
|
100 |
02 |
Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh An Giang |
147,426 |
100 |
03 |
Quy hoạch bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020 |
551 |
100 |
04 |
Lập Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang đến năm 2020 có tính toán thích ứng với biến đổi khí hậu |
2.339,739 |
100 |
05 |
Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020 |
160 |
100 |
II. Đánh giá tình hình thực hiện năm 2010
1. Công tác chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện
Nhận thức được tầm quan trọng của ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến phát triển kinh tế, xã hội và môi trường đối với nước ta, cũng như khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung và tỉnh An Giang nói riêng, Tỉnh ủy và Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã có những chỉ đạo cụ thể đến các ngành chức năng của tỉnh trong việc xây dựng các kế hoạch, chương trình, dự án về đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực phát triển, cũng như bảo vệ đời sống của dân cư khu vực, nhằm đưa ra những giải pháp hợp lý trong công tác quản lý, điều hành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh như: Chỉ đạo xây dựng Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2009 - 2020; Xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh An Giang; Chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh, các quy hoạch, kế hoạch ngành phải gắn với nội dung thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, để tập trung quản lý, thực hiện, Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường làm đầu mối xây dựng kế hoạch hành động cho toàn tỉnh nhằm phục vụ triển khai các nhiệm vụ trên toàn tỉnh.
Song song đó, để từng bước tiếp cận về thông tin và gửi thông điệp về sự cần thiết huy động nhiều nguồn lực cùng tham gia trong công tác này, Tỉnh cũng đã phối hợp Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam và Đại sứ quán Thụy Điển - Hà Nội tổ chức Hội thảo Hợp tác đối tác An Giang - Thụy Điển về môi trường, năng lượng tái tạo và biến đổi khí hậu tại tỉnh An Giang. Thông qua Hội thảo đã giúp một số cán bộ quản lý thuộc các ngành tỉnh, huyện và một số doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến thủy sản từng bước tiếp cận thông tin có liên quan trong lĩnh vực này.
2.1. Kết quả thực hiện đến hết tháng 6 năm 2010
- Xây dựng và phê duyệt Chương trình hành động thích ứng với biến đổi khí hậu của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang giai đoạn 2009-2020 theo Quyết định số 1618/QĐ-UBND ngày 28/7/2009 của UBND tỉnh An Giang.
- Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh An Giang đã cơ bản hoàn thành. Hiện đang trong giai đoạn xem xét, phê duyệt để làm căn cứ tổ chức thực hiện các mục tiêu, chương trình, dự án.
- Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020 với nhiều chương trình, dự án nhằm mục tiêu ứng phó với Biến đổi khí hậu đã được Hội đồng nhân dân tỉnh An Giang thông qua.
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang đến năm 2020 có thích ứng với biến đổi khí hậu đang được thực hiện. Dự kiến hoàn thành và thông qua Hội đồng nhân dân tỉnh vào kỳ họp cuối năm 2010.
- Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định số 1171/QĐ-UBND ngày 25/6/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang.
2.2. Kế hoạch triển khai 6 tháng cuối năm 2010
- Phê duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với Biến đổi khí hậu tỉnh An Giang như: thành lập Ban chỉ đạo của tỉnh, Tổ chuyên môn giúp việc về ứng phó với Biến đổi khí hậu.
- Phân công nhiệm vụ đối với từng sở ngành tỉnh và Ủy bản nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thực hiện các chương trình, mục tiêu, dự án, nội dung theo Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu được duyệt.
- Triển khai thực hiện Quy hoạch Bảo vệ môi trường tỉnh An Giang đến năm 2020 với nhiều chương trình, dự án phục vụ mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Trình Chính phủ phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất tỉnh An Giang đến năm 2020 có tính toán thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Triển khai lập Quy hoạch sử dụng đất cho 04 huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh có tính toán thích ứng với biến đổi khí hậu.
3. Huy động các nguồn lực thực hiện
Công tác ứng phó với Biến đổi khí hậu tỉnh An Giang mới chỉ ở những bước đầu tiên của việc quản lý và triển khai thực hiện nên các công trình, dự án phục vụ cho mục tiêu ứng phó với Biến đổi khí hậu gần như chưa có mà chỉ dừng lại ở mức sử dụng ngân sách tỉnh để xây dựng các kế hoạch, chương trình nhằm làm cơ sở xin hỗ trợ từ Trung ương và hỗ trợ đầu tư từ các tổ chức trong và ngoài nước.
4. Những tồn tại trong quá trình thực hiện và nguyên nhân
4.1. Những tồn tại
- Biến đổi khí hậu là lĩnh vực tương đối mới đối với tỉnh An Giang nên quá trình triển khai xây dựng các kế hoạch, chương trình còn nhiều bất cập, lúng túng nên dẫn đến mất nhiều thời gian.
- Nguồn kinh phí của địa phương rất hạn chế, trong khi phải đầu tư cho rất nhiều lĩnh vực nhằm phục vụ phát triển hài hòa các ngành, các lĩnh vực của tỉnh nên việc đầu tư cho nghiên cứu, xây dựng các chương trình, kế hoạch thích ứng với Biến đổi khí hậu không nhiều cũng phần nào ảnh hưởng đến sự chuẩn bị của tỉnh cho công tác này.
- Đội ngũ cán bộ có chuyên môn cao, am hiểu về tác động của biến đổi khí hậu của tỉnh hầu như rất ít, đồng thời việc thiếu thông tin định hướng trong việc xây dựng các dự án trọng tâm ứng phó với biến đổi khí hậu để có thể thu hút đầu tư kinh phí từ các nguồn lực quốc tế nên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai.
4.2. Nguyên nhân
- Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, cũng như các nhà khoa học trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu của tỉnh còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng nên dẫn đến lúng túng khi tổ chức thực hiện.
- Nguồn kinh phí để đầu tư các công trình, dự án trong lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu rất hạn chế, trong khi nhu cầu là rất lớn.
5. Bài học kinh nghiệm về quản lý và đề xuất giải pháp cần thiết trong giai đoạn tiếp theo
5.1. Bài học kinh nghiệm
- Để thực hiện tốt công tác quản lý, cần tập trung đầu mối vào một ngành trực tiếp quản lý việc thực hiện để tránh việc đầu tư dàn trãi, trùng lắp vừa mất thời gian, đồng thời hiệu quả mang lại cũng không cao.
- Cần có sự phối hợp tốt với các viện trường, các nhà khoa học trong lĩnh vực ứng phó với Biến đổi khí hậu cả trong và ngoài nước để nghiên cứu, đề xuất các chương trình, dự án thật khả thi, hiệu quả.
- Tranh thủ các nguồn tài trợ quốc tế để đầu tư các dây chuyền sản xuất tiến tiến, hiện đại vừa phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, vừa góp phần bảo vệ môi trường.
- Cần có sự phối hợp trong toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong vấn đề ứng phó với Biến đổi khí hậu để có những tính toán đầu tư thập phù hợp mà vẫn đảm bảo mục tiêu đề ra.
5.2. Đề xuất, kiến nghị
- Kiến nghị với Bộ Tài nguyên và Môi trường:
+ Tăng cường đầu tư, hỗ trợ cho tỉnh An Giang bằng các nguồn vốn Trung ương, cũng như giúp tỉnh trong việc kêu gọi tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm thực hiện các công trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu theo kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) và năm 2011 nhằm phục vụ phát triển bền vững các ngành và các lĩnh vực.
+ Hỗ trợ tỉnh trong việc định hướng xây dựng các dự án ứng phó với biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng có khả năng tìm được nguồn tài trợ quốc tế.
+ Hỗ trợ kinh phí cho tỉnh An Giang trong việc xây dựng kế hoạch hành động cụ thể ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Phối hợp cùng các Bộ ngành trung ương nghiên cứu mở nhiều lớp đào tạo ngắn hạn về kiến thức ứng phó với biến đổi khí hậu cho cán bộ, công chức toàn ngành, song song với việc phối hợp với các Viện, Trường đại học để mở các chương trình đào tạo chính quy trong lĩnh vực này nhằm từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, các nhà khoa học ngày càng có chuyên môn cao, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng để thực hiện việc nghiên cứu, quản lý được tốt hơn.
+ Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo lồng ghép những kiến thức về biến đổi khí hậu vào trường học nhằm tạo sự nhận thức cho học sinh về vấn đề này.
- Các Bộ ngành Trung ương cần có những cơ chế, chính sách khuyến khích, cơ chế tài chính cụ thể cho công tác nghiên cứu, thực hiện đầu tư các công trình, dự án ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm thu hút được nhiều thành phần xã hội tham gia vào công tác này.
B. Đề xuất Kế hoạch thực hiện 5 năm (2011 - 2015) và năm 2011
I. Đề xuất kế hoạch 5 năm (2011 - 2015) thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (theo mẫu Phụ lục 1 đính kèm).
II. Đề xuất kế hoạch năm 2011 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu (theo mẫu Phụ lục 2 đính kèm).
C. Thông tin về các chương trình, dự án, đề tài, nhiệm vụ về biến đổi khí hậu ngoài phạm vi của Chương trình đã, đang và sẽ triển khai: Trình bày tại Phụ lục 3 (đính kèm).
D. Đề xuất danh mục các dự án liên quan đến biến đổi khí hậu để vận động tài trợ quốc tế: Trình bày tại Phụ lục 4 (đính kèm).
Đ. Thông tin về đơn vị đầu mối thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu: Trình bày tại phụ lục 5 (đính kèm).
Nơi nhận: |
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.