ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1892/KH-UBND |
Bến Tre, ngày 02 tháng 5 năm 2018 |
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 83/2017/NĐ-CP CỦA CHÍNH PHỦ VÀ THÔNG TƯ SỐ 08/2018/TT-BCA CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG AN VỀ CÔNG TÁC CỨU NẠN, CỨU HỘ CỦA LỰC LƯỢNG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ ban hành quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy; Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an ban hành hướng dẫn quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/4/2018, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể như sau:
1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong hoạt động cứu nạn, cứu hộ; huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành, các cấp tham gia; tổ chức thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo phương châm "bốn tại chỗ"; tích cực phòng ngừa và chủ động, sẵn sàng về mọi mặt để xử lý kịp thời, hiệu quả các sự cố, tai nạn xảy ra trên địa bàn tỉnh.
2. Triển khai đồng bộ các nội dung, biện pháp về công tác cứu nạn, cứu hộ; phải xác định công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ là nhiệm vụ thường xuyên và là trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Trong quá trình thực hiện phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các địa phương; chú trọng kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện và kịp thời sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm.
1. Tuyên truyền sâu, rộng nội dung Nghị định số 83/2017/NĐ-CP và Thông tư số 08/2018/TT-BCA nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm và hiệu quả thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên hướng dẫn, phổ biến kiến thức pháp luật, kỹ năng, biện pháp tổ chức thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ.
2. Thực hiện và duy trì tốt các biện pháp phòng ngừa sự cố, tai nạn và các điều kiện đảm bảo an toàn về cứu nạn, cứu hộ đúng quy định pháp luật và các tiêu chuẩn, quy chuẩn an toàn trên từng lĩnh vực phù hợp.
3. Làm tốt công tác kiểm tra của ngành chức năng; đồng thời, đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong tự kiểm tra, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác cứu nạn, cứu hộ tại địa bàn, cơ sở.
4. Xây dựng lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; củng cố, kiện toàn, lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, dân phòng đều khắp trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.
5. Thực hiện nghiêm chế độ huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cứu nạn, cứu hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho lực lượng phòng cháy và chữa cháy tại chỗ hoạt động; tổ chức tốt công tác thường trực sẵn sàng về lực lượng, phương tiện để chủ động, kịp thời xử lý các tình huống sự cố, tai nạn xảy ra.
6. Nắm chắc các điều kiện, nguồn lực có thể huy động tham gia giải quyết sự cố, tai nạn trên địa bàn tỉnh và có phương án, quy chế huy động phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xử lý các tình huống xảy ra.
7. Đảm bảo tốt việc xây dựng, thực tập, diễn tập các phương án cứu nạn, cứu hộ tại cơ sở, khu dân cư theo đúng quy định pháp luật.
8. Quan tâm đầu tư cho công tác cứu nạn, cứu hộ, nhất là trong việc thực hiện tốt các chế độ, chính sách theo quy định; mua sắm trang thiết bị, phương tiện phục vụ công tác cứu nạn, cứu hộ; tiếp tục phát triển mạng lưới các đơn vị Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh.
1. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tổ chức triển khai, quán triệt nội dung Nghị định số 83/2017/NĐ-CP ngày 18/7/2017 của Chính phủ và Thông tư số 08/2018/TT-BCA ngày 05/3/2018 của Bộ Công an; thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật, kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bằng nhiều nội dung, hình thức thích hợp, hiệu quả.
- Chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ, sự cố, tai nạn đối với công trình, địa điểm, phương tiện, thiết bị trong phạm vi phụ trách, quản lý; phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ và duy trì nghiêm túc các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định.
- Chỉ đạo, tổ chức việc tự kiểm tra định kỳ, đột xuất các điều kiện, biện pháp, phương án, kế hoạch đảm bảo an toàn cháy, nổ, sự cố, tai nạn đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý; nghiêm túc chấn chỉnh, khắc phục ngay những sơ hở, thiếu sót được phát hiện, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc củng cố, xây dựng phong trào toàn dân tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; phải tập trung kiện toàn các đội phòng cháy, chữa cháy cơ sở, dân phòng; đảm bảo chế độ huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ, phương tiện hoạt động và việc thường trực sẵn sàng của lực lượng này; giải quyết một cách tốt nhất các chế độ, chính sách cho lực lượng phòng cháy, chữa cháy cơ sở, dân phòng theo đúng quy định pháp luật.
- Chỉ đạo, tổ chức việc xây dựng, phê duyệt và thực tập, diễn tập phương án, kế hoạch cứu nạn, cứu hộ theo quy định, phải thường xuyên rà soát, bổ sung, chỉnh lý kịp thời các kế hoạch, phương án đã xây dựng cho phù hợp thực tế tại đơn vị, địa phương.
- Tập trung đầu tư kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, nhất là kinh phí phục vụ tuyên truyền, trang bị phương tiện, duy trì hoạt động và bồi dưỡng, huấn luyện cho lực lượng tại chỗ và các nhiệm vụ đột xuất, phát sinh có liên quan. Nghiên cứu thực hiện xã hội hóa kinh phí phục vụ công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo đúng quy định pháp luật.
- Tiến hành rà soát, thống kê các phương tiện có thể điều động tham gia chữa cháy, cứu nạn cứu hộ trên địa bàn quản lý. Cần có quy chế, giao kết cụ thể với các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc huy động phương tiện để đảm bảo triển khai kịp thời, nhanh chóng khi có yêu cầu.
- Tổ chức tốt công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ xảy ra ngay từ giai đoạn ban đầu. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, người đứng đầu cơ sở, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã phải nắm chắc và thực hiện nghiêm túc vai trò, trách nhiệm chỉ đạo, chỉ huy điều hành chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ đối với các vụ việc xảy ra trong địa bàn theo quy định.
- Đảm bảo tốt việc đề ra các chương trình, kế hoạch công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; việc lập hồ sơ theo dõi, quản lý; chế độ thông tin, thống kê báo cáo và sơ kết, tổng kết công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong phạm vi phụ trách, quản lý.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai, quán triệt và theo dõi, đôn đốc các ngành, các cấp trong việc tổ chức thực hiện Nghị định số 83/2017/NĐ-CP của Chính phủ và Thông tư số 08/2018/TT-BCA của Bộ Công an, gắn với thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp PCCC & CNCH trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước về công tác cứu nạn, cứu hộ; chủ động đề xuất cấp ủy, chính quyền các chủ trương, giải pháp, chính sách về công tác phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện và tổng hợp kết quả, tiến hành sơ kết, tổng kết báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công an theo quy định.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; hướng dẫn, đôn đốc việc củng cố, xây dựng lực lượng tại chỗ và phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng tại chỗ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
- Thực hiện tốt công tác kiểm tra, hướng dẫn về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, chú trọng kiểm tra trách nhiệm, điều kiện đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Qua kiểm tra phải kịp thời chấn chỉnh những hạn chế, tồn tại và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định pháp luật.
- Xây dựng quy chế phối hợp với các đơn vị chức năng có liên quan trong công tác cứu nạn, cứu hộ; kiện toàn tổ chức, biên chế, nâng cao trình độ, năng lực của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ bảo đảm thực hiện đồng bộ, có hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
- Đảm bảo sẵn sàng về lực lượng, phương tiện, tổ chức thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận, xử lý kịp thời thông tin về các vụ cháy, nổ, sự cố, tai nạn và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ theo quy định. Tăng cường công tác huấn luyện nghiệp vụ, công tác xây dựng, thực tập phương án, nhất là các phương án phối hợp nhiều lực lượng trong chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công an các dự án đầu tư trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phù hợp trong từng giai đoạn. Trước mắt cần tiếp tục nghiên cứu đề xuất việc thực hiện Đề án Phát triển tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Bến Tre đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
- Phối hợp với Công an tỉnh và các cơ quan đơn vị có liên quan tổ chức công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện tốt việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; chủ trì rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ để đề xuất, kiến nghị việc điều chỉnh, bổ sung, thay thế cho phù hợp.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng; đồng thời chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan liên quan tăng cường tuyên truyền sâu, rộng các nội dung về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp Công an tỉnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng các thành tựu công nghệ thông tin, truyền thông hiện đại vào công tác quản lý, chỉ huy, điều hành công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
5. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong lĩnh vực quản lý, nhất là đối với các khu du lịch, cơ sở vui chơi giải trí tập trung đông người.
- Chủ trì, phối hợp với sở, ngành, địa phương có liên quan tổ chức các hoạt động tuyên truyền, cổ động rộng rãi về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ. Phát huy tối đa hiệu quả các hình thức sân khấu hóa, sáng tác văn học, nghệ thuật .v.v. trong hoạt động tuyên truyền. Hàng năm, chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương tổ chức các hoạt động thiết thực hưởng ứng “Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy” (ngày 4/10) phù hợp.
Phối hợp với Công an tỉnh xây dựng, thẩm định nội dung, thời lượng phổ biến kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phù hợp để đưa vào chương trình giảng dạy, hoạt động ngoại khóa trong các trường học và cơ sở giáo dục khác trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy, tai nạn, sự cố trong lĩnh vực giao thông vận tải; nâng cao chất lượng đăng kiểm các phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy góp phần làm giảm các sự cố gây tai nạn về giao thông.
- Chủ động phối hợp với Công an tỉnh, các đơn vị liên quan trong tổ chức chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong lĩnh vực giao thông vận tải theo chức năng, nhiệm vụ.
Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn phòng chống cháy, nổ, sự cố, tai nạn trong thi công, quản lý, sử dụng các công trình xây dựng. Phối hợp với Công an tỉnh và các Sở, ngành liên quan trong giải quyết các tai nạn, sự cố thuộc lĩnh vực quản lý.
9. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về đảm bảo an toàn lao động trong hoạt động sản xuất. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, huấn luyện về an toàn lao động, nhất là đối với người lao động làm việc trong khu vực, môi trường có nguy cơ xảy ra cháy, nổ, tai nạn, sự cố.
Hàng năm, cân đối ngân sách đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh cấp kinh phí cho công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ theo quy định. Ưu tiên bố trí kinh phí đầu tư nâng cấp cơ sở, vật chất, nâng cao năng lực hoạt động của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra.
- Phối hợp, hướng dẫn Công an tỉnh xây dựng các Đề án, Dự án về cơ sở vật chất, trang bị phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, thực hiện; có kế hoạch đầu tư thực hiện Đề án Phát triển tổng thể hệ thống cơ sở của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tỉnh Bến Tre đến năm 2020 va tầm nhìn đến năm 2030 theo tiến độ đề ra.
- Phối hợp Sở Tài chính xây dựng dự toán và phân bổ ngân sách đầu tư cho các dự án, đề án về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Công an tỉnh trong công tác huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ sơ cấp cứu ban đầu trong các tình huống cháy, nổ, sự cố, tai nạn.
- Sẵn sàng về lực lượng và phương tiện tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ các vụ cháy, nổ, tai nạn, sự cố lớn, phức tạp; các tình huống cấp cứu đối với nạn nhân cần hỗ trợ về y tế.
Quản lý đảm bảo an toàn hệ thống điện, mạng lưới điện trên địa bàn tỉnh đề phòng tai nạn, sự cố. Phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Công an tỉnh trong quản lý điện phục vụ công tác chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ.
14. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội tỉnh
- Phối hợp với Công an tỉnh hướng dẫn, tuyên truyền về công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đến các hội viên, đoàn viên và toàn thể nhân dân.
- Triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ ở cơ quan, đơn vị mình.
- Phối hợp tổ chức giám sát công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn tỉnh.
1. Căn cứ nội dung Kế hoạch này, các sở, ban, ngành, đoàn thể được phân công nhiệm vụ và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có kế hoạch cụ thể hóa thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được giao; các sở, ban, ngành còn lại tổ chức quán triệt và lồng ghép vào chương trình, nghị quyết của đơn vị để thực hiện. Kế hoạch thực hiện của các sở, ban, ngành, đoàn thể và các địa phương gửi về Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh) chậm nhất ngày 15/5/2018 để theo dõi. Định kỳ, hàng năm, tổ chức sơ kết và báo cáo kết quả thực hiện về Công an tỉnh (qua Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh) trước ngày 18/11 để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Giao Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ tổ chức sơ, tổng kết tình hình, kết quả và báo cáo về trên theo quy định./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.