ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 188/KH-UBND |
Quảng Ninh, ngày 25 tháng 7 năm 2023 |
Thực hiện Chương trình hành động số 30-Ctr/TU ngày 05/5/2023 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới (gọi tắt là CTHĐ); theo đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Văn bản số 693/SKHCN-QLCN ngày 15/6/2023 và ý kiến các thành viên UBND tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 30-Ctr/TU ngày 05/5/2023 của Tỉnh ủy Quảng Ninh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới, như sau:
- Cụ thể hóa Chương trình hành động số 30-Ctr/TU ngày 05/5/2023 của Tỉnh ủy Quảng Ninh về thực hiện Nghị số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Phân công nhiệm vụ cụ thể để các sở, ban, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện, hoàn thành các mục tiêu đề ra.
- Việc tổ chức thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả; đồng thời, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, bổ sung, cập nhật những chủ trương, nhiệm vụ mới đáp ứng với yêu cầu, đòi hỏi của thực tiễn tại tỉnh Quảng Ninh.
- Chủ động lồng ghép các nội dung phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các chương trình, dự án có liên quan.
1. Đến năm 2025:
- Thành lập 01 Khu trình diễn, giới thiệu, chuyển giao mô hình thực nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, lưu trữ nguồn gen tại huyện Tiên Yên.
- Hình thành và phát triển số lượng doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng thêm tối thiểu 15-20% so với năm 2020.
- Ứng dụng các chế phẩm sinh học (phân bón sinh học, thuốc bảo vệ thực vật nguồn gốc sinh học, chế phẩm bảo quản, xử lý môi trường,...) trong trồng trọt, lâm nghiệp, chăn nuôi, thú y, nuôi trồng thủy sản thay thế tối thiểu 20% các sản phẩm nguồn gốc hóa học.
- 100% các mô hình sản xuất nông nghiệp có ứng dụng công nghệ sinh.
- Ứng dụng ít nhất 02 kỹ thuật về công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác y tế dự phòng, chẩn đoán, khám và điều trị bệnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
- Hoàn thiện bộ cơ sở dữ liệu các nguồn gen bản địa được lưu giữ, bảo tồn. Có ít nhất 4 cơ sở đăng ký tham gia mạng lưới bảo tồn gen quốc gia1.
- Lưu giữ, bảo tồn tại chỗ được ít nhất 04 nguồn gen bản địa có giá trị khoa học, giá trị kinh tế; Bảo tồn tại chỗ kết hợp bảo tồn chuyển chỗ ít nhất 12 nguồn gen nguy cấp, quý, hiếm và ưu tiên bảo vệ; thử nghiệm phát triển ít nhất 01 nguồn gen tái tổ hợp lĩnh vực nông nghiệp.
- Quản lý hiệu quả Khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần, huyện Cô Tô, Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui tại huyện Tiên Yên và hoàn thành việc đề xuất quốc tế công nhận Khu bảo tồn đất ngập nước Đồng Rui là khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Khu Ramsar).
2. Đến năm 2030:
- 100% các hộ gia đình có xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ ứng dụng công nghệ sinh học.
- Ứng dụng công nghệ sinh học vào các khu nông nghiệp công nghệ cao: Trung tâm sản xuất giống công nghệ cao và nuôi thực nghiệm giống hải sản Quảng Ninh tại xã Đại Bình, huyện Đầm Hà; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chăn nuôi bò sữa tại huyện Đầm Hà. Thành lập khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Tiên Yên (giống cây). Hình thành Khu nông nghiệp công nghệ cao (trồng hoa chất lượng cao, tạo giống cây...) tại huyện Bình Liêu.
3. Đến năm 2045: Tỉnh Quảng Ninh có nguồn nhân lực, cơ sở vật chất hiện đại, đồng bộ, đủ khả năng tiếp thu, làm chủ công nghệ sinh học, tiến tới sáng tạo các công nghệ mới, tiên tiến; đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách nhà nước, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững. Công nghiệp sinh học đóng góp 10-15% vào GRDP.
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức trong cả hệ thống chính trị, người dân và doanh nghiệp về tầm quan trọng của phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống Nhân dân.
- Phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học là một nội dung, nhiệm vụ được xác định trong chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, ngành, lĩnh vực.
- Chú trọng giới thiệu thành tựu công nghệ sinh học, các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và ứng dụng nổi bật của công nghệ sinh học vào sản xuất; chủ động tuyên truyền các tập thể, cá nhân điển hình trong nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học. Kịp thời khen thưởng, tôn vinh các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động hiệu quả.
- Rà soát, hoàn thiện, ban hành các cơ chế, chính sách, các quy định quản lý theo hướng đơn giản về thủ tục hành chính để thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nghiên cứu, ứng dụng, sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học; bảo đảm an toàn sinh học; quản lý, sử dụng có hiệu quả các khoản chi sự nghiệp khoa học và công nghệ đúng mục đích, hiệu quả, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực: (1) Quy định quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh; (2) Quy định định mức xây dựng, phân bổ dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; (3) Điều lệ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quảng Ninh theo hướng mở rộng đối tượng, phạm vi hoạt động, đổi mới cơ chế quản lý; (4) Cơ chế tài chính hỗ trợ hoạt động khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; (5) Chính sách duy trì, lưu giữ nguồn gen trên địa bàn tỉnh.
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời theo quy định các cơ chế, chính sách để đẩy mạnh phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học, sản xuất các sản phẩm công nghệ sinh học có giá trị cao trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, y dược, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu...; khuyến khích đầu tư nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học đối với các địa bàn vùng miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều khó khăn gắn với thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; giảm nghèo bền vững), Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 17/5/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh “Về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.
- Hàng năm, xây dựng danh mục nhiệm vụ KH&CN cho năm tiếp theo ngân sách về phát triển công nghệ sinh học.
3.1. Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo, nhân giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản phục vụ tốt nhu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thủy sản của tỉnh, cụ thể:
- Ứng dụng các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có khả năng chống chịu sâu, bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu, có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu của Quảng Ninh vào thực tiễn phục vụ sản xuất sản phẩm hàng hóa. Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh như: cây Keo, cây Ba kích, một số loài hoa, nấm ăn (kim châm, đùi gà, sò, mỡ ), nấm dược liệu (Linh chi, Đông trùng hạ thảo), ứng dụng công nghệ sinh học nhằm đẩy mạnh hoạt động nhân giống, bảo tồn nâng cao chất lượng đối với sản phẩm chủ lực của huyện Bình Liêu như cây hồi, cây sở, cây dong riềng đỏ. Ứng dụng công nghệ sinh học trong lưu giữ, khai thác, phát triển nguồn gen thực vật có giá trị cao (Lan kim tuyến, các loại nấm dược liệu...), ứng dụng rộng rãi các công nghệ tinh, phôi đông lạnh trong việc lưu giữ, bảo quản và bảo tồn lâu dài quỹ gen bản địa, quý hiếm ở vật nuôi (lợn Móng Cái, gà Tiên Yên...). Nghiên cứu thử nghiệm, chuyển giao ứng dụng kỹ thuật phân ly giới tính tinh trùng bằng phương pháp tách lọc qua cột dung dịch trên đàn lợn Móng Cái.
- Phát triển và làm chủ công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học quy mô công nghiệp, như: Phân bón vi sinh, thuốc, chế phẩm sinh học trong bảo quản, chế biến, xử lý ô nhiễm môi trường, đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe con người, vật nuôi; tạo cơ sở hình thành nền kinh tế nông nghiệp tuần hoàn mang lại giá trị gia tăng cao và phát triển bền vững. Tiếp tục ứng dụng công nghệ Nano trong xử lý dịch bệnh trên cây trồng, công nghệ thụ tinh nhân tạo sản xuất giống gà; sản xuất các phân hữu cơ vi sinh từ các phụ phẩm nông nghiệp; chế phẩm sinh học probiotic bên nhiệt trong chăn nuôi. Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng phân bón hữu cơ công nghệ nano trong sản xuất lúa, rau, cây ăn quả, chè an toàn tại tỉnh Quảng Ninh.
- Ứng dụng công nghệ enzym, protein, vi sinh vật; nâng cao hiệu quả sử dụng dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng của các đối tượng vật nuôi, cây trồng nhằm tăng năng suất, chất lượng trong nuôi, trồng, ứng dụng phương pháp, bộ sinh phẩm (KIT) phục vụ kiểm định, đánh giá an toàn và chất lượng thực phẩm từ cây trồng, vật nuôi, thủy sản; giám định, chẩn đoán tác nhân gây bệnh, giảm chất lượng nông sản, thực phẩm.
- Ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, tạo sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm phục vụ người tiêu dùng; ứng dụng khoa học công nghệ cao, chế biến sâu để phát triển sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị đối với các sản phẩm đặc sản có lợi thế trên địa bàn tỉnh như ba kích, gà Tiên Yên, lợn Móng Cái, trà hoa vàng, nếp cái hoa vàng, miến dong Bình Liêu, hàu...
- Ứng dụng công nghệ sinh học vào các khu nông nghiệp công nghệ cao: Trung tâm sản xuất giống công nghệ cao và nuôi thực nghiệm giống hải sản Quảng Ninh tại xã Đại Bình, huyện Đầm Hà; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều; Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao chăn nuôi bò sữa tại huyện Đầm Hà. Thành lập khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Tiên Yên (giống cây). Hình thành Khu nông nghiệp công nghệ cao (trồng hoa chất lượng cao, tạo giống cây...) tại huyện Bình Liêu.
3.2. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn gen và đa dạng sinh học
- Tiếp cận, làm chủ công nghệ gen thế hệ mới/công nghệ chỉnh sửa gen trong nghiên cứu chọn tạo giống cây trồng mang tính trạng chống chịu sâu, bệnh, thích ứng với biến đổi khí hậu có năng suất, chất lượng vượt trội phục vụ sản xuất nông nghiệp. Xây dựng cơ sở dữ liệu đối với nguồn gen di truyền bản địa làm cơ sở cho việc bảo tồn, khai thác, phục tráng và phát triển, bảo hộ thương hiệu, chỉ dẫn địa lý đối với nhóm sản phẩm nông, lâm đặc sản của tỉnh. Nghiên cứu ứng dụng có hiệu quả công nghệ sinh học trong công tác sưu tầm, lưu giữ, khai thác và phát triển các nguồn gen cây trồng, vật nuôi quý hiếm trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo tồn đa dạng sinh học tại các vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn, bảo tồn hệ sinh thái núi đá tại Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và vùng phụ cận. Thành lập Khu bảo tồn Loài - sinh cảnh Quảng Nam Châu; vườn quốc gia Bái Tử Long; Rừng Quốc gia Yên Tử; khu bảo tồn biển Cô Tô - Đảo Trần; Khu bảo tồn đất ngập nước Đông Rui (Tiên Yên). Xây dựng các công trình, kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ, phát triển rừng đặc dụng Đồng Sơn - Kỳ Thượng trở thành công viên rừng có thương hiệu gắn với Di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Xác lập các giống cây trồng vật nuôi đặc sản, các loại dược liệu bản địa có giá trị cao, xây dựng mô hình nuôi trồng thực nghiệm để làm cơ sở cho việc bảo tồn đa dạng sinh học, bảo hộ giống, xây dựng thương hiệu, đánh giá đa dạng di truyền của hệ cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh.
3.3. Ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản và chế biến nông, lâm và thủy sản
Tăng cường đầu tư nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch đối với các sản phẩm nông, lâm và thủy sản chủ lực của tỉnh, cụ thể:
- Xây dựng và mở rộng các mô hình ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo quản, chế biến sâu các sản phẩm nông, lâm sản và thủy sản chủ lực của tỉnh để giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm; Sản xuất và ứng dụng các chế phẩm sinh học, các chất phụ gia, các chất màu tự nhiên để bảo quản và chế biến nông, thủy sản.
- Hình thành, phát triển các doanh nghiệp, các trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học; khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sinh học để phục vụ phát triển công nghiệp chế biến.
- Ứng dụng và làm chủ công nghệ phát triển phương pháp, bộ xét nghiệm nhanh (KIT) phục vụ kiểm định, đánh giá an toàn và chất lượng thực phẩm từ cây trồng, vật nuôi, thủy sản; giám định, chẩn đoán tác nhân gây bệnh, giảm chất lượng nông sản, thực phẩm; công nghệ tạo chế phẩm sinh học, nâng cao giá trị gia tăng các phụ phẩm chế biến sau thu hoạch sản phẩm nông, lâm, thủy hải sản.
3.4. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế
- Tăng cường nghiên cứu tiếp nhận và triển khai ứng dụng các quy trình kỹ thuật hiện đại về công nghệ sinh học nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác y tế dự phòng, chẩn đoán, khám và điều trị bệnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân.
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học trong việc xác định các vi sinh vật gây bệnh nhằm hỗ trợ cho công tác chẩn đoán, điều trị các bệnh truyền nhiễm và phòng, chống dịch bệnh.
- Ứng dụng công nghệ sinh học trong khâu xét nghiệm chẩn đoán, hỗ trợ điều trị bệnh và chẩn đoán các đột biến kháng thuốc của các vi sinh vật gây bệnh.
- Ứng dụng các kỹ thuật công nghệ sinh học hiện đại, các bộ KIT sinh học trong chẩn đoán, phát hiện nhanh vi sinh vật gây bệnh và các độc tố nhằm chẩn hóa và kiểm soát chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm nguồn nguyên liệu đầu vào và các sản phẩm liên quan để bảo đảm sức khoẻ cho người dân.
- Nghiên cứu ứng dụng và phát triển một số vùng dược liệu; chuyển giao và nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi cấy mô, thu nhận hợp chất có hoạt tính sinh học từ cây dược liệu nhằm bảo tồn, phát triển, phục vụ nhu cầu sức khỏe cộng đồng.
- Ứng dụng công nghệ sinh học tạo các protein, vật liệu mới kháng vi sinh vật gây bệnh hỗ trợ và tiến tới thay thế một phần kháng sinh sử dụng trong điều trị, giảm thiểu sự hình thành cộng đồng vi sinh vật kháng kháng sinh.
3.5. Chú trọng ứng dụng công nghệ sinh học trong bảo vệ môi trường
- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học để phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên (cải tạo đất, cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản, tài nguyên biển, rừng, nước, tài nguyên đa dạng sinh học,...), giữ gìn, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên vì mục tiêu phát triển bền vững của tỉnh.
- Ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ sinh học trong xử lý rác thải, ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường, bảo đảm bền vững hệ sinh thái, ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý chất thải thực phẩm tại hộ gia đình, góp phần tiết kiệm tài nguyên rác, bảo vệ môi trường. Thí điểm ứng dụng công nghệ sinh học trong việc xử lý chất thải rắn hữu cơ tại thị xã Đông Triều, huyện Bình Liêu và nghiên cứu nhân rộng góp phần phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh.
- Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn; khuyến khích sản xuất nguyên, nhiên liệu sinh học (bio-), sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm tái chế, tái tạo, sử dụng nguyên liệu thực vật, thân thiện với môi trường để thay thế các sản phẩm nhựa; khuyến khích xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải.
3.6. Tập trung phát triển công nghệ sinh học thành ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng phục vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của tỉnh
- Khai thác tối đa lợi thế vùng, nhằm sản xuất các sản phẩm chủ lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; liên kết các doanh nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm công nghệ sinh học.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ, đổi mới - sáng tạo, sở hữu trí tuệ, nhất là trong lĩnh vực công nghệ sinh học; sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học quy mô công nghiệp; xây dựng thương hiệu, thương mại hóa sản phẩm; khai thác, sử dụng hiệu quả các phát minh, sáng chế có giá trị cao, ứng dụng hiệu quả trong công nghiệp sinh học.
- Chủ động xây dựng các phương án ứng phó tình huống khủng bố bằng tác nhân sinh học, chiến tranh sử dụng vũ khí sinh học; xử lý chất độc hóa học; bảo đảm an ninh sinh học.
4.1. Xây dựng nguồn nhân lực công nghệ sinh học
- Xây dựng Đại học Hạ Long trở thành hạt nhân đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực công nghệ sinh học chất lượng cao cho tỉnh và cả nước.
- Chủ động phát hiện, đạo tạo và bồi dưỡng tài năng trẻ từ các trường phổ thông, cao đẳng, đại học.
- Kết hợp hài hòa giữa sử dụng cán bộ khoa học tại chỗ với chuyên gia đầu ngành của Trung ương và nước ngoài.
4.2. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
- Hình thành và vào hoạt động có hiệu quả Trung tâm sản xuất giống công nghệ cao và nuôi thực nghiệm giông hải sản Quảng Ninh tại xã Đại Bình, huyện Đầm Hà, hướng đến việc kết hợp, triển khai nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học về bảo tồn gen, đa dạng sinh học, đào tạo nhân lực, ươm tạo doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học.
- Hoàn thiện hạ tầng Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại xã Hồng Thái Tây, thị xã Đông Triều theo quy hoạch đã được phê duyệt và thực hiện các bước đầu tư để đưa vào sử dụng theo quy định. Ưu tiên hoạt động ứng dụng công nghệ sinh học.
- Thành lập Khu trình diễn, giới thiệu, chuyển giao mô hình thực nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, lưu trữ nguồn gen tại huyện Tiên Yên có chức năng lưu giữ, khai thác, phát triển nguồn gen, trình diễn, giới thiệu, chuyển giao mô hình thực nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh Quảng Ninh.
- Đầu tư các phòng thí nghiệm đạt chẩn quốc gia, thực hiện nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học.
- Phát huy hiệu quả hệ thống nuôi cấy mô để cung cấp giống chất lượng cao cho sản xuất lâm, nông nghiệp.
5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về ứng dụng công nghệ sinh học
- Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan hữu quan trong xây dựng và triển khai xây dựng các khu nghiên cứu, chuyển giao, ươm tạo công nghệ và ươm tạo doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về công nghệ sinh học với Bộ Nông nghiệp Israel, Ủy ban nghiên cứu chiến lược quốc gia về nông lâm ngư nghiệp của Nhật Bản và các Văn phòng đại diện khoa học và công nghệ Việt Nam ở nước ngoài.
- Kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư về ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong các khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có nhu cầu ứng dụng công nghệ sinh học vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh tham gia các hội nghị, hội chợ, diễn đàn hợp tác tham quan, học tập các mô hình tại các nước có nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học phát triển.
III. CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ƯU TIÊN (Chi tiết tại phụ lục đính kèm)
- Ngân sách nhà nước (bao gồm nguồn vốn đầu tư phát triển và ngân sách sự nghiệp) bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của các cơ quan, đơn vị, địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và pháp luật về đầu tư công.
- Kinh phí thực hiện lồng ghép từ kinh phí của các chương trình, đề án, dự án có liên quan được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tranh thủ ngân sách Trung ương cho các dự án lớn, khai thác triệt để nguồn tín dụng ưu đãi. Coi trọng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và vốn tài trợ, vốn vay ưu đãi song phương và đa phương ODA; nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp; nguồn vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Trong đó, khuyến khích nguồn vốn tự đầu tư của các doanh nghiệp hoặc đầu tư theo hình thức công - tư để phát triển, ứng dụng công nghệ sinh học.
- Nguồn tài chính khác theo quy định của Pháp luật.
Căn cứ nội dung, giải pháp được phê duyệt trong Kế hoạch và theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực quản lý, các sở, ban ngành, địa phương xây dựng kế hoạch thực hiện của cơ quan, đơn vị, địa phương mình, bố trí kinh phí hoặc trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thực hiện.
- Tổ chức quán triệt đầy đủ tới cán bộ, đảng viên trong cơ quan, đơn vị, địa phương về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp để triển khai có hiệu quả Chương trình hành động số 30-Ctr/TU ngày 05/5/2023 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị số 36-NQ/TW ngày 30/01/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh;
- Xây dựng Kế hoạch chi tiết hoặc lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch công tác hàng năm đê triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị, địa phương; thường xuyên đánh giá tình hình thực hiện và kịp thời bổ sung các nhiệm vụ ứng dụng CNSH cụ thể, thiết thực và có tính khả thi nhằm phù hợp yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh;
- Định kỳ trước ngày 30 tháng 11 hàng năm, gửi báo cáo đánh giá tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch của cơ quan, đơn vị, địa phương về UBND tỉnh (thông qua Sở Khoa học và Công nghệ) để theo dõi, tổng hợp.
- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện của các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực hiện các nhiệm vụ nêu trên đảm bảo đúng yêu cầu, tiến độ.
- Là cơ quan đầu mối, theo dõi tình hình thực hiện các nhiệm vụ, tổng hợp, báo cáo và tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai Kế hoạch.
- Phối hợp với Trung tâm Truyền thông tỉnh, các cơ quan báo chí và các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện việc thông tin, tuyên truyền phổ biến các văn bản của Trung ương và của Tỉnh về công nghệ sinh học, các kết quả nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ công nghệ sinh học vào sản xuất và đời sống nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội về vai trò và tầm quan trọng của công nghệ sinh học trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
- Hàng năm, phối hợp với các sở, ngành, Viện nghiên cứu, Trường Đại học tham mưu UBND tỉnh tuyển chọn các đề tài, dự án triển khai ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản; sản phẩm phân hữu cơ vi sinh, thuốc bảo vệ thực vật sinh học, sản phẩm xử lý môi trường, thức ăn chăn nuôi...; sản phẩm sinh học phục vụ bảo quản chế biến sản phẩm nông, lâm, thủy, hải sản; vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi; thuốc thú y sinh học; bộ KIT sử dụng cho chẩn đoán, quản lý dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy sản và kiểm soát dư lượng các chất cấm.
- Tổ chức Hội chợ, triển lãm, kết nối cung - cầu, giới thiệu kết quả nghiên cứu, công nghệ mới về công nghệ sinh học trong các lĩnh vực,...
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng và triển khai chương trình, đề tài/dự án cụ thể triển khai ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất giống cây trồng, vật nuôi, giống thủy sản và sản xuất các chế phẩm sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiên cứu đề xuất và đăng ký thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ thuộc Đề án Công nghiệp sinh học nông nghiệp.
- Lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch công tác hàng năm như: Chương trình khuyến công, xúc tiến thương mại, thương mại điện tử... để triển khai thực hiện hỗ trợ phát triển các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học.
- Phối hợp với các sở, ban ngành, địa phương thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực về vốn, công nghệ, thị trường để đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất công nghiệp.
5. Sở Tài nguyên và Môi trường
Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương và Kế hoạch này để đôn đốc UBND các địa phương và các chủ dự án xây dựng và triển khai chương trình, dự án cụ thể ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, nhất là dự án xử lý chất thải rắn, nước thải sinh hoạt, công nghiệp và chất thải rắn y tế...
- Căn cứ các văn bản hướng dẫn của Trung ương và Kế hoạch này để xây dựng và triển khai chương trình, dự án cụ thể ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực bảo vệ sức khỏe cộng đồng.
- Sử dụng kết quả nghiên cứu để phát triển kỹ thuật hiện đại ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế như: ứng dụng liệu pháp miễn dịch, công nghệ gen, tế bào gốc trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư, bệnh lý sản khoa và nhi khoa, chẩn đoán một số bệnh dịch mới...
- Tăng cường đổi mới phương pháp dạy và học tập hiệu quả trong các trường phổ thông, trong đó có môn sinh học; đầu tư, tăng cường tiềm lực trang thiết bị, phòng thí nghiệm sinh học ở các trường trung học phổ thông phục vụ học tập, nghiên cứu của giáo viên và học sinh.
- Chủ động phát hiện, đạo tạo và bồi dưỡng tài năng trẻ từ các trường phổ thông, cao đẳng, đại học. Kết hợp hài hòa giữa sử dụng cán bộ khoa học tại chỗ với chuyên gia đầu ngành của Trung ương và nước ngoài.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh cân đối, bố trí vốn đầu tư để thực hiện các dự án trong kế hoạch theo quy định của Luật Đầu tư công và các quy định khác có liên quan.
- Tăng cường xúc tiến, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư có tiềm lực về vốn, công nghệ, thị trường để đầu tư ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đặc biệt là trong nông nghiệp, y tế, môi trường.
9. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và khả năng cân đối ngân sách của tỉnh.
10. Sở Thông tin và Truyền thông
Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của công nghiệp sinh học đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh. Phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, giới thiệu mô hình doanh nghiệp công nghiệp sinh học. Tuyên truyền, khuyến khích sử dụng các sản phẩm công nghiệp sinh học sản xuất trong nước.
11. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Căn cứ vào nội dung Kế hoạch, thực hiện lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của địa phương. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan triển khai ứng dụng hiệu quả các chương trình, dự án ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất, đời sống tại địa phương.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời báo cáo về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét theo quy định
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN, NHIỆM VỤ TRỌNG
TÂM, ƯU TIÊN
(kèm theo Kế hoạch số 188/KH-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2023 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Quảng Ninh)
TT |
Nhiệm vụ |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
1 |
Đề án bảo tồn nguồn gen nguy cấp, quý hiếm, đặc thù, có giá trị của tỉnh Quảng Ninh |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ban, ngành, địa phương liên quan |
Đến năm 2025 |
2 |
Thành lập khu bảo tồn Vịnh Hạ Long |
Ban Quản lý Vịnh Hạ Long |
UBND TP Hạ Long; các sở, ban, ngành liên quan |
2023-2024 |
3 |
Thành lập và quản lý hiệu quả Khu bảo tồn loài - sinh cảnh Quảng Nam Châu |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND huyện Hải Hà; các sở, ban, ngành liên quan |
2023-2024 |
4 |
Thành lập khu bảo tồn biển cấp tỉnh khu vực Cô Tô, Đảo Trần tỉnh Quảng Ninh |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thị xã liên quan |
2023 |
5 |
Lập hồ sơ đề cử công nhận Khu Ramsar cho Khu đất ngập nước Đồng Rui - Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh là khu đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Khu Ramsar) trong giai đoạn 2022-2025 |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, Ban, ngành, UBND huyện Tiên Yên, Thành phố Cẩm Phả, huyện Vân Đồn |
2023-2025 |
6 |
Thành lập Khu trình diễn, giới thiệu, chuyển giao mô hình thực nghiệm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, lưu trữ nguồn gen tỉnh Quảng Ninh |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp&PTNT; các sở, ngành và địa phương liên quan |
2023-2024 |
7 |
Thành lập khu Lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Tiên Yên (giống cây) |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
UBND huyện Tiên Yên; Các sở, ban, ngành và đìa phương liên quan |
Đến năm 2025 |
8 |
Chương trình trồng, phục hồi hệ sinh thái rừng, biển. |
Sở Nông nghiệp và PTNT; BQL các Khu Bảo tồn Thiên nhiên |
Các sở, ngành liên quan; UBND 13 huyện, thị xã, thành phố |
2023-2025 |
9 |
Nghiên cứu thử nghiệm, chuyển giao ứng dụng kỹ thuật phân ly giới tính tinh trùng bằng phương pháp tách lọc qua cột dung dịch trên đàn lợn Móng Cái |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Nông nghiệp và PTNT; các sở, ngành và UBND các địa phương liên quan |
Đến năm 2026 |
10 |
Đẩy mạnh việc triển khai và thực hiện có hiệu quả các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất, khuyến khích chuyển giao công nghệ công nghiệp sinh học nông nghiệp |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở, ngành và UBND các địa phương liên quan |
Đến năm 2025 |
11 |
Hình thành và phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (trong đó có công nghệ sinh học) |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các sở, ngành và UBND các địa phương liên quan |
Đến năm 2025 |
12 |
Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công nghệ sinh học ngành; Phổ biến các kết quả nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, giới thiệu mô hình doanh nghiệp công nghệ sinh học |
Các Sở ban ngành, UBND các địa phương |
Các sở, ban, ngành và UBND các địa phương |
Thường xuyên |
13 |
Thí điểm ứng dụng công nghệ sinh học trong việc xử lý chất thải rắn hữu cơ tại thị xã Đông Triều, huyện Bình Liêu và nghiên cứu nhân rộng góp phần phát triển kinh tế tuần hoàn trên địa bàn tỉnh. |
Sở Tài nguyên và Môi trường; |
Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố có liên quan |
2023-2025 |
14 |
Ưu tiên tổng hợp, hướng dẫn các nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất vật liệu, sản phẩm thay thế các sản phẩm nhựa dùng một lần không thân thiện môi trường, xử lý rác thải nhựa; xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải; sản xuất nguyên, nhiên liệu (bio-) thay thế; bảo tồn đa dạng sinh học và phát huy giá trị phục vụ phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tái chế, phát triển bền vững tỉnh Quảng Ninh. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Tài nguyên và Môi trường; các sở, ban, ngành và UBND các địa phương liên quan |
2023-2025 |
15 |
Tổ chức Hội chợ, triển lãm, kết nối cung - cầu, giới thiệu kết quả nghiên cứu, công nghệ mới về công nghệ sinh học trong các lĩnh vực,... |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Các sở, ban, ngành và UBND các địa phương liên quan |
2023 |
16 |
Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ sinh học vào sản xuất |
Các Sở, ban, ngành |
UBND các địa phương liên quan |
Thường xuyên |
17 |
Sử dụng kết quả nghiên cứu để phát triển kỹ thuật hiện đại ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực y tế như: ứng dụng liệu pháp miễn dịch, công nghệ gen, tế bào gốc trong chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung thư, bệnh lý sản khoa và nhi khoa, chẩn đoán một số bệnh dịch mới... |
Sở Y tế |
Các sở, ban, ngành và UBND các địa phương liên quan |
2023-2025 |
18 |
Tổ chức đào tạo nguồn nhân lực về công nghệ sinh học |
Sở Giáo dục và Đào tạo; Trường Đại học Hạ Long |
Các sở, ngành và UBND các địa phương liên quan |
Thường xuyên |
19 |
Phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài nguyên và Môi trường; các sở, ban, ngành liên quan; UBND các địa phương có hệ sinh thái được phục hồi |
2023-2025 |
20 |
Xây dựng hệ thống vườn ươm động thực vật tại các khu bảo tồn thiên nhiên |
Ban Quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên |
Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp&PTNT; các sở, ban, ngành liên quan |
2023-2025 |
21 |
Nghiên cứu thành lập các hành lang đa dạng sinh học biển, ven biển, núi để tăng cường kết nối, ổn định các sinh cảnh thích ứng biến đổi khí hậu, bảo tồn và phát triển bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học |
Sở Nông nghiệp và PTNT |
Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các địa phương có liên quan; |
2023-2025 |
22 |
Điều tra, đánh giá, xây dựng cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các sở, ban, ngành và UBND các địa phương liên quan |
2022-2025 |
23 |
Mô hình ứng dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rác thải sinh hoạt hữu cơ tại hộ gia đình trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh |
Sở Khoa học và Công nghệ |
UBND các địa phương liên quan |
2023 |
24 |
Đề án tuyên truyền vận động hội viên, phụ nữ thực hiện phân loại và xử lý rác hữu cơ tại hộ gia đình, giai đoạn 2022-2025. |
Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Quảng Ninh |
Các sở, ban, ngành và UBND các địa phương liên quan |
2022-2025 |
25 |
Kêu gọi, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư về ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong các khu nông nghiệp công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh |
Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư; Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ban, ngành và UBND các địa phương liên quan |
Thường xuyên |
26 |
Tổ chức cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh có nhu cầu ứng dụng công nghệ sinh học vào trong quá trình sản xuất, kinh doanh tham gia các hội nghị, hội chợ, diễn đàn hợp tác tham quan, học tập các mô hình tại các nước có nền nông nghiệp ứng dụng công nghệ sinh học phát triển. |
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và PTNT |
Các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan |
Đến năm 2030 |
27 |
Tăng cường Ứng dụng công nghệ sinh học vào khu nông nghiệp công nghệ cao (trồng hoa chất lượng cao, tạo giống cây) tại huyện Bình Liêu. |
UBND huyện Bình Liêu |
Các sở, ngành và UBND các địa phương liên quan |
Đến năm 2030 |
1 hiện nay trên địa bàn tỉnh chưa có cơ sở nào được công nhận tham gia vào mạng lưới bảo tồn gen cấp quốc gia.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.