ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 188/KH-UBND |
Hà Giang, ngày 15 tháng 07 năm 2022 |
Thực hiện Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2022 -2030”.
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình trên địa bàn tỉnh, như sau:
1. Mục đích
- Hình thành phong trào học tập suốt đời thông qua xây dựng mô hình “Công dân học tập” nhằm động viên, khuyến khích, tạo cơ hội công bằng, điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân trong tổ chức, đơn vị, gia đình, mọi công dân trong xã hội được tham gia học tập thường xuyên, học suốt đời, hướng tới công dân số, đáp ứng yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia và góp phần xây dựng tỉnh Hà Giang thành một xã hội học tập.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, chính quyền địa phương, qua đó tạo điều kiện và thúc đẩy người lớn học tập, học thường xuyên theo phương thức kết hợp học trực tiếp với học trực tuyến, học ở trường lớp, tại nơi làm việc, tại nhà trên cơ sở xây dựng các kỹ năng số cho người học, gắn phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập với việc thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Các cấp, các ngành, các ngành, cơ quan, đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, các lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế… trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm triển khai, phối hợp thực hiện nghiêm túc các mục tiêu của Chương trình xây dựng công dân học tập đảm bảo lộ trình, hiệu quả.
- Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực tại chỗ thông qua việc thực hiện xây dựng mô hình “Công dân học tập”.
- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, hình thành những “Công dân số” đáp ứng yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia, góp phần hoàn thành chỉ tiêu xây dựng mô hình “Công dân học tập”.
1. Mục tiêu chung
Đẩy mạnh các hoạt động học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị thông qua việc xây dựng và triển khai, nhân rộng các mô hình học tập, phát huy khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, yêu gia đình, yêu tổ quốc, sống tốt và làm việc hiệu quả, để mọi người dân phấn đấu đạt danh hiệu “Công dân học tập” theo các tiêu chí khung của 3 nhóm năng lực cốt lõi do Trung ương ban hành (Năng lực tự học, học tập suốt đời; Năng lực sử dụng những công cụ tương tác; Năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội), tạo yếu tố cơ bản cho việc phát triển mô hình học tập trong toàn tỉnh, góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong Chương trình “Chuyển đổi số toàn cầu”, xây dựng Hà Giang thành một xã hội học tập.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Phấn đấu đến năm 2025
- 100% cán bộ, hội viên Hội Khuyến học các cấp được học tập, quán triệt các chủ trương của Trung ương Đảng, Chính phủ, Hội Khuyến học Việt Nam và các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch… của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về xây dựng mô hình “Công dân học tập”.
- 30% người lao động trong gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương); 50% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh đạt danh hiệu “Công dân học tập”.
- 60% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 50% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.
b) Phấn đấu đến năm 2030
- Tiếp tục quán triệt đến 100% cán bộ, hội viên Hội Khuyến học các cấp hiểu rõ và triển khai hiệu quả các tiêu chí “Công dân học tập” nhất là những vấn đề về xã hội học tập bền vững và những xu thế phát triển các mô hình học tập giai đoạn 2026 - 2030 trong nước và thế giới.
- 50% người lao động trong gia đình, dòng họ, cộng đồng học tập (thôn, bản, tổ dân phố và tương đương); 70% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị học tập cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh đạt danh hiệu “Công dân học tập”.
- 80% những người đạt danh hiệu “Công dân học tập” đều phải có những kỹ năng số và đáp ứng yêu cầu công việc theo quy định của Chương trình chuyển đổi số quốc gia; trong đó 70% thành thạo kỹ năng số để tự cập nhật thông tin về tiêu chí đánh giá “Công dân học tập” trên môi trường số hóa.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về lợi ích của học tập suốt đời, giúp mọi người dân hiểu rõ giá trị của những phẩm chất, năng lực cốt lõi trong bộ tiêu chí đánh giá “Công dân học tập”, qua đó hình thành phong trào học tập, tự học tập nâng cao năng lực bản thân, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp, tập trung tuyên truyền, phổ biến, vận động, nâng cao nhận thức cho các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, hội viên và toàn xã hội về việc thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập” tiến tới “Huyện học tập” , “Thành phố học tập”, “Tỉnh học tập” trong nền kinh tế số, xã hội số thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông xã hội, hệ thống thông tin cơ sở, các trung tâm học tập cộng đồng, các cơ sở giáo dục và các phương tiện khác.
Các sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể, các cơ quan báo chí, truyền thông, các tổ chức xã hội… tổ chức tuyên truyền sâu rộng thông qua trang thông tin điện tử, website, bản tin… các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của tỉnh về mô hình “Công dân học tập” tiến tới “Huyện học tập” , “Thành phố học tập”, “Tỉnh học tập”.
Kịp thời biểu dương, tôn vinh các mô hình điển hình tiên tiến, nhân rộng mô hình có cách làm hay, có sáng kiến trong điều kiện của nền kinh tế số, xã hội số và Chính phủ số.
Phát động phong trào xây dựng mô hình “Công dân học tập” thi đua tạo động lực thúc đẩy cuộc vận động học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị, gắn kết với phong trào xây dựng cộng đồng học tập cấp xã, cấp huyện/thành phố, cấp tỉnh.
- Các cấp, các ngành tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phần mềm phù hợp nhằm số hóa và triển khai thực hiện trên nền tảng công nghệ số việc thu thập minh chứng, cho điểm, đánh giá, tổng hợp, báo cáo... việc thực hiện các tiêu chí xây dựng mô hình “Công dân học tập”.
- Hội Khuyến học các cấp đẩy mạnh tổ chức tập huấn, mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nhất là việc phổ biến, áp dụng bộ tiêu chí xây dựng mô hình công dân học tập đối với từng nhóm đối tượng để mọi công dân có kế hoạch phấn đấu đạt các tiêu chí “Công dân học tập”.
- Sử dụng các trang thông tin điện tử...tuyên truyền, phổ biến, tập huấn nâng cao hiểu biết cho cán bộ khuyến học các cấp, hội viên và người dân về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nhằm tạo sự chuyển biến về chất việc ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập” trên địa bàn tỉnh.
- Các cơ quan trong hệ thống chính trị các cấp trên địa bàn tỉnh chủ động phối hợp thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập” hàng năm và giai đoạn gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác nhằm thúc đẩy việc học tập ở người lớn, học tập suốt đời; lồng ghép các tiêu chí xây dựng mô hình công dân học tập vào tiêu chí công nhận “Gia đình văn hóa”, góp phần thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
- Huy động sự tham gia, phối hợp của toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để mọi người dân được tiếp cận tri thức mới, những kỹ năng sống và làm việc trong môi trường số hóa; đặc biệt quan tâm đến tầng lớp người lao động trong các thành phần kinh tế để triển khai chất lượng, hiệu quả phong trào tự học, học thường xuyên, học suốt đời trên môi trường công nghệ cho các tầng lớp nhân dân, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong chương trình “Chuyển đổi số toàn cầu”, xây dựng Hà Giang thành một xã hội học tập.
4. Thực hiện cơ chế chính sách về thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập”
- Triển khai thực hiện đầy đủ các cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi, đưa phong trào học tập ở người lớn, học thường xuyên, liên tục; triển khai sâu rộng bộ tiêu chí đánh giá, nâng cao chất lượng, hiệu quả mô hình “Công dân học tập” trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường huy động mọi nguồn nhân lực, vật lực xã hội tham gia thực hiện chương trình.
5. Tổ chức đánh giá và cấp giấy chứng nhận danh hiệu “Công dân học tập”
Hàng năm, Hội Khuyến học các cấp chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức tập huấn, đánh giá, trình cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận danh hiệu “Công dân học tập” và các danh hiệu học tập gắn với “Gia đình văn hóa” theo quy định hiện hành.
6. Huy động nguồn lực xã hội hóa nhằm tăng cường sự đóng góp của cộng đồng
Cấp ủy, chính quyền các địa phương, các ngành, đơn vị tập trung huy động nguồn lực xã hội hoá từ sự đóng góp của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, các nhà từ thiện, hảo tâm… trong và ngoài tỉnh để có nguồn kinh phí triển khai thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình.
7. Tổ chức kiểm tra, đánh giá, sơ, tổng kết việc thực hiện chương trình
- Hằng năm các cấp ủy, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo triển khai công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng, hiệu quả xây dựng mô hình “Công dân học tập” ở từng địa phương, đơn vị.
- Định kỳ tổ chức sơ kết việc triển khai thực hiện chương trình hàng năm; tổ chức sơ kết 5 năm gắn với hội nghị biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu toàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 vào quý IV năm 2025; Tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm và đại hội biểu dương các mô hình học tập tiêu biểu toàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2030 vào quý IV năm 2030.
1. Kinh phí thực hiện kế hoạch này bao gồm: Nguồn ngân sách nhà nước theo phân cấp quản lý hiện hành, nguồn xã hội hóa và các nguồn tài chính hợp pháp khác.
2. Căn cứ nhiệm vụ được giao, Hội Khuyến học các cấp lập dự toán kinh phí thực hiện từ các nguồn kinh phí, gửi cơ quan tài chính cùng cấp, tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phân bổ trong dự toán ngân sách nhà nước giao hàng năm cho Hội.
3. UBND tỉnh cấp kinh phí cho UBND các huyện, thành phố để thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021-2030”.
Căn cứ nội dung kế hoạch và chức năng, nhiệm vụ được giao, các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố, các đơn vị liên quan có trách nhiệm:
- Quán triệt, học tập, triển khai, thực hiện nghiêm túc Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030”.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình và kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
- Tạo mọi điều kiện, cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức, hội viên, người lao động và nhân dân trong cơ quan, đơn vị, địa phương tham gia tích cực thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập”.
- Đưa nội dung, kết quả thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập” vào tiêu chí bình xét các danh hiệu thi đua hằng năm của cơ quan, đơn vị.
- Định kỳ 6 tháng, hằng năm và đột xuất báo cáo kết quả thực hiện chương trình về Hội Khuyến học tỉnh, để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai, tổ chức thực hiện chương trình.
- Tổ chức tập huấn, hướng dẫn Hội Khuyến học các cấp triển khai thực hiện kế hoạch tại địa phương, đơn vị; tập huấn kỹ Bộ tiêu chí đánh giá, công nhận mô hình “Công dân học tập” theo Bộ tiêu chí của Trung ương Hội Khuyến học Việt nam. Hướng dẫn trình tự, thủ tục đánh giá và cấp giấy chứng nhận danh hiệu “Công dân học tập” trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan biên soạn, in ấn tài liệu hướng dẫn đánh giá, công nhận danh hiệu gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị học tập gắn với đánh giá “Công dân học tập”.
- Xây dựng chương trình phối hợp với các sở, ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá tác động và hiệu quả thực hiện chương trình.
- Định kỳ, tổng hợp báo cáo sơ, tổng kết việc thực hiện kế hoạch; đề xuất với tỉnh, trung ương về khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập” giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh đánh giá tác động và hiệu quả hoạt động của các trung tâm học tập cộng đồng trong việc xây dựng và nhân rộng mô hình “Công dân học tập”.
- Đẩy mạnh việc thực hiện chương trình làm nòng cốt trong việc liên kết, phối hợp với các tổ chức, các lực lượng xã hội tham gia tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia phong trào học tập suốt đời, học tập ở người lớn, ứng dụng công nghệ thông tin trong đời sống.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo phối hợp với Hội Khuyến học cùng cấp tổ chức triển khai, giám sát, đánh giá, công nhận mô hình “Công dân học tập” trên địa bàn.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ chì, phối hợp với các sở ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố triển khai công tác đào tạo, đào tạo lại cho các đối tượng: lao động nông thôn, người khuyết tật, người nghèo, người cận nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập; nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo; bồi dưỡng, nâng cao trình độ , kỹ năng cho người lao động”.
5. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học tỉnh và các cơ quan liên quan triển khai kế hoạch truyền thông về thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2021 - 2030” trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các cơ quan báo chí và hệ thống thông tin cơ sở, thông tin, tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Chương trình trên địa bàn tỉnh gắn với Chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Hằng năm, căn cứ vào nhu cầu và nguồn kinh phí được cấp tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đảm bảo lồng ghép một cách khoa học góp phần đạt được các tiêu chí các mô hình “Công dân học tập”.
Căn cứ khả năng cân đối ngân sách, tổng hợp trình ủy ban nhân dân tỉnh bố trí trong dự toán kinh phí ngân sách Nhà nước hằng năm, để thực hiện chương trình theo quy định của pháp luật.
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các hoạt động của chương trình; phối hợp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chương trình.
8. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Hội Khuyến học trong việc đánh giá, công nhận danh hiệu “Công dân học tập”, các mô hình học tập gắn với công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Đơn vị văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” hằng năm.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên, hội viên, người lao động… của tổ chức mình được thường xuyên học tập, học tập suốt đời, cần gì học nấy; tích cực tuyên truyền, vận động các tổ chức thành viên phát động, tham gia các phong trào thi đua về công tác khuyến học, khuyến tài; lồng ghép Bộ tiêu chí đánh giá, công nhận danh hiệu “Công dân học tập” vào tiêu chí công nhận “Nông thôn mới”, “Đô thị văn minh”, gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác.
Phối hợp lồng ghép các hoạt động tuyên truyền về thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập” và phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị thuộc phạm vi, đối tượng, thẩm quyền của tổ chức mình góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng xã hội học tập của tỉnh đạt hiệu quả cao.
Vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực học tập và tham gia xây dựng mô hình “Công dân học tập” tại nơi cư trú và cơ quan, đơn vị.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và bố trí ngân sách địa phương để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch này tại địa phương; theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát, chỉ đạo các phòng, ban, đoàn thể, tổ chức, doanh nghiệp ở địa phương phối hợp với Hội Khuyến học các cấp triển khai thực hiện kế hoạch này;
- Chỉ đạo cơ quan thông tin, truyền thông của địa phương tổ chức tuyên truyền về xã hội học tập, học tập suốt đời, về giáo dục người lớn và mô hình “Công dân học tập” trong chương trình.
- Chỉ đạo các cơ sở sở giáo dục, đào tạo phối hợp với Hội khuyến học cùng cấp kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc triển khai, đánh giá, quyết định danh hiệu “Công dân học tập” hằng năm theo Bộ tiêu chí của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.
Trên đây là kế hoạch triển khai, thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập giai đoạn 2022 - 2030” trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh, kiến nghị về Hội Khuyến học tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.