ỦY BAN NHÂN
DÂN |
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 184/KH-UBND |
Bắc Ninh, ngày 17 tháng 5 năm 2018 |
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC GIỮA GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP VỚI DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH
Căn cứ văn bản số 786/LĐTBXH-TCGDNN ngày 02/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp;
Nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục nghề nghiệp gắn với thị trường lao động, việc làm bền vững và an sinh xã hội.
UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch Đẩy mạnh hợp tác giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, cụ thể như sau:
I. THỰC TRẠNG VIỆC HỢP TÁC GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP THỜI GIAN QUA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 56 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trong đó có 12 trường cao đẳng, 19 trường trung cấp, 6 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, 11 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 8 cơ sở có hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
Triển khai thực hiện Luật Giáo dục nghề nghiệp, Nghị định số 48/2015/NĐ-CP ngày 15/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục nghề nghiệp; Các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương. Thời gian qua công tác giáo dục nghề nghiệp đã có bước chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng hiệu quả trong đào tạo, góp phần tích cực xây dựng nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương cơ sở.
Từ năm 2017 hệ thống giáo dục nghề nghiệp chính thức tuyển sinh, tổ chức đào tạo theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp; Nhiều trường trung cấp, cao đẳng, trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đã thực hiện bước đầu hiệu quả việc gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động, với các doanh nghiệp thông qua việc ký kết hợp tác với doanh nghiệp trong việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo và giải quyết việc làm cho học sinh, sinh viên sau tốt nghiệp.
Đến nay có 19/56 cơ sở giáo dục nghề nghiệp phối hợp với 78 doanh nghiệp (trong đó có 18 doanh nghiệp ngoài tỉnh) trong thực hiện hợp tác như: Tiếp nhận học sinh, sinh viên thực tập trải nghiệm tại doanh nghiệp; Trao đổi thông tin về nhu cầu đào tạo, nhu cầu lao động để xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp; Ký kết hợp đồng với doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo gắn với giải quyết việc làm sau tốt nghiệp cho ngành học theo đặt hàng đào tạo của doanh nghiệp; Mời doanh nghiệp cử đại diện tham giao hội đồng quản trị của nhà trường; Hợp tác tuyển dụng, huấn luyện đưa lao động đi lao động, thực tập sinh nước ngoài…Qua sự hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề. 80% người học sau tốt nghiệp có việc làm ổn định; Đặc biệt những trường có uy tín về chất lượng dễ tiếp cận hợp tác với doanh nghiệp thì 100% học sinh sinh viên tốt nghiệp cao đẳng và trung cấp có việc làm ngay với mức thu nhập cao.
Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác liên kết, hợp tác giữa giáo dục nghề nghiệp với các doanh nghiệp còn một số tồn tại như: Số cơ sở giáo dục nghề nghiệp hiện đang hoạt động có hợp tác liên kết với doanh nghiệp còn thấy nội dung hoạt động và lĩnh vực hợp tác hẹp, chưa khai thác được tiềm năng và nhu cầu của cả hai bên; Cơ cấu tuyển sinh, chất lượng đào tạo của một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp còn hạn chế nên không có năng lực để hợp tác; Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đúng về trách nhiệm xã hội trong việc tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp nên không chủ động hợp tác với cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình đào tạo, đánh giá, tuyển dụng lao động, có nhiều doanh nghiệp chỉ tuyển sinh lao động phổ thông nên đã ảnh hưởng đến công tác tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Để đẩy mạnh hợp tác giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thực hiện đồng bộ các giải pháp gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch Đẩy mạnh hợp tác giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
II. MỤC TIÊU GIAI ĐOẠN 2018 - 2021
- 75% trở lên cơ sở giáo dục nghề nghiệp có hoạt động hợp tác liên kết với doanh nghiệp.
- 100% số học sinh sinh viên của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thực tập sản xuất, trải nghiệm thực tế hoặc thực tập chuyên sâu tại doanh nghiệp.
- Hàng năm có 85% trở lên số học sinh sinh viên tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nghề được doanh nghiệp tuyển dụng hoặc tự tạo được việc làm.
- 80% số giáo viên, giảng viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được bố trí sắp xếp để tham gia thực tập sản xuất, nghiên cứu khoa học tại doanh nghiệp.
- 100% Hội đồng biên soạn, thẩm định chương trình giáo trình, Hội đồng ra đề chấm thi tốt nghiệp trung cấp, cao đẳng nghề có đại diện của doanh nghiệp tham gia.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức góp phần làm thay đổi nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác đào tạo nghề, nâng cao số lượng tuyển sinh học nghề góp phần thúc đẩy tỷ lệ lao động qua đào tạo, chuyển dịch cơ cấu nghề theo nhu cầu thị trường, giải quyết việc làm và đảm bảo an sinh xã hội của tỉnh.
- Tổ chức các hội nghị, hội thảo khoa học, diễn đàn ở các cấp độ và phạm vi khác nhau về phát triển giáo dục nghề nghiệp gắn với cơ cấu kinh tế, thị trường lao động và việc làm bền vững.
- Nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về lợi ích của đào tạo nghề nghiệp đối với sự phát triển của doanh nghiệp để từ đó chủ động tham gia, đóng góp chính và tích cực vào hoạt động đào tạo nghề nghiệp.
- Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tạo cơ hội thuận lợi nhất cho thanh niên và người lao động học nghề, lập nghiệp.
- Đa dạng hóa nội dung và hình thức tuyên truyền.
- Thực hiện công tác tư vấn, hướng nghiệp trong nhà trường. Tăng cường thông tin về chính sách của Nhà nước đến với doanh nghiệp, thiết lập kênh thông tin (website, email, điện thoại…) về hợp tác với doanh nghiệp của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
2. Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp
- Tham mưu cho UBND tỉnh kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương sớm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn, triển khai Luật Giáo dục nghề nghiệp, ban hành các chính sách khuyến khích giáo dục nghề nghiệp, cơ chế liên thông giữa các cấp học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động nâng cao trình độ giữa các cấp đào tạo.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 680/QĐ-UBND ngày 30/11/2017 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện chuyển đổi, bổ sung nghề đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường lao động, tập trung các nghề thuộc ngành công nghiệp phụ trợ, dịch vụ hỗ trợ để phát triển ngành công nghiệp khác, các dự án có hàm lượng kỹ thuật, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực nhằm giải quyết lao động cho Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp.
- Khai thác các nguồn lực từ Trung ương cũng như địa phương để đầu tư cho phát triển giáo dục nghề nghiệp. Hoàn thiện bộ máy, cơ chế chính sách, phương pháp quản lý về giáo dục nghề nghiệp. Nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước nhằm chấn chỉnh, nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, phát triển và sử dụng nhân lực, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động.
3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp
- Triển khai các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp cận nền giáo dục nghề nghiệp tiên tiến trong khu vực và thế giới; thực hiện liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo nước ngoài.
- Tăng cường công tác quản lý việc dạy và học, mỗi cơ sở giáo dục nghề nghiệp cần lựa chọn một hoặc một số nghề để đầu tư mũi nhọn nhằm xây dựng thương hiệu của đơn vị, định vị ngành nghề đào tạo đối với người học nghề.
- Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, thực hiện các biện pháp đồng hành cùng doanh nghiệp; Phối hợp, liên kết chặt chẽ để doanh nghiệp chú trọng tới những biện pháp mang tính chiến lược dài hạn về lao động đảm bảo cho các hoạt động đào tạo nghề nghiệp đáp ứng được Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu của người sử dụng lao động và giải quyết việc làm ở các cấp.
- Thực hiện tốt công tác tự kiểm định chất lượng đào tạo nghề nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.
- Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả chính sách miễn giảm thuế doanh nghiệp đóng góp và tham gia đào tạo theo Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp; hỗ trợ trong kết nối nhà trường với doanh nghiệp; hỗ trợ học phí, chi phí đào tạo, hỗ trợ thông tin truyền thông trong tuyển sinh, tuyển dụng…
5. Triển khai thực hiện kế hoạch hợp tác giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp
- Phối hợp thực hiện tốt cung cấp thông tin về cung cầu lao động trong hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp và thị trường lao động; Nhu cầu tuyển dụng, việc làm của các doanh nghiệp.
- Các sơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện tốt công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo theo phương châm lấy chất lượng và hiệu quả đào tạo là mục tiêu hàng đầu; việc đào tạo phải gắn với tuyển dụng, việc làm. Đào tạo phải đảm bảo chất lượng, cơ cấu nghề nghiệp và trình độ đào tạo đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng việc làm của doanh nghiệp và thị trường lao động. Phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp cùng tham gia tuyển sinh theo nhu cầu lao động của doanh nghiệp. Ký kết hợp tác với các doanh nghiệp trong công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo gắn với giải quyết việc làm sau tốt nghiệp cho người học thông qua các hợp đồng liên kết đào tạo với doanh nghiệp; đặt hàng đào tạo theo yêu cầu của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn thực hiện đầy đủ về trách nhiệm xã hội trong việc tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại khoản 1 điều 52 của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình đào tạo, đánh giá và tuyển dụng lao động; cung cấp đầy đủ thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của doanh nghiệp theo ngành, nghề, lao động hàng năm cho cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; Thực hiện đầy đủ trách nhiệm thoả thuận trong hợp đồng ký kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Phân công nhân sự, cán bộ cụ thể phụ trách, theo dõi việc thực hiện gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Chủ động tiếp cận, truyền thông và thiết lập các kênh thông tin về hợp tác với các doanh nghiệp trong giáo dục nghề nghiệp; về năng lực đào tạo và cung ứng nhân lực của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng như về chính sách hỗ trợ của Nhà nước, địa phương cho doanh nghiệp khi tham gia các hoạt động giáo dục nghề nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều nhân lực lao động kỹ thuật.
6. Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về liên kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp
- Tăng cường công tác thống kê, thiết lập hệ thống phân tích dự báo nhu cầu nhân lực qua đào tạo với dự báo về thị trường lao động, việc làm đáp ứng yêu cầu hội nhập và phát triển của tỉnh.
- Thực hiện tốt sự phối kết hợp giữa các cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp, việc làm, thị trường lao động từ tỉnh đến cơ sở. Phối hợp chặt chẽ giữa tuyển sinh, đào tạo và tuyển dụng việc làm sau đào tạo, để tránh người học ra trường không có việc làm gây lãng phí cho gia đình và xã hội.
- Đẩy mạnh việc hợp tác 3 bên: Nhà nước - Nhà trường - Doanh nghiệp thông qua các chương trình hợp tác giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp. Thực hiện đa dạng hoá các hình thức hợp tác như: xây dựng chuẩn đầu ra; chương trình đào tạo; tổ chức ký kết đào tạo giữa nhà trường và doanh nghiệp; hợp tác tổ chức, bồi dưỡng kỹ năng và cấp chứng chỉ nghề cho lao động của doanh nghiệp và việc tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho doanh nghiệp.
- Thành lập bộ phận hợp tác với doanh nghiệp ở các cơ quan quản lý nhà nước và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp để thực hiện các mô hình hợp tác liên kết giữa đào tạo và việc làm. Khuyến khích tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động tiếp cận và tìm đến các doanh nghiệp để ký kết các chương trình hợp tác, liên kết đào tạo.
- Tăng cường đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra giám sát việc thực hiện trách nhiệm trong hợp đồng liên kết hợp tác giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành; các cơ quan, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đẩy mạnh hợp tác giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tổ chức triển khai nội dung các hoạt động gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, thị trường lao động, việc làm bền vững, an sinh xã hội.
- Thực hiện rà soát, cung cấp thông tin thị trường lao động trên địa bàn tỉnh; Thiết lập hệ thống báo cáo nhu cầu nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp với dự báo thị trường lao động làm căn cứ và tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp xây dựng kế hoạch hợp tác trong đào tạo, tuyển dụng, việc làm.
- Rà soát, tham mưu sắp xếp cơ sở giáo dục nghề nghiệp và tổ chức quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động nhằm xây dựng nguồn nhân lực có tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu thị trường lao động trên địa bàn tỉnh.
- Triển khai kịp thời các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương, của Tỉnh; cụ thể hoá ban hành các văn bản hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về việc đẩy mạnh hợp tác nhà trường và doanh nghiệp.
- Chỉ đạo đẩy mạnh truyền thông với các doanh nghiệp về hoạt động giáo dục nghề nghiệp, các chính sách của Nhà nước đối với doanh nghiệp khi tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
- Phối hợp với Sở Tài chính và các ngành chức năng tham mưu đề xuất với UBND tỉnh ban hành chính sách hỗ trợ khuyến khích hoạt động hợp tác giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp.
- Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện và tổng hợp đánh giá kết quả định kỳ, hàng năm báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định.
2. Sở Giáo dục và Đào tạo
Chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo thực hiện tuyên truyền về Luật Giáo dục nghề nghiệp và hoạt động tuyển sinh, giáo dục nghề nghiệp. Đặc biệt là công tác hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông tham gia học nghề.
3. Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng, hiệp hội doanh nghiệp, doanh nhân tổ chức các hoạt động xúc tiến, tiếp xúc với doanh nghiệp, tập đoàn lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất để triển khai các hoạt động phối hợp có tổ chức đào tạo và sử dụng nhân lực qua đào tạo.
- Thu thập, thiết lập hệ thống dự báo cung cấp thông tin về thị trường lao động thuộc phạm vi quản lý. Chỉ đạo các địa phương cơ sở và doanh nghiệp cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo sử dụng lao động theo ngành nghề và nhu cầu tuyển dụng lao động hàng năm làm căn cứ giúp các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phù hợp, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Phối hợp với Sở, ngành chức năng hướng dẫn, kiểm tra, giám sát nội dung hoạt động hợp tác giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
4. Sở Tài chính
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh có cơ chế chính sách hỗ trợ các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp; Hỗ trợ trong kết nối nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo, tuyển dụng lao động.
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bố trí kinh phí thực hiện kế hoạch trong dự toán ngân sách hành năm chi thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp; Hướng dẫn nội dung chi, mức chi và quyết toán kinh phí theo quy định của pháp luật.
5. Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh
- Chỉ đạo các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động, ngành nghề tuyển dụng và các yêu cầu về tuyển dụng sử dụng lao động để phối hợp với cơ quan quản lý về giáo dục nghề nghiệp, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng thực hiện kế hoạch hợp tác trong đào tạo, tuyển dụng lao động đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
- Đôn đốc các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội trong việc tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp; Phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình đào tạo, đánh giá và tuyển dụng lao động.
6. Sở Thông tin và Truyền thông; Đài Phát thành truyền hình, Báo Bắc Ninh, Cổng Thông tin điện tử tỉnh
Tập trung tuyên truyền Luật Giáo dục nghề nghiệp; các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề; việc làm; mở rộng các phương thức, hình thức tuyên truyền về các hoạt động hợp tác, liên kết giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp. Tuyên truyền biểu dương những cơ sở giáo dục nghề nghiệp, những doanh nghiệp thực hiện tốt công tác hợp tác liên kết đào tạo gắn với thị trường lao động.
7. Đề nghị Ủy ban MTTQ, các đoàn thể nhân dân tỉnh
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức các hoạt động tuyên truyền; vận động hội viên, đoàn viên, nhân dân và các thành viên tham gia các hoạt động trong Kế hoạch.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, kịp thời dự báo thông tin về nhu cầu nhân lực theo từng trình độ, ngành, nghề cần đào tạo để phối hợp với cơ quan quản lý giáo dục nghề nghiệp xây dựng kế hoạch đào tạo lao động phù hợp và đảm bảo tốt cơ hội giải quyết việc làm cho người học sau tốt nghiệp.
- Tăng cường chỉ đạo việc thực hiện phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS và THPT tham gia giáo dục nghề nghiệp theo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ Chính trị.
- Phối hợp với các Sở, ngành chức năng tỉnh chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các hoạt động hợp tác giữa giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn quản lý.
9. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh
- Chủ động phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hợp tác giữa giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
- Tổ chức thực hiện đầy đủ trách nhiệm đã thoả thuận trong hợp đồng liên kết giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.
- Khai thác, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực có được từ sự hợp tác nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp thực hiện cam kết chỉ sử dụng lao động đã qua đào tạo hoặc có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với những nghề trong hạng mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Trên đây là Kế hoạch Đẩy mạnh hợp tác giữa giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. UBND tỉnh đề nghị các Sở, ngành; các cơ quan, đơn vị có liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện.
Trong quá trình triển khai, thực hiện có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (cơ quan Thường trực) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.