ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 181/KH-UBND |
Bắc Kạn, ngày 02 tháng 04 năm 2019 |
THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NĂM 2019
Thực hiện Kế hoạch số 133-KH/TU ngày 24 tháng 01 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2019, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2019 với nội dung sau:
1. Mục đích
- Tiếp tục quán triệt những chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập (gọi chung là cơ quan, đơn vị) về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân đối với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Qua đó, góp phần vào xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể, các cơ quan, đơn vị trong sạch, vững mạnh; xây dựng khối đại đoàn kết, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng - an ninh theo Nghị quyết số 24-NQ/TU ngày 28 tháng 11 năm 2018 về nhiệm vụ năm 2019.
2. Yêu cầu
- Tiếp tục đẩy mạnh và phát huy kết quả đạt được trong việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị nhằm thực hiện công khai, dân chủ, minh bạch trong các hoạt động của các cơ quan, đơn vị; phát huy quyền làm chủ của công chức, viên chức và người lao động, góp phần vào việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, năng lực và trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp phát triển và đổi mới của đất nước
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện quy chế dân chủ trong các cơ quan, đơn vị nhất là dân chủ trực tiếp trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị; đảm bảo thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”; phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu nhân dân, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng, an ninh của địa phương.
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền; sự phối hợp của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở phải thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.
Các cấp ủy đảng, chính quyền tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, trọng tâm là việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, Nghị quyết Trung ương 6, Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Quyết định số 99-QĐ/TW của Ban Bí thư (khóa XII), Quy định số 124-QĐ/TW của Ban Bí thư (khóa XII); các phong trào, cuộc vận động khác của ngành, địa phương.
- Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả Quyết định số 213-QĐ/TU, Quyết định số 214-QĐ/TU ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc ban hành "Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp với nhân dân trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn" và "Quy định trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền tiếp thu góp ý của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền"; Quy định số 06-QĐ/TU ngày 31 tháng 01 năm 2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc Quy định cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trên địa bàn tỉnh phát huy vai trò của nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ....
- Tổ chức thực hiện chuyên đề học tập và làm theo Bác năm 2019 "Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với xây dựng chuẩn mực đạo đức công vụ nơi cơ quan, công sở.
2. Công tác tuyên truyền, vận động
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt những quan điểm, nhiệm vụ đã nêu trong các văn bản của Đảng, Nhà nước về quy chế dân chủ ở cơ sở, các văn bản liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân như Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18 tháng 02 năm 1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Kết luận 120-KL/TW ngày 07 tháng 01 năm 2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; Nghị quyết số 13-NQ/TU ngày 28 tháng 11 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về nâng cao chất lượng, hiệu quả việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ Cơ sở trong giai đoạn hiện nay; các chỉ thị, nghị quyết về công tác dân vận, phong trào thi đua “Dân vận khéo”, phong trào “Bắc Kạn chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, chương trình giảm nghèo bền vững... nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân về dân chủ và thực hành dân chủ.
- Tuyên truyền về thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân. Quan tâm tuyên truyền, nhân rộng các mô hình, điển hình trong xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chú trọng tuyên truyền sâu rộng đến vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
3. Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ
Căn cứ vào tình hình thực tế các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2019 cho phù hợp. Trong đó, tập trung công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung quy chế dân chủ; công tác củng cố, kiện toàn Ban chỉ đạo và công tác tự kiểm tra rà soát kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ tại cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc.
- Các cơ quan, đơn vị tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết khoản 3 Điều 63 Bộ Luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc; Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13 tháng 01 năm 2016 của Bộ Nội vụ hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ, trong đó chú trọng kiểm tra, giám sát việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, nhất là việc giải quyết các chế độ chính sách, quy định liên quan đến quyền và lợi ích chính đáng của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân; nghiêm túc phê bình các cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu không thực hiện tốt các quy định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Các cấp ủy đảng, chính quyền các cơ quan, đơn vị quan tâm và tạo điều kiện để Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giám sát và phản biện xã hội, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân và tham gia góp ý xây dựng đảng, xây dựng chính quyền. Trong đó tập trung giám sát các nội dung theo Quy định 124-QĐ/TW ngày 02 tháng 02 năm 2018 của Ban Bí thư “Về giám sát của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống của người đứng đầu, cán bộ chủ chốt và cán bộ, đảng viên” bằng hình thức xây dựng hòm phiếu, phát phiếu, kiểm phiếu đánh giá của nhân dân hằng tháng tại bộ phận "một cửa", bộ phận tiếp, giải quyết công việc của nhân dân từ tỉnh đến cơ sở.
4. Phát huy vai trò của Ban Chỉ đạo các cấp
- Kịp thời củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, điều chỉnh, bổ sung quy chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách ở từng lĩnh vực công tác.
- Các thành viên Ban Chỉ đạo chủ động trong công tác tham mưu cho cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ nhất là các cơ quan, đơn vị thực hiện chưa tốt, những ngành, lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến người dân, doanh nghiệp.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở được ít nhất 50% đơn vị đầu mối trực thuộc trở lên.
5. Thực hiện nghiêm quy chế dân chủ ở các loại hình cơ sở
Thực hiện nghiêm túc các nội dung được quy định tại Pháp lệnh và các Nghị định về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Cụ thể:
- Đối với xã, phường, thị trấn (theo Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBNVQH11): Tập trung tuyên truyền, công khai dự toán, quyết toán ngân sách; các chủ trương, chính sách; chương trình, dự án...; phát huy vai trò của Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng trong giám sát, góp ý kiến vào việc triển khai nhiệm vụ của địa phương. Trong đó chú trọng giám sát việc thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) về "Một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Phát huy dân chủ trong sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ tại các xã, thôn, tổ theo Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2018 của HĐND tỉnh Quy định chức danh, số lượng, mức phụ cấp đối với những người hoạt động không chuyên trách và mức khoán kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội ở xã, phường, thị trấn, ở thôn, tổ dân phố, tổ nhân dân, tiểu khu trên địa bàn tỉnh; Hướng dẫn số 484/HD-UBND ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 17/7/2018 của HĐND tỉnh. Thực hiện nghiêm việc giải trình trước dân của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền thông qua hoạt động tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân theo Quyết định số 213-QĐ/TU ngày 01 tháng 3 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; tích cực thực hiện cải cách hành chính, chính phủ điện tử...
- Đối với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập (theo Nghị định số 04/2015/NĐ-CP): Tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính; nâng cao tinh thần, thái độ, nhận thức, trách nhiệm trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ; dân chủ trong sắp xếp tổ chức bộ máy và công tác cán bộ; chú trọng gắn thực hiện dân chủ với thực hiện chuyên đề học tập và làm theo Bác năm 2019 "Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
- Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh: Xây dựng các quy chế, quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động; thực hiện công khai quy chế, quy định đến công nhân lao động. Tổ chức đối thoại theo Hướng dẫn số 1499/HD-TLĐ ngày 21 tháng 9 năm 2015 của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương phải nâng cao trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện có hiệu quả quy chế dân chủ ở cơ sở; thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, đôn đốc thực hiện quy chế dân chủ. Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, ý thức trách nhiệm đối với công việc được giao cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất đạo đức, năng lực, làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu đổi mới hiện nay; phối hợp với tổ chức công đoàn thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trong hoạt động của cơ quan, đơn vị. Phát huy vai trò giám sát việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở của Ban Thanh tra nhân dân và tổ chức công đoàn.
1. Căn cứ Kế hoạch này các sở, ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập; UBND các huyện, thành phố xây dựng kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở sát với tình hình thực tiễn của cơ quan, đơn vị, địa phương (gửi kế hoạch về Sở Nội vụ trước ngày 10/4/2019 để theo dõi).
2. Giao Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành hướng dẫn, đôn đốc việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở theo Kế hoạch; chủ động tham mưu và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở với Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh; tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập các đoàn kiểm tra và chủ trì công tác kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh (trong Quý IV/2019).
3. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra thường xuyên đối với các doanh nghiệp về nội dung thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động theo pháp luật lao động trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
4. Báo Bắc Kạn, Đài phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn tăng cường thời lượng, tin, bài tuyên truyền, phổ biến các quy định về thực hiện quy chế dân chủ và kết quả hoạt động thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở trên địa bàn tỉnh.
Định kỳ báo cáo hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu (nếu có) kết quả thực hiện quy chế dân chủ của các cơ quan, đơn vị, địa phương về Sở Nội vụ để tổng hợp báo cáo Ban Chỉ đạo Quy chế dân chủ tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh (báo cáo sơ kết 6 tháng đầu năm chậm nhất là ngày 05/6 và tổng kết năm chậm nhất là ngày 10/11/2019)
Trên đây là Kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở năm 2019, yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.