ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 181/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 05 tháng 9 năm 2023 |
Căn cứ Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và bảo đảm an toàn thực phẩm có nguồn gốc động vật, giai đoạn 2023-2030”; Công văn số 5370/BNN-TY ngày 07/8/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tổ chức triển khai Quyết định số 889/QĐ-TTg ngày 25/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ và tình hình thực tiễn của địa phương, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:
- Xây dựng được các cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh (ATDB) đối với gia súc, gia cầm phục vụ tiêu dùng trong tỉnh, trong nước và hướng đến xuất khẩu.
- Bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP) trong chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, sản phẩm động vật thủy sản.
- Kiểm soát thuốc, vắc xin thú y bảo đảm đạt yêu cầu chất lượng, an toàn, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh, an toàn thực phẩm, giảm thiểu nguy cơ kháng thuốc.
- Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác quản lý chuyên ngành thú y nhằm góp phần xây dựng thành công chính quyền điện tử, hướng đến chuyển đổi số phù hợp với Kế hoạch chuyển đổi số của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành trên địa bàn tỉnh.
2.1 Mục tiêu cụ thể về tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người, giai đoạn 2023-2030.
- Xây dựng vùng ATDB đối với gia súc, gia cầm phù hợp với quy hoạch của tỉnh, các quy định của Luật Thú y, Luật Quy hoạch và quy định của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH/OIE): đến năm 2030, ít nhất 60 cơ sở chăn nuôi được công nhận an toàn dịch bệnh; phấn đấu có từ 1-2 huyện, thành phố được công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật, cụ thể:
+ Đối với phòng, chống bệnh Dại ở động vật: quản lý được 70% số hộ nuôi chó, mèo và số chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022 - 2025 và nâng lên 90% trong giai đoạn 2026 - 2030;
- Tiêm vắc xin Dại cho 70% tổng đàn chó, mèo nuôi trong giai đoạn 2022 - 2025 và nâng lên 80% trong giai đoạn 2026 - 2030;
- Có 100% các huyện, thành phố giám sát được chó, mèo mắc, nghi mắc bệnh;
- Xây dựng thành công ít nhất 20 cơ sở an toàn dịch bệnh Dại cấp xã, phường, thị trấn. Duy trì 100% các cơ sở đã được công nhận an toàn dịch bệnh Dại trong giai đoạn 2025-2030.
+ Đối với bệnh Cúm gia cầm: 100% đàn gia cầm có dấu hiệu mắc bệnh CGC và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm được lấy mẫu, xét nghiệm và điều tra dịch tễ.
- Tổ chức tiêm phòng đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn thuộc diện tiêm.
- Xây dựng thành công các chuỗi sản xuất gia cầm, sản phẩm gia cầm an toàn dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH/OIE) nhằm đáp ứng tiêu dùng trong nước và trên địa bàn tỉnh.
+ Đối với bệnh LMLM: giai đoạn 2026-2030, số lượng ổ dịch LMLM và gia súc mắc bệnh giảm từ 20-25% số ổ dịch và gia súc mắc bệnh so giai đoạn 2021-2025.
- Xây dựng thành công và duy trì ít nhất 50 cơ sở ATDB bệnh LMLM, tiến tới xây dựng vùng ATDB cấp huyện hoặc vùng liên huyện.
+ Đối với bệnh Dịch tả lợn Châu Phi: đến năm 2025 có trên 95% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh không có dịch bệnh và năm 2030 có trên 98% số xã, phường, thị trấn không có dịch bệnh;
+ Đối với bệnh Viêm da nổi cục: kiểm soát, khống chế thành công dịch bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh; góp phần bảo đảm an toàn thực phẩm, môi trường và hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào trên địa bàn tỉnh.
2.2. Mục tiêu cụ thể về tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2023-2030.
a) Tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật
Trạm kiểm dịch động vật tại đầu mối giao thông được rà soát, báo cáo cấp có thẩm quyền đầu tư trang thiết bị, nâng cấp đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
b) Giám sát vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm (ATTP) đối với sản phẩm động vật tiêu dùng trong nước
- Phấn đấu 100% động vật đưa vào cơ sở giết mổ được cơ quan thú y thực hiện kiểm soát giết mổ. Đến năm 2025 xây dựng được ít nhất từ 01 cơ sở giết mổ tập trung theo hướng công nghiệp trên địa bàn thành phố Lạng Sơn; di dời các điểm giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh ATTP; giảm thiểu tối đa số vụ ngộ độc nghiêm trọng do thực phẩm có nguồn gốc động vật.
- Hằng năm, các cơ quan chuyên môn thực hiện giám sát vệ sinh thú y, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, ATTP (vi sinh vật, tồn dư hóa chất, thuốc thú y, chất cầm,…) được 40 -50% đối với các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh trong chuỗi thịt gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh.
- 100% các chương trình giám sát ATTP đối với thịt lợn, thịt gia cầm, trứng và sản phẩm trứng, mật ong và sản phẩm mật ong do Cục Thú y, Cục Chăn nuôi chủ trì sẽ được tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh.
2.3. Mục tiêu cụ thể về năng lực quản lý thuốc, vắc xin thú y bảo đảm chất lượng, an toàn hiệu quả, giai đoạn 2023-2030.
a) Tăng cường năng lực quản lý thuốc thú y, vắc xin thú y
Đến năm 2030, 90% cơ sở buôn bán vắc xin, thuốc thú y trên địa bàn tỉnh được kiểm tra, đánh giá cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán thuốc thú y.
b) Giám sát chất lượng thuốc thú y
Hằng năm thực hiện giám sát chất lượng thuốc thú y, đặc biệt nhóm kháng sinh quan trọng trong quy định tại Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vắc xin, hoá chất sát trùng, khử trùng dùng trong thú y có chứa hoạt chất.
Đến năm 2030, 90% các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh được kiểm soát về việc sử dụng thức ăn chăn nuôi có chứa kháng sinh.
c) Giám sát sử dụng kháng sinh và kháng thuốc
Đến năm 2030, trên 80% cơ sở buôn bán thức ăn chăn nuôi được kiểm tra, đánh giá, kiểm soát hàm lượng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi lưu thông trên địa bàn tỉnh.
2.4. Mục tiêu cụ thể về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thú y, giại đoạn 2023-2030.
Thực hiện kết nối với các Hệ thống trực tuyến phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn và thủy sản; Hệ thống trực tuyến phục vụ công tác kiểm dịch động vật; Hệ thống trực tuyến phục vụ công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; Hệ thống trực tuyến phục vụ công tác quản lý thuốc thú y của Cục Thú y theo quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Hằng năm cử công chức, viên chức tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, sử dụng, duy trì các hệ thống trực tuyến do Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức theo quy định.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM
a) Xác định và thiết lập vùng ATDB phù hợp với quy hoạch của tỉnh và tổ chức thực hiện theo quy định của Luật Thú y, Luật Quy hoạch và theo các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Thông tin tuyên truyền, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về phòng, chống dịch bệnh, vùng, cơ sở ATDB theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Chỉ đạo chính quyền và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, các cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp kiểm soát các loại dịch bệnh; tập trung, ưu tiên bố trí nguồn nhân lực để đẩy mạnh tổ chức xây dựng vùng, cơ sở ATDB.
d) Hằng năm, bố trí kinh phí triển khai kế hoạch chủ động của địa phương để giám sát dịch bệnh, giám sát sau tiêm phòng, lấy mẫu xét nghiệm chứng minh cơ sở, vùng ATDB; mua vắc xin, hóa chất, dụng cụ liên quan và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm tại vùng ATDV, vùng đệm; xây dựng hồ sơ, thẩm định công nhận vùng, cơ sở ATDB.
đ) Tổ chức kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng ATDB, vùng đệm; kiểm soát giết mổ động vật, vệ sinh thú y trong vùng ATDB, vùng đệm, bảo đảm không để dịch bệnh xâm nhiễm từ ngoài vào bên trong, lây lan trong vùng, lây lan giữa các vùng.
e) Xây dựng hệ thống quản lý thông tin, dữ liệu bảo đảm yêu cầu truy xuất nguồn gốc.
g) Có kế hoạch dự phòng ứng phó khi phát hiện dịch bệnh động vật.
h) Duy trì, kiện toàn, tăng cường năng lực hệ thống thú y các cấp.
i) Áp dụng công nghệ mới trong nghiên cứu, quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật.
k) Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, thanh tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết và báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
a) Tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, ATTP
- Đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, nguồn lực để tổ chức hoạt động có hiệu quả Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông theo đúng quy định của pháp luật.
- Đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ công tác xét nghiệm các đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y, ATTP đối với sản phẩm động vật tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
- Hằng năm, bố trí kinh phí triển khai kế hoạch chủ động của địa phương về giám sát, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y, ATTP.
Tiếp tục kêu gọi đầu tư và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở giết mổ động vật tập trung trên địa bàn.
b) Giám sát vệ sinh thú y, ATTP đối với sản phẩm động vật tiêu dùng trong tỉnh
Thực hiện giám sát vệ sinh thú y, ATTP (vi sinh vật, tồn dư hóa chất, thuốc thú y, chất cấm...) tại các cơ sở giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh trong chuỗi thịt gia súc, gia cầm.
c) Xây dựng và triển khai chương trình thông tin, tuyên truyền về vệ sinh thú y, ATTP.
a) Tăng cường năng lực quản lý thuốc, vắc xin thú y
- Rà soát, cập nhật, góp ý các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thuốc, vắc xin thú y.
- Tăng cường năng lực và định kỳ tổ chức thanh tra, kiểm tra việc thực thi công tác quản lý thuốc thú y, vắc xin thú y tại các huyện, thành phố và cơ sở kinh doanh, buôn bán thuốc thú y, vắc xin thú y.
- Rà soát, kiện toàn, bổ sung nhân lực, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý thuốc thú y, vắc xin thú y cho các công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo quy định.
b) Giám sát chất lượng thuốc thú y
Hằng năm, bố trí kinh phí để thực hiện giám sát chất lượng thuốc thú y, đặc biệt nhóm kháng sinh quan trọng, rất quan trọng theo quy định tại Thông tư số 12/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vắc xin, hoá chất sát trùng, khử trùng dùng trong thú y có chứa hoạt chất Iodine, Benzalkomnium Chloride, Glutaraldehyde, Cholorine.
c) Giám sát sử dụng kháng sinh và kháng thuốc
- Hằng năm, bố trí kinh phí để thực hiện giám sát kháng thuốc, cảnh báo nguy cơ kháng thuốc trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
- Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc kê đơn, bán và sử dụng thuốc thú y theo đơn; giám sát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
a) Tổ chức xây dựng Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thú y, giai đoạn 2023 - 2030 cho phù hợp với thực tiễn của địa phương, bảo đảm liên thông, kết nối có hiệu quả với hệ thống của Trung ương.
b) Phối hợp với các cơ quan liên quan ở Trung ương triển khai các nhiệm vụ: (i) Xây dựng kho dữ liệu số dùng chung của ngành thú y; (ii) Xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; (iii) Xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật; (iv) Xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác quản lý kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, ATTP; (v) Xây dựng hệ thống trực tuyến phục vụ công tác quản lý thuốc; (vi) Hệ thống trực tuyến phục vụ chỉ đạo, điều hành, đào tạo, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực thú y.
c) Chuẩn bị cơ sở vật chất, nguồn nhân lực tiếp nhận, vận hành, sử dụng các hệ thống, dữ liệu được Trung ương xây dựng.
d) Kết nối hệ thống trực tuyến phục vụ công tác kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, ATTP do Cục Thú y thực hiện
Thực hiện kết nối hệ thống trực tuyến quản lý cơ sở dữ liệu về giết mổ động vật, sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật, vệ sinh thú y và ATTP.
đ) Kết nối hệ thống trực tuyến phục vụ công tác quản lý thuốc thú y, vắc xin thú y.
Thực hiện kết nối hệ thống trực tuyến quản lý thông tin về quản lý thuốc thú y, vắc xin thú y được xây dựng trên cơ sở kết nối, liên thông với Dịch vụ công trực tuyến và Một cửa quốc gia nhằm đảm bảo thực hiện được các nhiệm vụ chuyên môn về quản lý thuốc thú y, vắc xin thú y.
1. Ngân sách tỉnh
Ngân sách tỉnh bảo đảm kinh phí cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ chi của các cơ quan tỉnh trong đó có Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
2. Ngân sách huyện, thành phố
Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí cho các hoạt động của cấp địa phương.
3. Kinh phí do doanh nghiệp, chủ cơ sở chăn nuôi tự đảm bảo
Doanh nghiệp, chủ cơ sở chăn nuôi tự đảm bảo kinh phí tổ chức xây dựng, đánh giá, chứng nhận ATDB theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tiêm phòng các loại vắc xin theo quy định.
4. Các nguồn vốn hợp pháp khác
Đàm phán với các nước, các tổ chức quốc tế, nhà tài trợ hỗ trợ kinh phí, kỹ thuật tổ chức các hoạt động của kế hoạch.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Đối với Kế hoạch tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người, giai đoạn 2023 - 2030
- Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc các địa phương, các doanh nghiệp tổ chức xây dựng, đánh giá, công nhận cơ sở, vùng ATDB theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Hằng năm, triển khai các Kế hoạch phòng chống dịch đã được phê duyệt để giám sát dịch bệnh, giám sát sau tiêm phòng, lấy mẫu xét nghiệm để chứng minh cơ sở, vùng ATDB.
- Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai các giải pháp kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng ATDB, vùng đệm; kiểm soát giết mổ động vật, vệ sinh thú y trong vùng ATDB, vùng đệm.
b) Đối với Kế hoạch tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2023 - 2030
- Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và bố trí kinh phí triển khai dự án đầu tư, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương, các doanh nghiệp xây dựng mạng lưới các cơ sở giết mổ tập trung với các quy mô khác nhau, phù hợp với thực tiễn của các địa phương.
- Hằng năm, chủ động triển khai các kế hoạch của trung ương về giám sát, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu ATTP đối với động vật, sản phẩm động vật tiêu dùng trong tỉnh, trong nước cũng như xuất khẩu, nhập khẩu; đồng thời hướng dẫn, đôn đốc các địa phương triển khai kế hoạch của địa phương về giám sát ATTP.
c) Đối với Kế hoạch nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vắc xin thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, giai đoạn 2023- 2030
- Hằng năm, chủ động triển khai các kế hoạch của Cục Thú y, Cục Chăn nuôi về lấy mẫu giám sát chất lượng thuốc thú y, thuốc sát trùng, giám sát kháng thuốc trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản; giám sát chất lượng, đánh giá hiệu lực các loại vắc xin.
- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc kê đơn, bán và sử dụng thuốc thú y theo đơn; giám sát việc phối trộn và sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi.
- Chỉ đạo rà soát, kiện toàn, bổ sung nhân lực, tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về quản lý thuốc thú y cho các cán bộ có chuyên môn được giao nhiệm vụ.
d) Đối với Kế hoạch đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong công tác thú y, giai đoạn 2023- 2030
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, sử dụng kho dữ liệu số dùng chung của ngành Thú y.
- Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, sử dụng hạ tầng CNTT, các hệ thống trực tuyến phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh; kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm; quản lý thuốc thú y; quản lý thông tin thống kê và công tác chỉ đạo điều hành của ngành thú y.
đ) Hằng năm, xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các nội dung của Kế hoạch và tổng hợp chung trong dự toán của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gửi Sở Tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn; cân đối, ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện các nội dung của Kế hoạch quốc gia.
e) Chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc, kiểm tra, sơ kết, hằng năm và tổng kết thực hiện Kế hoạch và báo cáo UBND tỉnh theo quy định.
- Tăng cường các biện pháp ngăn chặn hoạt động kinh doanh, buôn bán kháng sinh trong y tế để sử dụng trong nông nghiệp.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo triển khai các biện pháp bảo đảm ATTP theo quy định của pháp luật; rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định liên quan đến mức dư lượng thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật và các chất tồn dư độc hại có trong thực phẩm có nguồn gốc động vật.
- Phối hợp, chia sẻ thông tin với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý ATTP trong chuỗi cung ứng thực phẩm có nguồn gốc động vật.
Căn cứ khả năng ngân sách, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định về phân cấp quản lý ngân sách; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng kế hoạch vốn đầu tư công do tỉnh quản lý; trong đó có nhiệm vụ đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ công tác tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật và thực phẩm có nguồn gốc động vật giai đoạn 2023-2030 trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp, chia sẻ thông tin với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý ATTP trong chuỗi cung ứng thực phẩm có nguồn gốc động vật.
- Chủ động nghiên cứu thị trường các nước, thúc đẩy giới thiệu quảng bá các sản phẩm động vật thông qua các hoạt động, chương trình xúc tiến thương mại tại nước ngoài, đồng thời hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật sang thị trường các nước.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan để hướng dẫn và chỉ đạo tổ chức triển khai Kế hoạch, bảo đảm phù hợp, đáp ứng mục tiêu, giải pháp phù hợp với Chiến lược phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Căn cứ nội dung của kế hoạch quốc gia để xây dựng kế hoạch của địa phương, bố trí kinh phí, nguồn lực của địa phương để tổ chức thực hiện, bảo đảm đạt được các mục tiêu của kế hoạch quốc gia. Kế hoạch của địa phương cần bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Đối với kế hoạch tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát dịch bệnh động vật, bệnh truyền lây giữa động vật và người, giai đoạn 2023 - 2030
- Chỉ đạo chính quyền các cấp, các cơ quan chuyên môn cấp huyện, cấp xã, các cơ sở chăn nuôi, doanh nghiệp kiểm soát tốt các loại dịch bệnh; tổ chức xây dựng vùng, cơ sở ATDB.
- Hằng năm, bố trí kinh phí triển khai kế hoạch chủ động của địa phương để giám sát dịch bệnh; mua vật tư, dụng cụ liên quan và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm tại vùng ATDB, vùng đệm.
- Tổ chức kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra, vào vùng ATDB, vùng đệm; kiểm soát giết mổ động vật, vệ sinh thú y trong vùng ATDB, vùng đệm.
b) Đối với kế hoạch tăng cường năng lực quản lý, kiểm dịch động vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật, giai đoạn 2023 - 2030
- Hỗ trợ công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng Trạm kiểm dịch động vật đầu mối giao thông của tỉnh tại địa phương (nếu có).
- Ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, kêu gọi đầu tư, bố trí quỹ đất của địa phương để xây dựng mạng lưới các cơ sở giết mổ động vật tập trung.
- Hằng năm, bố trí kinh phí triển khai kế hoạch chủ động của địa phương về giám sát, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu ATTP.
c) Đối với kế hoạch nâng cao năng lực quản lý, nghiên cứu, sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm thuốc, vắc xin thú y đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả, giai đoạn 2023 - 2030
- Phối hợp với các cơ quan tiến hành kiểm tra, đánh giá các cơ sở buôn bán thuốc thú y đảm bảo đủ điều kiện theo quy định của Luật Thú y và các văn bản hướng dẫn.
- Phối hợp, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc kê đơn, bán và sử dụng thuốc thú y theo đơn; giám sát sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tại địa phương.
8. Cơ sở, chuỗi chăn nuôi gia súc, gia cầm
- Các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân chăn nuôi (sau đây gọi chung là doanh nghiệp chăn nuôi) có nhu cầu chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn thú y các cấp và các đơn vị liên quan của địa phương lập kế hoạch/đề án xây dựng chuỗi chăn nuôi ATDB.
- Kê khai hoạt động chăn nuôi theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Tuyển chọn, bố trí nguồn nhân lực đã được đào tạo, tập huấn và nắm rõ các yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật về ATSH, ATDB và ATTP.
- Thành lập tổ công tác kỹ thuật của doanh nghiệp để phân công nhiệm vụ cụ thể nhằm thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch quốc gia.
- Tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện việc xây dựng cơ sở hạ tầng của từng hợp phần trong chuỗi sản xuất ATDB; bố trí và tập trung nguồn lực để triển khai bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về ATDB và ATTP.
- Xây dựng, hoàn thiện và vận hành các quy trình có liên quan đến sản xuất, bảo đảm ATSH, ATDB và ATTP; tổ chức đào tạo, tập huấn, hướng dẫn thực hiện nghiêm ngặt từng quy trình của từng công đoạn của chuỗi sản xuất.
- Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý thông tin, hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Tham gia tổ chức thực hiện phòng, chống và giám sát dịch bệnh tại vùng đệm xung quanh chuỗi ATDB; chủ động và tích cực thực hiện các giải pháp về phòng, chống và giám sát dịch bệnh theo hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn của địa phương nơi xây dựng chuỗi ATDB; hỗ trợ tối đa trong điều kiện cho phép và bảo đảm lợi ích chung của doanh nghiệp và người dân địa phương trong công tác phòng, chống và giám sát dịch bệnh.
- Xây dựng hồ sơ đăng ký chứng nhận cơ sở ATDB theo quy định của Việt Nam; đồng thời chuẩn bị hồ sơ và tham gia mời cơ quan thẩm quyền của nước nhập khẩu đến đánh giá, công nhận chuỗi sản xuất ATDB theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Xây dựng và bố trí kinh phí, nhân sự để triển khai các chương trình giám sát theo nội dung được phê duyệt tại Kế hoạch này.
- Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị từng công đoạn của chuỗi sản xuất, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về ATTP.
- Xây dựng và vận hành các quy trình vận chuyển động vật, sản phẩm động vật từ cơ sở chăn nuôi đến cơ sở giết mổ, chế biến; quy trình giết mổ, chế biến bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, ATTP.
- Xây dựng và vận hành hệ thống quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc sản phẩm động vật dùng làm thực phẩm.
UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này. Trong quá trình triển khai thực hiện phát sinh khó khăn, vướng mắc kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) để xem xét, chỉ đạo./
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.