ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1800/KH-UBND |
Điện Biên, ngày 22 tháng 06 năm 2016 |
Căn cứ Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ Quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
Căn cứ Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 - 2015;
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch mở rộng Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Điện Biên năm 2016, cụ thể như sau:
Tính đến 30/4/2016, trên địa bàn tỉnh Điện Biên lũy tích các trường hợp nhiễm HIV là 7.847 trường hợp, Lũy tích bệnh nhân AIDS 5.517 người, AIDS còn sống 2.114 người; Lũy tích tử vong do AIDS 3.403 người. Số nhiễm HIV còn sống quản lý được 3.585 trường hợp. 10/10 huyện, thị xã, thành phố; 113/130 xã trên địa bàn tỉnh có người nhiễm HIV/AIDS. Tỷ lệ người nhiễm HIV còn sống trên dân số là: 0.65%
Trong 04 tháng đầu năm 2016, phát hiện 121 người nhiễm HIV (tăng 18 người so với cùng kỳ 2015). Các đường lây truyền HIV: Lây truyền qua đường máu là 62,50% (so với cùng kỳ năm 2015 là 48,54% tăng 13,96%); Đường tình dục là 31,67% (so với cùng kỳ năm 2015 là 44,66% giảm 12,99%); Đường lây truyền mẹ con là 0,83% (so với cùng kỳ năm 2015 là 6,80% giảm 5,97%).
Tình hình người nghiện ma túy tại tỉnh vẫn diễn biến phức tạp: Theo số liệu thống kê, hiện trên toàn tỉnh có 9.423 người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó 8.986 người nghiện ở ngoài xã hội, 425 người nghiện đang trong trại tạm giam, nhà tạm giữ, 12 người nghiện đang cai tự nguyện tại Trung tâm cai nghiện. Số người nghiện dưới 16 tuổi: 05 người (0,05%), từ 16-30 tuổi: 3.332 người (35,3%), trên 30 tuổi: 6086 người (64,5%). Hình thức sử dụng ma túy chủ yếu qua con đường tiêm chích, tỷ lệ nhiễm HIV ở nhóm tiêm chích ma túy còn rất cao chiếm 30%, tiêm chích ma túy hiện nay là nguyên nhân chính làm gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh.
1. Kết quả triển khai Chương trình Methadone (MMT)
Từ tháng 3/2011 đến ngày 30/4/2016, tỉnh đã triển khai 08 cơ sở điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; 21 cơ sở cấp phát thuốc Methadone đã được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ chuyên môn, đảm bảo theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế. Hiện tại các cơ sở đang điều trị 2.778 bệnh nhân cụ thể như sau:
- Cơ sở điều trị Methadone Thanh Xương, huyện Điện Biên đang điều trị cho 877 bệnh nhân.
- Cơ sở điều trị Methadone huyện Tuần Giáo đang điều trị cho 352 bệnh nhân.
- Cơ sở điều trị Methadone huyện Mường Ảng đang điều trị 292 bệnh nhân.
- Cơ sở điều trị Methadone Noong Bua thành phố Điện Biên Phủ đang điều trị cho 645 bệnh nhân.
- Cơ sở điều trị Methadone huyện Mường Chà đang điều trị cho 85 bệnh nhân.
- Cơ sở điều trị Methadone huyện Tủa Chùa đang điều trị cho 159 bệnh nhân.
- Cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội huyện Điện Biên Đông đang điều trị cho 321 bệnh nhân.
- Cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động tỉnh Điện Biên đang điều trị cho 47 bệnh nhân.
Tại 21 Cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại các xã đang điều trị cho 1.058 bệnh nhân (số bệnh nhân này là số đã đạt liều duy trì tại các cơ sở điều trị chuyển về). Số bệnh nhân hiện điều trị tại các cơ sở điều trị Methadone và cơ sở cấp phát thuốc Methadone trong toàn tỉnh đều tuân thủ điều trị tốt.
2. Sự cần thiết mở rộng địa bàn triển khai MMT
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh, nhu cầu tham gia điều trị Methadone của bệnh nhân là rất lớn với tổng số 9.423 người nghiện chích trong toàn tỉnh, tuy nhiên khả năng tiếp nhận bệnh nhân của các cơ sở điều trị và các cơ sở cấp phát thuốc Methadone còn giới hạn do địa bàn vùng sâu, vùng xa, giao thông đi lại khó khăn, khi đã tham gia vào Chương trình điều trị Methadone thì bệnh nhân phải uống thuốc hàng ngày do đó việc rút gắn khoảng cách tiếp cận dịch vụ bằng cách mở thêm các cơ sở điều trị và các cơ sở cấp phát thuốc trên địa bàn sẽ tăng cơ hội cho nhiều người nghiện chích ma túy tham gia điều trị Methadone tại địa phương.
Thực hiện Quyết định số 1008/QĐ-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu bệnh nhân điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone năm 2014 - 2015 tỉnh Điện Biên được giao điều trị cho 4.400 bệnh nhân. Tính đến ngày 30/4/2016 trên địa bàn tỉnh đã triển khai 08 cơ sở điều trị và 21 điểm cấp phát thuốc Methadone và đang điều trị cho 2.778 bệnh nhân theo đó mới thực hiện được 63% chỉ tiêu kế hoạch.
Việc mở rộng điều trị Methadone tại trên địa bàn các huyện là rất cần thiết, đặc biệt là tại khu vực huyện Mường Nhé và Nậm Pồ còn trống về dịch vụ phòng chống HIV/AIDS và dịch vụ điều trị Methadone. Triển khai mở rộng địa bàn điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện chích ma túy tiếp cận với các dịch vụ điều trị góp phần đảm bảo sức khỏe cho người bệnh, phòng chống lây nhiễm HIV, đảm bảo an ninh trật tự xã hội và đạt được chỉ tiêu điều trị bệnh nhân Chính phủ giao cho tỉnh.
B. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI MỞ RỘNG NĂM 2016
1. Mục tiêu chung
Tăng cường tiếp cận dịch vụ điều trị thay thế nghiện các dạng thuốc phiện bằng Methadone cho người nghiện chích ma túy, giảm lây nhiễm HIV trong nhóm người nghiện các chất dạng thuốc phiện ra cộng đồng. Góp phần ổn định an ninh trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu cụ thể
Triển khai mở mới 01 Cơ sở điều trị tại xã Mường Toong, huyện Mường Nhé và 08 cơ sở cấp phát thuốc Methadone tại 04 huyện: Điện Biên, Tuần Giáo, Mường Chà, Mường Nhé, tiếp nhận điều trị cho khoảng 700 bệnh nhân.
II. Nội dung hoạt động năm 2016
1. Tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng hoạt động điều trị của 08 cơ sở điều trị và 21 cơ sở cấp phát thuốc Methadone
Tuyên truyền tại cộng đồng, vận động người nghiện ma túy tham gia Chương trình điều trị bằng Methadone, tăng cường tiếp nhận bệnh nhân mới đưa vào chương trình điều trị
2. Thành lập mới các cơ sở điều trị và cấp phát năm 2016
2.1. Thành lập 01 cơ sở điều trị Methadone tại xã Mường Toong huyện Mường Nhé; địa điểm đặt tại Phòng khám Đa khoa khu vực (PKĐKKV) xã Mường Toong (thu dung bệnh nhân tại xã Mường Toong và xã Nậm Kè) điều trị cho 150 bệnh nhân.
2.2. Thành lập mới 08 cơ sở cấp phát thuốc Methadone:
- Thành lập 01 Cơ sở cấp phát Methadone Mường Nhé, địa điểm đặt tại Trung tâm Y tế huyện Mường Nhé, điều trị cho 80 bệnh nhân;
- Thành lập 01 Cơ sở cấp phát Methadone Mường Nhà, địa điểm đặt tại PKĐKKV Mường Nhà, huyện Điện Biên; điều trị cho 100 bệnh nhân;
- Thành lập 01 Cơ sở cấp phát Methadone Mường Mươn, địa điểm đặt tại Trạm Y tế xã Mường Mươn, huyện Mường Chà, điều trị cho 38 bệnh nhân.
- Thành lập 01 Cơ sở cấp phát Methadone Ma Thì Hồ; địa điểm đặt tại Trạm Y tế xã Ma Thì Hồ, huyện Mường Chà, điều trị cho 84 bệnh nhân,
- Thành lập 01 Cơ sở cấp phát Methadone Pa Ham; địa điểm đặt tại PKĐKKV Pa Ham, huyện Mường Chà, điều trị cho 48 bệnh nhân.
- Thành lập 01 Cơ sở cấp phát Methadone Sam Mứn; địa điểm đặt tại Trạm Y tế xã Sam Mứn, huyện Điện Biên, điều trị cho 70 bệnh nhân.
- Thành lập 01 Cơ sở cấp phát Methadone Hua Thanh; địa điểm đặt tại Trạm Y tế xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, điều trị cho 30 bệnh nhân.
3. Nhân lực tại cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc Methadone
- Sử dụng tối đa cán bộ trong biên chế nhà nước, nhằm đảm bảo tính bền vững của Chương trình điều trị Methadone.
- Bổ sung nhân lực cho các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát thuốc Methadone mới thành lập, đảm bảo nhân lực làm việc theo quy định: Mỗi cơ sở điều trị Methadone có ít nhất 10 cán bộ; cơ sở cấp phát thuốc Methadone có ít nhất 02 cán bộ; tùy theo công suất điều trị bệnh nhân của mỗi cơ sở, bổ sung cán bộ hợp lý để đảm bảo các cơ sở điều trị hoạt động có hiệu quả, cụ thể như sau:
+ Cơ sở điều trị Methadone Mường Toong: Tổng số 10 cán bộ, trong đó: sử dụng 03 cán bộ hiện có của PKĐKKV Mường Toong; hợp đồng 07 cán bộ (thành phần cán bộ hợp đồng theo quy định của Bộ Y tế).
+ Mỗi cơ sở cấp phát thuốc Methadone: Bổ sung hợp đồng 02 cán bộ gồm 01 dược sỹ trung học; 01 y sỹ (riêng 02 cơ sở cấp phát thuốc Methadone Sam Mứn và Hua Thanh: Mỗi cơ sở bổ sung 01 y sỹ hợp đồng)
Tổng số cán bộ theo kế hoạch mở rộng cần bổ sung 21 cán bộ hợp đồng (Phụ lục 01 đính kèm).
4. Công tác thẩm định, cấp giấy phép hoạt động
Sở Y tế thành lập đoàn thẩm định tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động của các cơ sở điều trị và cấp phát thuốc Methadone theo hướng dẫn tại Thông tư số 12/2015/TT-BTY ngày 28/5/2015 của Bộ Y tế:
- Hoàn thành hồ sơ, thủ tục thành lập cơ sở điều trị Methadone tại xã Mường Toong huyện Mường Nhé, gửi Sở nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở cấp phát thuốc Methadone đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động theo đúng quy định tại Thông tư.
5. Tiếp nhận, quản lý và sử dụng thuốc Methadone
Trong năm 2016 thuốc Methadone được Bộ Y tế cấp miễn phí, Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS và các Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố tiếp nhận, quản lý, sử dụng và thanh quyết toán thuốc Methadone theo đúng quy định của Bộ Y tế.
6. Công tác kiểm tra, giám sát
Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS và Trung tâm Y tế các huyện: Mường Nhé, Tuần Giáo, Mường Chà và Điện Biên định kỳ hàng quý thành lập đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở điều trị và cơ sở cấp phát Methadone, tổ chức đoàn kiểm tra đột xuất khi cần thiết, kiểm tra công tác thu, chi kinh phí xã hội hóa chương trình điều trị Methadone.
Hàng tháng cơ sở điều trị Methadone có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và hỗ trợ kỹ thuật toàn diện cho các cơ sở cấp phát thuốc Methadone. Kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân; phát hiện và điều trị các rối loạn chức năng và các bệnh kèm theo; kiểm tra công tác quản lý, cấp phát thuốc Methadone. Cơ sở điều trị có trách nhiệm tổng hợp báo cáo kết quả điều trị bệnh nhân và dự trù thuốc cho các cơ sở cấp phát thuốc Methadone.
III. Kinh phí thực hiện kế hoạch
Tổng kinh phí hỗ trợ của tỉnh năm 2016 là: 6.000 triệu đồng đã được UBND tỉnh cấp tại Quyết định số 1387/QĐ-UBND ngày 14/12/2015 về việc giao dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2016.
Bao gồm kinh phí duy trì hoạt động của 08 cơ sở điều trị, 21 cơ sở cấp phát thuốc cũ và 01 cơ sở điều trị, 06 cơ sở cấp phát thuốc mới.
Riêng cơ sở cấp phát Methadone Sam Mứn và Hua Thanh của huyện Điện Biên giao cho Trung tâm Y tế huyện tự đảm bảo từ nguồn kinh phí của đơn vị.
I. Sở Y tế
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện nội dung của kế hoạch, thực hiện sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở điều trị Methadone theo đúng quy định tại Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28/5/2015 của Bộ Y tế và các quy định hiện hành.
- Thành lập đoàn thẩm định điều kiện hoạt động của các cơ sở Methadone mới thành lập;
+ Hoàn thành hồ sơ, thủ tục thành lập cơ sở điều trị Methadone tại xã Mường Toong huyện Mường Nhé, gửi Sở nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét quyết định.
+ Cấp giấy phép hoạt động cho các cơ sở cấp phát thuốc Methadone đủ tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động theo đúng quy định tại Thông tư số 12/2015/TT-BYT ngày 28/5/2015 của Bộ Y tế.
- Chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ cho các cơ sở điều trị Methadone theo đúng quy định chuyên môn của Bộ Y tế; Phối hợp với các cơ quan liên quan kiểm tra về việc quản lý thuốc Methadone; kiểm tra, theo dõi các hoạt động của các cơ sở điều trị Methadone; tiến hành kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm liên quan đến việc triển khai hoạt động tại các cơ sở Methadone trên địa bàn quản lý theo quy định của pháp luật.
- Định kỳ báo cáo UBND tỉnh và Bộ Y tế về kết quả triển khai Chương trình điều trị Methadone trên địa bàn toàn tỉnh.
Triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ, chiến sĩ phù hợp với đặc thù của ngành; chủ trì, phối hợp với Sở Y tế triển khai tuyên truyền, dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS trong trại tạm giam; chỉ đạo lực lượng công an các cấp phối hợp và hỗ trợ triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại tại cộng đồng.
- Phối hợp chặt chẽ với Ngành Y tế và các sở, ban, ngành đoàn thể khác trong việc triển khai Chương trình điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo công an các huyện, thị xã, thành phố nơi triển khai Chương trình điều trị Methadone phối hợp chặt chẽ với các ban, ngành, đoàn thể có liên quan để đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại địa phương. Chuẩn bị lực lượng cán bộ phối hợp chặt chẽ với các cơ sở y tế để bảo vệ đảm bảo an toàn cho các cơ sở điều trị Methadone; giữ gìn an ninh trật tự và quản lý người bệnh tham gia điều trị bằng thuốc Methadone.
3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế và các ban, ngành khác trong việc triển khai Chương trình điều trị Methadone như: Tham gia công tác quản lý người bệnh tại cộng đồng, hỗ trợ đào tạo dạy nghề và tạo công ăn việc làm để giúp người bệnh tái hòa nhập cộng đồng.
- Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong công tác thông tin giáo dục truyền thông về chương trình điều trị Methadone; Trực tiếp chỉ đạo 02 cơ sở điều trị Methadone tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội tỉnh Điện Biên và Cơ sở điều trị tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội huyện Điện Biên Đông.
4. Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với các cơ quan liên quan, chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, hiệu quả của Chương trình điều trị Methadone trên địa bàn tỉnh Điện Biên, góp phần nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận trong các cấp, các ngành và các tầng lớp nhân dân nơi triển khai điều trị Methadone.
Sở Tài chính có trách nhiệm thẩm định dự toán, cân đối, bố trí kinh phí hỗ trợ cho hoạt động của Chương trình điều trị Methadone, trình UBND tỉnh phê duyệt. Hướng dẫn các đơn vị sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí đúng Luật Ngân sách.
6. Sở Nội vụ
Sở Nội vụ có trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh quyết định về biên chế, tổ chức, bố trí nhân lực, chế độ lương, phụ cấp và các chế độ chính sách có liên quan cho các cơ sở điều trị Methadone. Tham mưu cho UBND tỉnh ra quyết định thành lập cơ sở điều trị Methadone tại xã Mường Toong huyện Mường Nhé.
7. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, các tổ chức đoàn thể tỉnh
Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên:
- Phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành liên quan, tăng cường công tác thông tin giáo dục truyền thông, tạo sự đồng thuận của xã hội về việc triển khai Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone.
- Tham gia công tác quản lý, hỗ trợ người bệnh tham gia Chương trình điều trị Methadone và tái hòa nhập cộng đồng:
8. Các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh
Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh phối hợp chặt chẽ với Ngành y tế để triển khai tốt Chương trình điều trị Methadone theo kế hoạch của tỉnh.
9. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Thành lập Ban Chỉ đạo chương trình điều trị Methadone tại địa bàn để chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham mưu cho UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện tốt các nhiệm vụ:
- Xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo chương trình điều trị Methadone cấp huyện.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động vận động chính sách, tạo môi trường thuận lợi cho việc triển khai Chương trình trên địa bàn, đặc biệt đẩy mạnh công tác truyền thông để cộng đồng dân cư hiểu và tích cực tham gia ủng hộ Chương trình.
- Chỉ đạo các ban, ngành liên quan phối hợp để triển khai Chương trình trên địa bàn, đặc biệt chú trọng đến sự tham gia phối hợp của lực lượng Công an trong việc đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn triển khai cơ sở điều trị Methadone, bảo vệ kho thuốc Methadone.
- Chỉ đạo các ban, ngành liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý, hỗ trợ người bệnh tham gia Chương trình điều trị Methadone; chỉ đạo tổ chức đào tạo, dạy nghề, tìm việc làm và hỗ trợ tâm lý, xã hội cho người bệnh.
- Tham mưu cho UBND huyện hàng năm bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ cho Chương trình điều trị Methadone.
- Xây dựng kế hoạch triển khai chi tiết tại huyện, thị xã, thành phố theo hướng dẫn của tỉnh.
- Chỉ đạo và quản lý chặt chẽ việc triển khai xã hội hóa Chương trình điều trị Methadone trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố. Phối hợp với các đơn vị liên quan để quản lý người bệnh tham gia vào chương trình. Chỉ đạo công tác theo dõi, kiểm tra, đánh giá hoạt động của Chương trình điều trị Methadone trên địa bàn huyện đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn thuốc Methaone.
Trên đây là Kế hoạch triển khai mở rộng Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tỉnh Điện Biên năm 2016, các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện đảm bảo các nội dung, yêu cầu./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
SỐ CÁN BỘ CẦN BỔ SUNG THEO KẾ HOẠCH
(Kèm theo Kế hoạch số 1800/KH-UBND ngày 22/6/2016 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT |
Tên cơ sở |
Dược sỹ |
Y sỹ |
Điều dưỡng trung học |
Tổng |
1 |
Cơ sở điều trị Mường Toong |
2 |
3 |
2 |
7 |
2 |
Cơ sở cấp phát Mường Nhé |
1 |
1 |
|
2 |
3 |
Cơ sở cấp phát Nà Sáy |
1 |
1 |
|
2 |
4 |
Cơ sở cấp pháp Mường Mươn |
1 |
1 |
|
2 |
5 |
Cơ sở cấp phát Ma Thì Hồ |
1 |
1 |
|
2 |
6 |
Cơ sở cấp phát Pa Ham |
1 |
1 |
|
2 |
7 |
Cơ sở cấp phát Mường Nhà |
1 |
1 |
|
2 |
8 |
Cơ sở cấp phát Sam Mứn |
|
1 |
|
1 |
9 |
Cơ sở cấp phát Hua Thanh |
|
1 |
|
1 |
Tổng cộng |
8 |
11 |
2 |
21 |
Ghi chú:
- Cơ sở điều trị Methadone Mường Toong: Tổng số 10 cán bộ, nhân viên, trong đó: Sử dụng 03 cán bộ hiện có của PKĐKKV Mường Toong. Bổ sung 07 cán bộ hợp đồng gồm: 02 dược sỹ trung học; 03 y sỹ; 02 điều dưỡng trung học.
- Mỗi cơ sở cấp phát thuốc Methadone: Bổ sung hợp đồng 02 cán bộ, gồm: 01 dược sỹ trung học; 01 y sỹ (riêng 02 cơ sở cấp phát thuốc Methadone Sam Mứn và Hua Thanh: Mỗi cơ sở bổ sung 01 y sỹ hợp đồng).
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.