ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 179/KH-UBND |
Hà Giang, ngày 21 tháng 06 năm 2017 |
Căn cứ Quyết định số: 117/QĐ-TTg, ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số: 2378/QĐ-BTTTT ngày 30/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước;
Căn cứ vào thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong quản lý và giảng dạy tại các đơn vị trường học trong tỉnh,
Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, cụ thể như sau:
PHẦN I. THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG NGÀNH GIÁO DỤC TỈNH HÀ GIANG (tính đến tháng 3 năm 2017)
I. Thực trạng
1. Về nhân lực CNTT
Tổng số cán bộ, giáo viên được phân công dạy tin học, phụ trách lĩnh vực CNTT tại các đơn vị trường học: 817 cán bộ giáo viên, trong đó 356 cán bộ giáo viên đã qua đào tạo đào tạo có trình độ từ trung cấp trở lên, số còn lại đã được học qua các lớp bồi dưỡng.
2. Về hạ tầng kỹ thuật CNTT đã được đầu tư
- Tổng số phòng học tin: 194;
- Tổng số máy tính: 5.914;
- Tổng số Projector: 1.361;
3. Về ứng dụng
- Đã hoàn thành 80% việc nhập cơ sở dữ liệu toàn ngành giáo dục và đào tạo trên địa bàn tỉnh lên phần mềm Quản lý nhà trường vnEdu, dữ liệu được liên thông giữa các cấp học trong tỉnh và trong toàn quốc trên cùng hệ thống;
- Đã thiết kế xong cổng thông tin điện tử và các trang thông tin thành phần thống nhất chung trong toàn ngành (dữ liệu của 3 ứng dụng được liên kết tự động lên Web như: (1) tự động đăng văn bản từ VNPT-iOffice, (2) tự động cung cấp thông tin kết quả học tập của học sinh và tự động thông tin thời khóa biểu từ vnEdu);
- 100% hồ sơ thủ tục hành chính được công bố trên cổng thông tin điện tử của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo (bước đầu áp dụng hành chính công cấp độ 2);
- 100% các trường và các trung tâm Giáo dục Thường xuyên - Hướng nghiệp (GDTX-HN), Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục Thường xuyên (GDNN- GDTX), ứng dụng CNTT trong quản lý nhà trường; 80% trường học sử dụng sổ, sách, hồ sơ điện tử thay sổ sách giấy; 60% các loại báo cáo giấy được chuyển sang hình thức báo cáo trực tuyến trên vnEdu.
II. Đánh giá chung
1. Thuận lợi
- Việc ứng dụng CNTT luôn được tỉnh Hà Giang quan tâm và có quan điểm tích cực trong việc đưa ứng dụng CNTT nhằm thúc đẩy quá trình cải cách hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp. Trong đó, tỉnh đã ban hành các văn bản về quản lý, sử dụng hệ thống thư điện tử, đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước để tăng cường nhận thức và ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn và điều hành.
- Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của các cơ sở giáo dục, tâm huyết với nghề, tiếp cận nhanh với khoa học, công nghệ.
- Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm, tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên được phát huy khả năng sáng tạo và năng lực của bản thân.
- Sở Giáo dục và Đào tạo đã ký kết với VNPT, Viettel để cung cấp dịch vụ CNTT tốt nhất cho giáo viên và học sinh trên toàn tỉnh.
- Hạ tầng kỹ thuật CNTT và các phần mềm ứng dụng đã triển khai là cơ sở quan trọng để thực hiện đổi mới giáo dục đào tạo. Hầu hết đội ngũ giáo viên trong các trường đều có máy tính riêng, được kết nối mạng Internet, đây là yếu tố thuận lợi giúp cho giáo viên có điều kiện tự học, tự rèn về kỹ năng CNTT, cách khai thác tài nguyên mạng phục vụ cho công tác.
2. Khó khăn
- Nguồn nhân lực CNTT trong các trường và cơ sở giáo dục hiện vẫn còn thiếu. Cán bộ phụ trách CNTT chủ yếu vẫn là kiêm nhiệm. Đặc biệt, do thói quen, ngại thay đổi phương thức làm việc của một số cán bộ giáo viên nhất là tại các đơn vị vùng sâu, xa, còn là rào cản lớn trong việc triển khai đồng bộ, trên diện rộng các ứng dụng CNTT.
- Hạ tầng kỹ thuật CNTT trong các cơ sở giáo dục tuy được đầu tư trang bị theo các chương trình, đề án nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tế, hiệu quả đạt được chưa cao. Khoảng 70% máy tính đã được trang bị từ lâu, cấu hình yếu và xuống cấp. Kinh phí đầu tư mua sắm thiết bị không đáp ứng yêu cầu.
- Việc triển khai ứng dụng CNTT trong nội bộ các đơn vị vẫn còn nhiều hạn chế, chưa khai thác hết chức năng, công suất của hệ thống đã được đầu tư.
III. Số lượng về trang thiết bị còn thiếu cần tiếp tục đầu tư để triển khai kế hoạch
- Số phòng học tin cần nâng cấp cho các trường THPT: 32;
- Số máy tính có cấu hình cao cho các trường THPT: 640;
- Số Projector chất lượng cao: 429 cho 196 trường tiểu học, 201 trường THCS, 32 trường THPT
- Triển khai 667 trang thông tin điện tử đến tất cả các đơn vị trường học trong ngành (tích hợp tự động phần mềm VNPT-iOffice, vnEdu);
- 26 hệ thống giao ban trực tuyến cho Văn phòng Sở và các trường trực thuộc cách Sở hơn 20 km.
1. Mục tiêu chung
Tăng cường ứng dụng CNTT nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý điều hành của các đơn vị giáo dục và đào tạo trong toàn tỉnh. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra - đánh giá, nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các đơn vị giáo dục và đào tạo trong toàn tỉnh góp phần hiện đại hóa, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Mục tiêu đến năm 2020
- Trong công tác quản lý, điều hành:
+ Hình thành cơ sở dữ liệu toàn ngành Giáo dục và Đào tạo của tỉnh gồm: Thông tin trường, lớp, cơ sở vật chất; hồ sơ, lý lịch giáo viên; lý lịch, học bạ, thành tích của học sinh; kiểm soát kết quả học tập, giảng dạy (định kỳ, đột xuất trực tuyến);
+ 100% các hội nghị, hội thảo chuyên môn giữa Sở với các đơn vị trực thuộc có số lượng lớn thành viên tham gia sẽ được áp dụng hình thức trực tuyến;
+ 60% lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning);
- Trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá, nghiên cứu khoa học:
+ Đối với các trường phổ thông và các trung tâm GDTX-HN, GDNN- GDTX: Xây dựng kho học liệu số dùng chung toàn ngành, gồm: Bài giảng, sách điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác.
+ Phấn đấu 100% các trường phổ thông và các trung tâm GDTX-HN, GDNN-GDTX sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường hiệu quả, trong đó 100% trường học sử dụng sổ quản lý điện tử.
- Bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho 244 cán bộ, giáo viên dạy tin học của các đơn vị trường học. Các cán bộ, giáo viên sau khi được bồi dưỡng sẽ đóng vai trò nòng cốt trong các đơn vị và có trách nhiệm tập huấn lại cho các giáo viên cùng đơn vị. Khi hoàn thành nội dung này sẽ có 90% cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng thuần thục và khai thác tối đa chức năng, công suất của hệ thống CNTT đã được đầu tư.
b) Định hướng đến năm 2025
- Các cuộc họp giao ban, các hội thảo chuyên môn giữa Sở với các đơn vị trực thuộc tùy theo quy mô, nội dung được áp dụng hình thức trực tuyến;
- Các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục được thực hiện qua mạng theo phương thức học tập kết hợp (blended learning);
- 100% các trường phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học hiệu quả, đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. CNTT trở thành động lực đổi mới về quản lý, nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra đánh giá trong giáo dục và đào tạo. Từ đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
II. Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu
1. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức và trách nhiệm về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về vai trò, ý nghĩa của ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, dạy - học, nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá.
2. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học
- Xây dựng và thường xuyên cập nhật kho học liệu số dùng chung phục vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn ngành, gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác.
- Xây dựng và thường xuyên cập nhật hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến của các môn học và phần mềm kiểm tra, đánh giá tập trung qua mạng phục vụ học sinh, giáo viên giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
- Ứng dụng dạy - học thông minh ở các cơ sở giáo dục và đào tạo có đủ điều kiện trên nguyên tắc thiết thực, hiệu quả.
3. Nâng cao năng lực ứng dụng CNTT cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
- Tăng cường quản lý, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên theo hình thức trực tuyến, trên môi trường mạng, thường xuyên cập nhật nội dung các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng ứng dụng CNTT.
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.
- Lựa chọn thí điểm 10 giáo viên có năng lực, đang giảng dạy môn tin học tại các trường THPT để bồi dưỡng về kỹ năng sử dụng CNTT tiếp cận chuẩn quốc tế tại các trường đại học có uy tín trong việc đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
4. Đầu tư, nâng cấp hạ tầng CNTT
- Đầu tư và nâng cấp phòng học tin cho 32 trường THCS&THPT, THPT.
- Cung cấp projector chất lượng cao cho 196 trường tiểu học, 201 trường THCS, 32 trường THPT.
5. Giám sát, kiểm tra và đánh giá.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định, văn bản hướng dẫn.
- Hàng năm, tổ chức đánh giá, công bố chỉ số xếp hạng công tác ứng dụng CNTT của Văn phòng Sở, các đơn vị trực thuộc; công khai trên portal của sở và các trang thông tin thành phần.
- Lồng ghép công tác thi đua, khen thưởng các tổ chức, cá nhân có thành tích tiêu biểu đồng thời nhắc nhở, kiểm điểm các tổ chức, cá nhân chưa hoàn thành tốt nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong dạy - học, kiểm tra, đánh giá, nghiên cứu khoa học.
III. Lộ trình thực hiện kế hoạch
1. Đến hết năm 2017
Triển khai hệ thống CNTT trong toàn ngành giáo dục và đào tạo; ưu tiên triển khai theo hình thức thuê dịch vụ CNTT, với các nội dung cụ thể sau:
- Triển khai cổng thông tin điện tử (vnPoral) của sở, các phòng GD&ĐT và các trang thông tin thành phần (website trường học) cho các trường, đơn vị trực thuộc sở.
- Triển khai Phần mềm quản lý văn bản điều hành điện tử (VNPT-iOffice) đến toàn bộ các đơn vị giáo dục trong tỉnh áp dụng hình thức chữ ký số và tích hợp tự động công bố văn bản từ VNPT-iOffice lên Portal của Phòng, Sở; sử dụng tên tin nhắn thương hiệu Brandname phục vụ cho việc trao đổi thông tin.
- Triển khai Phần mềm quản lý nhà trường đến toàn bộ các đơn vị giáo dục trong tỉnh (áp dụng hình thức sổ sách điện tử, báo cáo trực tuyến và đầy đủ các phân hệ quản lý giáo dục); khai thác tính năng nhắn tin điều hành trong mọi hoạt động của các trường; phối hợp triển khai tính năng trao đổi thông tin giữa nhà trường và cha, mẹ học sinh; dữ liệu được đảm bảo liên thông trong các cấp học trong tỉnh và kết nối liên thông tích hợp, chia sẻ thông tin đối với các hệ thống thông tin từ trung ương đến địa phương khác.
- Đẩy mạnh việc báo cáo trực tuyến về thông tin học sinh, giáo viên, trường, lớp, cơ sở vật chất, hạn chế sử dụng báo cáo giấy.
- Ban hành các quy định, hướng dẫn tổ chức thực hiện đồng bộ thống nhất; đánh giá, kiểm tra trực tuyến thường xuyên trên môi trường mạng; thanh tra trực tiếp số liệu trên hệ thống phần mềm quản lý nhà trường vnEdu;
- Đưa vào sử dụng hệ thống hội nghị trực tuyến từ Sở đến các Phòng GD&ĐT, các trường THPT; tăng cường tổ chức hội thảo, tập huấn chuyên môn trực tuyến, hạn chế các nội dung trực tiếp.
2. Từ 2018 đến hết năm 2020: Triển khai hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu
- Triển khai hệ thống thông tin quản lý toàn ngành giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu kết nối, liên thông tích hợp, chia sẻ thông tin đối với các hệ thống thông tin từ Sở đến các đơn vị trường học.
- Triển khai hệ thống quản lý hành chính điện tử và liên thông toàn ngành; hệ thống họp, hội thảo, tập huấn chuyên môn qua mạng; bổ sung, cập nhật các dịch vụ công trực tuyến, đẩy mạnh ứng dụng CNTT tuyển sinh đầu cấp học.
- Quản lý học sinh, quản lý giáo viên, quản lý thi, xếp thời khóa biểu, sổ quản lý điện tử; tích hợp với trang tin điện tử của nhà trường trên môi trường mạng ở tất cả các cấp học mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên.
IV. Kinh phí, cơ chế tài chính
1. Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch giai đoạn 2017-2020
Tổng số: 37.392.820.000 đồng (Ba mươi bảy tỷ ba trăm chín mươi hai triệu tám trăm hai mươi ngàn đồng chẵn). Hằng năm Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định và trình cấp có thẩm quyền xem xét phê duyệt:
- Năm 2017: 5.086.950.000 đồng (nguồn thu của các Cơ sở giáo dục đào tạo, nguồn tài trợ và nguồn xã hội hóa: 2.740.950.000 đồng; Nguồn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo phân cấp ngân sách; nguồn lồng ghép trong các chương trình, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 2.346.000.000 đồng);
- Năm 2018: 9.565.890.000 đồng (nguồn thu của các Cơ sở giáo dục đào tạo, nguồn tài trợ và nguồn xã hội hóa: 2.140.650.000 đồng; Nguồn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo phân cấp ngân sách; nguồn lồng ghép trong các chương trình, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 7.425.240.000 đồng);
- Năm 2019: 12.343.330.000 đồng (nguồn thu của các Cơ sở giáo dục đào tạo, nguồn tài trợ và nguồn xã hội hóa: 2.140.650.000 đồng; Nguồn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo phân cấp ngân sách; nguồn lồng ghép trong các chương trình, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 10.202.680.000 đồng);
- Năm 2020: 10.396.650.000 đồng (nguồn thu của các Cơ sở giáo dục đào tạo, nguồn Tài trợ và nguồn Xã hội hóa: 2.140.650.000 đồng; Nguồn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo phân cấp ngân sách; nguồn lồng ghép trong các chương trình, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt: 8.256 000.000 đồng).
2. Nguồn kinh phí thực hiện
- Nguồn ngân sách nhà nước chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo theo phân cấp ngân sách; nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, đề án đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, bổ sung.
- Nguồn thu của các cơ sở giáo dục và đào tạo; nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; các nguồn vốn xã hội hóa khác.
3. Cơ chế tài chính
- Kinh phí thực hiện từ ngân sách nhà nước bao gồm chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển được cân đối hàng năm; kinh phí tự cân đối và huy động hợp pháp khác của các đơn vị thuộc đối tượng tham gia.
- Kinh phí huy động từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; tăng cường sử dụng nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình; đề án liên quan đã được phê duyệt và các nguồn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ.
- Triển khai các nhiệm vụ theo hình thức thuê dịch vụ CNTT, hợp tác công tư (PPP), hình thức đặt hàng tùy theo từng nhiệm vụ cụ thể.
1. Sở Giáo dục và Đào tạo
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổng hợp kết quả thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện; đề xuất, kiến nghị Chủ tịch UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch trong trường hợp cần thiết.
- Cụ thể hóa các nội dung của kế hoạch trong các chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTT trung hạn và hàng năm.
- Chủ trì xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy định điều kiện hoạt động giáo dục và đào tạo, công nhận văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục và đào tạo trên môi trường mạng.
- Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện theo mục tiêu, gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện các nội dung về ứng dụng CNTT, dịch vụ CNTT theo kế hoạch này và kế hoạch ứng dụng CNTT chung của tỉnh.
3. Sở Tài chính
Căn cứ kế hoạch được phê duyệt, Sở Tài chính phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo và các Sở, ngành có liên quan thẩm định dự toán kinh phí trình UBND tỉnh xem xét.
4. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hằng năm trên cơ sở xây dựng kế hoạch của Sở GD&ĐT, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn đầu tư phát triển theo cơ chế hỗ trợ để thực hiện theo quy định của pháp luật, hướng dẫn thực hiện từng nội dung liên quan đến quản lý đầu tư.
5. UBND các huyện, thành phố
- Tuyên truyền về vai trò, ý nghĩa của ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý, dạy - học, nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng kế hoạch chi tiết trên cơ sở kế hoạch chung của toàn tỉnh và kiểm tra đôn đốc các đơn vị trường học trên địa bàn hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch của tỉnh.
Trên đây là Kế hoạch tổng thể về việc Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Trong quá trình triển khai, thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét và cho ý kiến chỉ đạo./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
THỐNG KÊ THỰC SỐ LƯỢNG THIẾT BỊ ĐÃ ĐƯỢC ĐẦU TƯ
TT |
Đơn vị |
Tổng số máy tính của đơn vị còn hoạt động được: 5.914 |
Tổng số Projector còn hoạt động được: 1.361 |
Tổng số phòng học tin còn hoạt động được: 194 |
1 |
Văn phòng Sở Giáo dục |
60 |
5 |
0 |
2 |
Phòng GD&ĐT Bắc Mê |
300 |
71 |
6 |
3 |
Phòng GD&ĐT Bắc Quang |
740 |
123 |
27 |
4 |
Phòng GD&ĐT Đồng Văn |
395 |
120 |
11 |
5 |
Phòng GD&ĐT Hoàng Su Phì |
325 |
67 |
7 |
6 |
Phòng GD&ĐT Mèo Vạc |
281 |
79 |
5 |
7 |
Phòng GD&ĐT Quản Bạ |
341 |
104 |
7 |
8 |
Phòng GD&ĐT Quang Bình |
294 |
59 |
6 |
9 |
Phòng GD&ĐT Thành phố |
804 |
254 |
35 |
10 |
Phòng GD&ĐT Vị Xuyên |
523 |
67 |
18 |
11 |
Phòng GD&ĐT Xín Mần |
363 |
110 |
9 |
12 |
Phòng GD&ĐT Yên Minh |
234 |
85 |
7 |
13 |
Trường PTDTNT THCS&THPT Bắc Quang |
14 |
9 |
1 |
14 |
Trường PTDTNT THCS&THPT Yên Minh |
28 |
9 |
1 |
15 |
Trường PTDTNT THPT tỉnh Hà Giang |
60 |
9 |
3 |
16 |
Trường THCS&THPT Linh Hồ |
20 |
3 |
1 |
17 |
Trường THCS&THPT Minh Ngọc |
27 |
7 |
1 |
18 |
Trường THCS&THPT Nà Chì |
54 |
6 |
2 |
19 |
Trường THCS&THPT Phương Tiến |
60 |
2 |
3 |
20 |
Trường THCS&THPT Thông Nguyên |
16 |
4 |
1 |
21 |
Trường THCS&THPT Tùng Bá |
37 |
2 |
2 |
22 |
Trường THCS&THPT Xín Mần |
4 |
2 |
|
23 |
Trường THPT Bắc Mê |
26 |
1 |
1 |
24 |
Trường THPT Chuyên |
44 |
17 |
1 |
25 |
Trường THPT Đồng Văn |
18 |
7 |
1 |
26 |
Trường THPT Đồng Yên |
52 |
6 |
2 |
27 |
Trường THPT Hoàng Su Phì |
78 |
7 |
1 |
28 |
Trường THPT Hùng An |
48 |
5 |
2 |
29 |
Trường THPT Kim Ngọc |
45 |
3 |
2 |
30 |
Trường THPT Lê Hồng Phong |
20 |
12 |
1 |
31 |
Trường THPT Liên Hiệp |
32 |
2 |
1 |
32 |
Trường THPT Mậu Duệ |
20 |
5 |
1 |
33 |
Trường THPT Mèo Vạc |
26 |
4 |
1 |
34 |
Trường THPT Ngọc Hà |
30 |
16 |
2 |
35 |
Trường THPT Quản Bạ |
20 |
2 |
1 |
36 |
Trường THPT Quang Bình |
30 |
1 |
2 |
37 |
Trường THPT Quyết Tiến |
13 |
4 |
1 |
38 |
Trường THPT Tân Quang |
22 |
3 |
1 |
39 |
Trường THPT Vị Xuyên |
30 |
3 |
3 |
40 |
Trường THPT Việt Lâm |
30 |
7 |
1 |
41 |
Trường THPT Việt Vinh |
43 |
7 |
2 |
42 |
Trường THPT Xín Mần |
26 |
9 |
1 |
43 |
Trường THPT Xuân Giang |
12 |
4 |
2 |
44 |
Trường THPT Yên Minh |
34 |
3 |
1 |
45 |
Trung tâm GDNN-GDTX Bắc Mê |
15 |
2 |
1 |
46 |
Trung tâm GDNN-GDTX Bắc Quang |
6 |
1 |
1 |
47 |
Trung tâm GDNN-GDTX Đồng Văn |
30 |
3 |
1 |
48 |
Trung tâm GDNN-GDTX Hoàng Su Phì |
20 |
8 |
1 |
49 |
Trung tâm GDNN-GDTX Mèo Vạc |
20 |
4 |
|
50 |
Trung tâm GDNN-GDTX Quản Bạ |
20 |
3 |
1 |
51 |
Trung tâm GDNN-GDTX Quang Bình |
9 |
1 |
0 |
52 |
Trung tâm GDNN-GDTX Vị Xuyên |
20 |
3 |
1 |
53 |
Trung tâm GDNN-GDTX Xín Mần |
10 |
2 |
1 |
54 |
Trung tâm GDNN-GDTX Yên Minh |
35 |
4 |
1 |
55 |
Trung tâm GDTX-HN tỉnh Hà Giang |
50 |
5 |
2 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.