ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 176/KH-UBND |
Yên Bái, ngày 27 tháng 06 năm 2019 |
Căn cứ Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm; Nghị định 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; Chương trình hành động số 144-CTr/TU, ngày 15/02/2019 của Tỉnh ủy Yên Bái, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất lớn và hệ thống trường học nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2019, cụ thể như sau:
1. Tăng cường quản lý nhà nước và hoạt động phối hợp quản lý, xử lý các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong trong hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất lớn và hệ thống trường học nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh.
2. Triển khai có hiệu quả công tác truyền thông kiến thức, pháp luật và công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát về an toàn thực phẩm nhằm ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất lớn và hệ thống trường học nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh.
3. Không để xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm lớn tại các bếp ăn tập thể trong hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất lớn và hệ thống trường học nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh. Các vụ ngộ độc vừa và nhỏ nếu có xảy ra được kịp thời xử lý.
II. NGUYÊN TẮC, NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nguyên tắc: Theo Luật An toàn thực phẩm.
- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
- Khi xảy ra ngộ độc thực phẩm: Ngành y tế chịu trách nhiệm tổ chức cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm; ngành Công Thương, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm cung cấp đầy đủ hồ sơ, thông tin liên quan tới nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý, phối hợp với ngành y tế để điều tra nguyên nhân ngộ độc. Các ngành chủ trì việc truy xuất nguồn gốc và xử lý thực phẩm gây ngộ độc thuộc lĩnh vực được phân công quản lý. Triển khai xử lý vụ ngộ độc thực phẩm, trách nhiệm chính và trách nhiệm phối hợp theo từng quy mô của mỗi vụ được hướng dẫn chi tiết tại Văn bản số 764/SYT-NVY ngày 04/8/2016 của Sở Y tế về hướng dẫn triển khai xử lý ngộ độc thực phẩm.
2. Nội dung và giải pháp thực hiện
2.1. Công tác chỉ đạo và tổ chức nhân lực
- Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm các cấp, thường xuyên chỉ đạo và triển khai công tác bảo đảm an toàn thực phẩm; nắm bắt, xử lý nhanh, kịp thời các tình huống, diễn biến phức tạp về an toàn toàn thực phẩm đối với hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất lớn và hệ thống trường học nội trú, bán trú trên địa bàn toàn tỉnh.
- Củng cố mạng lưới, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ phụ trách An toàn thực phẩm tuyến cơ sở và thực hiện theo phân cấp tại các Quyết định số 04/QĐ-UBND ngày 27/02/2017, Quyết định số 531/QĐ-UBND ngày 05/4/2017, Văn bản số 2543/UBND-VX ngày 18/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái; Quyết định số 315/QĐ-SYT, ngày 20/7/2017 của Sở Y tế.
2.2. Công tác truyền thông
- Trên cơ sở phân cấp, các đơn vị, địa phương triển khai các hình thức truyền thông trực tiếp, gián tiếp để người quản lý, người trực tiếp tham gia chế biến tại hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất lớn và hệ thống trường học nội trú, bán trú hiểu, thực hành đúng các kiến thức, biện pháp, quy định đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Các đơn vị y tế chịu trách nhiệm cung cấp nội dung các thông điệp truyền thông.
2.3. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành, chuyên ngành định kỳ, đột xuất đối với các bếp ăn tập thể trong hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất lớn và hệ thống trường học nội trú, bán trú trên địa bàn toàn tỉnh thuộc phân cấp quản lý; kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm về an toàn thực phẩm.
2.4. Công tác phòng, chống ngộ độc thực phẩm
- Tăng cường giám sát tình hình ngộ độc thực phẩm, các bệnh truyền qua thực phẩm và giám sát mối nguy, phân tích nguy cơ ngộ độc thực phẩm; kiểm soát chặt chẽ công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất lớn và hệ thống trường học nội trú, bán trú.
- Đảm bảo đáp ứng về công cụ, hóa chất, test xét nghiệm nhanh, lấy mẫu kiểm tra, giám sát phát hiện những mối nguy về chất lượng an toàn thực phẩm.
- Chủ động trong công tác ứng phó khi xảy ra ngộ độc thực phẩm, thực hiện theo hướng dẫn tại Văn bản số 764/SYT-NVY, ngày 04/8/2016 của Sở Y tế về hướng dẫn triển khai xử lý ngộ độc thực phẩm.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác điều tra, xử lý, báo cáo vụ ngộ độc thực phẩm.
- Duy trì hoạt động đường dây nóng tại qua số điện thoại 0964.601.010 đặt tại Chi cục an toàn thực phẩm tỉnh để thường xuyên liên hệ tiếp nhận thông tin nắm tình hình khi có vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra hoặc các sự cố về an toàn thực phẩm.
III. PHÂN CÔNG TRÁCH NHIỆM TRONG QUẢN LÝ
1. Đối với hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú du lịch có cung cấp bữa ăn cho khách hàng
1.1. Tuyến tỉnh
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm thực hiện quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề thực phẩm do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh, phục vụ từ 150 suất ăn/lần phục vụ trở lên; các cơ sở phục vụ ăn uống tại các lễ hội, hội nghị do tỉnh tổ chức.
1.2. Tuyến huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là cấp huyện)
Ủy ban nhân dân cấp huyện (hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho Phòng Y tế, Trung tâm Y tế) thực hiện quản lý các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề thực phẩm do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) cấp huyện cấp; các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống có quy mô kinh doanh, phục vụ từ 50 đến dưới 150 suất ăn/lần phục vụ (trừ đối tượng thuộc cấp tỉnh quản lý; các cơ sở dịch vụ nấu ăn lưu động hoặc sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định); các cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở phục vụ ăn uống tại các khu du lịch trên địa bàn; các lễ hội, hội nghị do huyện tổ chức.
1.3. Tuyến xã, phường, thị trấn
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh quy mô dưới 50 suất ăn/lần phục vụ.
- Cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố.
Các cơ sở phục vụ ăn uống tại các lễ hội, hội nghị do tuyến xã tổ chức.
2. Đối với khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất lớn có bếp ăn tập thể
2.1. Tuyến tỉnh
Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh thực hiện quản lý các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.
2.2. Tuyến huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho Phòng Y tế hoặc Trung tâm Y tế thực hiện quản lý các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Ủy ban nhân dân (hoặc cơ quan có thẩm quyền) cấp huyện cấp.
3. Đối với các trường học nội trú, bán trú trong toàn tỉnh
Việc phân cấp quản lý được thực hiện theo Quyết định số 315/QĐ-SYT ngày 20/7/2017 của Sở Y tế về việc phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế trên địa bàn tỉnh Yên Bái, cụ thể:
1.1. Tuyến tỉnh
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh thực hiện quản lý các bếp ăn tập thể của trường học thuộc diện tỉnh quản lý (các trường học do Sở Giáo dục và Đào tạo trực tiếp quản lý).
1.2. Tuyến huyện
Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền cho Phòng Y tế, Trung tâm Y tế thực hiện quản lý các Bếp ăn tập thể của trường học do cấp huyện quản lý (các trường học do Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thị xã, thành phố trực tiếp quản lý).
- Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo an toàn thực phẩm tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh hàng năm; trong đó có việc kiểm soát chặt chẽ công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể trong hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất lớn và hệ thống trường học nội trú, bán trú trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức kiểm tra liên ngành vào các dịp cao điểm như: Tết Nguyên đán, Tháng hành động, Tết Trung thu, kiểm tra đột xuất hoặc theo chỉ đạo của cấp trên; báo cáo định kỳ về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Chỉ đạo Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm hàng năm xây dựng kế hoạch cụ thể các hoạt động của kế hoạch này, đồng thời có trách nhiệm giám sát, hỗ trợ tuyến huyện, thị xã, thành phố trong quá trình xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện.
2. Các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo An toàn thực phẩm tỉnh
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công có trách nhiệm phối hợp, chỉ đạo việc triển khai thực hiện kế hoạch này và thực hiện có hiệu quả các nội dung theo Quyết định số 2655/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh, ban hành quy chế phối hợp thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh.
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban Quản lý các Khu công nghiệp có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng, các địa phương trong công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm tại các bếp ăn tập thể của các trường học nội trú, bán trú, của các công ty, đơn vị đóng trong các khu công nghiệp.
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Căn cứ Kế hoạch của tỉnh và tình hình thực tế tại địa phương xây dựng kế hoạch tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trong hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất lớn và hệ thống trường học nội trú, bán trú theo phân cấp quản lý và tổ chức triển khai thực hiện.
Được bố trí từ nguồn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình mục tiêu Y tế - Dân số giai đoạn 2016-2020 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.
Các ngành thành viên Ban Chỉ đạo an toàn vệ sinh thực phẩm và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả 3 tháng, 6 tháng, cả năm (theo mẫu báo cáo tại phụ lục 1, Quyết định số 2655/QĐ-UBND ngày 18/10/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh) thông qua Sở Y tế để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân tỉnh.
Trên đây là kế hoạch thực hiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong hệ thống các nhà hàng, cơ sở lưu trú, khu công nghiệp, doanh nghiệp sản xuất lớn và hệ thống trường học nội trú, bán trú trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2019, yêu cầu các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.