ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1752/KH-UBND |
Đắk Lắk, ngày 03 tháng 3 năm 2021 |
KẾ HOẠCH
TỔNG THỂ PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ SUỐI ĐẾN NĂM 2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
Thực hiện Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối đến năm 2030; Công văn số 4986/BNN-PCTT , ngày 28/7/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc triển khai thực hiện Đề án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối đến năm 2030. Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành Kế hoạch tổng thể phòng chống sạt lở bờ sông, bờ suối đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk với các nội dung như sau:
I. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU
1. Quan điểm
a) Phòng, chống sạt lở bờ sông (bao gồm bờ sông, suối và kênh) nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân, công trình phòng chống thiên tai, cơ sở hạ tầng, ổn định dân sinh là nhiệm vụ của các cấp, ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương, là trách nhiệm của các tổ chức, doanh nghiệp và toàn dân.
b) Phải chủ động phòng ngừa sạt lở; khi xây dựng, phê duyệt các quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, địa phương, đặc biệt là xây dựng các khu đô thị, dân cư, công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng ven sông phải đề phòng nguy cơ sạt lở và không làm tăng nguy cơ sạt lở. Khi xảy ra sạt lở phải tập trung ứng phó, khắc phục kịp thời, hiệu quả giảm thiểu thiệt hại.
c) Phòng, chống sạt lở bờ sông cần được thực hiện đồng bộ; xử lý cấp bách trước mắt, đồng thời có giải pháp căn cơ lâu dài; kết hợp giải pháp công trình và phi công trình, không làm tăng nguy cơ sạt lở, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái và tạo sinh kế cho người dân.
d) Phòng, chống sạt lở phải được thực hiện có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng quan trọng.
đ) Đề cao sự tham gia của cộng đồng đối với công tác quản lý bờ, lòng sông, lòng suối; tăng cường huy động nguồn lực ngoài ngân sách, nhất là của tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân được hưởng lợi trong phòng, chống sạt lở.
e) Nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến, ưu tiên ứng dụng công nghệ mới thân thiện với môi trường, dễ thi công, có thể sử dụng nhiều lần, giá thành phù hợp, kết hợp với giải pháp truyền thống. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, quản lý hiệu quả nguồn nước, giảm thiểu các yếu tố tác động gây sạt lở bờ sông.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung: Chủ động quản lý, phòng, chống sạt lở bờ sông tạo điều kiện ổn định và phát triển kinh tế - xã hội khu vực ven sông, góp phần bảo đảm an ninh, quốc phòng.
b) Mục tiêu cụ thể
- Điều tra, đánh giá, cập nhật cơ sở dữ liệu về sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành công tác cập nhập hiện trạng sạt lở bờ sông lên bản đồ Wedgis về hiện trạng sạt lở, phòng trình phòng chống sạt lở khu vực tỉnh Đắk Lắk.
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, giám sát sạt lở và quản lý bờ sông, lòng sông, giảm thiểu tác động làm gia tăng nguy cơ sạt lở; phấn đấu đến năm 2023 các khu dân cư ven sông, ven suối ở vùng có nguy cơ xảy ra sạt lở đều được cảnh báo kịp thời và được hướng dẫn kỹ năng ứng phó khi xảy ra sạt lở.
- Quản lý chặt chẽ việc xây dựng công trình, nhà cửa tại khu vực ven sông. Chủ động sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở bờ sông, phấn đấu đến năm 2030 hoàn thành 90% việc di dời các hộ dân ra khỏi khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.
- Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành xử lý sạt lở tại các khu vực trọng điểm xung yếu ảnh hưởng trực tiếp đến khu dân cư tập trung, cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven sông.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Nhiệm vụ
- Đẩy mạnh truyền thông, nâng cao nhận thức của tổ chức, cá nhân về phòng, chống sạt lở nhằm giảm nguy cơ sạt lở, rủi ro do sạt lở.
- Xây dựng cơ sơ dữ liệu liên quan đến sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường quản lý chặt chẽ các hoạt động ven sông ảnh hưởng đến sạt lở (khai thác cát sỏi, xây dựng công trình, nhà cửa, hoạt động giao thông thủy, hoạt động khai thác nước ngầm).
- Hiện đại hóa công tác quan trắc, dự báo, kịp thời cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ sông.
- Triển khai nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, vật liệu mới phù hợp với điều kiện cụ thể của từng khu vực để phòng, chống sạt lở bờ sông. Tăng cường hợp tác quốc tế.
- Xây dựng công trình tại các khu vực trọng điểm để phòng, chống sạt lở, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và công trình hạ tầng thiết yếu.
2. Giải pháp
a) Rà soát các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác phòng, chống sạt lở bờ sông:
- Rà soát, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, HĐND tỉnh để tăng cường quản lý các hoạt động tại khu vực ven sông (nhất là quản lý khai thác cát sỏi, xây dựng công trình, nhà cửa ven sông) và xử lý sạt lở bờ sông để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế thiệt hại tài sản của Nhân dân và Nhà nước.
- Rà soát các văn bản quy định về quản lý đầu tư, đất đai, lâm nghiệp và các lĩnh vực khác có liên quan để đề xuất sửa đổi, bổ sung, tạo điều kiện xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động nguồn lực ngoài ngân sách, khuyến khích khối tư nhân đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông.
- Hoàn thiện cơ chế chính sách nhằm khuyến khích nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học công nghệ phòng, chống sạt lở bờ sông.
- Nghiên cứu, áp dụng các chính sách hỗ trợ di dời dân cư khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở gắn với sinh kế, ổn định đời sống của người dân.
- Rà soát các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để đề xuất xây dựng, điều chỉnh, bổ sung định mức kinh tế - kỹ thuật trong xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông.
b) Tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu, thiết kế quy hoạch:
- Điều tra cơ bản về sạt lở, dân cư và công trình hạ tầng ven sông, trên cơ sở đó xây dựng cơ sở dữ liệu về sạt lở, dân cư và công trình phòng, chống sạt lở, trong đó ưu tiên thực hiện tại những khu vực đang có diễn biến sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở trên các hệ thông sông chính.
- Điều tra, đánh giá diễn biến bùn cát, thực trạng khai thác cát, sỏi và các yếu tố có tác động đến sạt lở bờ sông.
- Nghiên cứu xây dựng Phương án tổng thể chỉnh trị và phòng, chống sạt lở bờ sông trên địa bàn tỉnh để phù hợp vào quy hoạch phòng chống thiên tai, thuỷ lợi, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, phù hợp với các quy định của pháp luật về quy hoạch và các quy định pháp luật khác có liên quan.
c) Triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách trước mắt, giải pháp căn cơ lâu dài, các công trình, phi công trình để phòng, chống sạt lở:
- Giải pháp cấp bách:
+ Tổ chức cắm suối cảnh báo tại những khu vực bị sạt lở và có nguy cơ cao xảy ra sạt lở.
+ Kiểm soát chặt chẽ hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông, khắc phục tình trạng mất cân bằng bùn cát để hạn chế nguy cơ sạt lở; ngăn chặn triệt để tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép.
+ Tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi khu vực bờ sông bị sạt lở, bố trí tái định cư theo các hình thức tái định cư xen ghép hoặc xây dựng khu tái định cư tập trung phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.
+ Xây dựng các công trình khắc phục sự cố sạt lở ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn dân cư, cơ sở hạ tầng quan trọng ven sông.
+ Kiểm sát, quản lý chặt chẽ việc xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình ven sông, tránh bị ảnh hưởng do sạt lở và làm gia tăng nguy cơ sạt lở. Đồng thời xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về lĩnh vực xây dựng và công trình thủy lợi trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
+ Quản lý, kiểm soát hoạt động của phương tiện giao thông đường thuỷ (tốc độ phương tiện, trọng tải phù hợp) nhằm giảm thiểu tác động gây sạt lở.
- Giải pháp lâu dài:
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan, tổ chức về phòng chống sạt lở bờ sông.
+ Quy hoạch sắp xếp lại dân cư, chủ động di dời các hộ dân tại khu vực có nguy cơ sạt lở, trước hết là tại các khu vực có nguy cơ sạt lở cao.
+ Xây dựng hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát diễn biến sạt lở, lòng dẫn.
+ Xây dựng các công trình chỉnh trị sông nhằm giữ ổn định tỷ lệ phân lưu, ổn định dòng chảy, hình thái sông, bờ sông tại các khu vực trọng điểm có diễn biến bồi, xói phức tạp.
+ Xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở theo quy hoạch, kế hoạch được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
+ Triển khai thực hiện các dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng phòng hộ; đẩy mạnh xã hội hóa công tác đầu tư, quản lý, khai thác phù hợp gắn với trách nhiệm trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng.
d) Khoa học công nghệ:
- Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ phục vụ phòng, chống sạt lở:
- Nghiên cứu vật liệu mới thay thế cát sử dụng trong xây dựng, đề xuất các giải pháp thay thế cát san lấp, tiến tới không sử dụng cát để san lấp.
- Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác nước ngầm, suy giảm bùn cát đến sạt lở bờ sông, nhất là đối với các vùng dọc sông Srêpốk, sông Krông Năng, sông Ea H’leo, sông Krông Pách ….
- Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới trong phòng, chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng khu vực, thân thiện môi trường, giảm chi phí đầu tư.
- Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của sự thay đổi chế độ dòng chảy, bùn cát, sụt lún đất đến sạt lở bờ sông trên hệ thống sông Srêpốk.
đ) Huy động nguồn lực: Chủ động bố trí ngân sách nhà nước, đồng thời tăng cường huy động các nguồn lực ngoài ngân sách, đặc biệt là nguồn lực từ khối tư nhân, doanh nghiệp và người dân được hưởng lợi cho công tác phòng, chống sạt lở bờ sông.
III. NGUỒN VỐN THỰC HIỆN
1. Kế hoạch thực hiện
- Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị để chủ động triển khai thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ trong công tác phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối trên địa bàn tỉnh, chi tiết như Phụ lục I kèm theo.
- Kế hoạch triển khai các dự án, công trình phòng, chống sạt lở bờ sông thực hiện từ nay đến hết năm 2021 và các giai đoạn 2021-2025; 2026-2030 được sắp xếp theo thứ tự ưu tiện, chi tiết như Phụ lục II kèm theo.
2. Kinh phí thực hiện
Nguồn vốn thực hiện Kế hoạch bao gồm: Ngân sách Trung ương hỗ trợ; Ngân sách địa phương; Quỹ phòng chống thiên tai và các nguồn vốn hợp pháp khác.
- Ngân sách Trung ương: Hỗ trợ theo quy định để khắc phục sự cố sạt lở cấp bách, đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở quan trọng vượt quá khả năng ngân sách của địa phương.
- Ngân sách địa phương và Quỹ phòng, chống thiên tai để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống sạt lở thuộc trách nhiệm của địa phương và đầu tư xây dựng, quản lý, duy tu bảo dưỡng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
- Nguồn vốn xã hội hóa để thực hiện các biện pháp phòng, chống sạt lở nhằm bảo vệ công trình, tài sản của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở theo cơ chế, chính sách huy động vốn ngoài ngân sách của cấp có thẩm quyền.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của ngành, địa phương, chủ động, tích cực triển khai thực hiện Kế hoạch này; bảo đảm việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ theo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả. Hàng năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu; các Sở, ngành và địa phương báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các Sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch theo đúng tiến độ và định kỳ tổng hợp, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện cho Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương có liên quan theo quy định tại Quyết định số 957/QĐ-TTg ngày 06/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ; Công văn số 4986/BNN-PCTT ngày 28/7/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Căn cứ vào Kế hoạch, các địa phương xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết, sát với tình hình thực tế và điều kiện của từng địa phương nhằm chủ động, kịp thời trong công tác phòng, chống sạt lở bờ sông.
Quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban ngành, địa phương báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
|
KT. CHỦ
TỊCH |
PHỤ LỤC I
PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ
CỤ THỂ CHO CÁC SỞ, BAN NHÀNH, ĐỊA PHƯƠNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN PHÒNG, CHỐNG
SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ SUỐI ĐẾN NĂM 2030 THEO QUYẾT ĐỊNH SỐ 957/QĐTTg NGÀY
06/7/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK
(Kèm theo Kế hoạch số 1752/KH-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh)
TT |
Nội dung công việc |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian thực hiện |
1 |
- Điều phối chung, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch, đánh giá kết quả thực hiện, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. |
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở, ban ngành: Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các viện, trường và cơ quan, đơn vị có liên quan. |
Hàng năm |
- Khảo sát, thống kê, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm; từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân. |
2020-2030 |
|||
- Cắm suối cảnh báo tại các khu vực sạt lở bờ sông. |
2020-2023 |
|||
-Tổ chức điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu về sạt lở, công trình phòng, chống sạt lở và công trình hạ tầng ven sông, ven suối. - Theo dõi, quan trắc, dự báo, cảnh báo nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ suối trên địa bàn tỉnh. Cập nhật hiện trạng sạt lở bờ sông, bờ suối lên bản đồ Wedgis. |
2020-2023 |
|||
- Rà soát, hoàn thiện quy định trên địa bàn tỉnh để nâng cao hiệu quả, tăng cường quản lý các hoạt động tại khu vực ven sông, ven suối và xử lý sạt lở bờ sông, bờ suối để chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sạt lở; xây dựng, hoàn thiện các quy định về lâm nghiệp để tạo điều kiện huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư phòng, chống sạt lở, bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ ven sông, suối; đề xuất, xây dựng cơ chế nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tư ngoài ngân sách cho phòng, chống sạt lở, hỗ trợ di dời dân cư khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ cao xảy ra sạt lở; đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, hướng dẫn địa phương thực hiện các giải pháp công nghệ để phòng, chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng vùng, thích ứng với biến đổi khí hậu. |
2020-2030 |
|||
- Tham mưu, đề xuất các biện pháp, giải pháp thích hợp chủ động phòng ngừa và khắc phục sạt lở bờ sông, bờ suối. - Tổ chức triển khai xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối, trong đó, tập trung xử lý khẩn cấp các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm, nguy hiểm theo thứ tự ưu tiên tại Phụ lục 2. - Phấn đấu đến năm 2025, hoàn thành xử lý sạt lở tại các khu vực trọng điểm, xung yếu, ảnh hưởng trực tiếp các khu dân cư tập trung, hệ thống đê điều, cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng ven sông, ven suối. |
2020-2030 (Theo giai đoạn thực hiện) |
|||
2 |
Triển khai đầu tư xây dựng thực hiện các dự án, công trình xử lý sạt lở bờ sông, bờ suối. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công hoàn thành các công trình theo đúng tiến độ, kế hoạch đề ra. |
Ban QLDA đầu tư XDCT Giao thông và Nông nghiệp PTNT tỉnh |
Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan |
2020-2030 (Theo giai đoạn thực hiện) |
3 |
- Rà soát chính sách, pháp luật liên quan đến đất đai để đề xuất, sửa đổi, bổ sung tạo điều kiện huy động nguồn lực ngoài ngân sách đầu tư xây dựng công trình phòng, chống sạt lở, bảo vệ và khôi phục rừng ven sông; tổ chức điều tra, đánh giá diễn biến bùn cát; thực trạng khai thác cát sỏi; hướng dẫn kiểm soát các hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông, giảm thiểu nguy cơ sạt lở đất. - Kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp khai thác trái phép đất, cát lòng sông, ven sông, viên suối trên địa bàn tỉnh. - Thiết lập hệ thông quan trắc diễn biến lòng dẫn, sạt lở, bồi lắng bờ sông, bờ suối trên địa bàn tỉnh. Trước mắt tập trung vào những khu vực phân lưu, hợp lưu; khu vực đang có diễn biến sạt lở phức tạp; các khu vực đô thị hoặc dân cư tập trung; cơ sở hạ tầng quan trọng. - Thiết lập hệ thống giám sát sạt lở theo thời gian thực, kết hợp với giám sát lǜ, ngập lụt. Trong đó kết hợp tối đa với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có (hệ thống thông tin, truyền thông; hệ thống tín hiệu giao thông ở ven sông, ven suối,…). - Phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, tổ chức xây dựng, lắp đặt hệ thống và thực hiện việc quan trắc, giám sát diễn biến lòng dẫn, sạt lở bờ sông, bờ suối, kết nối trực tuyến với Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các cấp phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với sạt lở và hỗ trợ ứng phó với một số loại hình thiên tai khác, đồng thời từng bước hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu về sạt lở bờ sông, bờ suối trên địa bàn tỉnh. - Thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối. - Kiểm tra giám sát việc thực hiện nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối. |
Sở Tài nguyên và Môi trường |
Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan |
Hàng năm |
4 |
- Rà soát các công trình hạ tầng giao thông đường bộ qua sông, qua suối, ven sông, ven suối, có biện pháp bảo đảm an toàn và giảm tác động gây sạt lở. - Tăng cường quản lý quy hoạch; xây dựng kế hoạch bảo trì đường thủy nội địa, nạo vét luồng lạch và hoạt động của các phương tiện giao thông đường thủy nội địa, tránh làm gia tăng nguy cơ sạt lở bờ sông, bờ suối. |
Sở Giao thông Vận tải |
Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan |
Hàng năm |
- Lập quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa. - Phân cấp quản lý kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa; Phân cấp quản lý phương tiện vận tải thuỷ; công bố các tuyến vận tải thủy nội địa. |
2021-2022 |
|||
5 |
Theo dõi, hướng dẫn và quản lý chặt chẽ công tác quy hoạch xây dựng đô thị, nông thôn để chủ động phòng chống sạt lở, giảm thiểu nguy cơ bị ảnh hưởng đến bờ sông, bờ suối. |
Sở Xây dựng |
Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan |
Hàng năm |
6 |
Nghiên cứu. rà soát cơ chế chính sách, tạo điều kiện khuyến khích, hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ trong phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối; chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan khoa học tổ chức thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, vật liệu mới để phòng, chống sạt lở phù hợp với điều kiện từng khu vực, tập trung vào các giải pháp mềm, thân thiện môi trường, giảm chi phí đầu tư. |
Sở Khoa học và Công nghệ; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Các Sở, ban ngành; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các viện, trường, cơ quan khoa học có liên quan. |
Hàng năm |
7 |
Tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn vốn và hướng dẫn các địa phương cân đối, bố trí vốn đầu tư trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, hàng năm cho công tác quy hoạch và thực hiện các công trình, dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối, di dời dân cư ra khỏi khu vực bị sạt lở. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các Sở, ban ngành: Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Tài chính; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các đơn vị có liên quan |
Hàng năm |
8 |
- Tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp để thực hiện Kế hoạch này thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước. - Bố trí nguồn lực để kịp thời hỗ trợ khắc phục khẩn cấp sự cố sạt lở, di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi khu vực sạt lở theo chỉ đạo của Ủy ban nhân tỉnh, quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, phòng, chống thiên tai. |
Sở Tài chính |
Các Sở, ban ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư; UBND các huyện, thị xã, thành phố. |
Hàng năm |
9 |
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức của các tổ chức và người dân về phòng chống sạt lở bờ sông, bờ suối. - Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức cắm biển cảnh báo tại các khu vực sạt lở bờ sông, bờ suối. - Kiểm soát hoạt động khai thác đất, cát lòng sông, khu vực ven suối, nhất là tại các khu vực đã được cảnh báo có nguy cơ sạt lở; quản lý chặt chẽ vùng đất ven sông, ven suối không để xây dựng, nâng cấp nhà ở, công trình ven sông, ven suối làm tăng nguy cơ sạt lở, bị rủi ro do sạt lở. Bảo vệ và phát triển, rừng phòng hộ ven suối, đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, gắn với ổn định sinh kế cho người dân. - Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai công tác di dời dân cư khẩn cấp ra khỏi các khu vực sạt lở đặc biệt nguy hiểm và nguy hiểm; từng bước sắp xếp lại dân cư, di dời dân cư ra khỏi các khu vực có nguy cơ sạt lở cao, kết hợp với tái định cư, ổn định đời sống cho người dân. - Xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối phù hợp nguồn vốn địa phương, trong đó: xây dựng công trình phòng, chống sạt lở bảo vệ khu đô thị, khu dân cư tập trung có nguy cơ sạt lở. - Triển khai ứng dụng công nghệ mới trong phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ suối, phục hồi và phát triển rừng ngập mặn ven suối. - Lập phương án di dời, sắp xếp các khu dân cư, công trình kiến trúc, kho tàng ra ngoài các khu vực có nguy cơ sạt lở, đảm bảo hành lang bảo vệ an toàn bờ sông, bờ suối theo quy định. |
UBND các huyện, thị xã, thành phố |
Các Sở, ban ngành: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; UBND các huyện, , thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị có liên quan |
Hàng năm |
PHỤ LỤC II
NHIỆM VỤ/DỰ ÁN NHẰM
TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN TỔNG THỂ PHÒNG CHỐNG SẠT LỞ BỜ SÔNG, BỜ SUỐI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
ĐẮK LẮK
(Kèm theo Kế hoạch số 1752/KH-UBND ngày 03 tháng 3 năm 2021 của UBND tỉnh)
STT |
Tên Nhiệm vụ/ Dự án |
Địa điểm thực hiện |
Quy mô |
Dự kiến tổng mức đầu tư (triệu đồng) |
Hiện trạng |
Đề xuất giải pháp |
Ghi chú |
||
Tổng cộng |
Trong đó: |
||||||||
Vốn NSTW |
Vốn NSĐP và vốn khác |
||||||||
|
TỪ NAY ĐẾN HẾT NĂM 2021 |
|
|
|
18.000 |
|
|
|
|
I |
Huyện Krông Ana |
|
|
|
|
|
|
|
|
1 |
Kè chống sạt lở bờ sông Krông Ana và sông Krông Nô trên địa bàn xã Bình Hòa |
Xã Bình Hòa, huyện Krông Ana |
Kiểm tra, khảo sát xác định vị trí, quy mô điểm sạt lở |
|
5.000 |
|
Đất trồng lúa, cây hàng năm, cây lâu năm |
Kè bê tông, đá |
|
2 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông tại khu vực cây Sung đôi, Hợp tác xã Điện Bàn |
Xã Quảng Điền |
Chiều dài 20 mét |
|
1.000 |
|
Đất trồng lúa |
Kè bê tông, đá |
|
3 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ suối Krông Diếk, khu vực đất ông Tiến, Hợp tác xã Thăng Bình 1 |
Xã Quảng Điền, huyện Krông Ana |
Chiều dài 50 mét |
|
2.000 |
|
Đất trồng lúa |
Kè bê tông, đá |
|
4 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ suối Krông Diếk, khu vực đất ông Trợ, Hợp tác xã Thăng Bình 1 |
Xã Quảng Điền, huyện Krông Ana |
Chiều dài 30 mét |
|
1.500 |
|
Đất trồng lúa |
Kè bê tông, đá |
|
II |
Thị xã Buôn Hồ |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
Dự án Kè suối Krông Búk, đoạn đi qua phường Đạt Hiếu |
Phường Đạt Hiếu, TX Buôn Hồ |
Chiều dài 1000m |
|
3.000 |
|
Bờ đất |
Kè bê tông, đá |
|
III |
Huyện Krông Bông |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
Chống sạt lở sau khu dân cư buôn Chàm A, xã Cư Đrăm |
Xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông |
Chiều dài 250m |
|
5.500 |
|
Sạt lở ảnh hưởng đến 7 nhà dân |
Kè chống sạt lở bằng kết cấu rọ đá với chiều dài L=140m, chiều cao trung bình H= 5,0m, chiều rộng B=5,0m, kích thước rọ đá 2x1x1m |
|
|
GIAI ĐOẠN 2021-2025 |
|
|
|
384.800 |
|
|
|
|
I |
Huyện Krông Ana |
|
|
|
45.000 |
|
|
|
|
1 |
Kè chống sạt lở bờ sông Krông Ana và sông Krông Nô trên địa bàn xã Bình Hòa |
Xã Bình Hòa, huyện Krông Ana |
Kiểm tra, khảo sát xác định vị trí, quy mô điểm sạt lở |
|
20.000 |
|
Đất trồng lúa, cây hàng năm, cây lâu năm |
Kè bê tông, đá |
|
2 |
Kè chống sạt lở bờ sông Krông Ana trên địa bàn xã Quảng Điền. |
Xã Quảng Điền, huyện Krông Ana |
Kiểm tra, khảo sát xác định vị trí, quy mô điểm sạt lở |
|
10.000 |
|
Đất trồng lúa, cây hàng năm, cây lâu năm |
Kè bê tông, đá |
|
3 |
Kè chống sạt lở bờ suối Krông Diếk trên địa bàn xã Quảng Điền. |
Xã Quảng Điền, huyện Krông Ana |
Kiểm tra, khảo sát xác định vị trí, quy mô điểm sạt lở |
|
5.000 |
|
Đất trồng lúa, cây hàng năm, cây lâu năm |
Kè bê tông, đá |
|
4 |
Kè chống sạt lở bờ sông Krông Ana trên địa bàn xã Dur Kmăl. |
Xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana |
Kiểm tra, khảo sát xác định vị trí, quy mô điểm sạt lở |
|
10.000 |
|
Đất trồng lúa, cây hàng năm, cây lâu năm |
Kè bê tông, đá |
|
II |
Thị xã Buôn Hồ |
|
|
|
9.000 |
|
|
|
|
5 |
Dự án Kè suối Krông Búk, đoạn đi qua phường An Lạc, xã Ea Blang |
Phường An Lạc, xã Ea Blang, TX Buôn Hồ |
Chiều dài 2000m |
|
6.000 |
|
Bờ đất |
Kè bê tông, đá |
|
6 |
Dự án Kè suối Ea Hlang, đoạn đi qua phường Bình Tân |
Phường Bình Tân, TX Buôn Hồ |
Chiều dài 1000m |
|
3.000 |
|
Bờ đất |
Kè bê tông, đá |
|
III |
Huyện Krông Bông |
|
|
|
78.000 |
|
|
|
|
7 |
Kè chống sạt lở, ổn định dân cư thôn 1, thôn 4, xã Hòa Phong, huyện Krông Bông |
Xã Hòa Phong, huyện Krông Bông |
Chiều dài 1700m |
|
30.000 |
|
sông Krông Bông tại vị trí khu dân cư Thôn 1 và Thôn 4 thường xuyên xảy ra sạt lở trong mùa mưa 10, làm mất đất của người dân, ảnh hưởng đến đời sống của 25 hộ dân |
Kè chống sạt lở bằng kết cấu rọ đá với chiều dài L=1.700m, chiều cao trung bình H= 5,0-: 7,0m, chiều rộng B=3,0-:-4,0m, kích thước rọ đá 2x1x1 m, đổ bê tông M200 đá 1x2 dày 1m, rộng 2m, cứ 10m bố trí khe lún giấy dầu nhựa đường, đóng cọc thép 1200 cao 3m, cứ 3m đóng một cọc 1200 |
|
8 |
Kè chống sạt lở, ổn định dân cư thôn 2, thôn 3 Yang Mao, huyện Krông Bông |
Xã Yang Mao, huyện Krông Bông |
Chiều dài 950m |
|
19.000 |
|
Sông Krông Bông tại vị trí khu dân cư Thôn 2 thường xuyên xảy ra sạt lở trong mùa mưa lũ, làm mất đất của người dân, ảnh hưởng đến đường giao thông và đời sống của 2 hộ dân |
Kè chống sạt lở bằng kết cấu rọ đá với chiều dài L=950m, chiều cao trung bình H= 5,0m, chiều rộng B=3,0-:-4,0m, kích thước rọ đá 2x1x1m, đổ bê tông M200 đá 1x2 dày 1m, rộng 2m, cứ 10m bố trí khe lún giấy dầu nhựa đường, đóng cọc thép 1200 cao 3m, cứ 3m đóng một cọc 1200 |
|
9 |
Kè chống sạt lở bờ sông phạm vi cầu treo buôn Cư Đrăm và sau khu dân cư buôn chàm A, xã Cư Đrăm |
Xã Cư Đrăm, huyện Krông Bông |
Chiều dài 700m |
|
29.000 |
|
sông Krông Bông tại vị trí khu dân cư buôn Chàm A và khu vực cầu treo buôn Cư Đrăm thường xuyên xảy ra sat lở trong mùa mưa lũ |
Kè chống sạt lở bằng bê tông và bê tông cốt thép L=750m |
|
IV |
Huyện Krông Năng |
|
|
|
96.000 |
|
|
|
|
10 |
Gia cố bờ sông Krông Năng tại cầu 135 thôn Tam Thuận |
Thôn Tam Thuận - Ea Pir xã Cư Klông |
Kè gia cố bờ sông dài 100 m, sâu 10 m |
|
7.500 |
|
Khu vực sạt lở |
Kè ta luy gia cố bờ sông dài 100 m, sâu 8 m |
|
11 |
Gia cố bờ suối tại cầu 2, suối Ea Ngah thôn Ea Pir |
thôn Ea Pir, xã Cư Klông |
Kè gia cố bờ sông dài 120 m, sâu 8 m |
|
9.000 |
|
Khu vực sạt lở |
Kè ta luy gia cố bờ suối dài 120 m, sâu 8 m |
|
12 |
Xây dựng cống tràn thôn Cư Klông |
thôn Cư Klông, xã Cư Klông |
Xây dựng cống tràn dài 15 m |
|
6.000 |
|
Khu vực nhân dân đi lại nguy hiểm |
Xây dựng cống tràn dài 15 m |
|
13 |
Xây dựng cống tràn thôn Ea Bir |
thôn Ea Bir, xã Cư Klông |
Xây dựng cống tràn dài 10 m |
|
5.000 |
|
Khu vực nhân dân đi lại nguy hiểm |
Xây dựng cống tràn dài 10 m |
|
14 |
Gia cố bờ suối Ea Mâm thôn Lộc Thạnh xã Phú Lộc |
Thôn Lộc Thạnh, Xã Phú Lộc |
Kè gia cố bờ suối dài 5000 m, |
|
50.000 |
|
Khu vực sạt lở |
Kè ta luy gia cố bờ bờ suối dài 5000 m, sâu 4,5 m |
|
15 |
Gia cố bờ suối tại cầu Tân Hiệp đi Ea Lê, xã Dli êYa |
Thôn Tân Hiệp, Dliêya |
Kè gia cố bờ suối dài 50 m, sâu 8 m |
|
3.500 |
|
Khu vực sạt lở |
Kè ta luy gia cố bờ bờ suối dài 50 m, sâu 8 m |
|
16 |
Gia cố bờ suối Ea Blông đoạn từ cầu trung tâm xã sang trường A Ma Trang Long xã Dli êYa |
Thôn Trung Hòa, Dliêya |
Kè gia cố bờ suối dài 200 m, sâu 8 m |
|
15.000 |
|
Khu vực sạt lở |
Kè ta luy gia cố bờ bờ suối dài 50 m, sâu 8 m |
|
V |
Huyện Lắk |
|
|
|
60.000 |
|
|
|
|
17 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô tại buôn Ea Ring, xã Ea R'bin, huyện Lắk (khu vực cầu ba nhịp) |
Buôn Ea Ring, xã Ea R'bin |
Chiều dài 300 m |
|
4.000 |
|
Đường liên xã Nam Ka và xã Ea Rbin |
Kè bê tông, đá |
|
18 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông Krông Na tại buôn Mliêng 2, xã Đắk Liêng, huyện Lắk |
|
Kiểm tra, khảo sát xác định vị trí, quy mô điểm sạt lở |
|
9.000 |
|
Đường giao thông, kênh mương thủy lợi và đất trồng lúa |
Kè bê tông, đá |
|
19 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô tại buôn Ea Ring, xã Ea R'bin, huyện Lắk (khu vực rẫy nhà ông Bình) |
Buôn Ea Ring, xã Ea R'bin |
Chiều dài 150 m |
|
2.000 |
|
Đất trồng cây lâu năm |
Kè bê tông, đá |
|
20 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô tại buôn Ea Ring, xã Ea R'bin, huyện Lắk (khu vực rẫy nhà ông Tuấn) |
Buôn Ea Ring, xã Ea R'bin |
Chiều dài 200 m |
|
3.000 |
|
Đất trồng cây lâu năm |
Kè bê tông, đá |
|
21 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô tại buôn Phôk, xã Ea R'bin, huyện Lắk (khu vực ruộng nhà ông Thanh đến nhà bà Thúy) |
Buôn Phôk, xã Ea R'bin |
Chiều dài 500 m |
|
8.000 |
|
Khu dân cu |
Kè bê tông, đá |
|
22 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô tại buôn Plao Siêng, xã Ea R'bin, huyện Lắk (khu vực nhà ông Phú) |
Buôn Plao Siêng, xã Ea R'bin |
Chiều dài 200 m |
|
4.000 |
|
Khu dân cu |
Kè bê tông, đá |
|
23 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô tại Tố tự quản số 1 buôn Plao Siêng, xã Ea R'bin, huyện Lắk (khu vực nhà ông Sơn) |
TTQ số 1, buôn Plao Siêng |
Chiều dài 400 m |
|
7.000 |
|
Khu dân cu |
Kè bê tông, đá |
|
24 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô tại Tố tự quản số 1 buôn Plao Siêng, xã Ea R'bin, huyện Lắk (khu vực nhà ông Trưởng) |
TTQ số 1, buôn Plao Siêng |
Chiều dài 400 m |
|
7.000 |
|
Khu dân cu |
Kè bê tông, đá |
|
25 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô tại Tố tự quản số 1 buôn Plao Siêng, xã Ea R'bin, huyện Lắk (khu vực nhà ông Ngài) |
TTQ số 1, buôn Plao Siêng |
Chiều dài 1.000 m |
|
16.000 |
|
Khu dân cu |
Kè bê tông, đá |
|
VI |
Huyện Ea Súp |
|
|
|
69.000 |
|
|
|
|
26 |
Kè chống sạt lở suối Ea Súp, Thôn 7 - TT EaSup |
Thôn 7 - TT Ea Súp |
Dài khoảng 150 m; Sâu khoảng 10-30 m |
|
5.000 |
|
Đất sản xuất nông nghiệp (cây màu và một số cây lâu năm), nuôi thủy sản |
Kè bê tông, đá |
|
27 |
Kè chống sạt lở suối Ea Lê, cầu Xóm Đảo - Xã Ea Lê |
Cầu Xóm Đảo - Xã Ea Lê |
Dài khoảng 80 m; Sạt lở vào bờ suối từ 3-5 m |
|
1.000 |
|
Bờ sông suối hai bờ thượng lưu, hạ lưu cầu Xóm Đảo |
Kè bê tông, đá |
|
28 |
Kè chống sạt lở suối Ea Lê, Thôn 1 - Xã Ea Lê |
Thôn 1 - Xã Ea Lê |
Dài khoảng 60 m 2 bờ suối, thượng hạ lưu cầu Ea Lê; sâu khoảng 5-7 m hai bờ; |
|
2.000 |
|
Đất trồng cây lâu năm hai bờ suối |
Kè bê tông, đá |
|
29 |
Kè chống sạt lở suối Ea Súp, cầu Ri (Thôn 4) - Xã Ea Lê |
Cầu Ri (Thôn 4) - Xã Ea Lê |
Dài khoảng 30 m hai bờ suối thượng hạ lưu cầu; sâu khoảng 2-3 m; |
|
1.000 |
|
Cầu Ri và tuyến đường giao thông liên thôn |
Kè bê tông, đá |
|
30 |
Kè chống sạt lở suối Ea Rốk, cầu Kênh N2 - Xã Ea Lê |
Cầu Kênh N2 - Xã Ea Lê |
Dài khoảng 20 m hai bờ suối; Sâu khoảng 2-4 m |
|
1.000 |
|
Cầu và tuyến đường giao thông báo vận hành kênh N12 |
Kè bê tông, đá |
|
31 |
Kè chống sạt lở suối Ea Súp, Nhà bà Loan Thôn 5 - Xã Ea Bung |
Nhà bà Loan Thôn 5 - Xã Ea Bung |
Dài khoảng 100 m; sâu khoảng 10-15 m từ mép suối cũ vào điểm cao bờ bị sạt lở |
|
8.000 |
|
Đất trồng cây lâu năm của các hộ dân thôn 5 |
Kè bê tông, đá |
|
32 |
Kè chống sạt lở suối Ea Rốk, Thôn 17 - Xã Ea Rốk |
Thôn 17 - Xã Ea Rốk |
Dài khoảng 100 - 120 m; Sạt lở sâu khoảng 3-5 m |
|
6.000 |
|
Nhà dân và tuyến đường liên xã |
Kè bê tông, đá |
|
33 |
Kè chống sạt lở Sông Ea H’leo, Thôn 7 - Xã Ea Rốk |
Thôn 7 - Xã Ea Rốk |
Dài khoảng 200 m; Sâu khoảng 15- 25 m |
|
30.000 |
|
Đất nông nghiệp và công trình trường học Ea Rốk |
Kè bê tông, đá |
|
34 |
Kè chống sạt lở Sông Ea H'leo, Thôn 5 A - Xã Ea Rốk |
Thôn 5 A - Xã Ea Rốk |
Chiều dài khoảng 120 m; Sâu khoảng 15-20 m |
|
15.000 |
|
Nhà dân và đất trồng cây lâu năm |
Kè bê tông, đá |
|
VII |
Huyện Ea H'leo |
Thôn 7 - Xã Ea Hiao |
|
|
800 |
|
|
|
|
35 |
Kè chống sạt lở suối Ea Noa, Thôn 7 - Xã Ea Hiao |
Dài khoảng 60 m; 2-4 m hai bờ suối Ea Noa |
|
800 |
|
Cầu và tuyến đường giao thông qua suối Ea Noa |
Kè bê tông, đá |
|
|
VIII |
Huyện Cư M'gar |
Buôn Trấp - Xã Ea H'đinh |
|
|
13.000 |
|
|
|
|
36 |
Cống thoát nước dân cư, đường giao thông Buôn Trấp - Xã Ea Ea H'đinh |
Tuyến thoát nước dân cư, đường giao thông |
|
4.000 |
|
Tuyến thoát nước dân cư, đường giao thông |
Cống thoát lũ |
|
|
37 |
Cống thoát nước dân cư, đường giao thông, Buôn Ling - Xã Cư M'Gar |
Buôn Ling - Xã Cư M'Gar |
Tuyến thoát nước khu trồng cây lâu năm và dân cư |
|
1.000 |
|
Tuyến thoát nước khu trồng cây lâu năm và dân cư |
Kè bê tông, đá |
|
38 |
Kè chống sạt lở suối Ea Tul, Thôn 1 - Xã Ea Mang |
Thôn 1 - Xã Ea Mang |
Cầu Ea Tul của Tuyến đường giao thông liên xã |
|
4.000 |
|
Cầu Ea Tul của Tuyến đường giao thông liên xã |
Kè bê tông, đá |
|
39 |
Kè chống sạt lở suối Ea M'droh,Đuôn Chua - Xã Ea M'droh |
Buôn Chua - Xã Ea M'droh |
Cầu Ea Mdroh của Tuyến đường giao thông liên xã |
|
4.000 |
|
Cầu Ea Mdroh của Tuyến đường giao thông liên xã |
Kè bê tông, đá |
|
IX |
Huyện Krông Búk |
Buôn Ea Tuk - Xã Cư Pơng |
|
|
14.000 |
|
|
|
|
40 |
Kè chống sạt lở suối nhánh suối Ea Soup, Buôn Ea Tuk - Xã Cư Pơng |
Dài khoảng 100 m thượng và hạ lưu cầu; 5-8 m hai bờ suối |
|
8.000 |
|
Cầu và tuyến đường giao thông qua suối nhánh của suối Ea Soup |
Kè bê tông, đá |
|
|
41 |
Kè chống sạt lở suối nhánh suối Krông Búk, Chợ An Bình - Xã Chư Kpô |
Chợ An Bình - Xã Chư Kpô |
Dài khoảng 200 m; 2-4 m hai bờ suối |
|
6.000 |
|
Tuyến đường giao thông ven suối, nhà ở các hộ dân dọc tuyến suối |
Kè bê tông, đá |
|
|
GIAI ĐOẠN 2026-2030 |
|
|
|
326.000 |
|
|
|
|
I |
Huyện Krông Ana |
|
|
|
40.000 |
|
|
|
|
1 |
Kè chống sạt lở bờ sông Krông Ana và sông Krông Nô trên địa bàn xã Bình Hòa |
Xã Bình Hòa, huyện Krông Ana |
Kiểm tra, khảo sát xác định vị trí, quy mô điểm sạt lở |
|
15.000 |
|
Đất trồng lúa, cây hàng năm, cây lâu năm |
Kè bê tông, đá |
|
2 |
Kè chống sạt lở bờ sông Krông Ana trên địa bàn xã Quảng Điền. |
Xã Quảng Điền, huyện Krông Ana |
Kiểm tra, khảo sát xác định vị trí, quy mô điểm sạt lở |
|
10.000 |
|
Đất trồng lúa, cây hàng năm, |
Kè bê tông, đá |
|
3 |
Kè chống chống sạt lở bờ suối Krông Diếk trên địa bàn xã Quảng Điền. |
Xã Quảng Điền, huyện Krông Ana |
Kiểm tra, khảo sát xác định vị trí, quy mô điểm sạt lở |
|
5.000 |
|
Đất trồng lúa, cây hàng năm, |
Kè bê tông, đá |
|
4 |
Kè chống sạt lở bờ sông Krông Ana trên địa bàn xã Dur Kmăl. |
Xã Dur Kmăl, huyện Krông Ana |
Kiểm tra, khảo sát xác định vị trí, quy mô điểm sạt lở |
|
10.000 |
|
Đất trồng lúa, cây hàng năm, |
Kè bê tông, đá |
|
II |
Thị xã Buôn Hồ |
|
|
|
15.000 |
|
|
|
|
5 |
Dự án Kè suối Ea Dung, đoạn đi qua phường Đoàn Kết, Thống Nhất |
Phường Đoàn Kết, Thống Nhất, TX Buôn Hồ |
Chiều dài 3000m |
|
9.000 |
|
Bờ đất |
Kè bê tông, đá |
|
6 |
Dự án Kè suối Ea Dê, đoạn đi qua phường Đạt Hiếu |
Phường Đạt Hiếu, TX Buôn Hồ |
Chiều dài 2000m |
|
6.000 |
|
Bờ đất |
Kè bê tông, đá |
|
III |
Huyện Krông Bông |
|
|
|
105.000 |
|
|
|
|
7 |
Kè chống sạt lở bờ phải suối Krông Kmar (đoạn qua thôn 6 xã Khuê Ngọc Điền) |
Xã Khuê Ngọc Điền, huyện Krông Bông |
Cấp công trình: cấp IV |
|
45.000 |
|
Sạt lở ảnh hưởng đến 6 nhà dân, và đất sản xuất của người dân |
Kè chống sạt |
|
8 |
Kè chống sạt lở bờ trái sông Krông Ana (đoạn qua thôn 2 xã Ea Trui) |
Xã Ea Trui, huyện Krông Bông |
Chiều dài 1800m |
|
40.000 |
|
sông Krông Ana tại vị trí thôn 2 thường xuyên xảy ra sạt lở trong mùa mưa 10, làm mất đất của người dân, có khả năng thay đổi dòng chảy ảnh hưởng đến 300 hộ dân |
Kè chống sạt lở bằng kết cấu rọ đá với chiều dài L=1.800m, chiều cao trung bình H= 7,0-: 9,0m, chiều rộng B=3,0-:-4,0m, kích thước rọ đá 2x1x1 m, đổ bê tông M200 đá 1x2 dày 1m, rộng 2m, đóng cọc thép 1200 cao 3m, cứ 3m đóng một cọc 1200 |
|
9 |
Kè chống sạt lở bờ phải sông Krông Ana (đoạn qua xã Hòa Tân) |
Xã Hòa Tân, huyện Krông Bông |
Chiều dài 900m |
|
20.000 |
|
sông Krông Ana tại vị trí xã Hòa Tân thường xuyên xảy ra sạt lở trong mùa mưa 10, làm mất đất của người dân, ảnh hưởng đến đường giao thôn nội đồng |
Kè chống sạt lở bằng kết cấu rọ đá với chiều dài L= 900m, chiều cao trung bình H= 5,0-:- 8,0m, chiều rộng B=3,0-:-4,0m, kích thước rọ đá 2x1x1m, đổ bê tông M200 đá 1x2 dày 1m, rộng 2m, đóng cọc thép 1200 cao 3m, cứ 3m đóng một cọc 1200 |
|
IV |
Huyện Krông Năng |
|
|
|
15.000 |
|
|
|
|
10 |
Gia cố bờ sông Krông Năng tại thôn Tam Đồng xã Ea Tam |
Thôn Tam Đồng xã Ea Tam |
Kè gia cố bờ sông dài 200m sâu 7m |
|
15.000 |
|
Khu vực có nguy cơ sạt lở |
Kè ta luy gia cố bờ sông dài 200 m, sâu 7 m |
|
V |
Huyện Lắk |
|
|
|
59.000 |
|
|
|
|
11 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô tại Tổ tự quản số 1 buôn Plao Siêng, xã Ea R'bin, huyện Lắk (khu vực nhà ông Đoàn) |
TTQ số 1, buôn Plao Siêng |
Chiều dài 700 m |
|
9.000 |
|
Khu dân cư |
Kè bê tông, đá |
|
12 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô tại Tổ tự quản số 2 buôn Plao Siêng, xã Ea R'bin, huyện Lắk (khu vực nhà ông Truyền) |
Tổ tự quản số 2, xã Ea R'bin |
Chiều dài 1.200 m |
|
18.000 |
|
Khu dân cư |
Kè bê tông, đá |
|
13 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô tại Tổ tự quản số 3 buôn Plao Siêng, xã Ea R'bin, huyện Lắk (khu vực nhà ông Hùng) |
Tổ tự quản số 3, xã Ea R'bin |
Chiều dài 500 m |
|
4.000 |
|
Khu dân cu |
Kè bê tông, đá |
|
14 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô tại Tổ tự quản số 3 buôn Plao Siêng, xã Ea R'bin, huyện Lắk (khu vực nhà ông Minh) |
Tổ tự quản số 3, xã Ea R'bin |
Chiều dài 900m |
|
9.000 |
|
Khu dân cu |
Kè bê tông, đá |
|
15 |
Dự án phòng chống sạt lở bờ sông Krông Nô tại Tổ tự quản số 3 buôn Plao Siêng, xã Ea R'bin, huyện Lắk (khu vực nhà ông Tỏ) |
Tổ tự quản số 3, xã Ea R'bin |
Chiều dài 1.800m |
|
19.000 |
|
Khu dân cu |
Kè bê tông, đá |
|
VI |
Huyện Ea Súp |
|
|
|
82.000 |
|
|
|
|
16 |
Kè chống sạt lở suối Ea Súp, Thôn 2 - Xã Ea Lê |
Thôn 2 - Xã Ea Lê |
Dài khoảng 220 m; Sâu khoảng 14-20 m |
|
20.000 |
|
Tuyến đường giao thông liên xã |
Kè bê tông, đá |
|
17 |
Kè chống sạt lở suối Ea Súp, Nhà văn hóa Thôn 5 - Xã Ea Bung |
Nhà văn hóa Thôn 5 - Xã Ea Bung |
Dài khoảng 150m; 12-18 m từ mép suối cũ vào điểm cao bờ bị sạt lở |
|
10.000 |
|
Đất trồng cây lâu năm của các hộ dân thôn 5 |
Kè bê tông, đá |
|
18 |
Kè chống sạt lở suối Ea Súp, Nhà Bà Hạnh - Xã Ea Rốk |
Nhà Bà Hạnh - Xã Ea Rốk |
Chiều dài khoảng 160-200 m; Sạt lở sâu khoảng 10-15 m |
|
12.000 |
|
Các hộ dân Thôn 13 và tuyến đường liên thôn |
Kè bê tông, đá |
|
19 |
Kè chống sạt lở Sông Ea H'leo, Thôn 5 B - Xã Ea Rốk |
Thôn 5 B - Xã Ea Rốk |
Chiều dài khoảng 200 m; Sâu khoảng 15-20 m |
|
20.000 |
|
Đất trồng cây lâu năm và một số nhà dân nằm trong sâu |
Kè bê tông, đá |
|
20 |
Kè chống sạt lở Sông Ea H'leo, Thôn Ba Na-Xã la J'Lơi |
Thôn Ba Na - Xã la J'Lơi |
Dài khoảng 200 m; Sâu khoảng 10-20 m |
|
20.000 |
|
Đất trồng cây lâu năm và nhà dân, tuyến đường liên thôn nằm phía trong |
Kè bê tông, đá |
|
VII |
Huyện Cư M'gar |
|
|
|
10.000 |
|
|
|
|
21 |
Cống thoát lũ suối Ea Tul, Thôn 1A - Xã Ea Mang |
Thôn 1A - Xã Ea Mang |
Tuyến đường giao thông liên xã, và đất cây lâu năm |
|
10.000 |
|
Tuyến đường giao thông liên xã, và đất cây lâu năm |
Cống thoát lũ |
|
|
Tổng |
|
|
|
728.800 |
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.