ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 175/KH-UBND |
Hà Giang, ngày 01 tháng 7 năm 2022 |
Căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/5/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022 - 2025”, như sau:
1. Mục đích
a) Tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030.
b) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và vận động nhân dân bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc. Đồng thời xóa bỏ những hủ tục, nghi lễ rườm rà trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong đời sống sinh hoạt gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
a) Các Sở, ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, lực lượng vũ trang và Ủy ban nhân dân các cấp, nhất là cấp cơ sở, bám sát những nhiệm vụ, giải pháp được nêu trong Chỉ thị số 09-CT/TU, Nghị quyết số 27-NQ/TU của Tỉnh ủy và Chương trình hành động số 199/CT-UBND, Kế hoạch của UBND tỉnh, hằng năm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; nội dung Kế hoạch phải thiết thực, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu và phát huy vai trò chủ động, tích cực của cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp ở các cấp.
b) Trong quá trình triển khai thực hiện phải đảm bảo hiệu quả, thực chất. Các nội dung phải được xác định lộ trình, thời gian, phương pháp triển khai phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, dân tộc; đồng thời nêu cao tinh thần gương mẫu, tự giác đi đầu của đội ngũ cán bộ, đảng viên, người có uy tín trong cộng đồng; hội viên Hội nghệ nhân dân gian...
1. Phấn đấu đến hết năm 2022, 100% cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong các cơ quan, đơn vị trên địa bàn, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp gương mẫu thực hiện và có trách nhiệm vận động người thân trong gia đình xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh.
2. Phấn đấu đến hết 2025, có từ 75% trở lên các hộ gia đình trong toàn tỉnh nhận thức được tác hại, hệ lụy của các phong tục, tập quán, lạc hậu; sự cần thiết và tích cực tham gia bài trừ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu của gia đình, dòng họ.
3. Thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đảm bảo tính kế thừa có chọn lọc và phát huy thuần phong, mỹ tục, bài trừ các hoạt động mê tín, dị đoan, thực hành tiết kiệm, chống thương mại hóa, vụ lợi; không làm cản trở giao thông và các hoạt động công cộng, không gây ô nhiễm môi trường.
4. Triển khai các chính sách an sinh xã hội gắn với thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, phát huy các tiềm năng, giá trị di sản văn hóa, xây dựng một số không gian văn hóa tiêu biểu của các dân tộc, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác cải tạo, phục dựng các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc.
1. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong nhân dân, nhất là việc tuyên truyền, phổ biến các Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Bình đẳng giới; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Trẻ em, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng hình sự..., các văn bản hướng dẫn của Trung ương về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, Chỉ thị 09-CT/TU, Nghị quyết số 27-NQ/TU, Chương trình số 199/CT-UBND của UBND tỉnh và các hành vi lợi dụng hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu để trục lợi, các hành vi vi phạm về hôn nhân gia đình, xâm hại trẻ em...
b) Biên soạn các tài liệu tuyên truyền theo hướng ngắn gọn, phù hợp với từng nhóm đối tượng, dân tộc để tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho nhân dân không vi phạm các quy định của Nhà nước trong việc cưới, việc tang; việc tổ chức các lễ hội của địa phương, dân tộc.
c) Hướng dẫn xây dựng hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư, đưa nội dung thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong sinh hoạt đời sống vào hương ước, quy ước tại các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh.
d) Tuyên truyền vận động đồng bào các dân tộc thiểu số giữ gìn bản sắc văn hóa, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình, từng bước xóa bỏ các phong tục, tập quán, tín ngưỡng lạc hậu ảnh hưởng đến đời sống văn hóa, tinh thần, gây lãng phí, lan truyền dịch bệnh, tổn hại đến sức khỏe con người thông qua vai trò của Bí thư chi bộ, Trưởng thôn, trưởng dòng họ, hội viên Hội nghệ nhân dân gian, người có uy tín ở thôn, bản và đội ngũ cán bộ đang công tác tại cơ sở trong việc đưa chủ trương, chính sách đến với nhân dân, tạo niềm tin và động viên nhân dân thực hiện.
e) Lồng ghép các hoạt động truyền thông, tư vấn về phòng ngừa tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vào quá trình thực hiện một số hoạt động chuyên môn của các ngành, các cấp; cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình và các biện pháp can thiệp y tế phù hợp với địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
a) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 09-CT/TU, Nghị quyết số 27-NQ/TU, cụ thể hóa nội dung Chương trình số 199/CT-UBND, ngày 09/7/2021 của UBND tỉnh và nội dung của Kế hoạch này vào chương trình giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh, từ đó nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về hệ quả của việc tồn tại các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, nhất là hậu quả của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
b) Phát huy vai trò của người có uy tín, Hội nghệ nhân dân gian trong dân tộc, dòng họ để tạo sự đồng thuận, ủng hộ thực hiện các biện pháp nhằm xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, nhất là nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, thách cưới cao trong đồng bào dân tộc thiểu số. Tuyên truyền, vận động và khuyến khích việc tổ chức các đám cưới theo hướng hai bên gia đình cùng trách nhiệm xây dựng hạnh phúc cho con cháu.
c) Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ những hủ tục gây hậu quả xấu cho sự phát triển của con người, đời sống xã hội như tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, kéo vợ; những nghi lễ rườm rà, gây lãng phí như thách cưới cao, tổ chức cưới nhiều ngày...
d) Vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân không tổ chức tiệc trước lễ cưới chính mời nhiều người gây lãng phí; dựng rạp ở lòng, lề đường gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội, gây phản cảm và bức xúc trong nhân dân.
a) Tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo, xóa bỏ những tập quán lạc hậu trong phúng viếng, đám tang quá rườm rà; đi lễ, trả lễ tốn kém, lãng phí; thực hiện việc đưa người chết vào áo quan; không tổ chức đám tang quá 48 tiếng; không tổ chức thực hiện tục phơi nắng...
b) Tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân thay đổi hình thức phúng viếng, đi lễ, trả lễ bằng gia súc, gia cầm, hiện vật trong đám tang sang các hình thức khác đơn giản phù hợp, thiết thực với hoàn cảnh, điều kiện của các hộ dân.
c) Vận động nhân dân không chôn (mai táng) người chết quá nông, không giết mổ nhiều gia súc như trâu, bò, lợn... trong đám tang, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
d) Tuyên truyền, vận động nhân dân ở các phường, thị trấn không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, không mở loa to, không đốt, dải vàng mã xuống đường gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của người dân. Phát huy vai trò của Hội nghệ nhân dân gian hướng dẫn thực hiện các nghi lễ truyền thống theo phương châm đơn giản, tiết kiệm.
a) Tiếp tục vận động nhân dân điều chỉnh, thay đổi những tập quán lạc hậu, rườm rà trong nghi lễ, lễ hội tín ngưỡng, lễ hội dân gian, xóa bỏ những nghi lễ mang tính bạo lực, phản cảm như giết trâu, bò vảy tiết; chém, bóp chết gia súc, gia cầm... thực hiện xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong từng dân tộc.
b) Không tổ chức các trò chơi mang tính cờ bạc, vụ lợi. Không tổ chức các hoạt động trái với truyền thống văn hóa các dân tộc.
a) Tập trung tuyên truyền vận động nhân dân cải tạo, thay đổi tập quán lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, trong lao động sản xuất, giữ gìn vệ sinh môi trường; tích cực tham gia cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế hộ, tạo sinh kế cho người dân, giảm nghèo bền vững, tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
b) Vận động nhân dân làm chuồng trại nuôi nhốt, không thả rông gia súc, chủ động thâm canh tăng vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả, cây dược liệu, cây rau, quả trái vụ để tăng thu nhập trên đơn vị diện tích canh tác; vận động nhân dân chấm dứt việc sử dụng thuốc diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật không đảm bảo quy trình để tránh ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước.
c) Tuyên truyền, vận động nhân dân đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa để phát triển bền vững.
d) Vận động nhân dân ăn ở hợp vệ sinh, thực hiện tốt việc di dời chuồng trại ra xa nhà, xây dựng hố chứa phân, chất thải, lò đốt rác, không xả rác, chất thải, nước thải trực tiếp ra môi trường...
Hàng năm căn cứ vào dự toán được giao và nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia, các đơn vị, UBND các huyện, thành phố lồng ghép các nội dung tuyên truyền của cơ quan, đơn vị để triển khai thực hiện kế hoạch; đồng thời huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân và nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có).
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nếp sống văn minh đối với từng nội dung trong việc cưới, việc tang, trong lễ hội và trong đời sống sinh hoạt phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Tham mưu công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU, Nghị quyết số 27-NQ/TU, Chương trình hành động số 199/CT-UBND và Kế hoạch này.
b) Phối hợp tổ chức rà soát, hướng dẫn phát huy vai trò các Hội nghệ nhân dân gian, câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các câu lạc bộ trong công tác tuyên truyền, vận động hội viên tích cực tham gia xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.
c) Lựa chọn một số dân tộc ở các địa phương đang còn các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu để tuyên truyền, vận động làm điểm xóa bỏ các hủ tục; đồng thời tổ chức ghi âm, ghi hình những người chủ trì (thầy cúng, thầy tạo, thầy then...) trong thực hiện các nghi lễ của đồng bào dân tộc thiểu số để làm tư liệu tuyên truyền trong nhân dân các dân tộc, địa phương khác trong tỉnh. Chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất các clip, tài liệu tuyên truyền, vận động thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và trong đời sống hàng ngày từng bước bài trừ các hủ tục lạc hậu trên địa bàn.
d) Đưa nội dung tuyên truyền xóa bỏ tập quán lạc hậu vào các hoạt động thông tin, tuyên truyền lưu động, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền trên các địa bàn còn tồn tại các tập quán lạc hậu cần thay đổi, phát động cuộc thi tìm hiểu pháp luật, liên hoan, hội diễn văn nghệ quần chúng; xây dựng các tiểu phẩm tuyên truyền về bài trừ các hủ tục lạc hậu, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; tổ chức các Hội thi tuyên truyền xóa bỏ các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh.
e) Hướng dẫn nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa; đưa mục tiêu, chỉ tiêu nói không với hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu vào quy ước, hương ước và tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, làng, thôn, tổ dân phố văn hóa;
g) Định kỳ 06 tháng, 01 năm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo kết quả thực hiện với Ban Thường vụ Tỉnh ủy (qua Ban Dân vận Tỉnh ủy).
a) Cụ thể hóa các nội dung thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang tích hợp vào giảng dạy và các hoạt động ngoài giờ lên lớp trong các trường học trên địa bàn tỉnh đảm bảo phù hợp, sát với đối tượng học sinh và điều kiện thực tế trên từng địa bàn.
b) Chỉ đạo các trường học trên địa bàn tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo triển khai các mô hình như: “Trường học không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống”, “Ban truyền thông trường học” và thông qua hệ thống tổ chức Đoàn - Hội - Đội, các câu lạc bộ, các chi đoàn, chi hội các trường học để triển khai thực hiện có hiệu quả công tác này; phối hợp với Ban Dân tộc triển khai mô hình “Trường học không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống”.
c) Nâng cao chất lượng, hiệu quả, đổi mới các hình thức truyền thông như: Truyền thông miệng thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn, chi hội, sinh hoạt câu lạc bộ, các buổi hoạt động ngoại khóa...; truyền thông qua hệ thống truyền thanh lựa chọn kỹ những nội dung, thời điểm phát thanh hợp lý để thu hút được đông đảo học sinh lắng nghe; tổ chức các hoạt động như trao đổi với bạn nghe đài để nắm bắt sự hiểu biết, kỹ năng của học sinh; truyền thông qua bảng tin thanh niên thông qua việc niêm yết thông tin, tranh ảnh...; truyền thông qua các hoạt động sân khấu hóa bằng các hình thức như các hội thi, diễn đàn, hoạt động ngoại khóa và tăng cường các hoạt động tư vấn pháp luật, giao lưu, nói chuyện với học sinh, đối thoại với người trưởng thành.... Đặc biệt là khai thác thế mạnh truyền thông qua mạng xã hội như Zalo, Facebook để đăng tải các nội dung tuyên truyền, chia sẻ các video, hình ảnh đẹp; phát huy tối đa vai trò của cá nhân học sinh, nhất là đội ngũ cán bộ lớp, cán bộ đoàn, đội để có nhiều học sinh trở thành những tuyên truyền viên xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu.
3. Ban Dân tộc tỉnh: Phối hợp các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong công tác tuyên truyền cho các địa phương được đầu tư, hỗ trợ chính sách dân tộc gắn với vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu. Chủ trì triển khai mô hình “Trường học không tảo hôn, kết hôn cận huyết thống”.
4. Sở Thông tin, truyền thông: Chỉ đạo hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông trên địa bàn tỉnh tăng cường thực hiện công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang.
5. Báo Hà Giang, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh: Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục; nêu gương người tốt, việc tốt trên các trang báo, sóng phát thanh, truyền hình để nhân dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh từ đó tạo sự chuyển biến, thay đổi mạnh mẽ từ nhận thức và hành động, có sức lan tỏa và đồng thuận trong nhân dân; đồng thời gương mẫu, tích cực tham gia thực hiện.
6. Sở Tư pháp: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật; tham mưu cho Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh chỉ đạo Hội đồng phổ biến giáo dục pháp luật các huyện, thành phố biên soạn tài liệu tuyên truyền phù hợp với đặc điểm của từng xã, phường, thị trấn, từng dân tộc đáp ứng theo yêu cầu thực tế; đồng thời đổi mới nội dung, phương pháp tuyên truyền nhằm phát huy hiệu quả thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
7. Đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh: Chỉ đạo Tòa án nhân dân cấp huyện, thành phố lựa chọn các hồ sơ xét xử liên quan đến lĩnh vực này để tuyên truyền, giáo dục nhân dân thực hiện đúng quy định của pháp luật trong việc cưới, việc tang, phòng tránh tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và các nội dung khác theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương.
8. Công an tỉnh: Tham mưu UBND tỉnh tăng cường công tác quản lý Nhà nước về ANTT, chủ động phát hiện, xử lý các tổ chức, cá nhân lợi dụng các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu gây mất ANTT và vi phạm pháp luật khác; phối hợp các đơn vị chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nhằm nâng cao nhận thức của quần chúng nhân dân về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia bài trừ, xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh.
9. Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các sở, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh phân bổ kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia và các nguồn kinh phí hợp pháp khác (nếu có) để thực hiện kế hoạch.
a) Tham mưu cho UBND tỉnh văn bản chỉ đạo các sở, ngành, UBND các huyện, thành phố xem xét, bổ sung nội dung để đưa vào quy chế làm việc của các cơ quan, đơn vị từ cấp tỉnh đến cấp xã làm căn cứ thực hiện trong nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hằng năm và trong nhận xét, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức phục vụ quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, giới thiệu cán bộ ứng cử; để thực hiện và chấp hành nghiêm túc việc xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh theo Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/5/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh.
b) Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng Chương trình phát động phong trào “Thi đua xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh Hà Giang” giai đoạn 2022-2025.
c) Thực hiện tốt công tác biểu dương, khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện xóa bỏ các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh.
11. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố: UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện các nhiệm vụ của kế hoạch được tỉnh giao theo phân cấp quản lý.
a) Phối hợp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân và đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc, đồng thời phát huy giá trị văn hóa truyền thống và phong tục tốt đẹp của mỗi dân tộc để xây dựng đời sống văn hóa, văn minh, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân gắn với đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
b) Xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai một cách đồng bộ nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, loại bỏ những yếu tố tâm lý cản trở việc thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng đời sống văn hóa, văn minh của nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
13. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Định hướng công tác tuyên truyền cho các cơ quan thông tin đại chúng; phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp trong việc tuyên truyền thực hiện Chỉ thị số 09-CT/TU, Nghị quyết số 27-NQ/TU, Chương trình hành động số 199/CT-UBND và Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU ngày 01/5/2022 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang giai đoạn 2022 - 2025. Phối hợp với Hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo biên soạn tài liệu, định hướng nội dung tuyên truyền cho xã, phường, thị trấn và các trường học trên địa bàn tỉnh.
a) Tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, linh hoạt, hiệu quả các giải pháp trong kế hoạch, chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về việc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao;
b) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát tiến độ và kết quả thực hiện kế hoạch. Tăng cường sự phối hợp triển khai thực hiện giữa các Sở, ngành và các huyện, thành phố; định kỳ sơ kết đánh giá kết quả thực hiện; kịp thời biểu dương khen thưởng các cá nhân điển hình, gương mẫu thực hiện ở từng địa bàn, từng dòng họ để nhân ra diện rộng.
c) Đưa các nội dung thực hiện xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh vào nội dung sinh hoạt thường kỳ của các cơ quan, đơn vị; coi đây là nhiệm vụ bắt buộc đối với các cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức, đặc biệt là người đứng đầu cơ quan, đơn vị, là tiêu chí để đánh giá, xếp loại cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức hằng năm; không đưa vào quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hoặc giới thiệu ứng cử đối với cán bộ, công chức, viên chức còn tham gia, duy trì các hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu.
d) Đẩy mạnh triển khai công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh gắn với tăng cường công tác dân vận chính quyền để tổ chức thực hiện đạt hiệu quả;
e) Đinh kỳ 6 tháng (trước 05/6) và 01 năm (trước 05/12) hằng năm, báo cáo đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao; những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ và đề xuất, kiến nghị; gửi về UBND tỉnh qua Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TU, ngày 01/5/2022 của UBND tỉnh về xóa bỏ hủ tục, phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2022 - 2025. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.