ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 175/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 14 tháng 11 năm 2016 |
XÓA BỎ CÁC LÒ VÔI THỦ CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020
Căn cứ Quyết định số 1469/QĐ-TTg ngày 22/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 507/QĐ-BXD ngày 27/4/2015 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Công văn số 1452/BXD-GĐ ngày 15/7/2016 của Bộ Xây dựng về tăng cường công tác quản lý đối với các lò nung thủ công sản xuất vật liệu xây dựng trên toàn quốc;
UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Kế hoạch xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, cụ thể như sau:
I. Hiện trạng và dự báo tình hình sản xuất, sử dụng vôi
1. Hiện trạng sản xuất:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 39 cơ sở sản xuất vôi với sản lượng sản xuất khoảng 404.076 tấn/năm, được phân bố trên địa bàn 04 huyện, thị, thành phố, bao gồm:
- 38 cơ sở sản xuất vôi thủ công (lò gián đoạn) với tổng sản lượng khoảng 4.076 tấn/năm; tại các huyện Nông Cống, thành phố Thanh Hóa, huyện Ngọc Lặc, thị xã Bỉm Sơn; các lò vôi thủ công này tiềm ẩn nhiều nguy cơ như gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo an toàn cho người lao động.
- 01 nhà máy vôi công nghiệp với công suất thiết kế là 400.000 tấn/năm tại phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn (có phụ lục danh sách các cơ sở sản xuất vôi đính kèm).
2. Dự báo nhu cầu:
Nhu cầu sử dụng vôi chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, y tế và vật liệu xây dựng của địa phương, hiện tại nhu cầu khoảng 10.000 tấn/năm;
Nhu cầu cho xuất khẩu: theo công suất dự án và hợp đồng xuất khẩu khoảng 100.000 tấn/năm;
Như vậy, khi nhà máy vôi công nghiệp đi vào sản xuất ổn định sẽ đáp ứng đủ nhu cầu vôi cho các địa phương trên địa bàn tỉnh và xuất khẩu.
II. Mục tiêu phát triển và lộ trình xóa bỏ
1. Mục tiêu:
- Đến 31/12/2020, các địa phương trên địa bàn tỉnh thực hiện xóa bỏ hoàn toàn các lò vôi thủ công;
- Ưu tiên, khuyến khích phát triển các dự án đầu tư sản xuất vôi theo hướng công nghiệp, hiện đại, góp phần giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguyên liệu, đảm bảo an toàn môi trường lao động và đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội;
- Địa bàn đầu tư: cụm khu vực 11 huyện miền núi, cụm huyện Tĩnh Gia, cụm huyện Yên Định, cụm huyện Nông Cống.
2. Lộ trình thực hiện:
- Không cấp phép đầu tư xây dựng mới các lò vôi thủ công hoặc các lò liên hoàn.
- Lộ trình xóa bỏ các lò vôi thủ công: Xóa bỏ 50% số lò vôi thủ công hiện có trên địa bàn tỉnh trong năm 2017 và xóa bỏ hoàn toàn trước ngày 31/12/2020.
1. Tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện các chính sách của nhà nước về tác hại của lò vôi thủ công, các ưu điểm, lợi thế của việc sản xuất và sử dụng vôi được sản xuất từ các lò công nghiệp.
2. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất vôi công nghiệp tại các vị trí được quy hoạch theo Quyết định số 507/QĐ-BXD ngày 27/4/2015 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
3. Không cấp phép khai thác các mỏ đá vôi làm nguyên liệu cho các cơ sở sản xuất từ các lò vôi thủ công.
4. Tăng cường công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng theo quy hoạch phát triển vật liệu xây dựng đã được phê duyệt.
5. Sớm ban hành chính sách hỗ trợ tháo dỡ lò vôi thủ công, chính sách đào tạo nghề cho người lao động, hỗ trợ ổn định đời sống cho người lao động trong thời gian chờ chuyển đổi việc làm.
1. Sở Xây dựng.
- Tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương thực hiện xóa bỏ các lò vôi thủ công trên địa bàn toàn tỉnh; kịp thời báo cáo UBND tỉnh tháo gỡ khó khăn phát sinh khi thực hiện xóa bỏ hoàn toàn các lò thủ công theo quy định ở điểm 2 mục II kế hoạch này;
- Hướng dẫn, phổ biến kịp thời các Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác quản lý sản xuất và sử dụng vôi công nghiệp.
- Rà soát Quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng của tỉnh, phù hợp với Quyết định số 507/QĐ-BXD ngày 27/4/2015 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Không tham mưu cấp phép khai thác đá để cung cấp nguyên liệu cho các lò vôi thủ công hoặc các lò liên hoàn (nếu có) trên địa bàn toàn tỉnh;
- Thanh tra, kiểm tra tần suất giám sát môi trường theo ĐTM của dự án vôi công nghiệp trên địa bàn tỉnh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư.
Chỉ tham mưu cho UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng các Dự án sản xuất vôi công nghiệp tại các vị trí được gắn liền với các mỏ đá được quy định tại Quyết định số 507/QĐ-BXD ngày 27/4/2015 của Bộ Xây dựng về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp vôi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
4. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương nơi có các lò vôi đang hoạt động, xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho nhân dân, trong đó có tư vấn chuyển đổi nghề nghiệp, đào tạo nghề mới cho người lao động đang làm việc tại các lò vôi thủ công và đề xuất chính sách hỗ trợ các địa phương về chuyển đổi nghề, chuyển đổi đầu tư, kinh phí tháo dỡ các lò vôi thủ công trong quá trình thực hiện xóa bỏ các lò vôi thủ công, trình UBND tỉnh xem xét.
5. Sở Công thương.
- Không sử dụng kinh phí khuyến công hàng năm vào việc hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất vôi thủ công;
- Phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hỗ trợ các địa phương việc chuyển đổi nghề, đào tạo nghề trong quá trình thực hiện lộ trình xóa bỏ các lò vôi thủ công.
6. Sở Khoa học và Công nghệ.
Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt thực hiện các nhiệm vụ Khoa học và Công nghệ có nội dung nghiên cứu, chuyển đổi công nghệ từ lò vôi thủ công sang sản xuất công nghiệp; tạo điều cho các cơ sở sản xuất vôi công nghiệp được tiếp cận và vay Quỹ phát triển khoa học và công nghệ để đổi mới công nghệ sản xuất vôi công nghiệp.
7. Sở Tài chính.
Tham mưu, thẩm định chính sách hỗ trợ các địa phương thực hiện chuyển đổi nghề, chuyển đổi đầu tư, kinh phí tháo dỡ các lò vôi thủ công trong quá trình thực hiện xóa bỏ các lò vôi thủ công, trình UBND tỉnh xem xét.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố hiện có các lò vôi thủ công đang hoạt động.
8.1. Thực hiện xóa bỏ những lò vôi thủ công theo lộ trình xóa bỏ được quy định tại khoản 2, mục II của Kế hoạch này. Trường hợp trên địa bàn có lò vôi thủ công có nguy cơ mất an toàn, hoặc chủ lò vôi không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, phải kiên quyết yêu cầu dừng hoạt động và thực hiện xóa bỏ.
8.2. Thông báo cho UBND các xã, phường, thị trấn trên địa bàn không được để các tổ chức, cá nhân xây dựng mới các lò vôi thủ công, lò liên hoàn. Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh kể từ ngày ban hành kế hoạch này;
8.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, bảo vệ khu vực có nguồn khoáng sản đá vôi, có các lò vôi thủ công đang hoạt động nhằm ngăn chặn hoạt động khai thác khoáng sản trái phép, lấy nguồn nguyên liệu cho sản xuất vôi thủ công.
9. Các cơ sở sản xuất vôi thủ công hiện đang hoạt động.
9.1. Nghiêm chỉnh chấp hành, thực hiện xóa bỏ các lò vôi thủ công theo lộ trình được quy định tại Kế hoạch này;
9.2. Chủ động liên kết thành lập HTX hoặc Doanh nghiệp để góp vốn thực hiện đầu tư sản xuất vôi công nghiệp, đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao để cung cấp cho thị trường.
10. Các cơ quan thông tin, truyền thông.
Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, Báo Thanh Hóa, đại diện các cơ quan truyền thông, báo chí đang hoạt động trên địa bàn tỉnh: Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật của Nhà nước, chủ trương, định hướng phát triển của Chính phủ, Bộ Xây dựng và UBND tỉnh trong việc phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp vôi và công tác quản lý đối với hoạt động của các lò vôi thủ công.
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định, phối hợp với Sở Xây dựng triển khai thực hiện nghiêm Kế hoạch này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
DANH
SÁCH CÁC ĐƠN VỊ SẢN XUẤT VÔI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Kế hoạch số 175/KH-UBND ngày 14 tháng 11 năm 2016 của UBND tỉnh)
1. Lò vôi thủ công
TT |
Danh mục |
Địa chỉ |
Số lò |
Công suất tấn/năm |
Số lao động |
Thực hiện lộ trình xóa bỏ |
Ghi Chú |
|||
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
|||||||
1 |
Lê Văn Minh |
Xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống |
01 |
12 |
7 |
50% |
50% |
|
||
2 |
Lê Văn Sánh |
Xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống |
01 |
13 |
15 |
|||||
3 |
Lê Văn Thường |
Xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống |
01 |
13 |
10 |
|||||
4 |
Lê Gia Chiến |
Xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống |
01 |
12,5 |
5 |
|||||
5 |
Đặng Xuân Hùng |
Xã Hoàng Sơn, huyện Nông Cống |
01 |
12 |
9 |
|||||
6 |
Lê Đình Thanh |
Xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống |
01 |
12 |
6 |
|||||
7 |
Lê Đình Ngọc |
Xã Hoàng Giang, huyện Nông Cống |
01 |
13 |
4 |
|||||
8 |
Phan Thanh Tuấn |
Xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc |
01 |
12 |
4 |
|||||
9 |
Nguyễn Văn Tình |
Xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc |
01 |
12 |
4 |
|||||
10 |
Nguyễn Văn Bèng |
Xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc |
01 |
12 |
4 |
|||||
11 |
Nguyễn Thế Hải |
P. Bắc Sơn, TX Bỉm Sơn |
01 |
3.650 |
5 |
|||||
12 |
Lê Thị Luyện |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
10 |
7 |
|||||
13 |
Hoàng Đình Tân |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
12 |
8 |
|||||
14 |
Lê Văn thuộc |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
12 |
9 |
|||||
15 |
Nguyễn Thị Oanh |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
10 |
7 |
|||||
16 |
Lê Thị Hồng |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
10 |
8 |
|||||
17 |
Nguyễn Thị Cúc |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
12 |
9 |
|||||
18 |
Lê Thị Dung |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
12 |
9 |
|||||
19 |
Nguyễn Thị Hạnh |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
12 |
9 |
|||||
20 |
Nguyễn Văn Luận |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
10 |
7 |
|||||
21 |
Lê Thị Nhung |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
12 |
9 |
|||||
22 |
Nguyễn Ngọc Quang |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
12 |
8 |
|||||
23 |
Nguyễn Thị Lựa |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
10 |
7 |
|||||
24 |
Nguyễn Văn Hưng |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
10 |
9 |
|||||
25 |
Nguyễn Văn Thắng |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
10 |
8 |
|||||
26 |
Nguyễn Văn Thiên |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
12 |
9 |
|||||
27 |
Lê Văn Chương |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
10 |
7 |
|||||
28 |
Trần Văn Thái |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
12 |
9 |
|||||
29 |
Lê Văn Nam |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
10 |
8 |
|||||
30 |
Lê Văn Nghĩa |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
10 |
8 |
|||||
31 |
Lê Văn Tiêu |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
10 |
7 |
|||||
32 |
Hoàng Thị Hoàn |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
12 |
9 |
|||||
33 |
Lê Hữu Bằng |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
10 |
7 |
|||||
34 |
Nguyễn Ngọc Tâm |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
12 |
10 |
|||||
35 |
Nguyễn Văn Hiền |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
15 |
12 |
|||||
36 |
Nguyễn Hữu Diễn |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
10 |
8 |
|||||
37 |
Nguyễn Thị Túc |
Xã Đông Tân, TP Thanh Hóa |
01 |
15 |
8 |
|||||
38 |
Lê Văn Hà |
Phường An Hoạch, TP Thanh Hóa |
01 |
10 |
8 |
|||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Lò công nghiệp
TT |
Tên dự án |
Vị trí |
Vùng nguyên liệu |
Công suất (1.000 tấn/năm) |
Giấy chứng nhận đầu tư |
Thời gian bắt đầu xây dựng |
Thời gian đi vào hoạt động |
Tổng vốn đầu tư (tỷ đồng) |
Công nghệ sản xuất |
||
Địa chỉ |
Đã cấp phép |
Chưa cấp phép |
|||||||||
1 |
Nhà máy khai thác, chế biến đá, sản xuất vôi công nghiệp và bột nhẹ (Công ty TNHH MTV Vôi Việt Nam) |
Phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn |
Núi Khe Dứa, phường Đông Sơn, thị xã Bỉm Sơn |
X |
|
400.000 tấn vôi/năm và 200.000 tấn bột nhẹ/năm |
26.121.000.009 ngày 05/5/2008 và 26.121.000.009 ngày 28/10/2013 |
4/2008 |
01/2010 |
160 |
Trung Quốc |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.