ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 170/KH-UBND |
Lạng Sơn, ngày 02 tháng 8 năm 2022 |
Căn cứ Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
Căn cứ Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành q uy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư số 27/2020/TT-BTC ngày 17/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và quy chuẩn kỹ thuật;
Căn cứ Nghị quyết số 26/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Chủ tịch HĐND tỉnh quy định mức chi xây dựng quy chuẩn kỹ thuật địa phương trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
UBND tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn như sau:
1. Mục đích
- Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCKTĐP) về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn trên cơ sở lựa chọn các thông số đặc thù, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm soát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt của các đơn vị cấp nước và cơ quan quản lý, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm sự phù hợp với các quy định tại các thông tư hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ về Quy chuẩn kỹ thuật và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
- QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt phải dựa trên nền tảng các tiêu chuẩn quốc gia nhằm quản lý, bảo vệ, theo dõi, kiểm tra, giám sát tốt nhất, có tính đặc thù trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH VÀ CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
1. Thành lập Ban soạn thảo và Tổ thư ký giúp việc xây dựng QCKTĐP
Sở Y tế tham mưu Ban soạn thảo và Tổ thư ký giúp việc gồm đại diện các cơ quan, đại diện công ty cung cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn và các chuyên gia liên quan.
- Biên soạn dự thảo trên cơ sở khung nội dung d ự thảo đã được ban soạn thảo thống nhất và viết thuyết minh.
- Tổng hợp, nghiên cứu tài liệu kỹ thuật; đánh giá thực trạng.
2.1. Chuẩn bị biên soạn dự thảo
- Thu thập, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan đến Dự án xây dựng QCKTĐP của tỉnh.
- Khảo sát, đánh giá, thực trạng quản lý nhà nước và mức độ rủi ro liên quan đến đối tượng quản lý và nội dung của Dự án xây dựng QCKTĐP.
- Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu các cam kết quốc tế có liên quan đến Dự án xây dựng QCKTĐP.
- Chuẩn bị và thông qua đề cương chi tiết triển khai Dự án xây dựng QCKTĐP kèm theo khung nội dung dự thảo QCKTĐP.
- Công tác khác có liên quan.
2.2. Triển khai biên soạn dự thảo QCKTĐP
- Biên soạn dự thảo trên cơ sở khung nội dung dự thảo đã được Ban soạn thảo thống nhất và viết thuyết minh.
- Tổng hợp, nghiên cứu tài liệu kỹ thuật; đánh giá thực trạng, tiến hành lấy mẫu phân tích, thử nghiệm, khảo nghiệm, áp dụng thử (nếu có) để xác định các mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật; phân tích, đánh giá mức độ rủi ro của đối tượng quản lý để xác định phương thức quản lý phù hợp trong xây dựng QCKTĐP.
- Tổ chức hội thảo chuyên đề với sự tham gia của các cơ quan, đơn vị, chuyên gia liên quan để lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo QCKTĐP.
- Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa dự thảo, trình UBND tỉnh để xem xét gửi lấy ý kiến cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan.
3. Lấy ý kiến và hoàn chỉnh dự thảo QCKTĐP
- Tổ chức lấy ý kiến đóng góp bằng văn bản của các cơ quan liên quan, Công ty Cổ phần cấp nước Lạng Sơn và cơ quan thông báo, điểm hỏi đáp của địa phương tương ứng để xác định sự cần thiết phải thông báo cho WTO theo quy định tại Thông tư số 16/2018/TT-BKHCN .
- Đồng thời thông báo về việc lấy ý kiến dự thảo QCKTĐP trên trang điện tử của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ; đăng trên Website của Sở Y tế lấy ý kiến QCKTĐP.
- Tổ chức Hội thảo chuyên đề, thống nhất, tiếp thu, chỉnh sửa sau đóng góp ý kiến của các cơ quan, đơn vị liên quan; hoàn thiện dự thảo QCKTĐP, lập hồ sơ dự thảo QCKTĐP trình thẩm định.
4. Xem xét, cho ý kiến về việc ban hành QCKTĐP
- Hồ sơ dự thảo QCKTĐP gồm:
+ Quyết định giao nhiệm vụ xây dựng dự thảo QCKTĐP cho cơ quan, tổ chức kèm theo Dự án xây dựng QCKTĐP đã được phê duyệt;
+ Báo cáo quá trình xây dựng dự thảo QCKTĐP của cơ quan, đơn vị xây dựng dự thảo QCKTĐP;
+ Dự thảo QCKTĐP, kèm theo thuyết minh; bản sao tài liệu gốc được sử dụng làm căn cứ để xây dựng dự thảo QCKTĐP và các tài liệu tham khảo khác;
+ Danh sách cơ quan, đơn vị được gửi dự thảo lấy ý kiến; bản tổng hợp và tiếp thu ý kiến góp ý kèm theo theo văn bản góp ý;
+ Ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ về quy định quản lý trong dự thảo QCKTĐP bảo đảm không tạo ra rào cản kỹ thuật không cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại;
+ Biên bản thẩm tra hồ sơ có xác nhận của UBND tỉnh;
+ Công văn đề nghị Bộ Y tế cho ý kiến đối với dự thảo QCKTĐP.
- Bộ, cơ quan ngang bộ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự thảo QCKTĐP; thông báo bằng văn bản đến UBND tỉnh về việc ban hành QCKTĐP.
UBND tỉnh ban hành QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn sau khi có ý kiến đồng ý của Bộ Y tế được phân công quản lý lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
IV. THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI
Chi tiết tại phụ lục 1, phụ lục 2 kèm theo.
1. Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước cấp, được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước đã giao cơ quan, đơn vị hành năm từ nguồn thường xuyên (đối với nhiệm vụ thường xuyên); những nhiệm vụ UBND tỉnh giao, các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng dự toán trình Sở Tài chính thẩm định, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Việc sử dụng kinh phí xây dựng QCKTĐP áp dụng trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo các văn bản chế độ nhà nước quy định.
Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện Kế hoạch tại phụ lục 3 kèm theo.
1. Sở Y tế
- Là cơ quan chủ trì, tham mưu UBND tỉnh thực hiện trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành QCKTĐP theo quy định.
- Tham mưu UBND tỉnh Quyết định thành lập/kiện toàn Ban soạn thảo và Tổ thư ký giúp việc xây dựng QCKTĐP để xây dựng dự thảo QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Căn cứ nội dung kế hoạch được phê duyệt, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức triển khai các hoạt động theo Kế hoạch; xây dựng dự toán kinh phí chi tiết gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh thực hiện lấy ý kiến đóng góp dự thảo QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo quy định.
- Làm đầu mối hoàn thiện các hồ sơ thủ tục, hoàn chỉnh dự thảo QCKTĐP, trình UBND tỉnh xem xét, thực hiện quy trình ban hành QCKTĐP, có trách nhiệm rà soát, sửa đổi, bổ sung QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh cho phù hợp với yêu cầu quản lý, trình độ phát triển về công nghệ, kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
- Tổng hợp, định kỳ báo cáo tiến độ triển khai các hoạt động xây dựng QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh theo quy định.
2. Sở Khoa học và Công nghệ
- Phối hợp Sở Y tế tham mưu UBND tỉnh thực hiện trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành QCKTĐP theo quy định.
- Cử đại diện lãnh đạo và chuyên viên tham gia Ban soạn thảo và Tổ thư ký giúp việc Ban soạn thảo, phối hợp tham gia điều tra, khảo sát, thu thập số liệu liên quan để phục vụ xây dựng QCKTĐP.
3. Sở Tài chính
- Thẩm định dự toán do các cơ quan, đơn vị xây dựng, căn cứ khả năng ngân sách, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí triển khai các hoạt động theo Kế hoạch.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn ngân sách hàng năm được giao để triển khai các hoạt động trong Kế hoạch.
4. Sở Tư pháp
- Tổ chức thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật về QCKTĐP bảo đảm chất lượng, nội dung, hình thức dự thảo trước khi hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Y tế cho ý kiến về dự thảo QCKTĐP.
- Cử thành viên tham gia Ban soạn thảo QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt áp dụng trên địa bàn tỉnh.
5. Các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng; Công ty Cấp thoát nước Lạng Sơn
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Y tế trong quá trình khảo sát, điều tra, đánh giá, thu thập số liệu và tham gia góp ý hoàn thiện dự thảo QCKTĐP; cung cấp các tài liệu, dữ liệu liên quan đến việc lựa chọn thông số đưa vào QCKTĐP do cơ quan, đơn vị quản lý, phụ trách.
- Cử đại diện lãnh đạo và chuyên viên tham gia Ban soạn thảo và tổ thư ký giúp việc ban soạn thảo. Tham gia điều tra, khảo sát, thu thập số liệu liên quan để phục vụ xây dựng QCKTĐP.
6. Các cơ quan, đơn vị khác liên quan và UBND các huyện, thành phố
- Tham gia đóng góp ý kiến dự thảo QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh.
- Hỗ trợ, phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động điều tra, khảo sát thu thập số liệu liên quan để làm cơ sở xây dựng QCKTĐP về chất lượng nước sạch; tham mưu, đề xuất các thông số để xây dựng QCKTĐP về chất lượng nước sạch.
Yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan phối hợp triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh chủ động thông tin, phối hợp với Sở Y tế tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
Kế hoạch này thay thế Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 23/6/2020 của UBND tỉnh xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt áp dụng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC 1. KẾ HOẠCH XÂY DỰNG QUY CHUẨN KỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2020 - 2021
(Kèm theo Kế hoạch số: 170/KH-UBND ngày 02/8/2022 của UBND tỉnh)
TT |
Lĩnh vực, đối tượng quy chuẩn kỹ thuật địa phương |
Tên quy chuẩn kỹ thuật địa phương |
Cơ quan, tổ chức biên soạn QCĐP |
Thời gian thực hiện |
Kinh phí dự kiến |
Cơ quan, tổ chức đề nghị |
|||
Bắt đầu |
Kết thúc |
Tổng số (nghìn đồng) |
NSNN |
Nguồn khác |
|||||
1 |
Lĩnh vực: nước sạch và vệ sinh môi trường. Đối tượng: các đơn vị cấp nước, các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch, các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận các thông số chất lượng nước trên địa bàn tỉnh. |
Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt |
Sở Y tế |
Tháng 7 năm 2022 |
Tháng 12 năm 2023 |
1.435.280 |
100% |
0 |
Sở Y tế |
Ghi chú: có Dự án xây dựng Quy chuẩn kỹ thuật địa phương kèm theo./.
(Kèm theo Kế hoạch số: 170/KH-UBND ngày 02/8/2022 của UBND tỉnh)
1. Tên gọi QCKTĐP
QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại tỉnh Lạng Sơn.
2. Phạm vi và đối tượng áp dụng của QCKTĐP
2.1. Phạm vi điều chỉnh
QCKTĐP quy định mức giới hạn các thông số chất lượng (nhóm B) đối với nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
2.2. Đối tượng áp dụng
2.2.1. Quy chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân thực hiện một phần hoặc tất cả các hoạt động khai thác, sản xuất, chế biến, truyền dẫn, bán buôn, bán lẻ nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung hoàn chỉnh (sau đây gọi tắt là đơn vị cấp nước); các cơ quan quản lý nhà nước về thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch, các phòng thử nghiệm và tổ chức chứng nhận chất lượng nước.
2.2.2. Quy chuẩn này không áp dụng đối với nước uống trực tiếp tại vòi, nước đóng bình, đóng chai, nước khoáng thiên nhiên đóng bình, đóng chai, nước sản xuất ra từ các bình lọc nước, hệ thống lọc nước và các loại nước không dù ng cho mục đích sinh hoạt.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị
Tên cơ quan: Sở Y tế tỉnh Lạng Sơn;
Địa chỉ: số 50, Đinh Tiên Hoàng, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn;
Điện thoại: 0205.3.812.524; fax: 0205.3.812.456;
Email: soytelangson@langson.gov.vn hoặc nvysytls@gmail.com
Tên cơ quan chủ quản: UBND tỉnh Lạng Sơn.
4. Tình hình quản lý đối tượng QCKTĐP hoặc đối tượng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng tại địa phương
- Đối tượng Quy chuẩn kỹ thuật là: sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình đặc thù của địa phương
- Tên Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý đối tượng trong lĩnh vực Quy chuẩn kỹ thuật dự kiến ban hành QCKTĐP: Bộ Y tế.
- Tình hình quản lý cụ thể đối tượng Quy chuẩn kỹ thuật:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn có nhiều cơ sở cấp nước tập trung (trong đó có 22 cơ sở có công suất thiết kế 1000m3/24h trở lên) cung cấp nước ăn uống, sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, phân bổ 11/11 huyện, thành phố, chủ yếu khai thác nguồn nước ngầm và bề mặt... Từ năm 2009 đến nay, việc quản lý, kiểm tra, giám sát chất lượng nước của cơ sở cấp nước thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế, tùy theo quy mô cung cấp của các đơn vị cấp nước.
5. Lý do và mục đích xây dựng QCKTĐP
5.1. Lý do
Ngày 14/12/2018, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt, quy định chất lượng nước ăn uống sinh hoạt và có hiệu lực kể từ ngày 15/6/2019. Tại Thông tư này đã quy định đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chưa ban hành QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong thời hạn 30/6/2021, đơn vị cấp nước có thể áp dụng một trong hai trường hợp sau:
a) Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt (QCVN 01-1:2018/BYT) ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT nhưng phải thử nghiệm toàn bộ các thông số chất lượng nước sạch trong danh mục quy định tại Điều 4 của Quy chuẩn.
b) Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT); Thông tư số 05/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt (QCVN 02:2009/BYT) đã hết hiệu lực kể từ ngày 30/6/2021. Đồng thời trong Thông tư số 41/2018/TT-BYT không quy định là áp dụng QCVN 01-1:2018/BYT nếu tỉnh không ban hành QCKTĐP.
c) Ngày 15/12/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Thông tư số 26/2021/TT-BYT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt. Theo đó, sửa đổi điểm b khoản 2 Điều 5 như sau: “Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm ban hành Quy chuẩn kỹ thuật địa phương về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt”. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/02/2022.
Do vậy, việc áp dụng tại tỉnh còn nhiều bất cập, khó khăn cho các cơ sở cung cấp nước, khó khăn trong việc kiểm tra giám sát ngoại kiểm, lãng phí về thời gian và tiền của vì mỗi khi thực hiện áp dụng theo phương pháp thử mới lại phải thử nghiệm lại toàn bộ các thông số theo quy định.
Việc ban hành QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt tại tỉnh Lạng Sơn theo Thông số 41/2018/TT -BYT phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương, xóa bỏ sự bất bình đẳng trong tiếp cận nguồn nước, tăng tính chủ động của địa phương và vai trò, trách nhiệm của các cơ sở cung cấp nước trong việc bảo đảm an toàn cấp nước; xây dựng Quy chuẩn mới căn cứ áp dụng phương pháp thử theo tiêu chuẩn Quốc gia mới ban hành, tránh được tình trạng phải liên tục sửa đổi Quy chuẩn khi phương pháp thử mới của khu vực hoặc thế giới được sửa đổi, bổ sung, thay thế.
5.2. Mục đích
- Quy chuẩn kỹ thuật nhằm đáp ứng những mục tiêu quản lý sau đây:
+ Bảo đảm an toàn |
|
+ Bảo đảm bảo vệ sinh, sức khoẻ |
|
+ Bảo vệ môi trường |
|
+ Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia |
|
+ Bảo vệ động, thực vật |
|
+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng |
|
- QCĐP dùng để chứng nhận hoặc công bố hợp quy |
|
6. Loại Quy chuẩn kỹ thuật
+ Quy chuẩn kỹ thuật chung |
|
+ Quy chuẩn kỹ thuật an toàn |
|
+ Quy chuẩn kỹ thuật môi trường |
|
+ Quy chuẩn kỹ thuật về quá trình |
|
7. Những vấn đề sẽ quy định trong QCKTĐP
7.1. Những vấn đề sẽ quy định (hoặc sửa đổi, bổ sung )
- Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong sản xuất, khai thác, chế biến sản phẩm, hàng hóa đặc thù
- Yêu cầu về an toàn, vệ sinh trong bảo quản, vận hành, vận chuyển, sử dụng, bảo trì sản phẩm, hàng hóa đặc thù
- An toàn trong dịch vụ môi trường
- An toàn, vệ sinh trong các lĩnh vực khác thuộc lĩnh vực được phân công
7.2. Bố cục, nội dung các phần chính của QCKTĐP dự kiến
- Gồm 4 chương:
+ Chương I: Quy định chung;
+ Chương II: Quy định về kỹ thuật;
+ Chương III: Quy định về quản lý;
+ Chương IV: Tổ chức thực hiện.
- Nhu cầu khảo nghiệm Quy chuẩn kỹ thuật trong thực tế.
8. Phương thức thực hiện và tài liệu làm căn cứ xây dựng QCKTĐP
8.1. Phương thức thực hiện
- Xây dựng QCKTĐP trên cơ sở Quy chuẩn quốc gia.
- Xây dựng QCKTĐP kết hợp cả tiêu chuẩn quốc gia và tham khảo các tài liệu, dữ liệu của địa phương, của các vùng miền khác.
8.2. Tài liệu chính làm căn cứ xây dựng QCKTĐP
- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29/6/2006;
- Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Căn cứ Nghị định số 78/2018/NĐ-CP ngày 16/5/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định Nghị định số 127/2007/NĐ -CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 26/2019/TT-BKHCN ngày 25/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định chi tiết xây dựng, thẩm định và ban hành quy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;
- Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc quy định chế độ công tác phí, chế độ hội nghị;
- Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính về việc Quy định giá tối đa dịch vụ kiểm dịch y tế, y tế dự phòng tại cơ sở y tế công lập;
- Thông tư số 27/2020/TT-BTC ngày 17/4/2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí xây dựng tiêu chuẩn quốc gia và q uy chuẩn kỹ thuật;
- Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt; Thông tư số 26/2021/TT-BYT ngày 15/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt;
- Các TCVN, số hiệu tiêu chuẩn về cách lấy mẫu, phương pháp phân tích mẫu, giới hạn cho phép đối với các thông số chất lượng nước;
- Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ngày 12/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy và phương pháp đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật; Thông tư số 02/2017/TT-BKHCN ngày 31/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2012/TT-BKHCN ;
- Sổ tay Hướng dẫn xây dựng QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt năm 2020 của Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Bộ Y tế.
9. Kiến nghị ban soạn thảo xây dựng QCKTĐP
- Cơ quan, tổ chức biên soạn QCKTĐP: Sở Y tế là cơ quan chủ trì.
- Ban soạn thảo QCKTĐP: UBND tỉnh Quyết định thành lập Ban soạn thảo QCKTĐP và Tổ thư ký giúp việc Ban soạn thảo gồm:
+ Trưởng Ban: Lãnh đạo UBND tỉnh;
+ Phó trưởng Ban thường trực: Lãnh đạo Sở Y tế.
+ Thành viên là Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị: Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Công Thương, Sở Tư pháp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Công ty Cổ phần cấp thoát nước Lạng Sơn;
+ Mời chuyên gia Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường làm cố vấn.
- Ban soạn thảo được điều chỉnh, bổ sung, kiện toàn lại khi cần thiết.
10. Cơ quan phối hợp xây dựng QCKTĐP
- Cơ quan, đơn vị phối hợp xây dựng dự thảo QCKTĐP: Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, đại diện cơ sở cấp nước, chuyên gia lĩnh vực cấp nước và chất lượng nước.
- Cơ quan quản lý có liên quan bắt buộc phải lấy ý kiến về dự thảo QCKTĐP: Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ.
- Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện nhiệm vụ thông báo và điểm hỏi đáp của địa phương về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường và chất lượng).
- Cơ quan hướng dẫn, hỗ trợ, cử chuyên gia: Cục Quản lý môi trường (Bộ Y tế), Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường (Bộ Y tế).
- Các cơ quan, đơn vị, cá nhân cần lấy ý kiến về dự thảo QCKTĐP: Cục Quản lý môi trường, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Sở Tư Pháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Công ty Cổ phần cấp thoát nước Lạng Sơn, các chuyên gia lĩnh vực cấp nước và chất lượng nước, các tổ chức hoạt động lĩnh vực nước sạch trên địa bàn tỉnh.
11. Dự kiến tiến độ thực hiện
TT |
Nội dung công việc |
Thời gian |
|
Bắt đầu |
Kết thúc |
||
1 |
Lập kế hoạch xây dựng QCKTĐP |
6/2022 |
7/2022 |
2 |
Thành lập Ban soạn thảo và Tổ Thư ký chuẩn bị xây dựng QCKTĐP về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt trên địa bàn tỉnh |
|
|
- |
Thu thập, tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật hiện hà nh có liên quan đến Dự án xây dựng QCKTĐP |
8/2022 |
12/2022 |
- |
Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý nhà nước liên quan đến đối tượng quản lý và nội dung chính của Dự án xây dựng QCKTĐP |
||
- |
Tổ chức nghiên cứu thông tin, tư liệu, điều tra, khảo sát, thu thập số liệu có liên quan đến Dự án xây dựng QCKTĐP |
||
- |
Triển khai Dự án xây dựng QCKTĐP kèm theo khung dự thảo QCKTĐP |
||
3 |
Thu thập số liệu và tổ chức lấy mẫu các nguồn nước, kiểm nghiệm, phân tích để phục vụ xây dựng QCKTĐP |
01/2023 |
01/2023 |
4 |
Biên soạn dự thảo QCKTĐP |
|
|
- |
Biên soạn dự thảo lần 01 QCKTĐP trên cơ sở khung nội dung dự thảo đã được Ban soạn thảo thống nhất, kèm theo thuyết minh cho dự thảo |
02/2023 |
3/2023 |
- |
Tổ chức các hội nghị, hội thảo, lấy ý kiến của các chuyên gia có liên quan đối với dự thảo QCKTĐP (2 hội thảo) |
||
- |
Nghiên cứu, tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa dự thảo và trình UBND tỉnh xem xét |
||
5 |
Tổ chức thông báo và lấy ý kiến rộng rãi: Lấy ý kiến bằng văn bản của các sở, ban ngành trong tỉnh và đối tượng chịu tác động trực tiếp QCKTĐP. Đồng thời thông báo về việc lấy ý kiến dự thảo QCKTĐP trên trang điện tử của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ; đăng trên Website của Sở Y tế lấy ý kiến QCKTĐP. |
3/2023 |
5/2023 |
6 |
Tổ chức Hội nghị chuyên đề (trên cơ sở các ý kiến góp ý, Ban soạn thảo hoàn chỉnh lại dự thảo QCKTĐP) |
6/2023 |
7/2023 |
7 |
Hoàn chỉnh, lập hồ sơ dự thảo QCKTĐP |
7/2023 |
8/2023 |
- |
Xin ý kiến thẩm định QCKTĐP của Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ |
8/2023 |
9/2023 |
- |
Chỉnh sửa sau ý kiến của Bộ Y tế và Bộ Khoa học và Công nghệ; hoàn chỉnh, lập hồ sơ QCKTĐP trình duyệt |
9/2023 |
10/2023 |
8 |
Thẩm định hồ sơ dự thảo QCKTĐP trình duyệt |
10/2023 |
11/2023 |
9 |
Ban hành QCKTĐP |
11/2023 |
12/2023 |
12. Dự toán kinh phí thực hiện
a) Tổng kinh phí dự kiến: 1.435.280.000 đồng (một tỷ bốn trăm ba mươi năm triệu hai trăm tám mươi nghìn đồng chẵn ).
b) Dự toán chi tiết kinh phí thực hiện (phụ lục 3 kèm theo).
|
Lạng Sơn, ngày ...
/ ... /2022 |
(Kèm theo Kế hoạch số: 170/KH-UBND ngày 02/8/2022 của UBND tỉnh)
TT |
Hạng mục |
ĐVT |
Số lượng |
Định mức (đồng/ĐVT) |
Thành tiền (đồng) |
Cơ sở pháp lý |
1 |
Chi lập dự án xây dựng QCKTĐP trình cấp thẩm quyền phê duyệt |
Dự án |
1 |
1.200. 000 |
1.200.000 |
Khoản 2 Điều 2 Nghị Quyết 26/2021/NQ-HĐND |
2 |
Chi công lao động thuê ngoài đối với cán bộ, chuyên gia trực tiếp xây dự thảo QCKTĐP cần khảo sát, khảo nghiệm (chi tiết số lượng thuê cán bộ, số tháng thực hiện, xác nhận cơ quan), chi phí ăn, ở, đi lại... |
Dự án |
1 |
36.000.000 |
36.000.000 |
Khoản 1 Điều 2 Nghị Quyết 26/2021/NQ-HĐND và Thông tư số 40/2017/TT-BTC |
3 |
Xăng xe và phụ cấp công tác phí thực hiện nghiên cứu chuyên đề: điều tra, khảo sát, đánh giá phục vụ xây dựng QCKTĐP: 3 người |
|
|
|
24.340.000 |
Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND |
|
- Tiền công tác phí cán bộ đi khảo sát: 3 người x 120.000ngày/huyện = 360.000đồngx 9 huyện |
Huyện |
9 |
360.000 |
3.240.,000 |
|
|
- Tiền ngủ cho cán bộ đi điều tra, khảo sát: 3 người x 300.000đ/1 đêm= 900.000 đồng |
Huyện |
9 |
900.000 |
8.100.000 |
Thanh toán theo thực tế |
|
- Tiền xăng xe ô tô: 1.000 km x 0.2 x 2 lượt |
Lít |
400 |
32.500 |
13.000.000 |
Thanh toán theo thực tế |
4 |
Chi lấy mẫu nước để kiểm nghiệm, phân tích, khảo sát (99 chỉ tiêu): tại các nhà máy nước (4 mẫu/nhà máy x 19 nhà máy = 76 mẫu) |
Mẫu |
76 |
27.030.000 |
1.299.150.000 |
Thông tư số 240/2016/TT- BTC, hợp đồng đơn vị xét nghiệm (báo giá kèm theo) |
a |
Đối với mẫu nước thành phẩm: mỗi trạm cấp nước lấy 03 mẫu/nhà máy x 19 nhà máy = 57 mẫu |
Mẫu |
57 |
19.914.000 |
1.135.098.000 |
Báo giá xét nghiệm nước của Trung tâm Dịch vụ khoa học kỹ thuật sức khỏe và môi trường |
b |
Đối với mẫu nước nguồn: mỗi điểm khai thác lấy 1 mẫu |
|
|
|
|
|
|
- Mẫu nước ngầm |
Mẫu |
7 |
7.620.000 |
53.340.000 |
|
|
- Mẫu nước mặt |
Mẫu |
12 |
9.226.000 |
110.712.000 |
|
5 |
Xăng xe, công tác phí phục vụ lấy mẫu xét nghiệm |
|
|
|
15.160.000 |
Tính theo Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND |
|
- Tiền công tác phí cho cán bộ: 2 người x 120.000 ngày/huyện= 240.000 đồng |
Huyện |
9 |
240.000 |
2.160.000 |
|
|
- Tiền xăng xe cho cán bộ đi lấy mẫu nước: 1.000 km x 0.2 x 2 lượt |
Lít |
400 |
32.500 |
13.000.000 |
Thanh toán theo thực tế |
6 |
Chi lấy ý kiến nhận xét của các chuyên gia, nhà khoa học đối với dự thảo QCKTĐP |
Người |
5 |
400.000 |
2.000.000 |
Khoản 4 Điều 2 Nghị quyết số 26/2021/NQ-HĐND |
7 |
Tổ chức hội thảo khoa học, hội nghị chuyên đề, tham gia góp ý của các cơ quan, đơn vị... cho dự thảo QCKTĐP: 02 cuộc (UBND tỉnh: 02, Ban soạn thảo: 15, Tổ giúp việc: 7, UBND các huyện, TP: 11; các chi nhánh cấp nước huyện, TP: 11, công ty cổ phần nước: 2, các chuyên gia lĩnh vực nước: BYT, KHCN, Viện sức khỏe, Cục quản lý môi trường: 4. Tổng: 52. |
|
|
|
26.600.000 |
|
|
- Tiết chữ |
Cuộc |
2 |
500.000 |
1.000.000 |
Chi theo thực tế |
|
- Thuê hội trường |
Cuộc |
2 |
4.000.000 |
8.000.000 |
Chi theo thực tế |
|
- Thù lao chủ trì cuộc cuộc họp |
Buổi |
2 |
500.000 |
1.000.000 |
Điểm a khoản 5 Điều 2 Nghị quyết 26/2021/NQ-HĐND |
|
- Thành viên tham dự (52 người/cuộc x 2 cuộc) |
Người |
104 |
100.000 |
10.400.000 |
Điểm b khoản 5 Điều 2 Nghị quyết số 26/2021/NQ-HĐND |
|
- Giải khát giữa giờ (52 người x 2 cuộc) |
Người |
104 |
20.000 |
2.080.000 |
Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND |
|
- Tài liệu cho đại biểu dự họp (52 người x 2 cuộc) |
Người |
104 |
30.000 |
3.120.000 |
|
|
- Chi báo cáo viên |
Buổi |
2 |
500.000 |
1.000.000 |
Thông tư số 36/2018/TT-BTC |
8 |
Chi các cuộc họp Ban biên soạn (5 lần) |
|
|
|
17.250.000 |
|
|
- Trưởng ban |
Buổi |
5 |
150.000 |
750.000 |
Điểm h khoản 1 Điều 5 Thông tư số 27/2020/TT-BTC |
|
- Thành viên Ban soạn thảo, Tổ giúp việc: 22 người x 100.000 đồng/người/buổi = 2.200.000 đồng |
Buổi |
5 |
2.200.000 |
11.000.000 |
Điểm h khoản 1 Điều 5 Thông tư số 27/2020/TT- BTC |
|
- Giải khát giữa giờ: 22 người x 20.000 đồng/người/buổi = 440.000 đồng |
Buổi |
5 |
440.000 |
2.200.000 |
Quyết định số 14/2018/QĐ-UBND |
|
- In tài liệu: 22 người x 30.000 đồng = 660.000 đồng |
Lần |
5 |
660.000 |
3.300.000 |
Chi theo thực tế |
9 |
Chi nhận xét đánh giá phản biện hoặc thẩm tra của thành viên Hội đồng thẩm định đối với dự thảo QCKTĐP |
Báo cáo |
5 |
400.000 |
2.000.000 |
Khoản 7 Điều 2 Nghị quyết số 26/2021/NQ-HĐND |
10 |
Chi họp hội đồng thẩm tra dự thảo quy chuẩn kỹ thuật địa phương: (1 cuộc) |
|
|
|
11.580.000 |
Khoản 8 Điều 2 Nghị quyết số 26/2021/NQ-HĐND |
|
- Chủ tịch hội đồng |
Người |
1 |
800.000 |
800.000 |
|
|
- Các thành viên Hội đồng |
Người |
25 |
400.000 |
10.000.000 |
|
|
- In tài liệu |
Quyển |
26 |
30.000 |
780.000 |
Chi theo thực tế |
Tổng cộng: |
1.435.280.000 |
|
Bằng chữ: một tỷ bốn trăm ba mươi năm triệu hai trăm tám mươi nghìn đồng chẵn./.
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.