ỦY BAN
NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 170/KH-UBND |
An Giang, ngày 29 tháng 3 năm 2022 |
Căn cứ Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam;
Căn cứ Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2021/NQ-HĐND , ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh, quy định nội dung và mức chi từ ngân sách nhà nước để thực hiện hoạt động sáng kiến trên địa bàn tỉnh An Giang;
Căn cứ Nghị quyết số 17/2021/NQ-HĐND , ngày 28 tháng 10 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh, quy định chế độ tài chính cho hoạt động tổ chức Hội thi sáng tạo kỹ thuật và Cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên nhi đồng trên địa bàn tỉnh An Giang;
Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số tỉnh An Giang giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 như sau:
A. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP:
1. Tình hình đăng ký doanh nghiệp1:
Từ đầu năm 2020 toàn tỉnh có 851 doanh nghiệp thành lập mới và 557 đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động với tổng số vốn đăng ký là 7.288 tỷ đồng. So với cùng kỳ số doanh nghiệp đăng ký tăng 19,52% (tăng 139 doanh nghiệp) và số đơn vị trực thuộc đăng ký hoạt động tăng 10,95% (tăng 55 đơn vị trực thuộc) về số vốn đăng ký tăng 52,98% (tăng 2.524 tỷ đồng).
Số doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể là 114 doanh nghiệp, giảm 16,17% (giảm 22 doanh nghiệp).
Số đơn vị trực thuộc chấm dứt hoạt động là 299 đơn vị trực thuộc tăng 4,18% (tăng 12 đơn vị trực thuộc).
Số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng hoạt động là 240 doanh nghiệp tăng 11,11% (tăng 24 doanh nghiệp).
Số đơn vị trực thuộc đăng ký tạm ngừng hoạt động là 57 đơn vị trực thuộc giảm 10,93% (giảm 07 đơn vị trực thuộc) so với cùng kỳ năm 2019.
Lũy kế đến nay, số doanh nghiệp đăng ký là 10.934 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký là 67.719 tỷ đồng và 5.641 đơn vị trực thuộc. Trong đó, còn 5.617 doanh nghiệp và 3.296 đơn vị trực thuộc đang hoạt động, với tổng vốn đăng ký là 55.659 tỷ đồng.
2. Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp lĩnh vực công nghệ thông tin:
Hiện tổng số doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn tỉnh có 7.026 doanh nghiệp. Trong đó, có 172 doanh nghiệp công nghệ thông tin đang hoạt động.
Doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn còn nhiều hạn chế, chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước về viễn thông và CNTT như Viễn thông An Giang, Viettel An Giang, MobiFone An Giang, Viễn thông FPT An Giang …. Chưa có doanh nghiệp tư nhân công nhận là doanh nghiệp về công nghệ số. Việc ứng dụng CNTT trong các doanh nghiệp chưa nhiều, chủ yếu là sử dụng phần mềm văn phòng như phần mềm kế toán, phần mềm quản lý nội bộ...
B. PHÂN TÍCH VỀ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:
1. Điểm mạnh:
- Các DNNVV của tỉnh sử dụng được nguồn lực lao động tại địa phương, điều này đã góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân ở địa phương.
- Một số DNNVV đã sẵn sàng áp dụng công nghệ và kỹ thuật sản xuất mới trong sản xuất. Điều này sẻ giúp tạo cơ hội để ra đời doanh nghiệp công nghệ số.
- Các đơn vị trường học đã ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ quản lý, giảng dạy như quản lý học sinh, phiếu liên lạc điện tử; ngân hàng đề thi và ứng dụng kiểm tra khách quan; e-learning… Bên cạnh đó, các trường học từ bậc tiểu học đến Trung học phổ thông có giảng dạy về tin học, trong đó bậc THPT là 52/52 trường, bậc THCS là 157/157 trường, bậc tiểu học là 88/118 trường. Ngoài ra, còn có các Đại học An Giang, Cao đẳng nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên và các trung tâm đào tạo về tin học, …. có đào tạo ngành CNTT từ bậc trung cấp đến đại học đây cũng là nguồn bổ sung nhân lực CNTT cho tỉnh.
2. Điểm yếu:
- Năng lực kết nối thị trường cho việc quảng bá, phát triển sản phẩm số, chưa có doanh nghiệp dẫn dắt để phát triển.
- Hầu hết các sản phẩm chưa có nhãn hiệu và thương hiệu, sản phẩm xử lý sự vụ, sự việc.
- Năng lực quản lý kinh doanh của các DNNVV còn hạn chế. Doanh nghiệp chưa có khả năng phân tích thông tin của thị trường.
- Hầu hết các doanh nghiệp thiếu sự liên kết để hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và kinh doanh.
3. Cơ hội:
- Nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đặt hàng sản phẩm công nghệ số cho doanh nghiệp Việt Nam.
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ chi phí và hướng dẫn thủ tục khởi nghiệp.
- Lao động có xu hướng dịch chuyển về làng quê,…
4. Thách thức:
- Điều kiện địa lý xa các thành phố lớn.
- Chưa có doanh nghiệp dẫn dắt cho sự phát triển sản phẩm công nghệ số.
- Chưa có địa điểm thu hút để hình thành và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
C. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP CÔNG NGHỆ SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH:
- Cách mạng công nghiệp 4.0 là một giai đoạn phát triển mới với nhiều khái niệm được ra đời, cụ thể như: số hóa, chuyển đổi số, công nghệ số, doanh nghiệp số, kinh tế số.
- Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14/01/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, khái niệm công nghệ số và doanh nghiệp công nghệ số được hiểu như sau:
- Công nghệ số bao gồm: trí tuệ nhân tạo (AI- Artificial Intelligence), học máy sâu (Deep Learning), dữ liệu lớn (Big Data), chuỗi khối (Block chain), điện toán đám mây (Cloud Computing), internet vạn vật (IoT - Internet Of Things),…..
- Doanh nghiệp công nghệ số: doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số.
1. Mục đích
- Góp phần triển khai thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 14 tháng 01 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam.
- Phát triển các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu và phát triển, sản xuất các sản phẩm, nền tảng, giải pháp dựa trên công nghệ số, góp phần hiện thực hoá các cơ hội, tiềm năng mà chuyển đổi số mang lại khi đưa được công nghệ số vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội, đến từng người dân trên địa bàn tỉnh An Giang.
2. Yêu cầu
Trong quá trình triển khai, các đơn vị phải theo dõi, bám sát các chỉ tiêu, mục tiêu được ban hành kèm theo Kế hoạch này nhằm đảm bảo thực hiện có trọng tâm, trọng điểm và hiệu quả.
1. Mục tiêu tổng quát
- Phát triển doanh nghiệp công nghệ số tạo động lực phát triển xã hội số; đưa các sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Đưa ngành công nghệ số trở thành một trong những ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững góp phần thúc đẩy phát triển chính quyền số, chuyển đổi số và kinh tế số trên địa bàn tỉnh.
2. Mục tiêu đến năm 2025
Đến năm 2025, phấn đấu toàn tỉnh có ít nhất 05 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó, ít nhất có 02 doanh nghiệp công nghệ số phát triển sản phẩm, giải pháp, dịch vụ công nghệ thông tin trọng điểm phục vụ xây dựng Chính quyền điện tử, chính quyền số, đô thị thông minh được đưa vào ứng dụng thực tế tại các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh và hình thành Khu Công nghệ thông tin tập trung tỉnh.
3. Mục tiêu đến năm 2030
Đến năm 2030, phấn đấu toàn tỉnh có ít nhất 08 doanh nghiệp công nghệ số, trong đó, ít nhất có 03 doanh nghiệp làm chủ công nghệ, cung cấp các sản phẩm, giải pháp phần mềm phục vụ Chính quyền điện tử, chính quyền số, phát triển kinh tế số, đô thị thông minh, ứng dụng thành tựu công nghệ số rộng khắp trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và thực hiện chuyển đổi số trong tỉnh.
1. Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo và đẩy mạnh thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
- Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách, nhiệm vụ, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp về khởi nghiệp sáng tạo, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp khu vực tư nhân tiếp cận các nguồn lực: vốn, đất đai, khoa học công nghệ, đầu tư, lao động, thị trường ... được giao tại các chương trình, đề án, kế hoạch của tỉnh.
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi các chính sách: Chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tại cơ quan, đơn vị, địa phương...; tạo môi trường đầu tư, kinh doanh lành mạnh, thuận lợi, tạo điều kiện cho khu vực kinh tế tư nhân phát triển; tổ chức đối thoại giữa chính quyền với doanh nghiệp định kỳ theo quy định.
- Hỗ trợ có hiệu quả về khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của tỉnh; hỗ trợ phát triển các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp; đẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ.
- Có các giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số tiếp cận tín dụng: chính sách ưu đãi đặc biệt về vốn tín dụng, lãi suất và thủ tục vay cho các Doanh nghiệp công nghệ số khởi nghiệp, các dự án công nghệ số tiềm năng.
2. Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương
a) Giai đoạn 2022 - 2025:
- Triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan; hỗ trợ việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp công nghệ số mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số về thủ tục gia nhập thị trường.
- Phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, trước hết là pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, thương mại, đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mô hình và hoạt động kinh tế mới dựa trên các nền tảng công nghệ số như kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo.
- Xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số, bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp trong xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, dự án về Chính quyền điện tử, chuyển đổi số, đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh, y tế thông minh, giao thông thông minh, du lịch thông minh.
- Tạo điều kiện về ưu đãi đầu tư, cơ chế chính sách thuận lợi để đầu tư, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số quy mô nhỏ và vừa trở lên trên địa bàn tỉnh đặc biệt đối với các doanh nghiệp tham gia vào Khu Công nghệ thông tin (Khu CNTT) tập trung tỉnh.
- Hỗ trợ việc tạo ra các môi trường thử nghiệm cho các mô hình, sản phẩm ứng dụng công nghệ số mới trên địa bàn tỉnh.
- Khuyến khích phát triển các nhóm doanh nghiệp công nghệ số chủ đạo như: Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ lớn trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực công nghệ số; Doanh nghiệp công nghệ thông tin đảm nhận các sứ mệnh tiên phong nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất; Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo, ứng dụng công nghệ số để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới.
- Định hướng, hỗ trợ tối thiểu 03 doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh phát triển một số sản phẩm số trọng điểm tại địa phương.
b) Giai đoạn 2026 - 2030:
- Triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan; hỗ trợ việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp công nghệ số mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số về thủ tục gia nhập thị trường.
- Tiếp tục hỗ trợ việc tạo ra các môi trường thử nghiệm cho các mô hình, sản phẩm ứng dụng công nghệ số mới trên địa bàn tỉnh.
a) Giai đoạn 2022 - 2025:
- Nghiên cứu mô hình, hình thành Khu công nghệ thông tin tập trung, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp công nghệ thông tin đầu tư, vườn ươm doanh nghiệp công nghệ số hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
- Tăng cường xây dựng, nâng cấp hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin để phủ sóng thông tin di động, Internet đế tất cả các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt chú trọng nâng cao chất lượng phủ sóng, đường truyền Internet tại các vùng biên giới, miền núi.
- Triển khai thí điểm và nhân rộng mạng di động công nghệ 5G và các thế hệ mạng di động tiếp theo theo xu thế của thế giới và đất nước, bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng nhu cầu áp dụng công nghệ cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, dịch vụ trên địa bàn.
- Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet tỉnh An Giang sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6). Dịch vụ trực tuyến của các cơ quan nhà nước, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, giáo dục, y tế, thương mại điện tử của tỉnh sử dụng tên miền quốc gia (.vn).
- Phát triển Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp tỉnh (LGSP) kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong nội bộ các Bộ, ngành, địa phương và kết nối với Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) theo Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam để trao đổi, chia sẻ dữ liệu với các cơ quan bên ngoài.
- Phát triển các hệ thống dùng chung trong phạm vi tỉnh, để tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu.
- Thực hiện nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh đảm bảo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến.
b) Giai đoạn 2026 - 2030:
- Vận hành Khu công nghệ thông tin tập trung, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp công nghệ thông tin đầu tư, vườn ươm doanh nghiệp công nghệ số hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
- Tiếp tục phát triển các hệ thống dùng chung trong phạm vi tỉnh, để tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu.
- Phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT); các ngành có lộ trình triển khai tích hợp cảm biến và ứng dụng công nghệ số vào các hạ tầng thiết yếu như: giao thông, năng lượng, điện, nước, đô thị để chuyển đổi thành một bộ phận cấu thành quan trọng của hạ tầng số. Các nội dung phát triển hạ tầng IoT phải bảo đảm hiệu quả, phát triển các hạ tầng dùng chung, tránh đầu tư trùng lặp.
4. Phát triển sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam
a) Giai đoạn 2022 - 2025:
- Các doanh nghiệp tập trung nghiên cứu, triển khai vào thực tế các giải pháp ứng dụng công nghệ số trong các lĩnh vực như: nông nghiệp công nghệ cao; thương mại điện tử; tài chính - ngân hàng, thanh toán không dùng tiền mặt.
- Định hướng cho doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh đổi mới, chủ động sử dụng giải pháp nền tảng công nghệ số, cung cấp giải pháp công nghệ số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin - điện tử đã có thương hiệu chuyển chiến lược sản xuất - kinh doanh sang nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam.
- Phát triển nền tảng công nghệ số dùng chung để thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy phát triển sản phẩm số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội.
b) Giai đoạn 2026 - 2030:
Mở rộng việc phát triển, ứng dụng công nghệ số trong doanh nghiệp ở các lĩnh vực như: công nghiệp công nghệ thông tin; viễn thông; an toàn, an ninh mạng; logistics; du lịch số; y tế số; giáo dục và đào tạo.
5. Phát triển nhân lực công nghệ số
a) Giai đoạn 2022 - 2025:
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp công nghệ số có đủ năng lực tổ chức xây dựng, cập nhật các chuẩn kỹ năng chuyên nghiệp, chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đáp ứng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại các trường đại học, các trường dạy nghề và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh.
- Mở rộng đối tượng, nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, truyền thông tại các trường đại học, trường nghề, trường phổ thông trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu nhân lực cơ bản của các doanh nghiệp công nghệ số.
b) Giai đoạn 2026-2030:
Đẩy mạnh đào tạo sau đại học đối với các lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông, đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao, đội ngũ lãnh đạo, quản lý của các doanh nghiệp công nghệ số.
6. Phát triển thị trường cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số
a) Giai đoạn 2022-2025:
- Tập trung triển khai các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng.
- Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo Nghị quyết số 01 hàng năm của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, và Nghị quyết số 02 hàng năm của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, dịch vụ theo Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh hàng năm.
- Tổ chức các diễn đàn về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại tỉnh An Giang kêu gọi các doanh nghiệp số trong nước tham gia nhằm mục đích thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh và tham gia vào Khu CNTT tập trung của tỉnh.
b) Giai đoạn 2026-2030:
Tổ chức các diễn đàn về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại tỉnh An Giang kêu gọi các doanh nghiệp số trong và ngoài nước tham gia nhằm mục đích thu hút đầu tư vào Khu CNTT tập trung của tỉnh.
7. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương
a) Giai đoạn 2022 - 2025:
- Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong tỉnh về phát triển doanh nghiệp công nghệ số; tuyên truyền chiến lược “Make in Vietnam” trên các phương tiện truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về mục tiêu, vai trò quan trọng của doanh nghiệp công nghệ số, tạo sự đồng thuận, quan tâm đối với doanh nghiệp công nghệ số.
- Tổ chức tuyên truyền đổi mới nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ công chức về phát triển và ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước, trong phát triển kinh tế - xã hội; tích cực sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong hoạt động của cơ quan.
- Thông tin và tuyên truyền về chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan; đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp trên không gian mạng.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
Tiếp tục thông tin và tuyên truyền về chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan; đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp trên không gian mạng.
Kinh phí thực hiện kế hoạch gồm: nguồn đầu tư của doanh nghiệp khu vực tư nhân, cộng đồng; nguồn hỗ trợ từ NSNN theo khả năng cân đối; nguồn xã hội hoá và các nguồn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
- Các tập đoàn, doanh nghiệp lớn có chi nhánh tại An Giang:
+ Chủ động nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm công nghệ số trọng điểm của tỉnh, đặc biệt là về Nông nghiệp, Du lịch, Y tế, Giáo dục, Văn hóa, Môi trường, Đô thị, Giao thông, Công nghiệp và Thương mại.
+ Tăng cường đặt hàng nghiên cứu đối với các trường Đại học, cơ sở nghiên cứu, đào tạo trong và ngoài tỉnh để tạo ra giải pháp công nghệ số phục vụ hoạt động của doanh nghiệp.
+ Phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội định hướng kỹ năng, nhu cầu đào tạo nhân lực công nghệ số phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh An Giang.
- Các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số chủ động nghiên cứu, phát triển và cung cấp các sản phẩm công nghệ số.
- Các doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ và các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới, sáng tạo chủ động sử dụng giải pháp nền tảng công nghệ số Việt Nam, cung cấp giải pháp công nghệ số phục vụ phát triển mọi lĩnh vực về đời sống, kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Các doanh nghiệp công nghệ số không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ lao động nhằm đáp ứng theo nhu cầu phát triển của doanh nghiệp.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, chịu trách nhiệm làm đầu mối để tham mưu chỉ đạo, điều phối, tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
- Chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các đơn vị có liên quan hoàn chỉnh hồ sơ về Khu Công nghệ thông tin tập trung tỉnh, tham mưu UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Chỉ đạo, phối hợp các doanh nghiệp viễn thông, các đơn vị có liên quan triển khai hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu ứng dụng công nghệ của các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo An Giang, Đài Truyền thanh các huyện, thị xã, thành phố tăng cường tuyên truyền các nội dung về ứng dụng công nghệ số, phát triển doanh nghiệp số cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan và địa phương tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số để triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu đã đề ra tại Kế hoạch.
- Tổng hợp các công nghệ số của các doanh nghiệp, nhu cầu ứng dụng sản phẩm công nghệ số của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác công bố, công khai thông tin khi cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác đánh giá, sơ kết, tổng kết thực hiện Kế hoạch theo quy định.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành nghiên cứu, tham mưu, báo cáo UBND tỉnh có văn bản đề xuất Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, thương mại, đầu tư, kinh doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mô hình và hoạt động kinh tế mới dựa trên các nền tảng công nghệ số.
- Xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp (dự án “Xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết trên địa bàn tỉnh An Giang”), phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong việc kết nối, chia sẻ dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp.
- Triển khai Kế hoạch hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh An Giang đến năm 2025 nhằm tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp có khả năng tăng trưởng nhanh dựa trên khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ số, mô hình kinh doanh mới.
- Tập trung định hướng ưu tiên đối với doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ số; các dự án chuyển đổi số trong doanh nghiệp; chuyển đổi số trong các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến, công nghệ thực phẩm, dịch vụ du lịch, năng lượng tái tạo, công nghệ thông tin, tiểu thủ công nghiệp, logistics và làng nghề truyền thống có hàm lượng khoa học và công nghệ… trong đó chú trọng phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với chuyển đổi số, kinh tế số và kinh tế chia sẻ.
- Đẩy mạnh hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực công nghệ số.
- Triển khai các giải pháp tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số; khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu và phát triển, chuyển giao công nghệ tiên tiến.
- Hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ số tiếp cận nguồn vốn ưu đãi phù hợp với hoạt động nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh.
6. Các Sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức tuyên truyền, triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 01/CT-TTg và Kế hoạch này.
- Tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại vào công tác quản lý nhà nước nhằm góp phần tạo điều kiện để các doanh nghiệp công nghệ số phát triển sản phẩm, ứng dụng.
7. Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo thực hiện tốt công tác dạy học, giáo dục hướng nghiệp tại các trường phổ thông nhằm đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin, viễn thông. Sở Giáo dục và Đào tạo: chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và công nghệ tiếp tục triển khai, thực hiện có hiệu quả “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh.
8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chỉ đạo tăng cường đào tạo công nghệ thông tin, viễn thông tại các trường dạy nghề trên địa bàn tỉnh.
9. Quỹ đầu tư phát triển tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt nam Chi nhánh tỉnh có các giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh công nghệ số tiếp cận tín dụng.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các Sở, ban, ngành, đơn vị liên quan và địa phương kịp thời báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Thông tin và Truyền thông) để theo dõi, chỉ đạo thực hiện. Định kỳ hằng năm (trước ngày 15/11) hoặc đột xuất gửi báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về Sở Thông tin và Truyền thông tổng hợp, báo cáo Bộ Thông tin và Truyền thông và Ủy ban nhân dân tỉnh./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch số170/KH-UBND ngày 29 tháng 3 năm 2022 của UBND
tỉnh)
TT |
Nội dung |
Cơ quan chủ trì |
Cơ quan phối hợp |
Thời gian hoàn thành |
Kết quả |
1 |
Tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2022 - 2025 và định hướng đến năm 2030 |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan |
Hàng năm |
Kế hoạch |
2 |
Tổng hợp báo định kỳ, đột xuất và yêu cầu các sở, ban, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố báo cáo công tác phát triển doanh nghiệp công nghệ số theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan |
Trước ngày 15 tháng 11 hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu |
Báo cáo |
3 |
Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương |
||||
3.1 |
Triển khai thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ và các Bộ, Ban ngành có liên quan; hỗ trợ việc đăng ký và thành lập doanh nghiệp công nghệ số mới, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ số về thủ tục gia nhập thị trường. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Sở Thông tin và Truyền thông; Các Sở Ban ngành liên quan |
Thường xuyên |
Chính sách hỗ trợ |
3.2 |
Phối hợp với các Bộ, ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật, trước hết là pháp luật về doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển mô hình và hoạt động kinh tế mới dựa trên các nền tảng công nghệ số, Internet và không gian mạng. |
Sở Khoa học và Công nghệ |
Sở Thông tin và Truyền thông; Các Sở Ban ngành liên quan |
Thường xuyên |
Chính sách hỗ trợ |
3.3 |
Xây dựng chính sách, giải pháp tạo lập thị trường cho các doanh nghiệp công nghệ số |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh |
Thường xuyên |
Chính sách hỗ trợ |
3.4 |
Tạo điều kiện về ưu đãi đầu tư, cơ chế chính sách thuận lợi để đầu tư, phát triển các doanh nghiệp công nghệ số quy mô nhỏ và vừa trở lên trên địa bàn tỉnh. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố; Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh |
Thường xuyên |
Báo cáo |
3.5 |
Hỗ trợ việc tạo ra các môi trường thử nghiệm cho các mô hình, sản phẩm ứng dụng công nghệ số mới trên địa bàn tỉnh. |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Khoa học và Công nghệ |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
Báo cáo |
3.6 |
Khuyến khích phát triển các nhóm doanh nghiệp công nghệ số chủ đạo |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
Báo cáo |
3.7 |
Định hướng, hỗ trợ tối thiểu 01 - 02 doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh phát triển một số sản phẩm số trọng điểm tại địa phương |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
Báo cáo |
4 |
Phát triển hạ tầng số |
||||
4.1 |
Nghiên cứu mô hình, hình thành Khu công nghệ thông tin tập trung, tạo điều kiện thu hút doanh nghiệp công nghệ thông tin đầu tư, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp công nghệ số. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
Báo cáo |
4.2 |
Tăng cường xây dựng, nâng cấp hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin để phủ sóng thông tin di động, Internet đế tất cả các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Doanh nghiệp |
Thường xuyên |
Báo cáo |
4.3 |
Triển khai thí điểm và nhân rộng mạng viễn thông 5G, bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đáp ứng nhu cầu áp dụng công nghệ cho các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất, dịch vụ trên địa bàn. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Doanh nghiệp Viễn thông |
Thường xuyên |
Báo cáo |
4.4 |
Nâng cấp, cơ cấu Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước đáp ứng yêu cầu các tiêu chuẩn theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông, đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT của CQNN các cấp. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
Báo cáo |
4.5 |
Chuyển đổi toàn bộ mạng Internet tỉnh An Giang sang ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6). Dịch vụ trực tuyến của các cơ quan nhà nước, báo điện tử, trang thông tin điện tử tổng hợp, giáo dục, y tế, thương mại điện tử của tỉnh sử dụng tên miền quốc gia (.vn). |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan |
Thường xuyên |
Báo cáo |
4.6 |
Triển khai Trung tâm dữ liệu tỉnh, phục vụ Chính phủ số của tỉnh. Nâng cấp hạ tầng CNTT đáp ứng triển khai nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu tỉnh (LGSP). Có giải pháp về hệ thống sao lưu dự phòng Trung tâm Dữ liệu của tỉnh, đảm bảo dữ liệu khi có tình huống xấu xảy ra. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan |
Thường xuyên |
Báo cáo |
4.7 |
Phát triển Trung tâm giám sát an toàn, an ninh mạng (SOC) cho các hệ thống thông tin của tỉnh và kết nối với Hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn mạng phục vụ Chính quyền số của tỉnh; Phát triển Trung tâm dữ liệu, điều hành thông minh (IOC). |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
Báo cáo |
4.8 |
Phát triển các hệ thống dùng chung trong phạm vi tỉnh, để tiết kiệm thời gian, chi phí, tạo điều kiện kết nối, chia sẻ dữ liệu. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
Báo cáo |
4.9 |
Thực hiện nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử tỉnh đảm bảo thuận tiện cho người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ trực tuyến. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
Báo cáo |
5 |
Phát triển sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam |
||||
5.1 |
Các doanh nghiệp tập trung nghiên cứu, triển khai vào thực tế các giải pháp ứng dụng công nghệ số trong các lĩnh vực |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan |
Thường xuyên |
Báo cáo |
5.2 |
Định hướng cho doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh đổi mới, chủ động sử dụng giải pháp nền tảng công nghệ số, cung cấp giải pháp công nghệ số phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Khuyến khích các doanh nghiệp công nghệ thông tin - điện tử đã có thương hiệu chuyển chiến lược sản xuất - kinh doanh sang nghiên cứu, phát triển, làm chủ công nghệ số và chủ động trong sản xuất sản phẩm công nghệ số Make in Vietnam. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan |
Thường xuyên |
Báo cáo |
5.3 |
Phát triển nền tảng công nghệ số dùng chung để thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, thúc đẩy phát triển sản phẩm số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
Báo cáo |
6 |
Phát triển nhân lực công nghệ số |
||||
6.1 |
Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các doanh nghiệp công nghệ số có đủ năng lực tổ chức xây dựng, cập nhật các chuẩn kỹ năng chuyên nghiệp, chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin đáp ứng cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tại các trường đại học, các trường dạy nghề và các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh. |
Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố; Doanh nghiệp |
Thường xuyên |
Báo cáo |
6.2 |
Mở rộng đối tượng, nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành công nghệ thông tin, truyền thông tại các trường đại học, trường nghề, trường phổ thông trên địa bàn, đáp ứng nhu cầu nhân lực cơ bản của các doanh nghiệp công nghệ số. |
Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
Báo cáo |
7 |
Phát triển thị trường cho doanh nghiệp, sản phẩm công nghệ số |
||||
7.1 |
Tập trung triển khai các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; tạo chuyển biến thực chất hơn trong thực hiện các đột phá chiến lược, cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
Báo cáo |
7.2 |
Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến và tận dụng có hiệu quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư theo Nghị quyết số 01 hàng năm của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước, và Nghị quyết số 02 hàng năm của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các Sở Ban ngành liên quan |
Thường xuyên |
Báo cáo |
7.3 |
Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghệ số, đặc biệt là doanh nghiệp khởi nghiệp tham gia các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, dịch vụ theo Chương trình xúc tiến thương mại của tỉnh hàng năm. |
Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các Sở Ban ngành liên quan |
Thường xuyên |
Chính sách hỗ trợ |
7.4 |
Tổ chức các diễn đàn về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại tỉnh An Giang kêu gọi các doanh nghiệp số trong nước tham gia nhằm mục đích thúc đẩy phát triển doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh. |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các Sở Ban ngành liên quan |
Thường xuyên |
Diễn đàn, Hội nghị |
8 |
Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về phát triển doanh nghiệp công nghệ số tại địa phương |
||||
8.1 |
Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trong tỉnh về phát triển doanh nghiệp công nghệ số; tuyên truyền chiến lược “Make in Vietnam” trên các phương tiện truyền thông nhằm nâng cao nhận thức về mục tiêu, vai trò quan trọng của doanh nghiệp công nghệ số, tạo sự đồng thuận, quan tâm đối với doanh nghiệp công nghệ số. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
Báo cáo |
8.2 |
Tổ chức tuyên truyền đổi mới nhận thức, tư duy cho đội ngũ cán bộ công chức về phát triển và ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước, trong phát triển kinh tế - xã hội; tích cực sử dụng các sản phẩm của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam trong hoạt động của cơ quan. |
Sở Thông tin và Truyền thông |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
Báo cáo |
8.3 |
Thông tin và tuyên truyền về chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp công nghệ số trên địa bàn tỉnh theo quy định của Chính phủ và các Bộ, Ban ngành có liên quan; đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của doanh nghiệp trên không gian mạng. |
Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Kế hoạch và Đầu tư |
Các Sở Ban ngành liên quan; UBND huyện, thị xã, thành phố |
Thường xuyên |
Báo cáo |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.