ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1668/KH-STTTT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 11 năm 2015 |
KẾ HOẠCH
TUYÊN TRUYỀN PHÁP LUẬT VỀ KHIẾU NẠI, TỐ CÁO NĂM 2016 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ công văn số 1335/BCĐ.ĐA ngày 26 tháng 10 năm 2015 của Ban chỉ đạo Đề án 1-1133 về việc lập kế hoạch thực hiện Đề án 1-1133 năm 2016, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo năm 2016 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cụ thể như sau:
I/. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích.
- Tạo sự chuyển biến căn bản trong nhận thức và nâng cao hiểu biết pháp luật, ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức và nhân dân ở quận huyện, xã phường...góp phần ngăn chặn và hạn chế vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thành phố.
- Thông qua việc phổ biến, giáo dục các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo, giúp người dân hiểu và thực hiện đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi thực hiện việc khiếu nại, tố cáo và trách nhiệm của mình khi thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật.
- Nâng cao ý thức, trách nhiệm, năng lực, trình độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và kỹ năng, nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Yêu cầu.
- Việc phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ, công chức và nhân dân ở xã, phường, thị trấn phải đảm bảo chất lượng, xác định rõ trọng tâm, trọng điểm, nội dung rõ ràng, đúng đối tượng, thiết thực, tiết kiệm.
- Triển khai sâu rộng, đa dạng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với nhận thức và nhu cầu hiểu biết pháp luật của từng đối tượng.
II. Công tác tuyên truyền.
1. Nội dung tuyên truyền:
Tổ chức giới thiệu, tuyên truyền những nội dung cơ bản của Luật Tiếp công dân; Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các văn bản có liên quan. Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân khi đến trụ sở tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo; Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; Thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo; việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, kết luận và quyết định xử lý tố cáo.
2. Hình thức tuyên truyền:
- Tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện truyền thông đại chúng: báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử, các trang thông tin điện tử tổng hợp, các trang web của các sở ban ngành...
- Các cơ quan báo chí thành phố:
+ Xây dựng chuyên trang, chuyên mục của các báo để tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
+ Đăng tin, bài, phóng sự điều tra về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan Nhà nước.
+ Giải đáp pháp luật về khiếu nại, tố cáo; phỏng vấn công chức làm công tác chuyên môn và áp dụng pháp luật trong công tác giải quyết các tình huống cụ thể.
- Đặc biệt Đài truyền hình thành phố, Đài tiếng nói nhân dân thành phố xây dựng chương trình kế hoạch, thời lượng phát sóng để phổ biến giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo thông qua các hình thức như: thực hiện phỏng vấn, tọa đàm về pháp luật, việc thực hiện pháp luật, kinh nghiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo; đưa tin, bài, phóng sự điều tra về tình hình khiếu nại, tố cáo, kết quả hoạt động khiếu nại, tố cáo của các cơ quan Nhà nước, gương điển hình tiên tiến trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là ở quận huyện, xã phường ...
3. Tổ chức thực hiện.
3.1. Sở Thông tin và Truyền thông.
- Có kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện lồng ghép nội dung vào kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật của Sở.
- Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức tuyên truyền về các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo, về Ngày pháp luật Việt Nam.
- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện kế hoạch tuyên truyền trên các phương tiện truyền thông đại chúng.
- Chủ trì mời Thanh tra thành phố, các sở ngành, đơn vị có liên quan đến cung cấp thông tin cho các cơ quan báo đài thành phố tại cuộc họp giao ban báo chí hàng tuần.
3.2. Các báo, đài của thành phố.
- Tiếp tục phát huy các hình thức tuyên truyền có hiệu quả, đồng thời nghiên cứu đưa ra các hình thức mới nhằm tuyên truyền sâu rộng đến các tầng lớp nhân dân. Cụ thể:
+ Tổ chức thực hiện các chuyên trang, chuyên mục để phổ biến, tuyên truyền các quy định pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
+ Đăng các tin, bài, phóng sự điều tra về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Xây dựng chuyên mục giải đáp pháp luật về khiếu nại, tố cáo; phỏng vấn công chức làm công tác chuyên môn về áp dụng pháp luật trong giải quyết các tình huống cụ thể.
- Riêng Đài phát thanh, Đài truyền hình thành phố:
+ Dành thời lượng phát sóng chương trình phổ biến, tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
+ Đưa các tin, bài, phóng sự điều tra về tình hình khiếu nại, tố cáo, kết quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan hành chính nhà nước;
+ Phản ánh gương điển hình tiên tiến trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đặc biệt ở các xã phường...
+ Mời chuyên gia phổ biến, hướng dẫn pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
+ Phối hợp với các cơ quan chuyên môn thực hiện phỏng vấn, trao đổi, tọa đàm về pháp luật và thực hiện pháp luật, kinh nghiệm trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
+ Tổ chức, vận động sáng tác các tác phẩm, kịch bản tuyên truyền với nội dung và hình thức phong phú, phù hợp.
- Tuyên truyền trên các trang thông tin điện tử, báo điện tử của các cơ quan báo, đài thành phố, trang web của Sở Thông tin và truyền thông và trang thông tin điện tử của thành phố Hồ Chí Minh (City web); Các bản tin của các cơ quan, Quận - Huyện.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.