ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 166/KH-UBND |
Hà Nam, ngày 23 tháng 01 năm 2017 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG QUỐC GIA VỀ NGƯỜI CAO TUỔI NĂM 2017
Thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn (2013 -2020); Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại Thông báo số 13- VPCP ngày 11 tháng 01 năm 2017 về công tác người cao tuổi, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi năm 2017 trên địa bàn tỉnh như sau:
- Tăng cường công tác tuyên truyền tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các ngành, các cấp và toàn xã hội trong công tác bảo vệ, chăm sóc và phát huy vai trò, kinh nghiệm của người cao tuổi.
- Triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến người cao tuổi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi ngày càng tốt hơn về vật chất lẫn tinh thần.
- Đẩy mạnh công tác chăm sóc y tế, nâng cao sức khỏe cho người cao tuổi; tạo môi trường thuận lợi cho người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao nâng cao sức khỏe.
- Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động chăm sóc và trợ giúp người cao tuổi; tạo môi trường thuận lợi cho sinh hoạt của người cao tuổi; phát huy vai trò của người cao tuổi.
1. Hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến người cao tuổi
- Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền về Luật Người cao tuổi, Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi giai đoạn 2016-2020. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cơ sở; đổi mới hình thức, cách thức đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ; tăng thời lượng, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề về người cao tuổi, các chính sách liên quan đến người cao tuổi.
- Phổ biến, truyền đạt những thông tin, kiến thức khoa học, các vấn đề liên quan đến sức khỏe người cao tuổi nhằm hạn chế các nguy cơ gây bệnh ở người cao tuổi.
- Thông qua Tháng hành động vì người cao tuổi, đẩy mạnh tuyên truyền đến các chế độ chính sách mới của Nhà nước về người cao tuổi đến các cấp, các ngành, cộng đồng và bản thân người cao tuổi.
2. Hoạt động chăm sóc người cao tuổi
a) Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi:
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở cộng đồng; chương trình phòng bệnh cho người cao tuổi; chương trình mắt sáng cho người cao tuổi, thường xuyên theo dõi sức khỏe định kỳ cho người cao tuổi.
- Kịp thời cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi thuộc đối tượng bảo trợ xã hội, người cao tuổi nghèo, người cao tuổi hưu trí, người có công với cách mạng đảm bảo cho việc khám chữa bệnh.
- Nâng cao các kiến thức, kỹ năng chăm sóc bệnh nhân cao tuổi cho đội ngũ y bác sĩ công tác tại các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh.
b) Chăm sóc đời sống văn hóa, tinh thần:
Tăng cường các điểm sinh hoạt, vui chơi... phù hợp với người cao tuổi, giáo dục văn hóa ứng xử lễ phép với người cao tuổi; phát động phong trào văn hóa, văn nghệ thể thao và tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao; tổ chức các hoạt động nhân dịp các ngày Lễ, Tết và ngày Quốc tế người cao tuổi hàng năm; tổ chức mừng thọ, tặng quà cho người cao tuổi nhân dịp tết Nguyên đán.
c) Nâng cao đời sống vật chất:
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nhận phụng dưỡng, chăm sóc người cao tuổi cô đơn, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại cộng đồng.
- Củng cố, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Trung tâm Công tác xã hội tỉnh; khuyến khích các hoạt động quan tâm, chăm sóc người cao tuổi của gia đình và cộng đồng; thực hiện đúng, đủ, kịp thời các chế độ trợ cấp xã hội theo quy định hiện hành.
3. Xây dựng và nhân rộng mô hình chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng
Tổ chức các mô hình dịch vụ chăm sóc người cao tuổi nhằm đáp ứng các nhu cầu về chăm sóc sức khỏe, tinh thần, tình cảm và giải trí phù hợp với hoàn cảnh của mỗi gia đình.
4. Hoạt động phát huy vai trò của người cao tuổi
Tạo điều kiện để người cao tuổi còn khả năng tham gia các nhiệm vụ chính trị, xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh tùy theo khả năng, sức khỏe, kinh nghiệm và điều kiện của người cao tuổi để tăng thu nhập cho bản thân, gia đình góp phần vào sự phát triển nền kinh tế xã hội của tỉnh; khôi phục các ngành nghề truyền thống của địa phương và truyền thụ những kinh nghiệm cho thế hệ trẻ; đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao gương sáng” gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
5. Tổ chức Tháng hành động vì người cao tuổi năm 2017:
Triển khai các hoạt động Tháng hành động vì người cao tuổi năm 2017 theo hướng dẫn của Trung ương.
Ban công tác người cao tuổi tỉnh và các thành viên, tổ chức kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Luật Người cao tuổi; Kế hoạch thực hiện chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi trên địa bàn tỉnh.
Từ nguồn ngân sách nhà nước phân bổ cho các sở, ngành, đoàn thể liên quan theo phân cấp hiện hành. Ngoài ra đề nghị các đơn vị, địa phương tổ chức huy động thêm các nguồn lực hợp pháp khác để thực hiện kế hoạch.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, hội, đoàn thể, Ban đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện tốt, đầy đủ, kịp thời các chính sách đối với người cao tuổi theo quy định của Luật Người cao tuổi và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt chính sách bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi: Trợ cấp xã hội hàng tháng tại cộng đồng, bảo hiểm y tế, nuôi dưỡng tập trung tại các cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định.
- Phối hợp với các cơ quan truyền thông, tuyên truyền các chính sách đối với người cao tuổi nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội về công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
- Chỉ đạo Trung tâm Công tác xã hội tỉnh tập trung nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho người cao tuổi cô đơn, người cao tuổi có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, người cao tuổi lang thang không nơi nương tựa của tỉnh theo qui định hiện hành.
- Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán kinh phí thực hiện công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn của Ban Công tác người cao tuổi tỉnh. Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kết quả thực hiện công tác người cao tuổi
2. Ban Đại diện Hội Người cao tuổi tỉnh
- Vận động hội viên tham gia Hội người cao tuổi các cấp; động viên người cao tuổi tham gia phong trào: Tuổi cao gương sáng; xây dựng nông thôn mới; bảo vệ môi trường; xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư; phong trào hiếu học; bảo vệ an ninh trật tự tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, Ban, Ngành đoàn thể liên quan, phát động trong hội viên Hội Người cao tuổi hưởng ứng thực hiện tốt công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao gương sáng” gắn với thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; phối hợp cùng Sở Lao động- Thương binh và Xã hội thống kê danh sách người cao tuổi 90 và 100 tuổi gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; chỉ đạo Hội Người cao tuổi cấp cơ sở tổ chức chúc thọ, mừng thọ theo đúng quy định của Luật Người cao tuổi.
- Phối hợp với cơ sở y tế thực hiện các chương trình xã hội hóa chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
- Chủ trì, triển khai phát triển Câu lạc bộ người cao tuổi giúp nhau về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi dựa vào cộng đồng.
- Chủ động phối hợp với các Sở, ngành, tổ chức trên địa bàn tỉnh, các địa phương tổ chức có hiệu quả Tháng hành động vì người cao tuổi năm 2016 theo hướng dẫn của Trung ương.
3. Sở Y tế:
Thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; chỉ đạo y tế tuyến cơ sở thực hiện tốt các chương trình chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi tại cộng đồng; Bệnh viện mắt phối hợp với Ban Đại diện Hội người cao tuổi thực hiện có hiệu quả “Chương trình mắt sáng cho người cao tuổi”; lồng ghép các hoạt động tập huấn nghiệp vụ chăm sóc người cao tuổi cho đội ngũ y bác sĩ tại các cơ sở y tế...
4. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
- Triển khai các hoạt động tuyên truyền về công tác chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trong gia đình và ngoài cộng đồng xã hội.
- Tạo điều kiện để người cao tuổi tham gia sinh hoạt văn hóa, giải trí, du lịch, luyện tập dưỡng sinh và các hoạt động thể dục, thể thao phù hợp với sức khỏe, tâm lý của người cao tuổi. Khuyến khích mỗi xã, phường, thị trấn bố trí các điểm văn hóa để người cao tuổi sinh hoạt giải trí; có kế hoạch bồi dưỡng công tác quản lý và chuyên môn cho Ban chủ nhiệm các câu lạc bộ người cao tuổi trong tỉnh.
- Hướng dẫn các địa phương trong công tác tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi; thành lập và hoạt động các câu lạc bộ của người cao tuổi.
- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở di tích văn hóa, lịch sử, bảo tàng, danh lam thắng cảnh, thể dục, thể thao có thu phí thực hiện giảm giá vé và phí dịch vụ đối với người cao tuổi theo quy định của pháp luật.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo: tăng cường các hoạt động tuyên truyền giáo dục cho học sinh truyền thống “kính già, yêu trẻ”, biết ơn, lễ phép và kính trọng, giúp đỡ chăm sóc người cao tuổi; tạo điều kiện để người cao tuổi phát huy vai trò trong việc xây dựng xã hội học tập, gia đình, dòng họ hiếu học cũng như việc truyền thụ kỹ năng kinh nghiệm duy trì và bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc
6. Sở Giao thông vận tải
- Chủ trì tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh thực hiện các quy định của pháp luật về hỗ trợ người cao tuổi khi tham gia giao thông công cộng.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát các đơn vị tham gia vận tải công cộng trong việc thực hiện giảm giá vé, phí dịch vụ đối với người cao tuổi.
7. Sở Xây dựng:
Triển khai có hiệu quả chương trình nhà ở cho người cao tuổi nghèo, người cao tuổi có hoàn cảnh khó khăn.
8. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư:
Phối hợp với Sở, Ngành liên quan tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt các dự án, kế hoạch về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi trên địa bàn tỉnh; bố trí kinh phí thực hiện Chương trình trong dự toán ngân sách hàng năm theo quy định; hướng dẫn, kiểm tra thực hiện ngân sách theo quy định.
9. Sở Nội vụ:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan hướng dẫn các địa phương hỗ trợ việc thành lập và hoạt động của “Quỹ toàn dân chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi” theo quy định; hướng dẫn về tổ chức, bộ máy và các chế độ chính sách đối với cán bộ trong tổ chức Hội Người cao tuổi.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn:
Chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan hỗ trợ cho người cao tuổi còn sức lao động tham gia phát triển sản xuất (hướng dẫn kỹ thuật, phương tiện, vay vốn...); kịp thời động viên, khen thưởng cho người cao tuổi tích cực tham gia phong trào xây dựng nông thôn mới, người cao tuổi làm kinh tế giỏi.
11. Sở Tư pháp:
Thực hiện phổ biến, tuyên truyền Luật người cao tuổi và các văn bản quy phạm pháp luật về người cao tuổi và trợ giúp pháp lý cho người cao tuổi nghèo, người cao tuổi sống độc thân hoặc không có nơi nương tựa.
12. Công an tỉnh:
Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tăng cường công tác phòng ngừa và xử lý các hành vi ngược đãi, bạo hành đối với người cao tuổi theo quy định của pháp luật.
13. Các cơ quan thông tấn báo chí tuyên truyền (Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Hà Nam, Cổng Thông tin điện tử...):
Xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền; tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài và chất lượng tuyên truyền về trợ giúp, phát huy vai trò người cao tuổi; tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tập luyện, tự chăm sóc, nâng cao sức khỏe, phòng, chống bệnh tật cho người cao tuổi; hướng dẫn Đài Truyền thanh các huyện, thành phố, xã phường, thị trấn tiếp âm, tiếp sóng các chuyên mục, chương trình Đài PTTH tỉnh; tăng cường tuyên truyền, các chính sách, pháp luật liên quan đến người cao tuổi.
14. Bảo hiểm xã hội tỉnh
Phối hợp với các ngành, các địa phương thực hiện tốt việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người cao tuổi được hưởng chính sách theo quy định. Chỉ đạo các đơn vị phối hợp với Ủy ban nhân dân các phường, xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền vận động người cao tuổi mua thẻ bảo hiểm y tế tự nguyện.
15. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các đoàn thể thành viên, Hội người cao tuổi tỉnh và các tổ chức liên quan trong phạm vi, chức năng nhiệm vụ của mình tham gia tổ chức triển khai thực hiện Chương trình; tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi; tham gia giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi tại địa phương.
16. Các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan:
Căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, lồng ghép triển khai thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động quốc gia về người cao tuổi tỉnh Hà Nam năm 2017.
17. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; lồng ghép các hoạt động chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi với các chương trình hoạt động khác có liên quan trên địa bàn;
- Bố trí kinh phí hỗ trợ hoạt động Hội người cao tuổi ở địa phương theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành; thực hiện đúng đủ, kịp thời các chế độ bảo trợ xã hội; tổ chức chúc thọ, mừng thọ cho người cao tuổi theo quy định.
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn lập kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.
Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Hội, Đoàn thể của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các đơn vị có liên quan, phối hợp triển khai thực hiện. Định kỳ 6 tháng, 01 năm, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội)./.
Nơi nhận: |
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.