ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 165/KH-UBND |
Vĩnh Phúc, ngày 12 tháng 7 năm 2024 |
PHÁT TRIỂN NGÀNH HÀNG SẮN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
Thực hiện Quyết định số 1115/QĐ-BNN-TT ngày 17/4/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phê duyệt Đề án “Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:
1. Mục đích
Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc phát triển ngành hàng sắn trên địa bàn tỉnh; triển khai thực hiện kịp thời, có hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp quy định tại Quyết định số 1115/QĐ-BNN-TT ngày 17/4/2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT.
2. Yêu cầu
Phát triển ngành hàng sắn trên địa bàn tỉnh phải phù hợp với Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển trồng trọt đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đồng thời khai thác, phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của từng vùng sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
1. Mục tiêu chung
Phát triển ngành hàng sắn ổn định, hiệu quả, bền vững; xây dựng liên kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra giá trị kinh tế cao, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống dân cư khu vực nông thôn, miền núi.
2. Mục tiêu cụ thể
a. Đến năm 2030
- Sản lượng sắn tươi của tỉnh đạt khoảng 15-16 nghìn tấn; trong đó, sản lượng sắn tươi dùng để chế biến sâu một số sản phẩm (tinh bột, etanol, mỳ chính,...) chiếm khoảng 70-80%;
- Diện tích trồng sắn sử dụng giống đúng tiêu chuẩn chất lượng đạt 40-50%;
- Diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững đạt 50%.
b. Tầm nhìn đến năm 2050
Ngành hàng sắn tiếp tục phát triển bền vững, 70-80% diện tích trồng sắn áp dụng quy trình canh tác bền vững, sản lượng sắn tươi dùng để chế biến sâu một số sản phẩm (tinh bột, etanol, mỳ chính,...) chiếm trên 90%.
1. Định hướng phát triển sản xuất
Đến năm 2030, diện tích trồng sắn của tỉnh duy trì 0,9-1,0 nghìn ha, sản lượng củ tươi đạt 15-16 nghìn tấn; định hướng tập trung tại một số huyện, như: Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Bình Xuyên.
2. Định hướng phát triển chế biến
Đến năm 2030, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đến thu mua, chế biến sắn và các sản phẩm từ sắn: Tinh bột, etanol, mỳ chính, chế biến bánh kẹo, mỳ ăn liền, thức ăn chăn nuôi,... Ưu tiên sử dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong chế biến sắn để nâng cao chất lượng, sử dụng tối đa sản phẩm phụ, bảo vệ môi trường.
1. Về tổ chức sản xuất
- Căn cứ kế hoạch đã ban hành, các địa phương xác định quy mô vùng trồng sắn phù hợp với quy hoạch của địa phương và các định hướng khác có liên quan. Ưu tiên chính sách của địa phương để thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên kết trồng và tiêu thụ sản phẩm sắn; thúc đẩy hình thành các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
- Căn cứ điều kiện thực tiễn, các doanh nghiệp liên kết với hộ gia đình trồng sắn xây dựng vùng nguyên liệu; cung ứng vật tư đầu vào (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật...); chuyển giao khoa học công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật và tiêu thụ sản phẩm.
2. Về khoa học công nghệ
- Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của sản xuất của người dân trồng sắn; sử dụng các giống sắn mới có năng suất cao, hàm lượng tinh bột cao, giống sạch bệnh, giống đúng tiêu chuẩn, có khả năng chống chịu với sinh vật gây hại như: khảm lá sắn, chổi rồng, thối củ,...
- Nghiên cứu, chuyển giao các quy trình kỹ thuật sản xuất sắn theo hướng bền vững tại các vùng sinh thái; đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hoá các khâu trồng, chăm sóc, thu hoạch, vận chuyển sắn,...
3. Về thị trường tiêu thụ sản phẩm
Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đến đầu tư, chế biến các sản phẩm từ sắn để nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng sắn.
4. Về quản lý nhà nước
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách liên quan đến phát triển ngành hàng sắn: Chính sách hỗ trợ tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp; chính sách liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn,... Đồng thời, nghiên cứu báo cáo cấp có thẩm quyền ban hành chính sách mới hỗ trợ phát triển ngành hàng sắn: Áp dụng quy trình sản xuất sắn bền vững, chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc, xử lý môi trường trong chế biến sắn,...
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư đầu vào phục vụ sản xuất (giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,...) để người trồng sắn được sử dụng vật tư đúng chất lượng. Quản lý chặt chẽ các yếu tố gây ô nhiễm trong quá trình trồng, chế biến sắn.
5. Về đầu tư tăng cường năng lực
Thực hiện các giải pháp đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư phát triển sản xuất ngành hàng sắn theo hướng xã hội hóa. Các hộ gia đình đầu tư trang thiết bị, ứng dụng cơ giới hoá trong quá trình canh tác, vận chuyển sắn; doanh nghiệp đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu, chuyển giao khoa học công nghệ, xây dựng nhà máy chế biến các sản phẩm từ sắn,... Ngân sách nhà nước đầu tư, hỗ trợ đầu tư phát triển sản xuất sản theo quy định của pháp luật để thực hiện các nhiệm vụ: Xây dựng cơ chế, chính sách; nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ; đào tạo nguồn nhân lực; hạ tầng vùng sản xuất sắn tập trung: giao thông, thủy lợi, điện,...; xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm sắn,...
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện trồng sắn và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả. Hướng dẫn các địa phương tổ chức lại sản xuất, phát triển sản xuất sắn theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với truy xuất nguồn gốc và xây dựng mã số vùng trồng.
- Triển khai các giải pháp tăng cường liên kết sản xuất, bảo quản, chế biến, phát triển thị trường tiêu thụ sắn trên địa bàn tỉnh; tổ chức thanh tra, kiểm tra các cơ sở chế biến sắn trên địa bàn tỉnh,...
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, và Bộ Nông nghiệp & PTNT theo quy định.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT và các sở, ngành liên quan, địa phương trồng sắn trong tỉnh cân đối nguồn vốn theo quy định của pháp luật về đầu tư công (nếu có) để tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch.
3. Sở Tài chính
Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách tỉnh, chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tham mưu với UBND tỉnh trình HĐND cân đối, bố trí kinh phí chi thường xuyên lồng ghép với kinh phí thực hiện các đề án, chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị theo quy định về phân cấp hiện hành của Luật Ngân sách để thực hiện kế hoạch.
4. Sở Công Thương
Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, các sở, ngành liên quan hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã các hoạt động xúc tiến thương mại đối với sản phẩm từ sắn trên địa bàn tỉnh. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước đối với việc phát triển công nghiệp chế biến sắn, các sản phẩm từ sắn trên địa bàn tỉnh.
5. Sở Khoa học và Công nghệ
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng cây sắn; xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học có liên quan đến trồng cây sắn và chế biến các sản phẩm từ sắn.
- Hướng dẫn việc đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý) cho sản phẩm sắn của tỉnh.
- Phối hợp với Sở Tài chính đề xuất ưu tiên kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ thực hiện các đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ liên quan đến sản xuất, chế biến và sử dụng tối đa các sản phẩm phụ trong quá trình sản xuất, chế biến sắn.
6. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT tuyên truyền nội dung Kế hoạch; các cơ chế, chính sách; các hoạt động liên quan đến thực hiện Kế hoạch,...
7. UBND các huyện, thành phố
- Tổ chức tuyên truyền, thông tin, phổ biến sâu rộng nội dung của Kế hoạch đến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng người dân nông thôn, doanh nghiệp, hợp tác xã, với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với từng đối tượng, địa phương.
- Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện Kế hoạch Phát triển ngành hàng sắn trên địa bàn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phù hợp với điều kiện thực tế trên địa bàn; bố trí kinh phí thực hiện Kế hoạch phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.
- Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất, sơ chế, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ sắn trên địa bàn.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội tỉnh
Chỉ đạo các cấp Hội đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện Kế hoạch Phát triển ngành hàng sắn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Đề án “Phát triển bền vững ngành hàng sắn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; yêu cầu các cơ quan, đơn vị triển khai thực hiện; hằng năm báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện gửi UBND tỉnh trước ngày 15/12 (Thông qua Sở Nông nghiệp & PTNT); trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Nông nghiệp & PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.