ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 164/KH-UBND |
Thanh Hóa, ngày 11 tháng 9 năm 2018 |
Thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 13/02/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018; Kế hoạch số 1452/KH-BTP ngày 02/5/2018 của Bộ Tư pháp về kiểm tra việc thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở năm 2018; nhằm đánh giá, đôn đốc, hướng dẫn kịp thời công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018 như sau:
1. Nắm bắt tình hình và kết quả triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định của Luật phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật hòa giải ở cơ sở; Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 13/02/2018 của UBND tỉnh về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2018.
2. Tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật.
3. Kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật.
4. Công tác kiểm tra phải được thực hiện khách quan, nghiêm túc, chất lượng, đúng nội dung, tiến độ theo kế hoạch, đảm bảo thu thập được các thông tin thiết thực phục vụ có hiệu quả cho việc chỉ đạo, điều hành công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật trong thời gian tiếp theo.
II. PHẠM VI, NỘI DUNG KIỂM TRA
1. Phạm vi kiểm tra:
- Tại các sở, ban, ngành cấp tỉnh: Kiểm tra tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tại các huyện, thị xã, thành phố: Kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật.
2. Nội dung kiểm tra: Thực hiện theo Đề cương báo cáo kiểm tra (kèm theo Kế hoạch này).
III. CÁCH THỨC VÀ THỜI GIAN KIỂM TRA
1. Cách thức kiểm tra
1.1. Kiểm tra trực tiếp tại các sở, ban, ngành, địa phương
Tổ chức thành lập 3 Đoàn kiểm tra để thực hiện kiểm tra trực tiếp tại một số sở, ngành, địa phương, đơn vị. Đoàn kiểm tra do đồng chí Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp (HĐPH) hoặc các đồng chí Ủy viên HĐPH phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh làm Trưởng đoàn và Phó Trưởng đoàn. Thành viên tham gia Đoàn kiểm tra có đại diện lãnh đạo phòng, ban của các cơ quan thành viên HĐPH phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, cụ thể như sau:
a) Đoàn kiểm tra số 1:
Thành phần Đoàn kiểm tra: Đồng chí Hoàng Văn Truyền, Phó Chủ tịch HĐPH phổ biến, giáo dục pháp luật, Phó Giám đốc Sở Tư pháp làm Trưởng đoàn. Đồng chí Ngô Quang Tự, Phó Tổng biên tập Báo Thanh Hóa làm Phó Trưởng đoàn. Thành viên trong đoàn gồm đại diện các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Nội vụ, Sở Tư pháp.
Kiểm tra tại: Sở Công thương; các huyện: Quảng Xương, Cẩm Thủy.
b) Đoàn kiểm tra số 2:
Thành phần Đoàn kiểm tra: Đồng chí Nguyễn Quốc Uy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn. Đồng chí Đỗ Hữu Quyết, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông làm Phó Trưởng đoàn. Thành viên trong đoàn gồm đại diện các cơ quan: Ủy ban Mặt trận tổ quốc tỉnh, Cục Thi hành án dân sự, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp.
Kiểm tra tại: Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; các huyện: Như Thanh, Triệu Sơn.
c) Đoàn kiểm tra số 3:
Thành phần Đoàn kiểm tra: Đ/c Trịnh Xuân Thúy, Phó Chánh Thanh tra tỉnh làm Trưởng đoàn. Đồng chí Nguyễn Thành Lương, Phó Bí thư Tỉnh đoàn làm Phó Trưởng đoàn. Thành viên trong đoàn gồm đại diện các cơ quan: Công an tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp.
Kiểm tra tại: Sở Xây dựng; huyện Thường Xuân, thị xã Bỉm Sơn.
Tại mỗi đơn vị, địa phương, Đoàn kiểm tra làm việc với đại diện lãnh đạo sở, ngành; đại diện Lãnh đạo UBND, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật cấp huyện, các phòng, đơn vị, đoàn thể có liên quan, nghe báo cáo, thảo luận về các nội dung tại mục II của Kế hoạch này, kiểm tra hồ sơ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và làm việc trực tiếp với 01 hoặc 02 đơn vị cơ sở, trực thuộc.
1.2. Hoạt động tự kiểm tra của các sở, ban, ngành, đoàn thể, địa phương
Cùng với hoạt động kiểm tra của các Đoàn kiểm tra của tỉnh, các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động xây dựng Kế hoạch kiểm tra và tự tổ chức kiểm tra, báo cáo kết quả về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp).
2. Thời gian kiểm tra
Thời gian kiểm tra từ ngày 01/10/2018 đến ngày 20/10/2018. Trưởng các đoàn kiểm tra thông báo cụ thể về thời gian kiểm tra tại các đơn vị, địa phương.
Kết thúc đợt kiểm tra các Đoàn kiểm tra, các đơn vị, địa phương tự kiểm tra báo cáo về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp) trước ngày 25/10/2018 để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Tư pháp.
1. Kinh phí thực hiện kiểm tra theo quy định về chế độ tài chính hiện hành. Đối với các Đoàn kiểm tra của tỉnh, Sở Tư pháp - cơ quan thường trực HĐPH phổ biến, giáo dục pháp luật hỗ trợ một phần kinh phí để phục vụ cho hoạt động chuyên môn của Đoàn kiểm tra (Tổng hợp kết quả, chuẩn bị báo cáo và các hoạt động khác phục vụ công tác kiểm tra).
2. Trưởng các Đoàn kiểm tra thông báo lịch kiểm tra cho thành viên Đoàn Kiểm tra và các sở, ban, ngành, UBND các huyện thuộc địa bàn kiểm tra.
3. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã thuộc địa bàn kiểm tra:
- Chuẩn bị báo cáo bằng văn bản gửi về Trưởng đoàn kiểm tra và cơ quan thường trực HĐPH phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh (Sở Tư pháp) trước 05 ngày Đoàn tiến hành kiểm tra.
- Mời đại biểu đúng thành phần, gồm đại diện lãnh đạo cơ quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố; HĐPH phổ biến, giáo dục pháp luật; các phòng, đơn vị, đoàn thể có liên quan làm việc với Đoàn kiểm tra./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
BÁO
CÁO KIỂM TRA
(Kèm theo Kế hoạch số 164/KH-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2018 của Chủ tịch UBND
tỉnh Thanh Hóa)
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
1. Đánh giá về kết quả triển khai
Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố đánh giá tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ ngày 01/11/2017 đến thời điểm kiểm tra, gồm các nội dung:
- Công văn ban hành văn bản (Kế hoạch, các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn) triển khai Kế hoạch số 1452/KH-BTP ngày 02/5/2018 của Bộ Tư pháp về kiểm tra việc thực hiện Luật Hòa giải ở cơ sở. Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 13/02/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa; kế hoạch số 80/KH-HĐPH ngày 6/3/2018 về tuyên truyền, phổ biến các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV; Kế hoạch số 340/KH-UBND ngày 23/7/2018 về tuyên truyền, phổ biến các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIV; các đề án, chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Củng cố, kiện toàn và hoạt động của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các huyện, thị xã, thành phố; củng cố kiện toàn đội ngũ Báo cáo viên, Tuyên truyền viên pháp luật và nâng cao chất lượng hoạt động cho lực lượng này (Số lượng, chất lượng, việc tập huấn nghiệp vụ, pháp luật và tình hình, kết quả hoạt động của đội ngũ này (có số liệu thống kê cụ thể).
- Nội dung hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật. Trong đó, tập trung đánh giá các hình thức PBGDPL mới, có hiệu quả (có số liệu cụ thể).
- Công tác xây dựng quản lý và khai thác tủ sách pháp luật tại cơ quan, đơn vị và tủ sách pháp luật cấp xã theo quy định tại Chỉ thị số 17/CT-UBND ngày 12/6/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc tăng cường công tác xây dựng, quản lý và khai thác Tủ sách pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Kết quả triển khai các nhiệm vụ theo Kế hoạch số 39/KH-UBND ngày 13/02/2018 của UBND tỉnh Thanh Hóa về phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2018 (có các sản phẩm cụ thể theo yêu cầu tại Kế hoạch).
- Việc đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác PBGDPL.
2. Tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân
3. Bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, sáng tạo (nếu có)
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC HÒA GIẢI CƠ SỞ
1. Tuyên truyền, phổ biến về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về hòa giải ở cơ sở nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về vị trí, vai trò và ý nghĩa quan trọng của công tác này.
2. Củng cố, kiện toàn tổ hòa giải, hòa giải viên; Đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác hòa giải ở cơ sở; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên theo Chương trình khung ban hành kèm theo Quyết định số 4077/QĐ-BTP ngày 31/3/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Quyết định số 1753/QĐ-BTP ngày 22/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Ban hành Bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ hòa giải ở cơ sở cho hòa giải viên.
3. Biên soạn, phát hành tài liệu phục vụ công tác hòa giải ở cơ sở.
4. Tình hình và kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở.
5. Hỗ trợ nguồn lực, đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cho công tác hòa giải ở cơ sở (có phụ lục kèm theo Kế hoạch và đề cương báo cáo kiểm tra)
6. Công tác tự kiểm tra, thống kê số liệu, sơ kết, tổng kết, khen thưởng về hòa giải ở cơ sở.
7. Việc phát huy vai trò nòng cốt của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận theo quy định của pháp luật và các chương trình phối hợp công tác có liên quan.
8. Đánh giá toàn diện kết quả hoạt động hòa giải ở cơ sở; Thực hiện Luật hòa giải ở cơ sở và các văn bản hướng dẫn thi hành; những thuận lợi, tác động tích cực lên đời sống xã hội ở địa phương; những mô hình, cách làm hiệu quả được áp dụng; những khó khăn, hạn chế còn tồn tại cần khắc phục, tháo gỡ.
III. XÂY DỰNG XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN ĐẠT CHUẨN TIẾP CẬN PHÁP LUẬT
1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn.
2. Tình hình và kết quả công tác xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong năm 2017; tình hình kết quả công tác xây dựng xã, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật gắn với xây dựng nông thôn mới năm 2018.
3. Tồn tại, hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân.
4. Phương hướng, giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế.
5. Bài học kinh nghiệm, những cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả.
Kiến nghị, đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và xây dựng xã phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật./.
KINH PHÍ HỖ TRỢ CÔNG TÁC HÒA GIẢI CƠ SỞ NĂM 2018
(Kèm theo Đề cương báo cáo kiểm tra)
STT |
Tên đơn vị cấp huyện |
Mức chi thù lao cho hòa giải viên vụ việc/tổ |
Mức chi hỗ trợ hoạt động của THG |
Kinh phí tập huấn, cung cấp tài liệu cho HGV |
Chi hỗ trợ mai táng cho hòa giải viên gặp rủi ro |
Tổng kinh phí chi cho công tác hòa giải ở cơ sở |
Tổng kinh phí xã hội hóa |
Tổng số phường, xã, thị trấn |
Số phường, xã, thị trấn đã chi công tác hòa giải cơ sở |
||||
Bầu HGV |
Văn phòng phẩm, sao chụp tài liệu |
Chi khác (sinh hoạt THG, hỗ trợ thêm cho HGV các vụ việc cụ thể...) |
Thù lao vụ việc |
Hỗ trợ THG |
Chi khác (nếu có) |
||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng kinh phí cấp huyện |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Kinh phí cấp tỉnh/thành phố |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.