ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1603/KH-UBND |
Ninh Thuận, ngày 19 tháng 4 năm 2018 |
ỨNG PHÓ HẠN NĂM 2018 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
A. NHẬN ĐỊNH TÌNH HÌNH THỜI TIẾT, THỦY VĂN VÀ NGUỒN NƯỚC
I. Tình hình thời tiết, thủy văn:
Theo nhận định của Đài khí tượng thủy văn tỉnh Ninh Thuận, mùa khô năm 2018 có những đặc điểm như sau:
1. Về tình hình mưa: Khu vực ven biển từ tháng 4-8/2018, lượng mưa phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm (xác suất 65%), tổng lượng mưa từ 240-290mm; khu vực ven miền núi từ tháng 4-8/2018, lượng mưa phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm (xác suất 75%), tổng lượng mưa từ 500-600mm.
2. Về thủy văn: Trong các tháng tiếp theo của mùa khô năm 2018 (tháng 3 và đầu tháng 5), mực nước ít biến đổi và giảm chậm. Mực nước thấp nhất khả năng xảy ra vào tháng 4, đầu tháng 5.
Trong thời kỳ từ giữa tháng 5 đến nửa đầu tháng 6 khả năng xuất hiện lũ tiểu mãn, nhưng ở mức thấp hơn đến xấp xỉ trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Từ nửa cuối tháng 6 đến giữa tháng 8 mực nước trên các sông suối giảm thấp trở lại. Từ nửa cuối tháng 8 mực nước có dao động nhỏ và khả năng xuất hiện lũ ở mức xấp xỉ BĐI ở vùng núi.
Trong mùa khô năm 2018, khả năng xuất hiện hạn hán thiếu nước cục bộ ở một số vùng.
II. Tình hình nguồn nước:
Tính đến ngày 17/4/2018, tổng dung tích 21 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh hiện còn 120,56 triệu m3/194,49 triệu m3, chiếm 61,99% dung tích thiết kế; lượng nước chứa tại hồ Đơn Dương 100,89/165 triệu m3, lưu lượng nước vào hồ là 5,44 m3/s và đang xả nước với lưu lượng là 24,92 m3/s.
Một số hồ chứa nước có dung tích nhỏ bị cạn kiệt như: Phước Trung, Phước Nhơn, Bầu Zôn, Tà Ranh, Bầu Ngứ, Suối Lớn, Ông Kinh, CK7, Ma Trai.
Dòng chảy một số sông suối nhỏ xa đầu nguồn có hiện tượng giảm lưu lượng, nguy cơ thiếu nước trong thời gian tới và sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, ảnh hưởng đến năng suất.
III. Nguy cơ tác động do hạn hán gây ra:
1. Nguy cơ thiếu đói:
Khi hạn hán kéo dài, nhiều diện tích nông nghiệp phải dừng sản xuất, nguy cơ thiếu đói sẽ xảy ra ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh.
2. Thiếu nước sinh hoạt:
- Các khu vực có khả năng thiếu nước sinh hoạt cần phải chở nước phục vụ cho người dân khoảng 2.304 hộ/9.947 khẩu, cụ thể như sau:
+ Huyện Bác Ái: Xã Phước Thành 810 hộ/3.507 khẩu; xã Phước Trung 566 hộ/2.501 khẩu;
+ Huyện Ninh Hải: Thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải 80 hộ/301 khẩu;
+ Huyện Thuận Bắc:Thôn Suối Le, xã Phước Kháng 99 hộ/373 khẩu;
+ Huyện Ninh Sơn: Xã Ma Nới 749 hộ/3.265 khẩu;
- Các khu vực có nguy cơ thiếu nước khi hạn hán kéo dài:
+ Khu vực Phương Cựu (Ninh Hải), Bắc Sơn (Thuận Bắc) có nguy cơ thiếu nước khi suối Kiền Kiền bị cạn;
+ Khu vực Thái An, Đá Hang (Vĩnh Hải) thiếu nước sinh hoạt khi hồ Nước Ngọt hết nước;
+ Khu vực Phước Trung thiếu nước khi suối Ô Căm bị cạn kiệt;
+ Khu vực Ma Nới thiếu nước khi suối Ma Nới hết nước;
+ Khu vực Hòa Sơn thiếu nước khi sông Than hết nước;
+ Khu vực Phước Thành thiếu nước khi suối Lạnh hết nước;
+ Khu vực Phước Hà, Nhị Hà có nguy cơ thiếu nước khi hồ Tân Giang hết nước;
+ Khu vực suối Le (Phước Kháng) các giếng sẽ hết nước khi mực nước ngầm giảm thấp.
3. Các địa phương chịu tác động ảnh hưởng hạn hán:
- Huyện Thuận Nam: Toàn huyện;
- Huyện Ninh Phước: Xã An Hải, Phước Hải, Phước Hữu, Phước Thái;
- Huyện Ninh Hải: Xã Thanh Hải, Nhơn Hải, Vĩnh Hải;
- Huyện Ninh Sơn: Xã Quảng Sơn, Hòa Sơn, Nhơn Sơn, Lâm Sơn, Mỹ Sơn;
- Huyện Thuận Bắc: Xã Phước Kháng, Công Hải;
- Huyện Bác Ái: Xã Phước Thành, Phước Bình, Phước Trung.
4. Khu vực ảnh hưởng xâm nhập mặn:
- Huyện Thuận Nam: Các thôn Sơn Hải 1, 2, Vĩnh Trường, Từ Thiện thuộc xã Phước Dinh; các thôn Lạc Tân, Lạc Tiến thuộc xã Cà Ná; các thôn Thương Diêm 1, 2 thuộc xã Phước Diêm;
- Huyện Ninh Phước: Các thôn An Thạnh, Hòa Thạnh thuộc xã An Hải;
- Huyện Ninh Hải: Các thôn Vĩnh Hy, Thái An, Mỹ Hòa thuộc xã Vĩnh Hải; các thôn Mỹ Tân, Mỹ Tường thuộc xã Thanh Hải; các thôn Khánh Tường, Khánh Nhơn thuộc xã Nhơn Hải; các thôn Tri Thủy, Khánh Hội thuộc xã Tri Hải; các thôn Phương Cựu 1, 2 thuộc xã Phương Hải; khu phố Ninh Chữ 2 thuộc thị trấn Khánh Hải;
- Huyện Thuận Bắc: Thôn Bình Tiên thuộc xã Công Hải;
- Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm: Các khu phố 9, 10, thôn Phú Thọ thuộc phường Đông Hải; các khu phố 4, 5 thuộc phường Mỹ Đông; 48 ha đất sản xuất nông nghiệp phía ngoài đê Sông Dinh bị nhiễm mặn tại các phường: Phước Mỹ (10 ha), Phủ Hà (09 ha), Đạo Long (07 ha), Tấn Tài (08 ha), Mỹ Đông (07 ha) và Mỹ Hải (07 ha). Dự báo trong thời gian tới tình hình xâm nhập mặn sẽ nghiêm trọng hơn.
5. Thiếu nước sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các hoạt động khác,...
- Tính đến ngày 17/4/2018, tổng dung tích 21 hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh hiện còn 120,56 triệu m3/194,49 triệu m3, chiếm 61,99% dung tích thiết kế; lượng nước chứa tại hồ Đơn Dương 100,89/165 triệu m3, lưu lượng nước vào hồ là 5,44 m3/s và đang xả nước với lưu lượng là 24,92 m3/s. Hiện tại có 11/21 hồ chứa nước (gồm hồ Sông Sắt, Trà Co, Cho Mo, Sông Trâu, Bà Râu, Ba Chi, Lanh Ra, Sông Biêu, Tân Giang, Nước Ngọt, Thành Sơn) còn nước xả được để phục vụ sản xuất, chăn nuôi vụ Hè Thu 2018; có 06/21 hồ chứa nước (gồm hồ Phước Trung, Phước Nhơn, Bầu Zôn, Tà Ranh, Bầu Ngứ, Suối Lớn) dừng sản xuất vụ Hè Thu 2018, lượng nước còn lại chủ yếu để phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi; có 03/21 hồ chứa nước có nước nhưng người dân chưa tổ chức sản xuất (gồm hồ Núi Một, CK7, Ma Trai) chỉ cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi, tiếp nước, điều tiết bổ sung cho các hệ thống khác (hồ CK7 điều tiết nước bổ sung cho khu tưới hồ Tân Giang; hồ Ma Trai bổ sung nước cho hệ thống hồ Sông Trâu…). Riêng hồ Ông Kinh không còn nước phục vụ;
- Tình hình thời tiết lại khắc nghiệt (nắng và gió nhiều) nên lượng nước hao hụt rất nhanh, nguy cơ thiếu nước tưới trong thời gian tới là rất lớn. Vì vậy nguồn nước cho sản xuất vụ Hè Thu 2018 chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nước hồ Đơn Dương xả qua nhà máy thủy điện Đa Nhim và 11 hồ chứa nước (gồm hồ Sông Sắt, Trà Co, Cho Mo, Sông Trâu, Bà Râu, Ba Chi, Lanh Ra, Sông Biêu, Tân Giang, Nước Ngọt, Thành Sơn). Nguồn nước còn lại các hồ trong tỉnh ưu tiên phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân và nước uống cho gia súc;
- Ngoài lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng; khi tình hình hạn hán tiếp tục kéo dài sẽ gây thiếu điện, thiếu nước ngọt phục vụ cho các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ khác như: Dịch vụ kinh doanh du lịch; sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp,...
6. Môi trường, đất sản xuất:
Tình hình nắng hạn gay gắt, kéo dài làm cho đất đai bị sa mạc hoá ngày càng lớn, khó canh tác; môi trường sống của các loài động vật thay đổi, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. Ngoài ra, việc khoan giếng nước ngọt tự phát như hiện nay dễ dẫn đến nguy cơ chất lượng nguồn nước không đảm bảo hợp vệ sinh, ô nhiễm nguồn nước ngầm,...
7. Dịch bệnh trên người, vật nuôi:
Tình hình nắng hạn gay gắt, kéo dài sẽ gây thiếu nước sinh hoạt, ô nhiễm môi trường, thiếu thức ăn, nước uống,... giảm sức đề kháng nên rất dễ phát sinh dịch bệnh trên người và vật nuôi.
8. Cháy rừng:
Từ đầu mùa khô đến ngày 10/4/2018, tỉnh Ninh Thuận đã xảy ra 14 điểm cháy rừng. Kết quả như sau: Diện tích bị cháy 6,19 ha; trạng thái rừng bị cháy RLP (rừng gỗ núi đất lá rộng rụng lá phục hồi) và RLN (rừng gỗ núi đất lá rộng rụng lá nghèo); kiểu cháy lướt dưới tán rừng, cháy cây bụi, thảm cỏ, lá khô, không ảnh hưởng đến cây lớn. Hiện nay, cảnh báo cháy rừng đang ở cấp độ 4.
9. Giáo dục:
Hạn hán dẫn đến đời sống của nhân dân càng khó khăn, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nên nguy cơ trẻ em bỏ học rất cao (theo cha, mẹ làm nương rẫy,...).
10. An ninh trật tự; an sinh xã hội:
Tình hình hạn hán ảnh hưởng đến đời sống và tác động toàn diện đến các ngành, lĩnh vực, gây thiệt hại kinh tế,... dẫn đến thất nghiệp, đói nghèo nên dễ phát sinh tệ nạn xã hội, gây mất an ninh trật tự, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tinh thần ứng phó hạn hán năm 2018: (1) Không để thiếu nước sinh hoạt; (2) Không để thiếu đói; (3) Không để phát sinh dịch bệnh; (4) Tập trung quyết liệt chuyển đổi cây trồng tiết kiệm nước, bảo vệ đàn gia súc.
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích:
a) Chủ động nắm bắt tình hình thời tiết để triển khai kịp thời các phương án ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh, đảm bảo nguồn nước, lương thực phục vụ dân sinh, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh; chủ động huy động mọi nguồn lực để phục vụ công tác ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả.
b) Xác định các nội dung, giải pháp cấp bách và lâu dài, các nhiệm vụ cụ thể và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc tổ chức triển khai thực hiện ứng phó với hạn hán, tác động của biến đổi khí hậu năm 2018 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh, bảo đảm thống nhất và hiệu quả.
c) Tiếp tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn thể nhân dân trong việc ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu:
a) Các giải pháp ứng phó với hạn hán và biến đổi khí hậu phải mang tính đồng bộ, hiệu quả, có trọng điểm, ưu tiên theo từng nhiệm vụ, từng giai đoạn, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế diễn ra trên địa bàn tỉnh.
b) Xác định đầy đủ nhiệm vụ liên quan đến việc thực hiện ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh; đồng thời phân công nhiệm vụ cho các Sở, ngành, địa phương theo đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định; phát huy vai trò chủ động, tích cực của tổ chức, cá nhân và nhân dân.
c) Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các Sở, ngành, địa phương trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh. Kịp thời kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để bảo đảm tiến độ, hiệu quả trong việc triển khai thực hiện công tác ứng phó hạn hán và biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
d) Triển khai thực hiện công tác ứng phó với hạn hán phải theo nguyên tắc: Việc sử dụng nước phải ưu tiên cho nước sinh hoạt, nước phục vụ cho chăn nuôi, nước tưới cho các cây trồng lâu năm có giá trị kinh tế cao; khuyến cáo nhân dân không sản xuất lúa ở những nơi có nguy cơ thiếu nước và chuyển sang sản xuất các loại cây trồng phù hợp, tiết kiệm nước; sử dụng kinh phí thực hiện công tác ứng phó hạn hán phải đảm bảo kịp thời, tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy trình, quy định.
II. Nhiệm vụ và giải pháp:
1. Công tác tuyên truyền:
a) Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận; các địa phương và các Sở, ngành, đơn vị liên quan tăng cường thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về diễn biến tình hình hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu; các chủ trương, giải pháp của tỉnh trong công tác ứng phó với hạn hán và tác động của biến đổi khí hậu để nhận thức đúng, đầy đủ nhằm tạo sự đồng thuận và tham gia tích cực của nhân dân; nhất là việc tuyên truyền, phổ biến các mô hình hay, cách làm tốt mô hình hiệu quả và khuyến cáo nhân dân những việc cần tránh để hạn chế thiệt hại...; xây dựng các chuyên mục, chuyên đề, sắp xếp thời lượng hợp lý tuyên truyền để phát sóng thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Các Sở: Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các Sở, ngành liên quan; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện tốt công tác thông tin cho cơ quan thông tấn, báo chí về những vấn đề liên quan ngành, địa phương quản lý trong công tác ứng phó với hạn hán. Thủ trưởng cơ quan là người phát ngôn chính thống cung cấp thông tin.
2. Ổn định đời sống dân sinh:
a) Hỗ trợ gạo cứu đói cho nhân dân:
Thường xuyên rà soát, tổng hợp, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo phòng, chống hạn tỉnh hỗ trợ gạo cứu đói cho các hộ nghèo, hộ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại hoặc không sản xuất do hạn hán gây ra. Lập phương án cụ thể để hỗ trợ gạo cứu đói kịp thời cho nhân dân.
- Cơ quan chủ trì: Sở Lao động, Thương binh và Xã hội;
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội chữ Thập đỏ tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và cơ quan liên quan.
b) Giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân:
- Rà soát, xây dựng kế hoạch đầu tư, sửa chữa, nâng cấp hệ thống cấp nước sinh hoạt. Tập trung, khẩn trương thực hiện đẩy nhanh tiến độ thi công và đưa vào khai thác, sử dụng.
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cơ quan thực hiện: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn;
+ Thời gian hoàn thành: Trong quý II/2018.
- Tăng cường quản lý, tổ chức vận hành có hiệu quả các hệ thống cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung và các công trình cấp nước khác do Trung tâm quản lý; thường xuyên kiểm tra chất lượng nguồn nước, đảm bảo nguồn nước đạt tiêu chuẩn theo quy định để cung cấp cho nhân dân sinh hoạt. Thường xuyên kiểm tra các hạng mục công trình và trang thiết bị, máy móc của các hệ thống cấp nước, khi phát hiện có sự cố, hư hỏng phải kịp thời khắc phục, sửa chữa ngay, không để tình trạng thất thoát, lãng phí nước.
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cơ quan thực hiện: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
- Chủ động bơm nước để cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân khi cần thiết. Nếu nắng hạn kéo dài, các hệ thống cấp nước sẽ có nguy cơ thiếu nguồn nước; mực nước và dung tích một số hồ chứa sẽ xuống thấp, nên nước không thể chảy vào kênh để bơm nước sinh hoạt cho người dân. Khi đó, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn phải chủ động, phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện các phương án sau:
+ Khi đóng nước nạo vét kênh chính Tây: Cấp nước bổ sung từ Hệ thống cấp nước (HTCN) Lâm Sơn cho HTCN Lương Sơn; bổ sung nước từ HTCN Ma Lâm cho khu vực Tân Lập, Trà Giang;
+ Khi đóng nước nạo vét kênh chính hồ sông Sắt: Phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi mở nước và đóng cửa chặn hạ lưu cống lấy nước để cấp nước nguồn; lấy nước từ HTCN Ma Lâm cấp bổ sung cho Phước Tân, Phước Tiến, Phước Chính và Phước Thắng;
+ Khi đóng nước nạo vét kênh chính Nam: Bơm nước từ HTCN tạo nguồn dọc kênh Nam; điều tiết nước từ hồ Tân Giang; nếu còn thiếu thì một số vùng phải cấp nước luân phiên;
+ Khi đóng nước nạo vét kênh chính Bắc: Bơm nước từ HTCN tạo nguồn dọc kênh Bắc; khi thiếu nước một số vùng cấp nước luân phiên; đẩy nhanh tiến độ thi công đường ống qua đường sắt lấy nước từ Hồ Bà Râu cấp cho Lợi Hải;
+ Khi đóng nước hồ Sông Trâu, Tân Giang: Phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi mở nước cấp đủ cho sinh hoạt;
+ Đối với HTCN Phước Thành: Gia cố, nạo vét, tu sửa đập dâng để chống thất thoát nguồn nước. Nếu hết nước phối hợp với địa phương để chở nước sinh hoạt cho người dân. Cần xây dựng đường ống đấu nối từ xã Phước Đại về xã Phước Thành để giải quyết tình trạng thiếu nước trong mùa khô trên địa bàn xã Phước Thành;
+ Đối với HTCN Phước Trung: Nếu hết nước phối hợp với địa phương để chở nước sinh hoạt cho người dân. Về lâu dài cần đấu nối kênh dẫn nước của hệ thống thủy lợi Tân Mỹ để đảm bảo nguồn nước;
+ Đối với HTCN Lâm Sơn: Tăng cường nguồn nước tự chảy cấp bổ sung một phần cho (1.565 hộ/6.403 khẩu) xã Lương Sơn trong thời gian kênh Tây hết nước;
+ Đối với HTCN Mỹ Sơn: Lắp thêm máy bơm để tăng lưu lượng, tăng công suất nhà máy để phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;
+ HTCN Hòa Sơn: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn phối hợp với địa phương khơi thông dòng chảy từ kênh N8-7 Tây của hệ thống thủy lợi Sông Pha để bơm nước chống hạn. Về lâu dài cần có đường ống đấu nối từ Tân Mỹ đến Hòa Sơn để giải quyết thiếu nước trong hạn hán;
+ Đối với HTCN Mỹ Tường: Vừa qua đã bổ sung hệ thống lắng lọc xử lý nước tại Phương Cựu để cấp cho Mỹ Tường; tuy nhiên để giải quyết dứt điểm việc thiếu nước tại Mỹ Tường cần bổ sung nước nguồn từ Ba Tháp. Ngoài ra, Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn phối hợp với Công ty Cổ phần cấp nước Ninh Thuận bơm tăng áp từ 14-20 giờ hàng ngày để tăng công suất phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân (390 hộ/1.560 khẩu);
+ Đối với xã Phước Kháng: Bơm nước từ HTCN Lợi Hải lên để cung cấp nước cho nhân dân (545 hộ/2.432 khẩu);
+ Đối với xã Công Hải: Bơm nước từ HTCN Lợi Hải cấp một phần nước cho người dân xã Công Hải khi hồ Sông Trâu đóng nước;
+ Đối với HTCN Nhị Hà: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi bổ sung nguồn nước từ hồ Tân Giang về. Trường hợp hồ Tân Giang hết nước, bơm nước từ HTCN Hữu Đức lên Hậu Sanh và bơm nước từ Hậu Sanh lên Nhị Hà phục vụ (1.245 hộ/4.368 khẩu) và Phước Hà (838 hộ/3.737 khẩu), cần bổ sung công suất cho hệ thống cấp nước tạo nguồn dọc kênh Nam;
+ Đối với HTCN Tập Lá xã Phước Chiến: Nếu sông suối bị cạn kiệt, điều tiết từ HTCN Ma Trai để cấp bổ sung cho HTCN Tập Lá phục vụ cho nhân dân (965 hộ/4.450 khẩu);
+ Để sử dụng hết công suất của các nhà máy nước, đồng thời sử dụng nước tiết kiệm, đề nghị địa phương tuyên truyền vận động nhân dân bắt nước vào nhà. Đối với các vùng đặc biệt khó khăn, các hộ nghèo, đề nghị có chính sách hỗ trợ để người dân có kinh phí bắt đồng hồ nước sử dụng.
- Nếu nắng hạn kéo dài, các sông suối, hồ chứa và mực nước ngầm bị cạn kiệt phải chở nước sinh hoạt phục vụ cho người dân:
+ Nếu Sông Than hết nước thì điều tiết nước từ kênh N8-7 Tây của hệ thống thủy lợi Sông Pha về Sông Than cấp cho 698 hộ dân xã Hòa Sơn;
+ Nếu Suối Lạnh hết nước nguồn thì huyện Bác Ái có kế hoạch chở nước cấp cho 810 hộ dân xã Phước Thành;
+ Nếu hồ Nước Ngọt hết nước thì huyện Ninh Hải có kế hoạch chở nước cấp cho 80 hộ/301 khẩu thôn Đá Hang, xã Vĩnh Hải;
+ Nếu mực nước ngầm bị cạn kiệt thì giếng tại thôn Suối Le xã Phước Kháng không còn nước huyện Thuận Bắc có kế hoạch chở nước cấp cho 99 hộ/373 khẩu thôn Suối Le xã Phước Kháng.
- Tiếp tục đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống cấp nước nhằm đảm bảo phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt cho nhân dân.
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Xây dựng;
+ Cơ quan thực hiện: Công ty Cổ phần Cấp nước tỉnh.
- Trong trường hợp thiếu nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô hạn năm 2018 ảnh hưởng đến đời sống của người dân phải chở nước sinh hoạt phục vụ cho người dân.
+ Cơ quan thực hiện từng địa bàn: Giao cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phụ trách địa bàn huyện Thuận Bắc, Ninh Sơn, Bác Ái; Công an tỉnh phụ trách địa bàn huyện Ninh Hải, Ninh Phước, Thuận Nam;
+ Cơ quan phối cung cấp nguồn nước: Giao Công ty Cổ phần Cấp nước tỉnh cung cấp nước cho huyện Ninh Phước và Thuận Nam; Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh Môi trường nông thôn cung cấp cho Huyện Thuận Bắc, Ninh Hải, Bác Ái, Ninh Sơn.
- Tổ chức kiểm tra thực tế tại các địa bàn có khả năng thiếu nguồn nước để chủ động có giải pháp cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, không để thiếu nước ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân trong mùa khô năm 2018. Vận động nhân dân đào ao, khoan giếng để bổ sung nguồn nước sinh hoạt, khuyến cáo nhân dân thực hiện các biện pháp tiết kiệm nước.
+ Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân các huyện, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Công an tỉnh;
+ Cơ quan thực hiện: Ủy ban nhân dân các xã, lực lượng công an, quân đội;
+ Cơ quan phối hợp: Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn.
- Tăng cường giám sát, hướng dẫn các địa phương khắc phục, tổ chức quản lý và bảo vệ các giếng chống hạn đã được đầu tư, tìm kiếm nguồn nước dưới đất tại các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước để phục vụ chống hạn.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện Ninh Phước, Thuận Nam, Bác Ái, Ninh Sơn, Thuận Bắc.
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc sử dụng tài nguyên nước theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với các tổ chức, doanh nghiệp (vị trí, lưu lượng cho phép; lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng; mở sổ vận hành để quan trắc lưu lượng khai thác và diễn biến chất lượng nguồn nước…); kiểm tra, xử lý hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý đối với các tổ chức, doanh nghiệp khai thác, sử dụng tài nguyên nước trái phép làm ảnh hưởng đến nguồn nước.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố.
c) Vệ sinh môi trường:
Theo dõi, giám sát, quan trắc chất lượng nguồn nước mặt trên các sông, kênh mương, nước ngầm và cung cấp các thông tin, dữ liệu cho các cơ quan, đơn vị khai thác sử dụng nước biết để có giải pháp xử lý kịp thời; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc đấu nối, xả thải của các công ty, cơ sở sản xuất...; xử lý nghiêm việc xả thải chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định. Đồng thời hướng dẫn nhân dân tổ chức thu gom, xử lý rác thải, xác súc vật chết để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường và ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh, lây lan trên người, vật nuôi.
- Cơ quan chủ trì: Sở Tài nguyên và Môi trường;
- Cơ quan phối hợp: Sở Y tế, các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị liên quan;
- Thời gian hoàn thành: Trong quý II/2018.
d) Phòng, chống dịch bệnh:
- Chủ động, thường xuyên thực hiện các giải pháp phòng, chống các loại bệnh thường xảy ra trên người, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp nước sạch cho nhân dân trước, trong và sau hạn hán. Triển khai công tác tiêu độc, khử trùng môi trường, hạn chế dịch bệnh trên gia súc, gia cầm phát sinh trong mùa nắng hạn. Lập phương án cụ thể để xử lý kịp thời những nơi có hiện tượng ô nhiễm môi trường, nhất là nguồn nước phục vụ sinh hoạt cho nhân dân. Hướng dẫn nhân dân thực hiện các biện pháp vệ sinh, khử trùng môi trường, nguồn nước để phòng, chống dịch bệnh trước, trong và sau hạn. Thực hiện quân dân y kết hợp trong phòng, chống và khắc phục hậu quả hạn hán tại địa phương.
+ Cơ quan chủ trì: Sở Y tế;
+ Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị liên quan.
- Chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hóa chất, trang thiết bị,... để kịp thời điều trị, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân do tác động của hạn hán.
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Y tế;
+ Cơ quan thực hiện: Các bệnh viện, cơ sở điều trị các tuyến.
- Triển khai các biện pháp hiệu quả để bảo vệ, phát triển đàn gia súc, gia cầm; tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh, tiêm phòng trên gia súc, gia cầm, nhất là những vùng có nguy cơ cao, vùng thường xuyên xảy ra dịch bệnh tại các địa phương (các xã Phước Trung, Phước Chính, Phước Hòa, Phước Tân, Phước Tiến, Phước Thành, Lâm Sơn, Ma Nới, Mỹ Sơn, Phước Thái, Xuân Hải,…) Tập trung giải quyết nguồn thức ăn, nước uống và phòng trừ dịch bệnh. Việc phát triển tổng đàn phải đảm bảo các điều kiện cần thiết vào thời điểm thích hợp. Khi có dịch xảy ra phải kịp thời xử lý, dập tắt ngay, không để phát sinh, lây lan ra diện rộng. Hướng dẫn các địa phương xác định thiệt hại gia súc, gia cầm để làm cơ sở hỗ trợ theo quy định.
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cơ quan thực hiện: Chi cục Chăn nuôi và Thú y;
+ Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị liên quan.
- Chủ động hướng dẫn nhân dân các biện pháp bảo vệ đàn gia súc, gia cầm trong điều kiện khô hạn; tổ chức tuyên truyền, vận động người chăn nuôi chủ động di chuyển đàn gia súc đến những nơi có nguồn nước khi hạn hán xảy ra (di chuyển từ các vùng khô hạn về dọc kênh Nam, kênh Bắc, kênh Đông, kênh Tây, dọc sông Cái, sông suối trên địa bàn, vùng hồ Sông Trâu, hồ Sông Sắt...).
+ Cơ quan thực hiện: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
- Tăng cường công tác dự báo, theo dõi, giám sát chặt chẽ và hướng dẫn nông dân cách phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, đặc biệt là dịch rầy nâu, bệnh vàng lùn-lùn xoắn lá trên cây lúa. Tổ chức hướng dẫn về cơ cấu giống, thời vụ, các biện pháp, kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc và bảo vệ cây trồng phù hợp với nguồn nước; thường xuyên thực hiện việc đốt bẩy đèn tại các vùng có nguy cơ cao xuất hiện rầy, áp dụng kịp thời biện pháp IPM nhằm hạn chế thiệt hại cho sản xuất,...
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cơ quan thực hiện: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật;
+ Cơ quan phối hợp thực hiện: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố.
3. Sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các hoạt động sản xuất khác:
a) Sản xuất nông nghiệp vụ Hè Thu 2018:
- Nhiệm vụ thực hiện: Sau khi kết thúc vụ Đông Xuân 2017-2018, trên cơ sở nguồn nước được bổ sung tại các hồ chứa và căn cứ lưu lượng xả từ nhà máy Thủy điện Đa Nhim, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng, ban hành kế hoạch sản xuất chi tiết từng vùng, diện tích gieo trồng vụ Hè Thu năm 2018 cho từng địa phương. Trường hợp hạn hán xảy ra, diện tích trồng lúa sẽ không đảm bảo lượng nước tưới, cần có kế hoạch chuyển sang các cây trồng cạn ít sử dụng nước.
Phương án 1: Dự kiến vụ Hè Thu không có mưa, với lượng nước hiện có tại các hệ thống thủy lợi, dự kiến kế hoạch sản xuất vụ Hè Thu là 21.213 ha, trong đó: Lúa 12.539 ha, Màu 8.674 ha. Diện tích nuôi trồng thủy sản 413,52 ha, cụ thể:
+ Hệ thống Sông Pha - Nha trinh - Lâm cấm: Theo kế hoạch UBND tỉnh giao thì tổng diện tích sản xuất: 14.205ha (Lúa 9.866,9ha; Màu 3.940,7ha, Thủy sản 398ha). Dự kiến kế hoạch sản xuất là 14.170,8ha (Lúa 9.717,9ha; Màu 4.054,9ha, Thủy sản 398ha), giảm 34,8ha so với kế hoạch tỉnh giao. Nguyên nhân giảm là do diện tích chuyển mục đích sử dụng đất thuộc khu tưới Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.
+ Đối với hệ thống các trạm bơm: Sẽ cho dừng sản xuất lúa, điều tiết nguồn nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, thủy sản và sản xuất hoa màu. Dự kiến kế hoạch sản xuất là 1.340ha, trong đó: Màu: 1.325,1ha, Thủy sản 15ha;
+ Các hồ chứa còn nước: Có 11/21 hồ chứa còn nước sản xuất (gồm hồ Sông Sắt, hồ Trà Co, Cho Mo, Sông Trâu, Bà Râu, Ba Chi, Lanh Ra, Sông Biêu, Tân Giang, Nước Ngọt, Thành Sơn) đảm bảo diện tích sản xuất vụ Hè Thu với tổng diện tích là 5.968,37ha (Trong đó: Lúa 2.451,02, Màu 3.516,83ha, Thủy sản 0,52ha). Theo kế hoạch UBND tỉnh giao thì tổng diện tích sản xuất 4.966,47ha (Lúa 2.242,12ha, Màu 2.723,83ha, Thủy sản 0,52ha). Nguyên nhân tăng là do dự kiến kết thúc vụ Hè Thu thì tổng dung tích trữ hồ Tân Giang và Sông Biêu (huyện Thuận Nam) khoảng 12 triệu m3 nước, đảm bảo sản xuất cho 1.001,9ha. Có 6/21 hồ (gồm hồ Phước Trung, Phước Nhơn, Bầu Zôn, Tà Ranh, Bầu Ngứ, Suối Lớn) dừng sản xuất vụ Hè Thu 2018, lượng nước còn lại chủ yếu để phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi. Có 03/21 hồ có nước nhưng người dân chưa tổ chức sản xuất (gồm hồ Núi Một, CK7, Ma Trai) chỉ cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi, tiếp nước, điều tiết bổ sung cho các hệ thống khác (hồ CK7 điều tiết nước bổ sung cho khu tưới hồ Tân Giang; hồ Ma Trai bổ sung nước cho hệ thống hồ Sông Trâu...). Riêng hồ Ông Kinh không còn nước.
+ Diện tích phải dừng sản xuất: Dự kiến diện tích dừng sản xuất vụ Hè Thu là 6.438,65 ha. Trong đó: diện tích lúa nước là 4.022,26 ha, bao gồm 3.548,66 ha thuộc hệ thống các hồ đập, trạm bơm; 473,6 ha thuộc hệ thống Sông pha, các đập dâng.
Phương án 2: Trường hợp có mưa và có lũ tiểu mãn, căn cứ tình hình thực tế sẽ sự điều chỉnh diện tích gieo trồng phù hợp.
+ Đối với các khu vực tưới thuộc các hồ chứa hết nước (như: Phước Trung, Phước Nhơn, Bầu Zôn, Tà Ranh, Bầu Ngứ, Suối Lớn, Ông Kinh, CK7, Ma Trai), chính quyền địa phương thông báo cho người dân thuộc các hệ thống tưới nêu trên biết để dừng gieo trồng vụ Hè Thu năm 2018, tập trung nước phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi;
+ Các khu vực tưới bằng trạm bơm tuyệt đối không gieo lúa, chủ yếu gieo màu;
+ Ngoài ra đối với phần diện tích hưởng nước từ các đập thời vụ đề nghị các địa phương cho tạm ngừng gieo cấy vụ Hè Thu 2018, tập trung nước phục vụ cho sinh hoạt và chăn nuôi.
- Phân công thực hiện:
+ Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cơ quan thực hiện: Công ty TNHH MTV khai thác công trình thủy lợi, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan.
- Phương thức thực hiện:
+ Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thông báo nhân dân tổ chức gieo trồng đồng loạt, đúng lịch thời vụ và đúng các loại giống đã được ngành Nông nghiệp khuyến cáo; tổ chức kiểm tra chặt chẽ tình hình thu hoạch các loại cây trồng vụ Đông Xuân 2017-2018; xây dựng lịch xuống giống cụ thể vụ Hè Thu 2018 trên cơ sở Kế hoạch được duyệt của tỉnh; có giải pháp di chuyển đàn gia súc đến những địa điểm thuận lợi, có thức ăn, nước uống. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát để có giải pháp xử lý, ngăn chặn kịp thời khi xảy ra dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi;
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, chính quyền địa phương thực hiện một số nội dung sau:
o Tăng cường chuyển giao, nhân rộng các mô hình áp dụng giống cây trồng chịu hạn có hiệu quả để đưa vào sản xuất; khuyến cáo nhân dân giảm diện tích gieo trồng lúa, tăng diện tích cây trồng cạn, ít sử dụng nước;
o Tiếp tục triển khai, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện hạn hán như: Mô hình sử dụng giống cây trồng chịu hạn; mô hình tưới tiết kiệm nước; mô hình xen canh, luân canh có sử dụng vật liệu giữ ẩm,...
o Khuyến cáo và hướng dẫn người chăn nuôi trồng cỏ (nên dành diện tích đất thích hợp để trồng cỏ); hướng dẫn, thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng mô hình chế biến các phụ phẩm nông nghiệp để dự trữ làm thức ăn cho đàn gia súc trong mùa khô hạn.
b) Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vụ Hè Thu 2018:
- Thời vụ, diện tích, loại cây trồng chuyển đổi:
+ Dự kiến kế hoạch chuyển đổi cây trồng: Trên cơ sở lượng nước hiện có, các địa phương xây dựng kế hoạch chuyển đổi cụ thể như sau: Hè Thu là 721,6 ha (Thuận Nam 104 ha, Ninh Phước 73,7 ha, Ninh Hải 33,5 ha, Thuận Bắc 284 ha, Ninh Sơn 66,4 ha và Bác Ái 160 ha). Các đối tượng cây trồng xác định chuyển đổi là bắp, đậu xanh, kiệu, mỳ, cỏ chăn nuôi, nho, táo và một số cây ăn quả khác;
+ Trên cơ sở kết quả chuyển đổi vụ Hè Thu 2018 và tình hình thực tế, nhất là nguồn nước tưới sẽ tiếp tục mở rộng diện tích chuyển đổi trong vụ Mùa 2018 đảm bảo hiệu quả, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho nhân dân.
- Cơ quan thực hiện:
+ Ủy ban nhân dân các huyện:
o Phối hợp với ngành nông nghiệp và các đơn vị liên quan tổ chức khảo sát kỹ các khu vực chuyển đổi đảm bảo phù hợp với từng loại cây trồng cạn tiết kiệm nước và đảm bảo cân đối đủ lượng nước tưới; tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo đúng kế hoạch được duyệt, tiết kiệm nước. Việc thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải nghiêm túc, cụ thể, rõ ràng (hộ chuyển đổi, cây trồng chuyển đổi, diện tích, địa điểm,... ) và xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhân dân thông qua việc đăng ký với chính quyền địa phương. Lưu ý loại cây trồng phù hợp với từng loại diện tích đất, diện tích phải tập trung để thuận lợi bố trí sản xuất, tiêu thụ nông sản; cải tạo, chỉnh trang đồng ruộng, hệ thống kênh mương đảm bảo phục vụ nước tưới cho vùng chuyển đổi;
o Tăng cường hỗ trợ, khuyến cáo, định hướng nhân dân tổ chức sản xuất và kết nối với các doanh nghiệp để bao tiêu sản phẩm, ổn định đầu ra cho nhân dân yên tâm sản xuất. Hợp tác xã, Tổ hợp tác sẽ đại diện các hộ dân ký hợp đồng liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp thông qua xác nhận của chính quyền địa phương; chính quyền địa phương là cầu nối, đồng thời là cơ quan theo dõi, giám sát và giải quyết những vướng mắc, phát sinh (nếu có) giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, nhân dân đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên theo đúng quy định của pháp luật;
o Chỉ đạo tổ chức gieo trồng đồng loạt, đúng lịch thời vụ để thuận lợi trong việc chăm sóc, điều tiết tưới (vụ Hè Thu 2018); phân công nhiệm vụ cụ thể cán bộ theo dõi tình hình sản xuất ở các khu vực chuyển đổi, kịp thời báo cáo những vấn đề phát sinh, cần giải quyết để đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả;
o Tổ chức sơ, tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện, rút kinh nghiệm để triển khai trong thời gian tới, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
o Chỉ đạo Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi phối hợp chặt chẽ với các địa phương tổ chức quản lý, điều tiết nguồn nước tưới đảm bảo kịp thời, hiệu quả, phù hợp với từng khu vực, đảm bảo 100% nước tưới phục vụ khu vực chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo đúng kế hoạch; kiên quyết không tưới những diện tích gieo trồng ngoài kế hoạch và không theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp;
o Chỉ đạo các đơn vị chuyên môn thuộc Sở (Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật) tổ chức tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình thực hiện kế hoạch chuyển đổi tại các địa phương;
o Xác định việc tiêu thụ đầu ra nông sản là khâu rất quan trọng, quyết định đến kết quả công tác chuyển đổi. Chủ trì làm việc với Ủy ban nhân dân các huyện và một số doanh nghiệp để kết nối với người dân theo hướng doanh nghiệp sẽ hướng dẫn, hỗ trợ sản xuất và bao tiêu sản phẩm của nhân dân đối với khu vực chuyển đổi.
+ Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Ninh Thuận tăng cường tuyên truyền phổ biến sâu, rộng các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn tỉnh, kể cả hệ thống truyền thanh ở các huyện, xã, thôn; theo dõi chặt chẽ để thông tin tuyên truyền từ giai đoạn trước, trong và sau khi chuyển đổi; xây dựng thành các chuyên mục, chuyên đề, sắp xếp thời lượng hợp lý tuyên truyền để phát sóng thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức của nhân dân.
c) Sản xuất công nghiệp và dịch vụ du lịch:
- Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan thực hiện tốt các nội dung và giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả. Lưu ý công tác tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao ý thức tiết kiệm điện của nhân dân, đặc biệt là trong mùa khô hạn năm 2018;
- Giao Sở Công Thương, Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra các khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ du lịch; chủ động hướng dẫn các biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, nguồn nước, tăng cường các biện pháp tích trữ nước vào những ngày có mưa; tăng cường quản lý nhu cầu dùng nước; ứng dụng khoa học công nghệ trong việc xử lý, tái sử dụng nước thải cho các hoạt động liên quan đến lĩnh vực quản lý, đảm bảo việc phát triển sản xuất, kinh doanh, thu hút du lịch trên địa bàn tỉnh.
4. Khoa học và Công nghệ:
a) Giao Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy sản và ngành nghề; hiện đại hóa công nghệ xử lý chất thải, kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
b) Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố tập trung đầu tư phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến sâu và bảo quản sau thu hoạch theo hướng hiện đại, nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm.
c) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, UBND các huyện, thành phố và đơn vị liên quan tiếp tục triển khai, nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện hạn hán như: Mô hình sử dụng giống cây trồng chịu hạn; mô hình tưới tiết kiệm nước; mô hình xen canh, luân canh có sử dụng vật liệu giữ ẩm... Áp dụng các biện pháp thâm canh bền vững, thực hiện tốt các quy định về môi trường trong sử dụng phân bón, hóa chất và xử lý chất thải nông nghiệp,...
5. Phòng, chống hoang mạc hóa; ngăn ngừa xâm nhập mặn:
a) Phòng, chống hoang mạc hóa:
- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng; tiếp tục triển khai và tìm kiếm nguồn lực đầu tư có hiệu quả các dự án bảo vệ và phát triển rừng nhằm phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, tăng nhanh độ che phủ rừng; xây dựng các hồ đập, đầu tư, mở rộng kênh mương thủy lợi đến những vùng chưa chủ động nước tưới để mở rộng diện tích sản xuất nông, lâm nghiệp; tuyên truyền, vận động nhân dân trồng cây xanh quanh khu vực sinh sống, trồng cây gây rừng,...
+ Cơ quan chủ trì: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị trực thuộc Sở có liên quan;
+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố; các Hội, đoàn thể và đơn vị liên quan.
- Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Dự án Thủy lâm kết hợp để phòng, chống hoang mạc hóa và thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.
+ Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Cơ quan phối hợp: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố.
b) Về ngăn ngừa xâm nhập mặn:
- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình đập hạ lưu Sông Dinh nhằm ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn do ảnh hưởng thủy triều đối với vùng đất hai bên bờ sông Dinh.
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cơ quan thực hiện: Chi cục Thủy lợi;
+ Cơ quan phối hợp: Các địa phương có liên quan.
- Tham mưu, đề xuất UBND tỉnh có giải pháp quản lý hiệu quả nguồn nước ngầm trên địa bàn tỉnh; tăng cường kiểm tra việc khai thác, sử dụng trái phép nguồn nước ngầm của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống và nuôi trồng thủy sản để có giải pháp xử lý kịp thời.
+ Cơ quan thực hiện: Sở Tài nguyên và Môi trường;
+ Cơ quan phối hợp: UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan.
6. Văn hóa-xã hội:
a) Thực hiện các biện pháp hiệu quả, tích cực nhằm duy trì sĩ số học sinh đến lớp, không để học sinh bỏ học giữa chừng do ảnh hưởng của hạn hán. Phối hợp với các ngành, địa phương và đơn vị liên quan lập phương án cụ thể để giải quyết vấn đề miễn giảm học phí và những khoản đóng góp khác cho học sinh nghèo, đặc biệt khó khăn theo quy định. Thường xuyên kiểm tra, rà soát, có giải pháp hỗ trợ nhằm đảm bảo nước sinh hoạt cho học sinh ở những trường thiếu nước.
- Cơ quan chỉ đạo: Sở Giáo dục và Đào tạo; Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố;
- Cơ quan thực hiện: Các Trường học trên địa bàn tỉnh và các phòng, ban trực thuộc có liên quan,
b) Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động xây dựng kế hoạch nhằm bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh, không để các thế lực phản động lợi dụng gây mất ổn định chính trị; phối hợp, hỗ trợ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc giải quyết tranh chấp nước (nếu có xảy ra) và bảo vệ các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Tỉnh Đoàn và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố lập phương án cụ thể để vận chuyển, hỗ trợ nước sinh hoạt cho nhân dân trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm, chính quyền cấp huyện, cấp xã chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị, lực lượng,... để chủ động trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Tăng cường cử lực lượng cùng với các địa phương để nạo vét kênh mương, ao hồ tạo nguồn nước phục vụ sản xuất.
7. Bảo vệ rừng, phòng chống cháy nổ:
a) Nhiệm vụ bảo vệ rừng:
- Tập trung triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2018 trên địa bàn tỉnh và thực hiện tốt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng theo chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tiếp tục rà soát, kiện toàn Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững các cấp và ban hành quy chế hoạt động; tăng cường kiểm tra, đôn đốc các huyện, xã và chủ rừng triển khai thực hiện nghiêm túc các phương án bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng suốt mùa khô năm 2018. Đồng thời, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, tổ chức cảnh báo cháy rừng, ngăn ngừa các nguy cơ xảy ra cháy rừng; khi xảy ra cháy rừng phải thông báo kịp thời cho các cơ quan có thẩm quyền để huy động lực lượng, phương tiện triển khai phòng, chống cháy rừng hiệu quả.
+ Cơ quan chỉ đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
+ Cơ quan thực hiện: Chi cục Kiểm Lâm;
+ Cơ quan phối hợp: Các địa phương, các Ban quản lý rừng và đơn vị liên quan.
- Thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về công tác phòng cháy, chữa cháy rừng; thực hiện cảnh báo nguy cơ cháy rừng trong thời kỳ khô hạn; tăng cường kiểm tra, kiểm soát không để người dân chặt phá, đốt rừng làm nương rẫy; quy định cụ thể khu vực nghiêm cấm, khu vực hạn chế dùng lửa, nhất là ở những khu vực trọng điểm, có nguy cơ cháy rừng cao; duy trì hoạt động của Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng để giải quyết các vấn đề cấp bách trong bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng. Đồng thời, tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về phòng cháy, chữa cháy rừng và xây dựng phong trào quần chúng tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng tại cộng đồng dân cư.
+ Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân các huyện;
+ Cơ quan thực hiện: Các phòng, ban, Ủy ban nhân dân cấp xã và đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện.
b) Nhiệm vụ phòng, chống cháy nổ:
Khẩn trương rà soát, xây dựng kế hoạch phòng, chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh; thường xuyên tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của nhân dân trong công tác phòng cháy, chữa cháy; định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống cháy nổ trên các địa bàn khu dân cư, cơ quan công sở, những nơi có nguy cơ cao về cháy nổ.
- Cơ quan chỉ đạo: Công an tỉnh;
- Cơ quan thực hiện: Lực lượng công an phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn;
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành, địa phương, tổ chức liên quan.
8. Kinh phí thực hiện:
- Giao các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Lao động-Thương binh và Xã hội, Văn hóa-Thể thao và Du lịch; Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, UBND các huyện, thành phố rà soát, tổng hợp tình hình thiệt hại do hạn hán (xác lập hồ sơ thiệt hại do hạn hán gây ra đảm bảo theo đúng quy định để làm cơ sở thực hiện hỗ trợ); báo cáo kết quả cho UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét hỗ trợ;
- Trên cơ sở tổng hợp tình hình thiệt hại, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nhu cầu cấp thiết cần hỗ trợ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, báo cáo UBND tỉnh xem xét;
- Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí vốn để đầu tư các công trình phục vụ công tác ứng phó với hạn hán trên địa bàn tỉnh đảm bảo kịp thời, đúng quy định;
- Giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục rà soát, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ nguồn kinh phí cho tỉnh để thực hiện công tác ứng phó với hạn hán; cân đối, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo kịp thời; hướng dẫn sử dụng kinh phí đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và các quy định tài chính khác có liên quan. Lưu ý việc sử dụng các nguồn ngân sách theo hướng sau:
+ Ngân sách hỗ trợ từ Trung ương và các nguồn tài trợ khác: Ưu tiên thực hiện việc hỗ trợ gạo cứu đói cho nhân dân; đầu tư xây dựng và sửa chữa các công trình trọng điểm của tỉnh liên quan đến việc ứng phó với hạn hán;
+ Ngân sách từ nguồn dự phòng của tỉnh: Ưu tiên hỗ trợ nước sinh hoạt cho nhân dân; sửa chữa, đấu nối, mở rộng các công trình nước sinh hoạt; hỗ trợ thiệt hại cây trồng, vật nuôi; hỗ trợ giống chuyển đổi cây trồng theo chủ trương của tỉnh;
+ Ngân sách dự phòng huyện, thành phố: Ưu tiên giải quyết một số công việc cấp bách của địa phương như hỗ trợ nước uống cho dân kịp thời khi chưa có các nguồn hỗ trợ khác; hỗ trợ đấu nối hệ thống cấp nước sinh hoạt; hỗ trợ giống chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn,...
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện các giải pháp cấp bách ứng phó kịp thời;
- Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chủ động sử dụng ngân sách địa phương giải quyết những vấn đề cấp bách thuộc địa phương quản lý, nhất là các vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân; trường hợp vượt khả năng, thẩm quyền giải quyết, báo cáo kịp thời cho Ủy ban nhân dân tỉnh để xem xét, chỉ đạo giải quyết.
1. Trên cơ sở kế hoạch ứng phó với hạn hán năm 2018 trên địa bàn tỉnh, các Sở, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình chủ động, khẩn trương xây dựng kế hoạch chi tiết, phù hợp và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đạt hiệu quả.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này;
- Làm cơ quan đầu mối, có trách nhiệm tiếp nhận và thu thập tất cả các thông tin về hạn hán, tổng hợp xử lý thông tin và thông báo kịp thời đến các địa phương, đơn vị để phổ biến rộng rãi cho toàn thể nhân dân trên địa bàn tỉnh biết. Đồng thời, tiếp nhận thông tin từ cơ sở phản ánh, tổng hợp báo cáo, tham mưu, đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo giải quyết kịp thời;
- Bắt đầu từ giữa tháng 5/2018: Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn duy trì chế độ họp giao ban định kỳ vào sáng thứ Tư hoặc thứ Năm hàng tuần tại trụ sở của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các ngành, địa phương, Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để nắm bắt tình hình triển khai các công tác khắc phục hạn hán, khẩn trương tham mưu, đề xuất UBND tỉnh tập trung chỉ đạo quyết liệt các công việc chống hạn.
3. Căn cứ Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố khẩn trương rà soát, kiện toàn hoặc thành lập mới Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (theo dõi luôn nhiệm vụ ứng phó hạn hán).
Ủy ban nhân dân các huyện thành lập ngay Tổ công tác trực tiếp theo dõi tình hình, nắm chắc diễn biến hạn hán, tổ chức triển khai các nhiệm vụ ứng phó hạn hán kịp thời, hiệu quả.
4. Các cơ quan, đơn vị và thành viên trong Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh phải thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; thường xuyên theo dõi, bám sát địa bàn được phân công để kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các địa phương thực hiện tốt công tác ứng phó hạn hán.
5. Bắt đầu từ tháng 5/2018: Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan tổ chức phân công Bộ phận thường trực để tiếp nhận và báo cáo kịp thời tình hình, kết quả khắc phục hạn hán cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào sáng thứ Ba hoặc thứ Tư hàng tuần.
6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Tỉnh Đoàn, Hội Cựu chiến binh tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch phòng, chống hạn trong hệ thống của mình; đồng thời, phối hợp với các Sở, ngành, địa phương và đơn vị liên quan thực hiện tốt công tác phòng, chống hạn trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và đơn vị liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo đạt hiệu quả; thường xuyên phối hợp, báo cáo tình hình cho Cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống hạn tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định./.
|
CHỦ
TỊCH |
DỰ KIẾN DIỆN TÍCH PHẢI NGỪNG SẢN XUẤT VỤ
HÈ THU 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 1603/KH-UBND ngày 19 tháng 4 năm 2018)
STT |
Hệ thống tưới và ngoài hệ thống (các Hồ/Đập) |
Diện tích gieo trồng vụ Hè thu (ha) |
Diện tích dừng sản xuất |
|||||||
Diện tích Lúa |
Diện tích Màu |
Tổng cộng |
(ha) |
|||||||
KH |
Canh tác |
KH |
Canh tác |
KH |
Canh tác |
Lúa |
màu |
Tổng |
||
I. Huyện Thuận Bắc |
1,850.00 |
2,349.70 |
531.60 |
669.00 |
2,381.60 |
3,018.70 |
499.70 |
137.40 |
637.10 |
|
A |
Trong hệ thống |
650.00 |
650.00 |
0.00 |
0.00 |
650.00 |
650.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
1 |
Kênh Bắc (K13+750- KC)- |
650.00 |
650.00 |
0.00 |
|
650.00 |
650.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
B |
Ngoài hệ thống |
1,200.00 |
1,699.70 |
531.60 |
669.00 |
1,731.60 |
2,368.70 |
499.70 |
137.40 |
637.10 |
1 |
Hồ Sông Trâu |
1,200.00 |
1,516.70 |
383.60 |
405.00 |
1,583.60 |
1,921.70 |
316.70 |
21.40 |
338.10 |
2 |
Hồ Bà Râu |
0.00 |
108.00 |
120.00 |
206.00 |
120.00 |
314.00 |
108.00 |
86.00 |
194.00 |
3 |
Hồ Ba Chi |
0.00 |
30.00 |
28.00 |
28.00 |
28.00 |
58.00 |
30.00 |
0.00 |
30.00 |
4 |
Hồ Ma Trai |
0.00 |
45.00 |
|
30.00 |
|
75.00 |
45.00 |
30.00 |
75.00 |
II. Huyện Ninh Hải |
2,000.00 |
2,622.00 |
140.00 |
398.00 |
2,166.00 |
2,548.00 |
622.00 |
258.00 |
880.00 |
|
A |
Trong hệ thống |
2,000.00 |
2,178.00 |
0.00 |
0.00 |
2,000.00 |
2,178.00 |
178.00 |
0.00 |
178.00 |
1 |
Kênh Bắc (K13+750- KC)-HT NT-LC |
2,000.00 |
2,178.00 |
0.00 |
0.00 |
2,000.00 |
2,178.00 |
178.00 |
0.00 |
178.00 |
B |
Ngoài hệ thống |
0.00 |
444.00 |
140.00 |
398.00 |
166.00 |
370.00 |
444.00 |
258.00 |
702.00 |
1 |
Hồ Nước Ngọt |
|
12.00 |
70.00 |
70.00 |
70.00 |
70.00 |
12.00 |
0.00 |
12.00 |
2 |
Hồ Thành Sơn |
0.00 |
150.00 |
0.00 |
150.00 |
0.00 |
300.00 |
150.00 |
150.00 |
300.00 |
3 |
Hồ Ông Kinh |
0.00 |
|
|
108.00 |
|
|
0.00 |
108.00 |
108.00 |
4 |
T.Bơm Thành Sơn |
0.00 |
48.00 |
48.00 |
48.00 |
96.00 |
|
48.00 |
0.00 |
|
5 |
T.Bơm II Thành sơn |
0.00 |
58.00 |
22.00 |
22.00 |
|
|
58.00 |
0.00 |
|
6 |
T.Bơm Mỹ Nhơn |
0.00 |
176.00 |
|
|
|
|
176.00 |
0.00 |
|
III. TP. Phan Rang - Tháp Chàm |
1,114.00 |
1,114.00 |
517.00 |
517.00 |
1,631.00 |
1,631.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
|
A |
Trong hệ thống |
1,114.00 |
1,114.00 |
517.00 |
517.00 |
1,631.00 |
1,631.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
|
Kênh Bắc (K0- K13+750) + Đoạn dẫn LC- NT |
1,114.00 |
1,114.00 |
517.00 |
517.00 |
1,631.00 |
1,631.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
B |
Ngoài hệ thống |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
IV. Huyện Ninh Phước |
4,481.40 |
5,353.00 |
2,419.50 |
2,833.00 |
6,600.90 |
7,586.00 |
1,171.60 |
413.50 |
1,585.10 |
|
A |
Trong hệ thống |
4,141.40 |
4,224.00 |
1,798.50 |
1,954.00 |
5,939.90 |
6,178.00 |
82.60 |
155.50 |
238.10 |
1 |
Kênh Nam - Hệ Thống NT-LC |
4,141.40 |
4,224.00 |
1,798.50 |
1,954.00 |
5,939.90 |
6,178.00 |
82.60 |
155.50 |
238.10 |
B |
Ngoài hệ thống |
40.00 |
1,129.00 |
621.00 |
879.00 |
661.00 |
1,408.00 |
1,089.00 |
258.00 |
1,347.00 |
1 |
Hồ Tân Giang |
0.00 |
600.00 |
|
|
|
|
600.00 |
0.00 |
600.00 |
2 |
Hồ Tà Ranh |
0.00 |
60.00 |
0.00 |
80.00 |
0.00 |
140.00 |
60.00 |
80.00 |
140.00 |
3 |
Hồ Bầu Zôn |
0.00 |
80.00 |
0.00 |
84.00 |
0.00 |
164.00 |
80.00 |
84.00 |
164.00 |
4 |
Hồ Lanh Ra |
40.00 |
108.00 |
621.00 |
715.00 |
661.00 |
823.00 |
68.00 |
94.00 |
162.00 |
5 |
T.Bơm Phước Thiện |
|
281.00 |
|
|
0.00 |
281.00 |
281.00 |
0.00 |
281.00 |
V. Huyện Thuận Nam |
870.00 |
1,624.00 |
285.00 |
481.00 |
1,155.00 |
2,105.00 |
754.00 |
196.00 |
950.00 |
|
A |
Trong hệ thống |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
B |
Ngoài hệ thống |
870.00 |
1,624.00 |
285.00 |
481.00 |
1,155.00 |
2,105.00 |
754.00 |
196.00 |
950.00 |
1 |
Hồ Tân Giang |
840.00 |
840.00 |
105.00 |
105.00 |
945.00 |
945.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
2 |
Hồ Sông Biêu |
30.00 |
430.00 |
180.00 |
180.00 |
210.00 |
610.00 |
400.00 |
0.00 |
400.00 |
3 |
Hồ Suối Lớn |
0.00 |
80.00 |
0.00 |
100.00 |
0.00 |
180.00 |
80.00 |
100.00 |
180.00 |
4 |
CK 7 |
0.00 |
114.00 |
0.00 |
38.00 |
0.00 |
152.00 |
114.00 |
38.00 |
152.00 |
5 |
Hồ Bầu Ngứ |
0.00 |
160.00 |
0.00 |
58.00 |
0.00 |
218.00 |
160.00 |
58.00 |
218.00 |
6 |
Hồ Núi Một |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
VI. Huyện Ninh Sơn |
3,076.00 |
3,812.00 |
2,270.00 |
2,707.22 |
5,346.00 |
6,519.22 |
736.00 |
437.22 |
1,173.22 |
|
A |
Trong hệ thống |
3,076.00 |
3,289.00 |
2,270.00 |
2,270.00 |
5,346.00 |
5,559.00 |
213.00 |
0.00 |
213.00 |
1 |
LC- HT Nha Trinh- Lâm Cấm |
1,576.00 |
1,576.00 |
668.00 |
668.00 |
2,244.00 |
2,244.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
2 |
Hệ thống Sông Pha |
1,500.00 |
1,713.00 |
1,602.00 |
1,602.00 |
3,102.00 |
3,315.00 |
|
|
0.00 |
B |
Ngoài hệ thống |
0.00 |
523.00 |
0.00 |
437.22 |
0.00 |
960.22 |
523.00 |
437.22 |
960.22 |
1 |
Hồ Cho Mo |
0.00 |
523.00 |
0.00 |
437.22 |
0.00 |
960.22 |
523.00 |
437.22 |
960.22 |
VII. Huyện Bác Ái |
481.04 |
720.00 |
1,588.95 |
2,563.22 |
2,069.99 |
3,283.22 |
238.96 |
974.27 |
1,213.23 |
|
A |
Trong hệ thống |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
B |
Ngoài hệ thống |
481.04 |
720.00 |
1,588.95 |
2,563.22 |
2,069.99 |
3,283.22 |
238.96 |
974.27 |
1,213.23 |
1 |
Hồ Sông Sắt |
372.81 |
458.00 |
705.00 |
1,404.00 |
1,077.81 |
1,862.00 |
85.19 |
699.00 |
784.19 |
2 |
Hồ Trà Co |
108.23 |
199.00 |
704.73 |
980.00 |
812.96 |
1,179.00 |
90.77 |
275.27 |
366.04 |
3 |
Hồ Phước Nhơn |
0.00 |
23.00 |
|
0.00 |
0.00 |
23.00 |
23.00 |
0.00 |
23.00 |
4 |
Phước Trung |
0.00 |
40.00 |
|
0.00 |
0.00 |
40.00 |
40.00 |
0.00 |
40.00 |
5 |
T.Bơm Phước Hòa |
0.00 |
|
179.22 |
179.22 |
179.22 |
179.22 |
0.00 |
0.00 |
0.00 |
TỔNG CỘNG: |
13,572.44 |
17,594.70 |
7,752.05 |
10,168.44 |
21,350.49 |
26,691.14 |
4,022.26 |
2,416.39 |
6,438.65 |
|
Ngoài hệ thống tưới |
2,591.04 |
6,139.70 |
3,166.55 |
5,427.44 |
5,783.59 |
10,495.14 |
3,548.66 |
2,260.89 |
5,809.55 |
|
Trong hệ thống |
10,981.40 |
11,455.00 |
4,585.50 |
4,741.00 |
15,566.90 |
16,196.00 |
473.60 |
155.50 |
629.10 |
|
Ghi chú: Trong trường hợp nếu có mưa, lũ tiểu mãn trong tháng 5, 6 sẽ có điều chỉnh diện tích gieo trồng phù hợp |
|
|
KẾ HOẠCH GIEO TRỒNG VỤ HÈ THU 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 1603/KH-UBND ngày 19/4/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận)
Tên chỉ tiêu |
Tổng số |
Chia theo huyện, thành phố |
|||||||
Phan Rang |
Bác Ái |
Ninh Sơn |
Ninh Hải |
Ninh Phước |
Thuận Bắc |
Thuận Nam |
|||
Tổng diện tích cây trồng |
32,039 |
1,826 |
4,448 |
10,869 |
2,852 |
8,108 |
2,467 |
1,439 |
|
A. Cây hàng năm |
29,793 |
1,415 |
4,443 |
10,749 |
2,429 |
6,978 |
2,454 |
1,295 |
|
I. cây lương thực |
16,768 |
990 |
2,481 |
3,856 |
2,029 |
4,878 |
1,564 |
970 |
|
1. Lúa |
Diện tích |
12,539 |
970 |
481 |
2,726 |
2,000 |
4,078 |
1,414 |
870 |
Năng suất |
60 |
62 |
30 |
60 |
58 |
65 |
59 |
55 |
|
Sản lượng |
75,025 |
6,014 |
1,443 |
16,356 |
11,600 |
26,507 |
8,343 |
4,785 |
|
2. Ngô |
Diện tích |
4,229 |
20 |
2,000 |
1,130 |
29 |
800 |
150 |
100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Năng suất |
54.0 |
60 |
36 |
54 |
55 |
65 |
45 |
45 |
|
Sản lượng |
22,837 |
120 |
7,200 |
6,102 |
160 |
5,200 |
675 |
450 |
|
II. Cây lấy củ có chất bột |
3,115 |
0 |
850 |
2,050 |
0 |
30 |
155 |
30 |
|
1. Khoai lang |
Diện tích |
65 |
|
|
50 |
|
10 |
5 |
|
Năng suất |
100.0 |
|
|
132.0 |
|
112.0 |
95.0 |
|
|
Sản lượng |
650 |
0 |
0 |
660 |
0 |
112 |
48 |
0 |
|
2. Sắn |
Diện tích |
3,050 |
|
850 |
2,000 |
0 |
20 |
150 |
30 |
Năng suất |
180.0 |
|
180.0 |
200.0 |
|
180.0 |
170.0 |
170.0 |
|
Sản lượng |
54,900 |
0 |
15,300 |
40,000 |
0 |
360 |
2,550 |
510 |
|
III. Nhóm cây công nghiệp hàng năm |
3,985 |
0 |
310 |
3,380 |
0 |
130 |
60 |
105 |
|
1. Mía |
Diện tích |
3,500 |
0 |
260 |
3,200 |
0 |
10 |
30 |
0 |
Năng suất |
504 |
|
500.0 |
550.0 |
|
570.8 |
450.0 |
450.0 |
|
Sản lượng |
176,454 |
0 |
13,000 |
176,000 |
0 |
571 |
1,350 |
0 |
|
2. Lạc (đậu phộng) |
Diện tích |
245 |
0 |
|
150 |
0 |
80 |
10 |
5 |
Năng suất |
11.0 |
10.0 |
|
10.0 |
0.0 |
13.9 |
8.0 |
5.0 |
|
Sản lượng |
270 |
0 |
0 |
150 |
0 |
111 |
8 |
3 |
|
3. Vừng (mè) |
Diện tích |
240 |
|
50 |
30 |
|
40 |
20 |
100 |
Năng suất |
4.0 |
|
3.0 |
3.0 |
|
4.0 |
4.8 |
3.0 |
|
Sản lượng |
96 |
0 |
15 |
9 |
0 |
16 |
10 |
30 |
|
IV. Cây rau, đậu, hoa, cây cảnh |
4,445 |
360 |
750 |
1,150 |
150 |
1,400 |
545 |
90 |
|
1. Rau các loại |
Diện tích |
2,265 |
350 |
50 |
350 |
150 |
1,100 |
245 |
20 |
Năng suất |
185.0 |
95 |
45 |
98 |
75 |
95 |
75 |
45 |
|
Sản lượng |
41,903 |
3,325 |
225 |
3,430 |
1,125 |
10,450 |
1,838 |
90 |
|
2. Đậu các loại |
Diện tích |
2,180 |
10 |
700 |
800 |
- |
300 |
300 |
70 |
Năng suất |
7.0 |
10 |
5 |
7 |
|
10 |
6 |
5 |
|
Sản lượng |
1,526 |
10 |
350 |
560 |
0 |
300 |
180 |
35 |
|
3. Hoa, cây cảnh |
23.2 |
8 |
0 |
5 |
0.2 |
10 |
0 |
0 |
|
V. Cây gia vị, dược liệu hàng năm |
435 |
20 |
2 |
13 |
200 |
120 |
30 |
20 |
|
1. Cây gia vị hàng năm |
432 |
20 |
2 |
10 |
200 |
150 |
30 |
20 |
|
2. Cây dược liệu hàng năm |
3 |
0 |
|
3 |
0 |
0 |
0 |
0 |
|
VI. Cây hàng năm khác (Cỏ) |
1045 |
45 |
50 |
300 |
50 |
420 |
100 |
80 |
|
|
Diện tích |
1045 |
45 |
50 |
300 |
50 |
420 |
100 |
80 |
|
Năng suất |
650 |
650 |
550 |
650 |
550 |
700 |
650 |
550 |
|
Sản lượng |
67925 |
2925 |
2750 |
19500 |
2750 |
29400 |
6500 |
4400 |
B. Cây ăn quả |
2,246 |
411 |
5 |
120 |
423 |
1,130 |
13 |
144 |
|
1. Nho |
Diện tích hiện có |
1,238 |
280 |
|
70 |
401 |
430.0 |
9 |
48 |
|
Trong đó: Trồng mới |
11 |
5 |
|
0 |
5 |
|
|
1 |
|
Diện tích cho SP |
1,125 |
228 |
|
60 |
365.0 |
420 |
7 |
45 |
|
Năng suất trên DT cho SP |
150 |
150.0 |
|
155.0 |
155.0 |
150.0 |
145.0 |
145.0 |
|
Sản lượng thu hoạch |
16,875 |
3,420 |
0 |
930 |
5,658 |
6,300 |
102 |
653 |
2. Táo |
Diện tích hiện có |
1,008 |
131 |
5 |
50 |
22 |
700 |
4 |
96 |
|
Trong đó: Trồng mới |
0 |
|
|
|
|
|
|
|
|
Diện tích cho SP |
896 |
96 |
3 |
43 |
17 |
651 |
3 |
83 |
|
NS trên DT cho SP |
175 |
185.0 |
|
185.0 |
175.0 |
175.0 |
170.0 |
160.0 |
|
Sản lượng thu hoạch |
15,679.26 |
1,775.52 |
- |
795.50 |
297.50 |
11,392.50 |
51.00 |
1,328.00 |
KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI CÂY TRỒNG VỤ HÈ THU
NĂM 2018
(Kèm theo Kế hoạch số 1603/KH-UBND ngày 19/4/2018 của UBND tỉnh Ninh Thuận)
STT |
Đơn vị |
Tổng (ha) |
Vụ Hè Thu (ha) |
||||||||||||||
DT vụ HT |
Cây ngắn ngày |
Cây dài ngày |
|||||||||||||||
Cộng |
Bắp |
Đậu xanh |
Kiệu |
Khoai Mỳ |
Dưa |
Rau các loại |
Cộng |
Táo |
Nho |
Măng tây xanh |
Mía |
Cây ăn quả khác |
Cỏ |
||||
1 |
Thuận Nam |
104 |
104 |
75 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
75 |
29 |
0 |
0 |
0 |
0 |
29 |
0 |
2 |
Ninh Phước |
73.7 |
73.7 |
57.5 |
27 |
5 |
0 |
0 |
0 |
25.5 |
16.2 |
4.9 |
3.5 |
0 |
0 |
0.3 |
7.5 |
3 |
Ninh Hải |
33.5 |
33.5 |
16 |
14.5 |
0 |
0 |
0 |
1.5 |
0 |
17.5 |
0 |
10 |
5.5 |
2 |
0 |
0 |
4 |
Thuận Bắc |
284 |
284 |
253 |
72 |
111 |
0 |
0 |
0 |
70 |
31 |
0 |
0 |
10 |
0 |
21 |
0 |
5 |
Ninh Sơn |
66.4 |
66.4 |
65.4 |
58.5 |
0 |
2.9 |
0 |
0 |
4 |
1 |
0 |
0 |
1 |
0 |
0 |
0 |
6 |
Bác Ái |
160 |
160 |
130 |
0 |
0 |
0 |
130 |
0 |
0 |
30 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
30 |
Tổng cộng |
721.6 |
721.6 |
596.9 |
172 |
116 |
2.9 |
130 |
1.5 |
174.5 |
124.7 |
4.9 |
13.5 |
16.5 |
2.0 |
50.3 |
37.5 |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.