ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/KH-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 05 tháng 02 năm 2020 |
TRIỂN KHAI CÔNG TÁC BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Để triển khai thực hiện công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh đạt hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện như sau:
1. Mục đích
- Triển khai thực hiện tốt công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh; kịp thời giải quyết yêu cầu bồi thường cho các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước gây ra khi thi hành công vụ; góp phần giảm thiểu các trường hợp khiếu nại kéo dài, vượt cấp.
- Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (Luật TNBTCNN) và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Nâng cao vai trò, trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức khi thi hành công vụ; góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
- Xác định cụ thể các nội dung, nhiệm vụ, giải pháp, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan để tổ chức thực hiện; đảm bảo các điều kiện để thực hiện tốt công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường sự phối hợp giữa các sở, ban, ngành; Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện công tác bồi thường nhà nước; giải quyết kịp thời các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện.
- Trên cơ sở nội dung Kế hoạch này; đề nghị các cơ quan, đơn vị xác định rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị trong công tác bồi thường nhà nước, xây dựng kế hoạch với những nội dung, giải pháp phù hợp và chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả.
1. Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước
Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, Báo Quảng Ngãi, Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi thực hiện:
Tuyên truyền, phổ biến các quy định về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong đó, chú trọng phổ biến các quy định của Luật TNBTCNN năm 2017, Nghị định số 68/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và hướng dẫn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Thông tư số 08/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định biện pháp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước và Thông tư số 09/2019/TT-BTP ngày 10/12/2019 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định biện pháp hỗ trợ, hướng dẫn người bị thiệt hại thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường nhà nước.
Thời gian thực hiện: Thực hiện trong năm 2020.
2. Kịp thời giải quyết hiệu quả các trường hợp phát sinh đơn yêu cầu bồi thường
Các sở, ban, ngành tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, UBND các huyện, thành phố, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, đơn vị có trách nhiệm giải quyết kịp thời, hiệu quả theo đúng trình tự, thủ tục quy định về việc thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, cử người đại diện giải quyết bồi thường, xác minh thiệt hại, thương lượng việc bồi thường, ra quyết định giải quyết bồi thường, chi trả tiền bồi thường và thực hiện trách nhiệm hoàn trả. Trong quá trình giải quyết bồi thường, nếu gặp khó khăn, vướng mắc, các đơn vị báo về Sở Tư pháp để được hướng dẫn kịp thời.
Thời gian thực hiện: Thực hiện khi phát sinh đơn yêu cầu bồi thường nhà nước.
3. Tiếp tục thực hiện hoạt động cung cấp thông tin, giải đáp vướng mắc về việc thực hiện pháp luật bồi thường nhà nước
Sở Tư pháp có trách nhiệm biên soạn tài liệu, cung cấp thông tin pháp luật về bồi thường nhà nước cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu; đảm bảo cho mọi đối tượng đều có cơ hội được tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời; nội dung thông tin đa dạng, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và đối tượng tiếp nhận; xây dựng giải pháp, hình thức giúp người dân tiếp cận cơ chế hỗ trợ thực hiện quyền yêu cầu bồi thường dễ dàng, thuận lợi.
Thời gian thực hiện: Thực hiện thường xuyên trong năm 2020.
4. Thực hiện tốt công tác tham mưu, phối hợp trong hoạt động quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước
Sở Tư pháp chủ động tham mưu, phối hợp với Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các cơ quan có liên quan trong việc thực hiện công tác bồi thường nhà nước nói chung, trong thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước nói riêng; giúp UBND tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án trên địa bàn tỉnh theo Khoản 3 Điều 73 Luật TNBTCNN năm 2017.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2020.
5. Chủ động nắm bắt tình hình, thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo về công tác bồi thường nhà nước
Các cơ quan, đơn vị có biện pháp chủ động nắm bắt tình hình công tác bồi thường nhà nước trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương thuộc thẩm quyền quản lý; đảm bảo tình hình, số liệu về công tác bồi thường nhà nước được nắm bắt kịp thời, đầy đủ; báo cáo về Sở Tư pháp theo đúng thời gian quy định.
Sở Tư pháp theo dõi, nắm bắt, dự báo tình hình yêu cầu bồi thường và giải quyết bồi thường trên địa bàn tỉnh, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để đảm bảo sự chủ động trong tham gia giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đồng thời, có trách nhiệm tổng hợp, thống kê tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp.
Thời gian thực hiện: Thường xuyên trong năm 2020.
6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường
Sở Tư pháp có trách nhiệm xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường khi phát sinh vụ việc. Cụ thể:
- Xây dựng cơ chế và đảm bảo điều kiện phục vụ việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường; đảm bảo tính kịp thời, hiệu quả; tiếp nhận và xử lý thông tin, báo cáo kết quả theo dõi, đôn đốc, kiểm tra.
- Khi có khiếu nại, tố cáo, phản ánh về việc giải quyết yêu cầu bồi thường; chủ động có văn bản đôn đốc cơ quan có trách nhiệm bồi thường, báo cáo kết quả UBND tỉnh hoặc tham mưu UBND tỉnh tổ chức kiểm tra hoạt động giải quyết bồi thường của cơ quan có trách nhiệm bồi thường.
Thời gian thực hiện: Thực hiện khi phát sinh đơn yêu cầu bồi thường nhà nước.
7. Rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng
Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố có trách nhiệm lập kế hoạch tổ chức rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc yêu cầu bồi thường trong lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị còn tồn đọng.
Thời gian thực hiện: Quý I năm 2020.
1. Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan Tòa án nhân dân tỉnh, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Cục Thi hành án dân sự tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện:
- Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và các nội dung trong Kế hoạch này; đề nghị các cơ quan, đơn vị xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác bồi thường nhà nước năm 2020 để triển khai thực hiện có hiệu quả. Thời gian ban hành Kế hoạch trước ngày 10/02/2020.
- Đề nghị định kỳ 6 tháng, hàng năm báo cáo tình hình, số liệu về công tác bồi thường nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp.
2. Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Kế hoạch này; đồng thời, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp theo đúng quy định.
Trong quá trình triển khai thực hiện Kế hoạch, có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản về Sở Tư pháp để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo./.
|
KT.
CHỦ TỊCH |
Ý kiến bạn đọc
Nhấp vào nút tại mỗi ô tìm kiếm.
Màn hình hiện lên như thế này thì bạn bắt đầu nói, hệ thống giới hạn tối đa 10 giây.
Bạn cũng có thể dừng bất kỳ lúc nào để gửi kết quả tìm kiếm ngay bằng cách nhấp vào nút micro đang xoay bên dưới
Để tăng độ chính xác bạn hãy nói không quá nhanh, rõ ràng.